Chiến lược cấp chức năng

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược kinh doanh tập đoàn viễn thông viettel (Trang 33 - 37)

2. ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VIETTEL

2.3.3Chiến lược cấp chức năng

2.3.3.1 Chiến lược công nghệ của Viettel

Mục tiêu: Đầu tư vào CNTT – giấc mơ đưa Viettel lên bản đồ công nghệ thế giới.

Viện nghiên cứu phát triển, Trung tâm phần mềm và Dây chuyền sản xuất thiết bị Điện tử - Viễn thông là 3 cơ quan tham vấn cho Viettel về tầm nhìn và thành tựu trong công tác nghiên cứu, phát triển phầm mềm và những thiết bị viễn thông do Viettel đầu tư và tự sản xuất trong thời gian qua.

Viettel nổi lên như là mô hình "độc" bởi rất ít nhà cung cấp dịch vụ nhảy vào lĩnh vực sản xuất thiết bị công nghệ. Không phải đến thời điểm này, Viettel mới tuyên bố nhảy vào lĩnh vực công nghệ bởi mấy năm trước doanh nghiệp này đã ấp ủ tham vọng bằng việc lập ra một đơn vị trực thuộc là Viettel Technologies.

Với đội ngũ kỹ sư có trình độ cao, được “thử lửa” ở nhiều môi trường khác nhau, Viettel đã tự sản xuất thành công nhiều thiết bị điện tử chuyên dụng cho quân sự, thiết bị điện tử cầm tay phù hợp với thị hiếu của mọi khách hàng. Để làm được điều này, Viettel đã nghiên cứu đề làm chủ từ gốc các khâu thiết kế, chế tạo cho đến khi sản xuất để cá thể hóa các sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Như vậy, Viettel dần làm chủ được công nghệ và phát triển những dịch vụ giá rẻ và đưa sản phẩm dịch vụ CNTT thông dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống.

Viettel cho biết, lợi thế giúp Viettel có thể tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu sản xuất thiết bị chính là nguồn vốn. Trong những năm vừa qua, Viettel đã tích tụ được nguồn vốn lớn hàng chục nghìn tỷ đồng. Với chính sách của Nhà nước cho phép trích 10% lợi nhuận trước thuế để chi cho R&D nên Viettel có đủ điều kiện để đầu tư cho các dự án nghiên cứu có qui mô lớn. Bên cạnh đó, Viettel đang sở hữu mạng lưới hạ tầng lớn nhất Việt Nam và có đội ngũ nhân viên kỹ thuật, kinh doanh được phân bổ rộng khắp cả nước, với uy tín sẵn có của nhà cung cấp dịch vụ, nên Viettel có ưu thế trong các dự án viễn thông và CNTT có qui mô lớn.

Hiện nay, tại Viettel đã hình thành các trung tâm công nghệ và công ty phát triển lớn với đội ngũ hơn 1000 kỹ sư phần mềm và hàng trăm kỹ sư thiết kế phần cứng, hình thành các tổ chức như: Viện nghiên cứu phát triển chuyền thiết kế, phát triển các thiết bị CNTT – VT; Hai trung tâm phần mềm, chuyên thiết kế và sản xuất phần mềm; Trung tâm tích hợp giải pháp chuyên cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp, các tổ chức và Chính phủ; Trung tâm CNTT toàn cầu đảm nhận việc quản trị, sát hạch và khai thác dịch vụ toàn cầu….Ngoài ra, còn đầu tư vào các khu công nghệ cao, có quy mô lớn tại Tp. Hà Nội, Đà Nẵng và Tp.Hồ Chí Minh.

Theo ông Tống Viết Trung – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, bên cạnh việc tập

trung phát triển kinh doanh, Viettel đã có sự đầu tư lớn cho nghiên cứu và phát

nghiệp hay giữa các quốc gia, cuối cùng đều phụ thuộc vào khả năng làm chủ về khoa học - công nghệ của doanh nghiệp/quốc gia đó.

Thành công ban đầu:

2008 – 2011: mọi lĩnh vực của Viettel đã được CNTT hóa bằng sản phẩm do chính người Viettel thiết kế và sản xuất.

Sản phẩm còn được đưa sử dụng tại các thị trường Lào, Campuchia, Hiati và Mozambique: giảm được chi phí đầu tư ban đầu, bảo trì và khai thác hệ thống

Sản phẩm tự làm: Hệ thống thông quan điện tử, hệ thống kê khai thuế điện tử, hệ thống chứng thực chữ ký số, sổ liên lạc cho ngành giáo dục và sổ y bạ cho ngành y tế…

Ngày 17/10/2011, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức công bố đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông ở An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, với tổng giá trị đầu tư trên 200 tỷ đồng.

Theo công bố của Viettel, dây chuyền sản xuất có công xuất thiết kế đạt tới 5 triệu USB 3G/năm, hoặc 3 triệu máy điện thoại di động/năm hoặc 900 ngàn máy tính/năm, nhằm phục vụ cho nhu cầu thị trường của Viettel, đồng thời gồm cả những thị trường nước ngoài mà Viettel đầu tư.

Đáng chú ý, đây được coi là dây chuyền sản xuất điện thoại di động và các thiết bị thông minh đầu tiên của doanh nghiệp nội địa tại Việt Nam. Dây chuyền sản xuất này có khả năng sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau như thiết bị đầu cuối (điện thoại di động thông thường và thông minh, máy tính bảng, máy tính All-in- one,...), thiết bị hạ tầng mạng, thiết bị thông tin quân sự…

Năm 2011, Viện Nghiên cứu & Phát triển Viettel đã hoàn thành việc nghiên cứu thiết kế và cho ra đời 16 mẫu sản phẩm trong số 22 sản phẩm Viện đang tiến hành nghiên cứu chế tạo. Trong đó có nhiều sản phẩm trong lĩnh vực quân sự được Bộ Quốc phòng đánh giá cao và 7 sản phẩm trong lĩnh vực dân sự phục vụ nhu cầu quản lý Nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh như thiết bị cảnh báo sóng thần, cảnh báo hồ chứa, thiết bị giám sát nhà trạm, tủ nguồn, USB 3G, điện thoại 3G…

i. Marketing “ngược dòng”: Tập trung vào đầu tư an sinh xã hội.

Thiếu tướng Dương Văn Tính, Phó tổng giám đốc Viettel, nói: “Viettel hoạt động có lãi lớn trong những năm vừa qua là do sự ủng hộ của cả xã hội. Bởi vậy, chúng tôi phải có trách nhiệm quay trở lại làm cho xã hội tốt lên, và đó chính là sự đầu tư cho tương lai”.

Viettel mong chạm được vào trái tim của họ bằng những chương trình xã hội có ý nghĩa, hơn là thông qua quảng cáo.

12/2010, tập đoàn này đã hoàn thành việc đưa Internet băng rộng tới gần 30.000 trường học trên cả nước. Đây được coi là thành tích ngoạn mục của một chương trình xã hội với ngành CNTT và viễn thông, khi Viettel đã đưa được Internet băng rộng đến cả những huyện, xã cực kỳ khó khăn.

Tập đoàn này cũng tiếp tục chiến lược phủ sóng di động tại tất cả các huyện nghèo trên cả nước, trong đó có những nơi còn chưa có điện. Bản Poọng, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) là một nơi điện lưới quốc gia chưa phủ tới nhưng sóng di động của nhà mạng này đã tràn ngập ở nơi đây. Dù hơn 50% số dân vẫn nằm trong diện hộ nghèo, nhưng điện thoại di động ở đây đã được người dân dùng phổ biến.

Ở địa phương này, nếu xét về mức độ nhận biết thương hiệu, Viettel có lẽ đạt mức độ "cực cao", bởi người dân ai cũng biết đến chương trình giảm nghèo mà tập đoàn này thực hiện, và cũng bởi Viettel là hãng viễn thông đầu tiên đem di động giá rẻ đến với dân nghèo.

ii. Chiến lược “Nông thôn bao vây thành thị” – Mao Trạch Đông.

Trước khoảng 2005, 2006 Viettel tìm được một câu “Nông thôn bao vây thành thị” từ sách của Mao Trạch Đông và quyết định áp dụng chiến lược “Nông thôn bao vây thành thị”. Từ đó Viettel tập trung đầu tư tại nông thôn. Có hai lí do khiến Viettel chọn chiến lược này mặc dù việc lắp đặt các trạm tại nông thôn rất tốn kém, khó khăn: thứ nhất, điện thoại di động đã trở thành thứ bình dân, phù hớp với 70% ở nông thôn dân số tại nông thôn Việt Nam; thứ hai,với vị trí là người đi tiên phong ở nông thôn, việc Viettel phủ sóng ở nông thôn đem đến cho

người sử dụng ấn tượng về dịch vụ tốt khi Viettel có sóng ngay cả ở nông thôn. Ngoài ra, người dân thành phố không phân biệt được sự khác biệt giữa các nhà mạng do chất lượng các nhà mạng hiện đang tương đương nhau. Sự nhận thức tốt cua người tiêu dùng nông thông đối với Viettel giúp Viettel đạt được vị trí tốt trong lòng người tiêu dùng.

iii. Chiến lược chăm sóc khách hàng thân thiện, tận tình:

Lối tư duy “Vì khách hàng trước, vì mình sau”: Các gói cước tính có lợi cho khách hàng, các tiện ích mang lại giá trị ngoại sinh cho khách hành như việc chọn số đã góp phần cho sự thành công của Viettel.

Hoạt động xã hội chăm sóc khách hàng như: Viettel đón khách hành thứ 10 triệu, Viettel tri ân khách hàng. Và các chương trình xã hội: Vang mãi khúc quân hành, Chúng tôi là chiến sĩ.

Viettel tặng 3000 suất quà, và 900 triệu đồng trong chương trình “Ấm áp tình thân” cho gia đình khó khăn, các chiến sĩ biên giới và hải đảo đón Tét xa nhà (Năm Mậu Tý). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dành 10 tỷ đồng xây dựng nhà tình nghĩa trên toàn quốc.

Phát động chương trình hỗ trợ hàng tháng cho sinh viên VIỆT NAM, Campuchia (25.000 – 30.000), chiến sĩ biên phòng-hải đảo (50.000 sử dụng điện thoại di động),

Miễn phí Internet: 30.000 trường, 25 triệu sinh viên, chương trình đưa Internet về xã 100%.

2008, Viettel đưa Internet băng rộng đến được 6.000 trường và điện thoại cố định đến trên 1,5 triệu hộ gia đình.

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược kinh doanh tập đoàn viễn thông viettel (Trang 33 - 37)