2. ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VIETTEL
2.3.2 Chiến lược cấp SBU: Dẫn đầu chi phí thấp
2.3.2.1 Tại thị trường Việt Nam:
Việt Nam được đánh giá là một trong 8 thị trường viễn thông cạnh tranh và hấp dẫn nhất thế giới. Trong đó 3 nhà mạng Viettel, VinaPhone và Mobifone gần như chiếm lĩnh toàn bộ thị trường, không những cạnh tranh về chất lượng dịch vụ mà việc cạnh tranh về giá giữa 3 nhà cung cấp này cũng ngày càng khốc liệt. Mức biến động giá dịch vụ viễn thông luôn ở mức âm trong rổ hàng hóa CPI vốn tăng không ngừng trong nhiều năm qua. Kết quả là giá cước viễn thông của Việt Nam hiện nay đã được xếp vào nhóm thấp nhất thế giới.
Nhưng sự tăng trưởng đáng kinh ngạc đó cũng dần đạt đến ngưỡng bão hòa của nó.
Cuộc đua về giá, một mặt giúp các thuê bao hưởng lợi, nhưng một mặt khiến các nhà mạng đi đến giới hạn chịu đựng vì tỷ suất sinh lời. Nghiên cứu của hãng BMI cho thấy, chỉ số ARPU (lợi nhuận / thuê bao) của thị trường Việt Nam đã và sẽ giảm dần đều từ mức 6,5 USD/thuê bao/tháng năm 2007, xuống 6 USD (2008), 5,52 USD (2009) và có thể sẽ xuống mức 3,51 USD trong năm 2015. Nhiều ý kiến còn cho rằng, con số thực có thể thấp hơn nhiều nếu các nhà mạng dũng cảm công khai điều đó. Hiện nay giá cước điện thoại di động “quá thấp”. Một số nhà mạng có gói cước chỉ 90 nghìn đồng nhưng được gọi tới 1.500 phút, nghĩa là chỉ dưới 100 đồng/phút. Và chính các “đại gia” Viettel, Mobifone, Vinaphone cũng đang ngột ngạt để giữ chân thuê bao bằng việc cải thiện dịch vụ gia tăng, phi thoại, chăm sóc khách hàng. Với một thị trường đã bão hòa, việc giữ chân thuê bao và nâng ARPU có vẻ là định hướng ưu tiên hơn là mở rộng thêm miếng bánh thị phần trong nước.
Bên cạnh đó để thực hiện chiến lược kinh doanh toàn cầu, trước sức ép khá lớn về giá cả thỉ Viettel đã tận dụng thế mạnh về công nghệ, kỹ thuật của mình để theo đuổi chiến lược cạnh tranh dẫn đầu về chi phí thấp. Có thể nhận thấy là ở những thị trường nước ngoài Viettel thì việc giảm giá cước dịch vụ viễn thông của Viettel luôn dẫn đầu.
2.3.2.2 Tại thị trường nước ngoài: Thị trường Campuchia:
Giá của Metfone rẻ hơn của các nhà cung cấp dịch vụ khác từ 20- 25%.
Trước đây, các mạng điện thoại di động tại Campuchia không kết nối mạng với nhau, do đó mỗi người dân địa phương thường sử dụng 3-4 thẻ SIM điện thoại, điều này đã gây bất tiện và lãng phí. Hiểu được điều đó, Metfone đã đàm phán với các mạng viễn thông khác mở mạng và tăng kết nối với nhau khiến giá dịch vụ viễn thông rẻ hơn và tiện lợi hơn cho người tiêu dùng. Chính vì vậy, họ đã quay sang lựa chọn mạng Metfone.
Đến nay, giá cước viễn thông tại Campuchia đã giảm từ 2 đến 4 lần (điện thoại di động giảm hai lần, từ 11 đến 12 cent/phút xuống còn 6-7 cent/phút; điện thoại quốc tế giảm 4 lần từ 80 cent/phút xuống còn 15-20 cent/phút).
Metfone hỗ trợ cho người nghèo 50% giá máy điện thoại cố định không dây và máy di động, phủ sóng biển đảo, tài trợ hệ thống truyền hình trực tuyến phục vụ công tác điều hành của chính phủ tới các địa phương...
Thị trường Lào:
Unitel thực hiện việc bình dân hóa dịch vụ 3G với các gói cước đa dạng, giá thành tiết kiệm đến 6 lần so với mức chung trên thị trường để mọi người dân Lào đều có cơ hội sử dụng dịch vụ công nghệ cao, kể cả những người thu nhập thấp.
Đặc biệt, khách hàng của Viettel/Việt Nam, Metfone/Campuchia và Unitel/Lào sẽ được hưởng mức cước roaming ưu đãi (giảm từ 70% - 90% so với các mạng khác) khi roaming vào các mạng còn lại trong cùng hệ thống.
Bảng giá cước dành cho khách hàng trả trước và trả sau của Viettel đi roaming vào hai mạng Metfone/Campuchia và Unitel/Lào như sau:
TT Dịch vụ Giá cước Phương thức tính cước
1 Thoại VND/phút 6s +1s
1.1 Cước gọi trong nước Lào, Campuchia 2,200
1.2 Cước gọi đến Việt Nam, Lào hoặc Campuchia 4,400
1.3 Cước gọi đến các nước khác (quốc tế) 22,000
1.4 Cước gọi đến đầu số Vệ tinh 220,000
1.5 Cước nhận cuộc gọi 2,200
2 SMS VND/SMS SMS
2.1 Cước gửi tin nhắn 2,200
3 Data (GPRS, 3G) VND/MB 1KB + 1KB
3.1 Upload & Download 22,000
Thị trường Haiti:
Giá cước mà hãng áp dụng rẻ hơn tới 20% so với các nhà cung cấp khác trên thị trường như Digicel và Voila.
Natcom sẽ phổ thông hóa điện thoại di động cho người dân Haiti với những gói cước ưu đãi mà mọi người có thể tiếp cận được.
Trước khi Natcom khai trương, người dân Haiti đang phải trả mức cước liên mạng khoảng 10 cent/phút – gấp 1,5 lần so với Việt Nam. Còn để dùng Internet, mỗi thuê bao phải trả bình quân 23 USD/tháng, tức gấp hơn 10 lần ở Việt Nam. Sự xuất hiện của Natcom đã trực tiếp thúc đẩy giảm mặt bằng giá tới 20% so với trước đây.
Từ ngày 15/07/2011, Natcom bắt đầu chiến dịch thử nghiệm dịch vụ. Theo đó, tất cả các bạn sinh viên trên toàn quốc sẽ được miễn phí một sim NatStudent với nhiều ưu đãi để trở thành một trong những khách hàng đầu tiên sử dụng dịch vụ của Natcom.
Thị trường Mozambique:
Movitel xây dựng kênh phân phối rộng khắp cả nước thông qua hệ thống cửa hàng đến tận tuyến huyện và đại lý các cấp và sẽ cung cấp đầy đủ các dịch vụ di động hiện có tại thị trường Mozambique, với giá rẻ hơn các nhà mạng khác khoảng 15%, cùng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng chưa có ở thị trường này.