Văn hóa doanh nghiệp là một hệthống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọithành viên của một tổ chức đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
KHOA SAU ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÔN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT & ĐIỀU HÀNH
Tháng 03/2009
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 3
1.1 Khái niệm 3
1.1.1 Văn hóa 3
1.1.2 Văn hóa doanh nghiệp 4
1.2 Nguồn gốc hình thành văn hóa doanh nghiệp 5
1.3 Cơ sở xây dựng văn hóa doanh nghiệp 7
1.4 Yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp 8
1.5 Các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nghiệp 9
1.6 Cấu trúc của Văn hóa doanh nghiệp 10
1.7 Hình thức biểu hiển của văn hóa doanh nghiệp 13
1.8 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp 16
1.8.1 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động quản lý 17
1.8.2 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh 20 1.8.3 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với xã hội 23
1.9 Các biện pháp xây dựng và phát huy yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp.25 1.9.1 Sự cần thiết phải xây dựng và phát huy yếu tố văn hóa doanh nghiệp 25 1.9.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp 28
1.9.3 Một số biện pháp xây dựng và phát huy yếu tố văn hóa doanh nghiệp 28 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY MAI LINH 31
2.1 Giới thiệu về công ty Mai Linh 31
2.2 Sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty Mai Linh.37 2.2.1 Văn hóa doanh nghiệp là linh hồn của công ty Mai Linh 38
2.2.2 Văn hóa doanh nghiệp là tài sản không thể thay thế 39
2.2.3 Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng cho sự phát triển vững bền 40
Trang 32.2.4 Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng của thành công 41
2.2.5 Văn hóa doanh nghiệp ở Mai Linh được xây dựng dựa trên các cơ sở 43 2.3 Nét đẹp văn hóa Mai Linh 45
2.3.1 “Quy chế nụ cười” 46
2.3.2 Mỗi tài xế là một bạn đường tin cẩn 46
2.3.3 Chất lượng đồng nhất, uy tín trong cam kết dịch vụ 48
2.3.4 Văn hóa hướng về cội nguồn 48
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HỒN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CHO CÔNG TY MAI LINH 50
3.1 Quan điểm và định hướng phát triển của công ty Mai Linh 50
3.2 Mục tiêu của giải pháp 50
3.3 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả văn hóa doanh nghiệp cho Mai Linh 50 3.3.1 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp qua cách tuyển dụng 50
3.3.2 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên hiệu quả công việc 51
KẾT LUẬN 53
Trang 4Tại Việt Nam, Công ty Mai Linh là một trong những thương hiệu mạnhtrong ngành vận tải, được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng phục vụ Đểđạt được điều này, Văn hóa doanh nghiệp đã tác động lớn đến sự phát triển củaCông ty Mai Linh.
Ngay từ buổi đầu thành lập, Công ty Mai Linh đã chú trọng đến việc tạodựng và phát triển một nền văn hóa riêng biệt trong kinh doanh “Văn hóa là nềntảng cho sự phát triển vững bền”, đó là mô hình xây dựng và phát triển của Công tyMai Linh
Xuất phát từ thực trạng đó, tôi đã chọn đề tài tìm hiểu quá trình hình thành
và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty Mai Linh Từ đó, đề nghị một số giảiphám nhằm giúp cho Mai Linh hồn thiện hơn và nâng cao hiệu quả văn hóa doanhnghiệp tại công ty mình
Trang 5CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
kỷ XIX, các nhà khoa học trên thế giới mới nghiên cứu sâu về lĩnh vực này
Định nghĩa văn hóa đầu tiên được chấp nhận rộng rãi là định nghĩa do nhànhân chủng học E.B Tylor đưa ra: “Văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm cáckiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tồn bộ những kỹnăng, thói quen mà con người đạt được với tư cách là thành viên của một xã hội”
Có một định nghĩa khác dễ hiểu hơn và tiệm cận gần hơn đến bản chất củavăn hóa, ngày nay nhiều người tán thành với định nghĩa này của ông FredericoMayor, tổng giám đốc UNESCO: “văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộcnày khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng,phong tục, tập quán, lối sống và lao động”
Các nhà xã hội học chia văn hóa thành hai dạng: văn hóa cá nhân và văn hóa cộngđồng Văn hóa cá nhân là tồn bộ vốn tri thức, kinh nghiệm tích lũy vào mỗi cá nhân, biểuhiện ở hệ thống quan niệm và hành xử của cá nhân ấy trong đời sống thực tiễn Văn hóacộng đồng là văn hóa của một nhóm xã hội, nó không phải là số cộng giản đơn của văn hóa
cá nhân- thành viên của cộng đồng xã hội ấy Trong hoạt động doanh nghiệp thì “văn hóadoanh nhân” là thuộc dạng văn hóa cá nhân, còn “văn hóa doanh nghiệp” là thuộc dạngvăn hóa cộng đồng
Văn hóa là phương tiện để con người “điều chỉnh” (cải tạo) cuộc sống của mìnhtheo định hướng vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ Được xem là cái “nền tảng”, “vừa
là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển”của con người và xã hội ngày càng thăngbằng và bền vững hơn, văn hóa có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của mỗi cá nhâncũng như tồn bộ cộng đồng Nội lực của một dân tộc trước hết là mọi nguồn lực tập hợp từvốn văn hóa truyền thống đã tích lũy trong lịch sử của chính dân tộc đó
Như vậy, thực chất văn hóa là hệ thống các giá trị được sản sinh ra trong xã hộinhất định, được đặc trưng bởi hình thái kinh tế xã hội nhất định, bao gồm cả giá trị vậtchất và tinh thần
Trang 6Văn hóa không phải là một yếu tố phi kinh tế, trái lại, văn hóa và kinh doanh lại cómối quan hệ qua lại gắn bó mật thiết với nhau: văn hóa và kinh doanh đều có mục tiêuchung là phục vụ con người, văn hóa là nguồn lực lớn cho kinh doanh,tuy nhiên mục tiêungắn hạn của văn hóa và kinh doanh lại có thể trái ngược nhau, nếu kinh doanh chỉ chạytheo lợi nhuận trước mắt thì sẽ gây tác hại cho văn hóa, xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc,khi nền văn hóa mang những yếu tố không phù hợp sẽ kìm hãm, cản trở sự phát triển củakinh doanh.
1.1.2 Văn hóa doanh nghiệp
Doanh nghiệp tồn tại là để sản xuất của cải vật chất và làm dịch vụ Mọi hoạt độngsản xuất đều gắn liền với một dây chuyền công nghệ nhất định Để vận hành được cáckhâu của dây chuyền này, trong doanh nghiệp phải có hệ thống tổ chức, quản lý thật chặtchẽ từ khâu đầu đến khâu cuối Điều này có nghĩa là trong các hoạt động của doanhnghiệp, mọi người đều phải tuân theo những giá trị – chuẩn mực cụ thể nào đó và thực hiệntheo những “khuôn mẫu văn hóa”nhất định Như vậy, mỗi doanh nghiệp hoặc tổ chức kinhdoanh là một không gian văn hóa Văn hóa doanh nghiệp là tồn bộ giá trị văn hóa được gâydựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giátrị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy vàchi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việctheo đuổi và thực hiện các mục đích
Nhà xã hội học người Mỹ E.H Schein đưa ra định nghĩa: “Văn hóa doanh nghiệp”
là tổng thể những thủ pháp và quy tắc giải quyết vấn đề thích ứng bên ngồi và thống nhấtbên trong các nhân viên, những quy tắc đã tỏ ra hữu hiệu trong quá khứ và vấn đề cấp thiếttrong hiện tại Những quy tắc và những thủ pháp này là yếu tố khởi nguồn trong việc cácnhân viên lựa chọn phương thức hành động, phân tích và ra quyết định thích hợp Cácthành viên của tổ chức doanh nghiệp không đắn đo suy nghĩ về ý nghĩa của những quy tắc
và thủ pháp ấy, mà coi chúng là đúng đắn ngay từ đầu Văn hóa doanh nghiệp là một hệthống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọithành viên của một tổ chức đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thứchành động của các thành viên, đó là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viêntrong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề vớimôi trường xung quanh Điều đó có nghĩa là trong doanh nghiệp tất cả các thành viên đềugắn bó với nhau bởi những tiêu chí chung trong hoạt động kinh doanh Chức năng chủ yếucủa Văn hóa doanh nghiệp là tạo nên sự thống nhất của mọi thành viên trong doanhnghiệp Ngồi ra, Văn hóa doanh nghiệp còn đảm bảo sự hài hồ giữa lợi ích tập thể với lợiích cá nhân và giúp cho mỗi cá nhân thực hiện vai trò củamình theo đúng định hướng
Trang 7chung của doanh nghiệp Nhìn chung, Văn hóa doanh nghiệp động viên nghị lực và ý chícủa các thành viên trong doanh nghiệp và hướng tinh thần đó vào việc phấn đấu cho mụcđích của doanh nghiệp.
Như vậy, nội dung của Văn hóa doanh nghiệp không phải là một cái gì đó tự nghĩ
ra một cách ngẫu nhiên, nó được hình thành trong quá trình hoạt động kinh doanh thựctiễn, trong quá trình liên hệ, tác động qua lại và có quan hệ, như một giải pháp cho nhữngvấn đề mà môi trường bên trong và bên ngồi đặt ra cho doanh nghiệp Văn hóa doanhnghiệp thể hiện được những nhu cầu, mục đích và phương hướng hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp có được màu sắc riêng, tức là nhân cách hóadoanh nghiệp đó Văn hóa doanh nghiệp là cơ sở của tồn bộ các chủ trương, biện pháp cụthể trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phối kết quả kinh doanh của doanhnghiệp chính vì vậy, có thể nói thành công hoặc thất bại của các doanh nghiệp đều gắnvới việc có hay không có Văn hóa doanh nghiệp theo đúng nghĩa của khái niệm này
Từ những quan niệm khá đa dạng ở trên về văn hóa thì có thể gợi ra ba cách hiểu
về Văn hóa doanh nghiệp:
Văn hóa doanh nghiệp là một từ tổ hợp chỉ tài năng, mưu mẹo, khôn khéo tronghoạt động doanh nghiệp (nghệ thuật làm doanh nghiệp)
Văn hóa doanh nghiệp được hiểu là văn hóa trong doanh nghiệp, chỉ sự vận dụngcác yếu tố văn hóa trong lĩnh vực này, nhằm tạo ra môi trường đạo đức cho hoạtđộng doanh nghiệp, làm sao cho hoạt động ấy vừa diễn ra lành mạnh, vừa đạt hiệuquả kinh tế tối ưu (đạo đức doanh nghiệp)
Văn hóa doanh nghiệp là một kiểu lối, một phương thức hoạt động của những thànhviên cùng làm việc trong một tổ chức doanh nghiệp như một công ty, xí nghiệp, tậpđồn… nào đó Văn hóa doanh nghiệp nói ở đây là một thể dạng của văn hóa cộngđồng
Mỗi người hiểu Văn hóa doanh nghiệp theo một cách, nhưng dù là theo cách nào đinữa, cũng không ngồi mục đích cuối cùng là tạo ra một niềm tin đối với khách hàng, vớicác nhà quản lý nhà nước, tạo môi trường làm việc tốt nhất, thuận lợi nhất, tạo niềm tin chonhân viên, để họ làm việc tốt hơn và gắn bó với công ty
1.2 Nguồn gốc hình thành văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là tồn bộ những giá trị tinh thần mà doanh nghiệp tạo ratrong quá trình sản xuất kinh doanh tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của các thànhviên cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Nó xác lập một hệ thống các giátrị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các
Trang 8giá trị đó Do đó,Văn hóa doanh nghiệp gắn với đặc điểm từng dân tộc, trong từng giaiđoạn phát triển cho đến từng doanh nhân, từng người lao động, từng loại hình doanhnghiệp, từng ngành sản xuất, từng loại hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất.
Doanh nghiệp được hình thành từ nhiều cá thể, những cá thể này lại mang sẵn mộttruyền thống dân tộc nào đó Chính vì vậy, Văn hóa doanh nghiệp tất yếu mang những đặcđiểm chung nhất của quốc gia, dân tộc, thừa hưởng những đặc trưng của VH dân tộc, điềunày giải thích sự khác biệt giữa Văn hóa doanh nghiệp phương Tây so với các doanhnghiệp châu á
Về bản chất, Văn hóa doanh nghiệp là không vĩnh cửu, nó có thể được tạo lập, vànhững người sáng lập có khả năng làm việc này qua những giá trị quan điểm,tư tưởng củangười sáng lập, chúng sẽ tác động lên và kiểm sốt hành vi của nhân viên, quy định họ đượcphép làm gì, không được phép làm gì Nhân cách của người lãnh đạo có vai trò quan trọngbậc nhất cấu thành nên tài sản chính yếu của doanh nghiệp (Văn hóa doanh nghiệp), tạocác giá trị được mọi thành viên khác cùng tôn trọng Những giá trị đó có thể được truyềnđến người lao động theo nhiều con đường khác nhau, như qua các bài phát biểu, các ấnphẩm, các tuyên bố về chính sách, và đặc biệt là qua những hành vi của người lãnh đạo Họ
có thể truyền đạt các giá trị VH mà họ mong muốn xây dựng trong doanh nghiệp tới nhânviên, cũng như giúp nhân viên thực hành các giá trị này bằng ba con đường:
Công cụ đầu tiên người quản lý có thể sử dụng để tạo lập, củng cố, hồ nhập haythay đổi bản sắc và giá trị Văn hóa doanh nghiệp chính là phong cách lãnh đạo.Ngay từ buổi đầu lập nghiệp họ đã định rõ sứ mệnh của tổ chức và những giá trị,bản sắc văn hóa riêng của tổ chức Qua thực tiễn quá trình hoạt động của doanhnghiệp, người lãnh đạo luôn phải đóng vai trò của những nhân vật điển hình, lànhững người có cương vị và trách nhiệm, luôn tìm cách giữ gìn và củng cố bản sắcvăn hóa đã được thiết lập, bởi bản sắc Văn hóa doanh nghiệp được hình thành từviệc củng cố Muốn vậy thì phương chân hành động của người lãnh đạo(thể hiệnquan điểm, triết lý đạo đức của người đó), phải phù hợp với triết lý hoạt động và hệthống giá trị của tổ chức Bản sắc Văn hóa doanh nghiệp còn được hình thành từ sự
hồ nhập(kết nối, điều hồ, cổ vũ, chia sẻ với những thành viên khác trong doanhnghiệp), chính vì vậy, năng lực lãnh đạo của người lãnh đạo giữ vai trò hết sứcquan trọng(năng lực lãnh đạo của một người phụ thuộc vào quyền lực họ có vànăng lực khai thác sử dụng chúng) Và cuối cùng, bản sắc Văn hóa doanh nghiệp cóthể thay đổi được, vậy nên, người quản lý phải nắm bắt được khi nào cần thay đổi
và thay đổi những giá trị nào trong Văn hóa doanh nghiệp của mình
Trang 9 Nhân viên sẽ nhận thức được các giá trị, niềm tin, mục đích qua việc quan sát của
họ, nên người quản lý cần phải nắm vững, phải xác định và sử dụng các tín hiệu,hình tượng sao cho phù hợp và thống nhất trong việc thể hiện các giá trị chủ đạocủa tổ chức Thông qua các hoạt động của cụ thể của người lãnh đạo: diễn thuyết,phát động phong trào, tổ chức nghi lễ, … họ sẽ tác động không nhỏ tới giá trị của tổchức, củng cố, ngầm định hóa các biểu trưng để hình thành bản sắc VH của doanhnghiệp
Hệ thống thưởng phạt, đánh giá, ghi nhận và đề bạt… nhằm khuyến khích nhữnghành vi phù hợp với văn hóa mà người lãnh đạo muốn xây dựng trong doanhnghiệp, góp phần ngầm định hóa chúng trở thành những quan niệm ẩn, thấm nhuầnvào các nhân viên, trở thành phản xạ tự nhiên của họ
Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp là một quá trình lâu dài (mất 5 năm, 10 năm và thậm chívài chục năm), do đó những người đến sau cũng có vai trò to lớn trong việc tạo dựng Vănhóa doanh nghiệp, văn hóa trở nên thống nhất và phát triển do có sự tiếp nối và đồng hóacủa những thế hệ sau
1.3 Cơ sở xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp được xây dựng dựa trên các cơ sở sau:
Các hạt nhân văn hóa doanh nghiệp: hạt nhân văn hóa doanh nghiệp bao gồm triết
lý, niềm tin, các chuẩn mực làm việc và hệ giá trị
Phát triển văn hóa giao lưu của các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp thường có xu hướng liên doanh, liên kết với nhau Để tồn tại trong môi trường kinh doanh phức tạp, đa văn hóa, các doanh nghiệp không thể duy trì văn hóa doanh nghiệp mình giống như những lãnh địa đóng kín của mà phải mở cửa và phát triển giao lưu về văn hóa Việc phát triển văn hóa giao lưu sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hóa của các doanh nghiệp khác nhằm phát triển mạnh nền văn hóa của doanh nghiệp mình và ngược lại
Xây dựng các tiêu chuẩn về văn hóa doanh nghiệp: Để hình thành một nền văn hóa mạnh và có bản sắc riêng, hầu hết các doanh nghiệp thường xây dựng cho mình những tiêu chuẩn về văn hóa và buộc mọi người khi vào làm việc cho doanh nghiệpphải tuân theo Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này có thể thay đổi khi không còn phù hợp hoặc hiệu quả thấp Trong trường hợp như vậy, việc sáng tạo ra những tiêu chuẩn mới là cần thiết
Văn hóa tập đồn đa quốc gia: Các tập đồn đa quốc gia có nhiều chi nhánh hoạt động ở nhiều nước trên thế giới, thường phải đối mặt với môi trường kinh doanh đa
Trang 10sắc tộc, đa quốc tịch và đa văn hóa Để tăng cường sức mạnh và sự liên kết giữa cácchi nhánh của các công ty đa quốc gia ở các nước khác nhau, các tập đồn phải có một nền văn hóa đủ mạnh Hầu như tập đồn đa quốc gia nào cũng có bản sắc văn hóa riêng của mình và đây được coi là một trong những điều kiện sống còn, một loại vũ khí cạnh tranh lợi hại Các công ty đa quốc gia có mục đích kinh doanh chiến lược, nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng và danh tiếng cao về chất lượng sản phẩm
và dịch vụ trên thị trường thế giới Những kết quả này có thể coi là sản phẩm của quá trình vận động của văn hóa tập đồn Tuy nhiên, để đạt được những đỉnh cao của sự thành công đó, các tập đồn phải mất nhiều thời gian và tiền bạc
Văn hóa doanh nghiệp gia đình: Các doanh nghiệp gia đình được xem là một loại định chế độc đáo trong đó một gia đình là hạt nhân của doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp gia đình chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình, sự kế tục giữa cácthế hệ và lòng trung thành với những triết lý kinh doanh, kinh nghiệm, bí quyết được gia đình đúc rút được trong quá trình kinh doanh Văn hóa doanh nghiệp gia đình chịu ảnh hưởng rất lớn tác động của phong cách lãnh đạo của người chủ gia đình Kỷ luật trong doanh nghiệp gia đình thường được đề cao vì họ vừa là người chủ sở hữu vừa là người sử dụng các tài sản của gia đình
1.4 Yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp
So với nền văn hóa dân tộc, Văn hóa doanh nghiệp được coi là một trong nhữngtiểu văn hóa (subcultures), là lối sống của một cộng đồng Vì thế để xây dựng Văn hóadoanh nghiệp, cần phân tích cơ cấu của nó như là cơ cấu của lối sống cộng đồng vậy, khi
ấy Văn hóa doanh nghiệp được cấu thành bởi năm yếu tố:
Hệ thống ý niệm (thế giới quan, nhân sinh quan và xã hội quan), gồm tập hợpnhững khái niệm và biểu tượng mà dựa vào đó, các thành viên doanh nghiệp lý giảichính mình và giải thích thế giới, đi tìm đạo lý sống
Hệ thống giá trị liên quan đến các chuẩn mực cho phép phân biệt thực giả, đánh giátốt xấu, nhận định đúng sai trong những tình huống hoạt động cụ thể(lý tưởng củadoanh nghiệp)
Hệ thống biểu hiện, bao gồm thể thức, hình thức trình bày, ký hiệu, biểu tượng,nghệ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, nhà cửa… mà qua đó các tình cảm, ý niệmbộc lộ ra và có thể cảm nhận một cách cụ thể, tạo nên sự đồng nhất hóa về văn hóa(Cultural Identification) trong doanh nghiệp
Trang 11 Hệ thống hoạt động, gồm hệ thống các tri thức công nghệ học(gồm cả công nghệquản lý) Nhằm đảm bảo hiệu quả tối ưu cho các hoạt động thực tiễn của doanhnghiệp.
Nhân cách Văn hóa doanh nghiệp (văn hóa doanh nhân)
Theo một cách tiếp cận khác, H Schein đã chia sự tác động của Văn hóa doanhnghiệp theo ba tầng khác nhau Khái niệm “tầng ở đây được hiểu là mức độ cảm nhậnđược các giá trị văn hóa trong doanh nghiệp, hay nói cách khác là tính hữu hình của cácgiá trị văn hóa đó Đây là một cách tiếp cận khá độc đáo, từ hiện tượng đến bản chất củavăn hóa, phản ánh một cách đầy đủ và sâu sắc những bộ phận cấu thành nên nền văn hóađó
Tầng thứ nhất: bao gồm những yếu tố hữu hình: là những yếu tố có thể quan sátđược, là cơ sở vật chất của Văn hóa doanh nghiệp
Tầng thứ hai: là những gía trị được thể hiện, bao gồm những nguyên tắc, quy tắccủa hành vi ứng xử, thể chế lãnh đạo, tiêu chuẩn hóa hoạt động của doanh nghiệp,niềm tin, giá trị và cách cư xử (văn hóa “quy phạm”)
Tầng thứ ba: là những giả thiết cơ bản được ngầm định có liên quan đến môi trườngxung quanh, thực tế của doanh nghiệp, đến hoạt động và mối quan hệ giữa conngười trong doanh nghiệp, là trụ cột tinh thần của doanh nghiệp(văn hóa tinh thần)Hay nói cách khác, Văn hóa doanh nghiệp được cấu thành bởi ba yếu tố:
Cấu trúc hữu hình của Văn hóa doanh nghiệp: lôgô, đồng phục, cách xắp xếp, thiếttrí, kiến trúc…
Những giá trị được công nhận: chiến lược, quan điểm, phong tục, tập quán kinhdoanh, những quy tắc, quy định chung, mục tiêu…
Những quan niệm ẩn: Quan niệm chung, niềm tin, nhận thức, được mặc nhiêncông nhận
1.5 Các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nghiệp
Triết lý hoạt động của doanh nghiệp: Là tư tưởng chung chỉ đạo tồn bộ suy nghĩ
và hoạt động của doanh nghiệp từ người lãnh đạo, các bộ phận quản lý và nhữngngười lao động trong doanh nghiệp Triết lý này bao gồm: mục tiêu của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển lâu dài, bền vững; định hướng hoạt động của danh nghiệp vào việc phục vụ lợi ích xã hội thông qua phục vụ khách hàng; đề cao giá trị của con người, đặt con người vào vị trí trung tâm trong tồn bộ mối quan hệ ứng xử trong doanh nghiệp
Trang 12 Đạo đức kinh doanh: Nếu doanh nghiệp có lợi cho mình đồng thời đem lại lợi ích cho người khác, cho đất nước, xã hội, thì hành động đó là có đạo đức Đạo đức kinh doanh đòi hỏi hành doanh nghiệp làm giầu trên cơ sở tận tâm phục vụ khách hàng, thông qua việc tôn trọng quyền, lợi ích của khách hàng, giữ uy tín với khách hàng Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp đảm bảo lợi ích của Nhà nước, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp đảm bảo những lợi ích của những người làm việc trongdoanh nghiệp, tôn trọng nhân phẩm của họ và tạo điều kiện cho họ phát huy sáng kiến và tài năng Đạo đức doanh nghiệp cũng đòi hỏi các nhà kinh doanh quan tâm giải quyết vấn đề môi trường, các vấn đề xã hội - nhân đạo
Hệ thống hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường: Nó phải trở thành một giá trị văn hóa và một nguồn lợi thế trong cạnh tranh lâu bền Muốn vậy, hệ thống sản phẩm pahỉ đạt 2 yêu cầu: Phải đảm bảo bằng thương hiệu (một biểu tượng đặc trưng hay logo, một dòng chữ đặc trưng, một màu sắc đặc trưng giúp mọi người dễ phân biệt và gây ấn tượng), nhãn mác
Phương thức tổ chức hoạt động của danh nghiệp: Nét nổi bật trong văn hóa doanh nghiệp được thể hiện trong phương thức tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, mà phương thức này được cụ thể hóa bằng các định chế, cơ chế hoạt động Định chế có thể là hệ thống các chính sách, quy chế và thủ tục được đưa lên thành một chế độ vận hành trong thực tế nhằm gải quyết các công việc, các vấn đề của doanh nghiệp Chế độ vận hành này phải được tồn bộ những người lãnh đạo chấp nhận, chia sẻ và đề cao thành nền nếp, thói quen và chuẩn mực làm việc và sinh hoạt trong doanh nghiệp
Phương thức giao tiếp của doanh nghiệp với xã hội Một nét đặc sắc của văn hóadoanh nghiệp là phương thức giao tiếp của doanh nghiệp với xã hội (côngchúng, khách hàng ) Nó giúp cho doanh nghiệp lôi cuốn và thu hút khách hàng
về sản phẩm và dịch vụ của mình
1.6 Cấu trúc của Văn hóa doanh nghiệp
Cấu trúc để hình thành nên văn hóa doanh nghiệp gồm những bộ phận nào,quan hệ giữa các bộ phận ra sao và các bộ phận này có vai trò như thế nào? Có thể
Trang 13hình dung cấu trúc này như kết cấu của tòa nhà Đơn giản nhất, nó phải gồm 4nhóm yếu tố:
Như vậy, trước hết, cái quan trọng nhất khi nhìn doanh nghiệp ở góc độ vănhóa là các giá trị văn hóa nào đã được doanh nghiệp đề xướng, quán triệt hay tuânthủ Đây không chỉ là câu khẩu hiệu treo trên tường, hoặc bài phát biểu của Giámđốc doanh nghiệp mà chúng ta phải tìm thấy sự hiển diện của các giá trị này quanhiều nhóm yêu tố văn hóa khác Ví dụ, một doanh nghiệp đề cao sự tận tụy vớikhách hàng là một trong những giá trị mà họ theo đuổi, thì người ta phải thấy giá trịnày được tôn vinh qua phiếu đánh giá của khách hàng về nhân viên, giá trị này cũngphải được chuyển tải trong tuyển dụng nhân viên
Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể nhận một nhân viên còn non yếu về kỹ năngnhưng anh ta thích thú khi được phục vụ hơn là nhận một người có kinh nghiệmnhưng không có động cơ phục vụ Bởi yếu kém về nhận thức, kỹ năng có thể học để
bù đắp, còn sự thay đổi động cơ sẽ khó khăn hơn Và dĩ nhiên, nhân viên nào làmviệc có hiệu quả, phục vụ khách hàng tốt sẽ là người được thăng tiến, khen thưởngtrong doanh nghiệp Do đó, người ta có thể nói: "Hãy cho tôi biết trong cơ quan anhchị người được trọng dụng là người như thế nào, tôi sẽ nói được văn hóa của tổchức anh chị là văn hóa như thế nào"
b/ Nhóm yếu tố chuẩn mực:
Trang 14Có thể hình dung đây là vòng bên ngồi liền kề với lõi trong cùng của cây gỗkhi cưa ngang Nhóm yếu tố chuẩn mực là những quy định không thành văn nhưngđược mọi người tự giác tuân thủ Ai không tuân theo dường như cảm thấy mình cólỗi Chẳng hạn, văn hóa truyền thống của Việt nam vốn đề cao tính cộng đồng Cái
cá nhân là cái thuộc về cộng đồng Giá trị này cũng được đưa vào và biểu hiện trongnhiều tổ chức Việt nam Ví dụ, sáng ra đến cơ quan, mọi người thường ngồi cùngnhau ít phút bên ấm trà chuyện trò về thế sự, hỏi thăm nhau rồi mới vào việc Aikhông tham gia cảm thấy không phải và dường như sẽ có khó khăn khi hòa nhập.chia xẻ trong công việc Trong nhóm có người ốm, nếu cử một người đi thăm đạidiện thấy không yên tâm mọi người thấy dường như cần có mặt tất cả nhóm đi thămmới phải đạo Cũng có thể xếp các yếu tố nghi lễ được sử dụng trong các sự kiệnquan trọng của doanh nghiệp, logo vào nhóm này
c/ Nhóm yếu tố không khí và phong cách quản lý của doanh nghiệp:
Có thể hình dung đây là vòng bên ngồi liền kề với nhóm yếu tố chuẩn mực.Đây là khái niệm được sử dụng để phản ánh sự làm việc được thoải mái ở mức độnào Ví dụ, nhân viên cấp dưới được tin tưởng ở mức độ nào, tổ chức có chấp nhậnrủi do hay nó giữ ở mức an tồn nhất? Thái độ thân thiện hay thù ghép giữa cácthành viên, xung đột trong doanh nghiệp có được giải quyết hay lờ đi? Yếu tốphong cách quản lý miêu tả cách thể hiện thái độ và quyền lực của người quản lýtrong việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức Phong cách quản lý được thể hiệntheo nhiều cách khác nhau như: độc đốn, dân chủ, cứng nhắc hay mềm dẻo
Nếu doanh nghiệp đưa ra tuyên bố về giá trị mà doanh nghiệp đề cao là sựhợp tác, chia xẻ Nhưng kiến trúc trụ sở lại tốt lên sự đề cao quyền uy, không gianlàm việc bị xẻ nhỏ, đóng kín, nhà để xe thì lộn xộn, tùy tiện Sự hiện diện như vậycủa các yếu tố hữu hình như vậy cho thấy rõ ràng các giá trị mà lãnh đạo doanhnghiệp muốn đề cao chưa được các thành viên chia sẻ, áp dụng Hoặc, nó chưa được
Trang 15lãnh đạo và cấp quản lý trung gian chuyển tải vào các hoạt động của doanh nghiệp.Ngược lại, trong điều kiện môi trường bên ngồi thay đổi, thì nhóm yêu tố vòng ngồicùng này sẽ chịu tác động trước hết và nói dễ thay đổi hơn các nhóm ở vòng trong.Khi các nhóm ở các vòng bên ngồi so với lõi trong cùng thay đổi trong một thờigian dài, đến lúc nào đó sẽ làm suy thóai giá trị được ví như lõi trong cùng của thớ
gỗ Đến lúc đó thì văn hóa của doanh nghiệp đã thay đổi một cách tự phát Sự thayđổi này có thể phù hợp hoặc cản trở mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp
Áp dụng cấu trúc văn hóa vừa nêu trên vào các doanh nghiệp sẽ thấy không
có doanh nghiệp nào lại không có văn hóa của mình Song điều khiến ta quan tâm là
ở chỗ: Văn hóa doanh nghiệp là “luật” không thành văn quy định cách thức thực sự
mà con người đối xử với nhau hàng ngày trong tổ chức, cách thức thực sự mà doanhnghiệp giải quyết công việc, đáp ứng nhu cầu khách hàng Văn hóa doanh nghiệp ănsâu vào niềm tin nên có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụcủa tổ chức
Có ba yếu tố ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc văn hóa doanh nghiệp:
- Mối quan hệ giữa nhân viên và tổ chức
- Hệ thống phân cấp và quyền lực xác định cấp trên, cấp dưới
- Quan điểm chung của nhân viên về số phận, mục đích, mục tiêu và vị trí của họ trong doanh nghiệp
1.7 Hình thức biểu hiển của văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp cũng không phải là vô hình, khó nhận biết mà rất hữu hình,thể hiện rõ một cách vật chất, chẳng những trong hành vi kinh doanh giao tiếp của côngnhân, cán bộ trong doanh nghiệp, mà cả trong hành hóa và dịch vụ của doanh nghiệp, từmẫu mã, kiểu dáng đến nội dung và chất lượng Những tính chất của Văn hóa doanhnghiệp được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng thường hướng tới việc hìnhthành một tập hợp các khuôn mẫu hành vi được áp dụng trong các mối quan hệ xã hộitrong tổ chức Những khuôn mẫu hành vi này có thể được sử dụng để phản ánh bản sắc vănhóa doanh nghiệp
Văn hóa trong một doanh nghiệp tồn tại ở hai cấp độ Ở bề nổi là các biểu trưngtrực quan, những gì mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy ví dụ nhưphong cách, màu sắc, kiểu dáng kiến trúc, thiết kế, hành vi, trang phục, biểu tượng, lễ nghi,
Trang 16ngôn ngữ… những biểu trưng trực quan này thể hiện những giá trị thầm kín hơn nằm sâubên trong hệ thống tổ chức mà mỗi thành viên và những người hữu quan có thể cảm nhậnđược Các biểu trưng phi trực quan bao gồm lý tưởng, niềm tin, bản chất mối quan hệ conngười, thái độ và phương pháp tư duy, ảnh hưởng của truyền thống và lịch sử phát triểncủa tổ chức đối với các thành viên.
Văn hóa doanh nghiệp của một tổ chức được thể hiện bằng những biểu trưng trựcquan điển hình là:
- Đặc điểm kiến trúc: bao gồm kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất công sở Từ
Sự tiêu chuẩn hóa về màu sắc, kiểu dáng của bao bì đặc trưng, thiết kế nội thất nhưmặt bằng, quầy, bàn ghế, phòng, giá để hàng, lối đi, loại dịch vụ, trang phục… đếnnhững chi tiết nhỏ nhặt như đồ ăn, vị trí công tắc điện, thiết bị và vị trí của chúngtrong phòng vệ sinh… Tất cả đều được sử dụng để tạo ấn tượng thân quen, thiện trí
và được quan tâm Sở dĩ như vậy là vì kiến trúc ngoại thất có thể có ảnh hưởngquan trọng đến hành vi con người về phương diện cách thức giao tiếp, phản ứng vàthực hiện công việc Hơn nữa, công trình kiến trúc có thể được coi là một “linh vật”biểu thị một ý nghĩa, giá trị nào đó của một tổ chức(chẳng hạn: giá trị lịch sử gắnliền với sự ra đời và trưởng thành của tổ chức, các thế hệ nhân viên…), xã hội, còncác kiểu dáng kết cấu có thể được coi là biểu tượng cho phương châm chiến lượccủa tổ chức
- Nghi lễ: Đó là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và chuẩn bị kỹ lưỡng
dưới hệ thống các hoạt động, sự kiện văn hóa – xã hội chính thức, nghiêm trang,tình cảm được thực hiện định kỳ hay bất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ tổchức và thường được tổ chức vì lợi ích của những người tham dự Những ngườiquản lý có thể sử dụng nghi lễ như một cơ hội quan trọng để giới thiệu về nhữnggiá trị được tổ chức coi trọng, để nhấn mạnh những giá trị riêng của tổ chức, tạo cơhội cho mọi thành viên cùng chia sẻ cách nhận thức về những sự kiện trọng đại, đểnêu gương và khen tặng những tấm gương điển hình đại biểu cho những niềm tin
và cách thức hành động cần tôn trọng của tổ chức Có bốn loại nghi lễ cơ bản:chuyển giao(khai mạc, giới thiệu thành viên mới, chức vụ mới, lễ ra mắt ), củng cố(lễ phát phần thưởng ), nhắc nhở (sinh hoạt văn hóa, chuyên môn, khoa học…),liên kết (lễ hội, liên hoan, tết…)
- Giai thọai: Thường được thêu dệt từ những sự kiện có thực được mọi thành viên
trong tổ chức cùng chia sẻ và nhắc lại với những thành viên mới Nhiều mẩuchuyện kể về những nhân vật anh hùng của doanh nghiệp như những mẫu hình lýtưởng về những chuẩn mực và giá trị Văn hóa doanh nghiệp Một số mẩu chuyện
Trang 17trở thành những giai thọai do những sự kiện đã mang tính lịch sử và có thể đượcthêu dệt thêm Một số khác có thể trở thành huyền thọai chứa đựng những giá trị vàniềm tin trong tổ chức và không được chứng minh bằng các bằng chứng thực tế.Các mẩu chuyện có tác dụng duy trì sức sống cho các giá trị ban đầu của tổ chức vàgiúp thống nhất về nhận thức của tất cả mọi thành viên.
- Biểu tượng: Là một thứ gì đó mà biểu thị một cái gì đó không phải là chính nó và
có tác dụng giúp cho mọi người nhận ra hay hiểu được thứ mà nó biểu thị.Các côngtrình kiến trúc, lễ nghi, giai thọai, khẩu hiệu đều chứa những giá trị vật chất cụ thể,hữu hình, các biểu trưng này đều muốn truyền đạt những giá trị, ý nghĩa tiềm ẩnbên trong cho những người tiếp nhận theo cách thức khác nhau Một biểu tượngkhác là logo hay một tác phẩm sáng tạo được thiết kế để thể hiện hình tượng về một
tổ chức, một doanh nghiệp bằng ngôn ngữ nghệ thuật phổ thông các biểu tượngvật chất này thường có sức mạnh rất lớn vì chúng hướng sự chú ý của người thấy
nó vào một (vài) chi tiết hay điểm nhấn cụ thể có thể diễn đạt được giá trị chủ đạo
mà tổ chức, doanh nghiệp muốn tạo ấn tượng, lưu lại hay truyền đạt cho ngườithấy nó Logo là loại biểu trưng đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn nên được các
tổ chức, doanh nghiệp rất chú trọng
- Ngôn ngữ, khẩu hiệu: Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã sử dụng những câu chữ đặc
biệt, khẩu hiệu, ví von, ẩn dụ hay một sắc thái ngôn ngữ để truyền tải một ý nghĩa
cụ thể đến nhân viên của mình và những người hữu quan Khẩu hiệu là hình thức
dễ nhập tâm và được không chỉ nhân viên mà cả khách hàng và nhiều người khácluôn nhắc đến Khẩu hiệu thường rất ngắn gọn, hay sử dụng các ngôn từ đơn giản,
dễ nhớ; do đó đôi khi có vẻ “ sáo rỗng” về hình thức Khẩu hiệu là cách diễn đạt côđọng nhất của triết lý hoạt động, kinh doanh của một tổ chức, một công ty Vì vậy,chúng cần được liên hệ với bản tuyên bố sứ mệnh của tổ chức, công ty để hiểuđược ý nghĩa tiềm ẩn của chúng
- Ấn phẩm điển hình: Là những tư liệu chính thức có thể giúp những người hữu quan
có thể nhận thấy rõ hơn về cấu trúc văn hóa của một tổ chức Chúng có thể là bảntuyên bố sứ mệnh, báo cáo thường niên, tài liệu giới thiệu về tổ chức, công ty, sổvàng truyền thống, ấn phẩm định kỳ hay đặc biệt, tài liệu quảng cáo giới thiệu sảnphẩm và công ty, các tài liệu, hồ sơ hướng dẫn sử dụng, bảo hành…
Các biểu trưng phi trực quan của Văn hóa doanh nghiệp về cơ bản có thể bao gồm:
- Lý tưởng: là những động lực, ý nghĩa, giá trị cao cả,căn bản, sâu sắc giúp con người
cảm thông chia sẻ, và dẫn dắt con người trong nhận thức, cảm nhận và xúc độngtrước sự vật, hiện tượng Lý tưởng cho phép các thành viên trong doanh nghiệp
Trang 18thống nhất với nhau trong cách lý giải các sự vật, hiện tượng xung quanh họ, giúp
họ xác định được cái gì là đúng, cái gì là sai, định hình trong đầu họ rằng cái gìđược cho là quan trọng, cái gì được khuyến khích cần phát huy,…Tóm lại, lý tưởngthể hiện định hướng căn bản, thống nhất hóa các phản ứng của mọi thành viêntrong doanh nghiệp trước các sự vật, hiện tượng Cụ thể hơn, lý tưởng của mộtdoanh nghiệp được ẩn chứa trong triết lý kinh doanh, mục đích kinh doanh, phươngchâm hành động của doanh nghiệp đó
- Giá trị niềm tin và thái độ: Về bản chất, giá trị là khái niệm liên quan đến chuẩn
mực đạo đức và cho biết con người cho rằng họ cần phải làm gì Niềm tin là kháiniệm đề cập đến việc mọi người cho rằng thế nào là đúng, thế nào là sai Niềm tincủa người lãnh đạo dần dần được chuyển hóa thành niềm tin của tập thể thông quanhững giá trị Một khi hoạt động nào đó trở thành thói quen và tỏ ra hữu hiệu,chúng sẽ chuyển hóa dần thành niềm tin, dần dần chúng có thể trở thành một phần
lý tưởng của những người trong tổ chức này Thái độ là chất kết dính niềm tin vàgiá trị thông qua tình cảm Thái độ chính là thói quen tư duy theo kinh nghiệm đểphản ứng theo một cách thức nhất quán mong muốn hoặc không mong muốn đốivới sự vật, hiện tượng
1.8 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa được tạo ra như một cơ chế khẳng định mục tiêu của doanh nghiệp, hướngdẫn và uốn nắn những hành vi và ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp Bất cứmột tổ chức nào cũng có một số hiểu biết ngầm, những nguyên tắc vô hình tác động tớicách ững xử hàng ngày tại nơi làm việc… Điều đó được biểu hiện rõ nét khi những thànhviên mới gia nhập tổ chức, ngay từ đầu họ không được chấp nhận như những thành viên
cũ, họ phải học những nguyên tắc của tổ chức đó Sự vi phạm những nguyên tắc vô hìnhnày của cán bộ quản lý, hay nhân viên thực thi sẽ dẫn đến kết quả khó được mọi ngườichấp nhận và thậm chí còn bị loại bỏ ra khỏi tổ chức Sự tuân thủ những nguyên tắc đóđóng vai trò là những căn cứ đầu tiên để được khen thưởng, thăng tiến Những người sẽđược tuyển vào làm việc hay được thăng tiến, tức là những người phù hợp, hay có một ảnhhưởng mạnh với tổ chức cũng như các thành viên của tổ chức, có nghĩa họ phải là nhữngngười có hành vi và cách ứng xử phù hợp với văn hóa đó
Mặc dù tác động của Văn hóa doanh nghiệp đối với hoạt động của doanh nghiệp có
cả yếu tố tích cực và yếu tố cản trở, rất nhiều chức năng của nó là có giá trị đối với doanhnghiệp cũng như các thành viên trong doanh nghiệp Văn hóa khuyến khích tính cam kếttrong một doanh nghiệp, sự kiên định trong cách ứng xử của các thành viên Điều này rõ
Trang 19ràng là có lợi cho một doanh nghiệp Văn hóa cũng rất có giá trị đối với các thành viêntrong doanh nghiệp, bởi vì nó giảm sự mơ hồ của họ, nó nói với họ mọi việc nên được làmnhư thế nào và điều gì là quan trọng.
1.8.1 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động quản lý
Quản trị là tổng hợp các hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo hồn thành côngviệc thông qua sự nỗ lực thực hiện của người khác Hay nói cách khác, quản trị chính làviệc làm thế nào để sai khiến được những người dưới quyền mình thực hiện công việc mộtcách hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu chung Mà muốn điều hành (sai khiến) được nhânviên thì nhà quản trị nhất thiết phải nắm vững hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủđạo, nhận thức và phương pháp tư duy được họ đồng thuận, ảnh hưởng đến cách thức hànhđộng của họ (đó chính là Văn hóa doanh nghiệp) Vậy, Văn hóa doanh nghiệp chính làcông cụ, phương tiện mà qua đó nhà quản trị thực hiện công việc quản lý của mình Song,Văn hóa doanh nghiệp cũng có những ảnh hưởng nhất định đến quyết định của người quản
lý cũng như định hình phong cách lãnh đạo của họ Với những công ty có đặc trưng vănhóa không chú trọng đến việc xây dựng niềm tin vào người lao động, người quản lý thường
sử dụng các biện pháp tập quyền, độc đốn,thay cho các biện pháp phân quyền và dân chủ.Khi đã có được Văn hóa doanh nghiệp thì sức ép về quản lý của ban lãnh đạo sẽ được giảm
đi nhờ sự chia sẻ của cấp dưới Các nhân viên sẽ được quyền tự biết điều hành và cần phảilàm gì trong những tình huống khó khăn Trong một môi trường tổ chức mà mọi người đềutham gia chia sẻ thực sự thì vai trò của các giám đốc trong quản lý sẽ giảm nhẹ đi rấtnhiều Đó là phương diện quan trọng của quản lý theo văn hóa và quản lý bằng văn hóa
Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng tới hoạt động quản trị nói chung và do đó ảnhhưởng tới tất cả các hoạt động thuộc chức năng quản trị: quản trị chiến lược, quản trị nhânlực, quản trị chất lượng, quản trị sản xuất, quản trị tài chính, Marketing…
Rõ ràng rằng, mỗi tổ chức đều phải xây dựng những kế họach chiến lược để xâydựng lộ trình và những chương trình hành động để tiến tới tương lai và hồn thành sứ mệnh(mục tiêu tổng quát) của tổ chức trong môi trường kinh doanh đầy biến động như ngàynay Đó chính là công việc của quản trị chiến lược mà sản phẩm của nó chính là chiến lượckinh doanh của doanh nghiệp Thực vậy, chiến lược kinh doanh giúp công ty thích nghi vànắm bắt các cơ hội thị trường, chọn thị trường mục tiêu trong phạm vi khả năng và nguồnlực hiện hữu lẫn tiềm năng của mình trong bối cảnh thường xuyên biến động của các yếu
tố ngoại lai Một tổ chức có nền văn hóa mạnh sẽ tăng thêm sự quyết tâm của các thànhviên phấn đấu vì các giá trị và chiến lược chung của doanh nghiệp Trái lại, một nền vănhóa” yếu” dẫn tới tình trạng mơ hồ, quyết tâm và nhiệt tình của nhân viên giảm sút, mâuthuẫn, hỗn độn, mất phương hướng Hơn nữa, để soạn thảo chiến lược (chuỗi quyết định
Trang 20nhằm định hướng phát triển và tạo ra sự thay đổi về chất bên trong doanh nghiệp) thì cầnphải thu thập thông tin Cách thức thu thập thông tin về môi trường hoạt động có ảnhhưởng rất lớn đến việc định hướng chiến lược Khi tiến hành thu thập thông tin và phântích môi trường kinh doanh, những người khảo sát và phân tích đều dựa trên những giảthiết hay mô hình, cách thức sàng lọc nhất định làm cho tư liệu thu thập mất đi một phầntính hiện thực, khách quan và tính tồn diện Những tư liệu thu thập được lại được diễn đạttheo những cách thức, ngôn ngữ thịnh hành trong tổ chức, chúng đã chịu ảnh hưởng củađặc trưng văn hóa của tổ chức Có thể khẳng định, Văn hóa doanh nghiệp luôn được thểhiện trong chiến lược kinh doanh, và chiến lược kinh doanh cũng chính là bản kế họachlớn, “chương trình hành động tổng quát “để triển khai Văn hóa doanh nghiệp Văn hóadoanh nghiệp chính là công cụ thống nhất mọi người về nhận thức, ý thức và cách thứchành động trong quá trình triển khai các chương trình hành động Thực tế cho thấy, Vănhóa doanh nghiệp là một nhân tố đóng góp (hoặc cản trở) quan trọng trong việc thực thichiến lược thành công Thomas Watson.Jr là người thành công ở cương vị giám đốc điềuhành IBM đã phát biểu: “triết lý, tinh thần và sự mong muốn của một tổ chức có tác độngtới các thành tựu của công ty lớn hơn nhiều so với nguồn lực về kỹ thuật, kinh tế, cơ cấu tổchức, sáng kiến và điều chỉnh mọi nguồn lực kể trên có đóng góp mạnh mẽ vào sự thànhcông của công ty Nhưng theo tôi, chúng được thực hiện tốt vượt bậc bởi mọi người trong
tổ chức cùng tin tưởng vững chắc vào những nguyên tắc và giá trị cơ bản của công ty vàtiến hành công việc với một lòng trung thành không lay chuyển” Niềm tin, mục tiêu vàthông lệ được đưa ra trong một chiến lược có thể phù hợp hoặc không phù hợp với Vănhóa doanh nghiệp Khi chúng không hồ hợp, công ty thường xuyên gặp phải khó khăn đểthực hiện chiến lược đó một cách thành công một chiến lược phù hợp với văn hóa tạođộng lực cho mọi người trong công ty thực hiện công việc của mình trong bối cảnh tất cảtrợ lực cho chiến lược, làm tăng thêm đáng kể sức mạnh và hiệu quả của quá trinh thực thichiến lược Môi trường văn hóa mạnh giúp thúc đẩy tốt các hoạt động sản xuất – kinhdoanh dài hạn khi nó tương thích với chiến lược và sẽ làm tổn hại không nhỏ tới thành tựucủa công ty khi nó ít phù hợp Khi văn hóa công ty không ăn khớp những gì cần thiết cho
sự thành công của chiến lược thì văn hóa phải được thay đổi một cách nhanh chóng mộtcách nhanh chóng nhất Văn hóa được xác lập càng vững chắc thì càng khó khăn trong việcthực thi chiến lược mới hay những chiến lược khác nhau Sự xung đột lớn và kéo dài giữachiến lược – văn hóa sẽ làm yếu đi và thậm chí có thể làm bại mọi nỗ lực trong việc thựchiện chiến lược
Một liên kết chặt chẽ chiến lược – văn hóa là đòn bẩy mạnh cho việc tạo ra cácứng xử nhất quán và giúp nhân viên làm việc trong cách thức trợ lực ở tầm chiến lược tốt
Trang 21hơn Khi ấy, doanh nghiệp sẽ tự tạo ra hệ thống những nguyên tắc không chính thống và áplực để tiến hành công việc nội bộ và để mỗi người biết cách thực hiện nhiệm vụ của mình.Hành vi được môi trường văn hóa công ty chấp nhận sẽ phát triển mạnh, trong khi đó,những hành vi không được chấp nhận sẽ bị loại bỏ và chịu phạt Trong công ty nơi mà vănhóa và chiến lược là những giá trị liên kết sai, thâm căn cố đế và triết lý hoạt động khôngphát triển thói quen công việc khuyến khích chiến lược: thường thường có nhiều loại hành
vi cần thiết để tiến hành chiến lược một cách thành công và thu hút sự thừa nhận tiêu cựchơn là sự đánh giá và khen thưởng Ngồi ra, mối liên kết này sẽ nuôi dưỡng và tạo độnglực cho mọi người làm việc hết khả năng của minh: nó cung cấp cơ cấu, tiêu chuẩn và hệthống giá trị mà nó hoạt động trong đó; và nó khuyếch trương hình ảnh công ty một cáchmạnh mẽ giữa các nhân viên của công ty Tất cả những điều này làm cho nhân viên cảmnhận tốt hơn và xác thực hơn về công việc và môi trường làm việc của họ, kích thích họlàm việc ngày càng gần với khả năng cao nhất của họ
Quản trị nhân lực là tồn bộ những hoạt động của tổ chức để thu hút, xây dựng, pháttriển, sử dụng, đánh giá, bảo tồn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầucông việc của tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng chính vì vậy, quản trị nhân lựccũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của Văn hóa doanh nghiệp, chính bầu không khí tâm lý xãhội trong doanh nghiệp, những lối sống, nhu cầu cách nhìn nhận về giá trị con người trongdoanh nghiệp có ảnh hưởng đến cách tư duy và các chính sách quản trị nhân lực của các tổchức Hơn nữa, thực hiện công tác quản trị nhân lực cũng là nhằm khai thác các tiềm năng
về thể lực và quan trọng hơn về trí lực của con người sao cho phù hợp với yêu cầu côngviệc của tổ chức đó cũng chính là công cụ xây dựng Văn hóa doanh nghiệp, những hoạtđộng cụ thể của quản trị nhân lực: tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, sử dụng, độngviên và cung cấp tiện nghi cho nhân lực trong tổ chức cũng chính là hình thức biểu hiệncủa Văn hóa doanh nghiệp đó Khi trong doanh nghiệp đã hình thành một văn hóa mạnh,các nhân viên sẽ cống hiến hết mình vì mục tiêu của doanh nghiệp, Văn hóa doanh nghiệp
sẽ là cứu cánh để lái người lao động theo hướng làm việc mà không chỉ nghĩ đến tiềnthưởng và nhà quản trị có thể sẽ không cần phải sử dụng nhiều các biện pháp khuyến khích
về mặt tiền bạc
Quản trị sản xuất là quản lý quá trình hoặc hệ thống tạo ra hàng hóa và dịch vụ.Văn hóa doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến lĩnh vực này, nó đóng vai trò nhưmột chất xúc tác gắn kết các nhân viên, tạo động lực tinh thần mạnh mẽ trong lao động,giúp nhà quản trị sản xuất đạt được mục tiêu của mình (giảm chi phí đến mức thấp nhất cóthể để đạt lợi nhuận cao nhất, rút ngắn thời gian sản xuất, tổ chức xây dựng hệ thống sản
Trang 22xuất và cung ứng dịch vụ có độ linh hoạt cao thích ứng với sự thay đổi nâng cao khả năngcạnh tranh: chất lượng, mẫu mã, giá cả…)
Văn hóa chất lượng cũng là một bộ phận của Văn hóa doanh nghiệp, Quản trị chấtlượng thực chất là quá trình xây dựng văn hóa chất lượng trong doanh nghiệp Vì vậy, đểhồn thành nhiệm vụ của mình, nhà quản trị chất lượng không thể không chú ý tới Văn hóadoanh nghiệp mình
Ngay cả trong lĩnh vực Quản trị tài chính, uy tín của doanh nghiệp đối với nhànước, các tổ chức tín dụng, đối với cổ đông, tính minh bạch, trung thực của các thông tin
về thực trạng tài chính của doanh nghiệp, cũng phản ánh được tầm cao của Văn hóa doanhnghiệp đó Một doanh nghiệp có bản sắc văn hóa độc đáo là một doanh nghiệp tạo đượcniềm tin nơi cổ đông, nhà đầu tư, khi ấy các công việc thuộc chức năng quản trị tài chính(huy động vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn, tăng giá trị thịtrường của doanh nghiệp…) cũng được giảm nhẹ áp lực
Văn hóa doanh nghiệp còn quyết định mẫu mã sản phẩm, ảnh hưởng tới phân phốisản phẩm, chi phối các biện pháp xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh, ảnh hưởng đến giá cả (vìgiá tiền mà khách hàng trả cho một sản phẩm phụ thuộc vào cả giá trị được nhận thức lẫngiá trị thật của nó) Như vậy, Văn hóa doanh nghiệp còn có ảnh hưởng quyết định đến lĩnhvực Marketing của doanh nghiệp
1.8.2 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh
Văn hóa doanh nghiệp có tác động tồn diện lên hoạt động của doanh nghiệp:
Tạo ra nhận dạng riêng cho doanh nghiệp đó, để nhận biết sự khác nhau giữa doanhnghiệp này với doanh nghiệp khác, giúp doanh nghiệp xây dựng tên tuổi của mình.Sựkhác biệt đó được thể hiện ra ở những tài sản vô hình như: sự trung thành của nhânviên, bầu không khí của doanh nghiệp như một gia đình nhỏ, đẩy nhanh tiến độ trongquá trình thảo luận và ra các quyết định quản lý, sự tin tưởng của nhân viên vào cácquyết định và chính sách của doanh nghiệp, tinh thần đồng đội trong mọi công việccủa doanh nghiệp…
Truyền tải ý thức, giá trị của doanh nghiệp tới các thành viên trong doanh nghiệpđó
Văn hóa tạo nên một cam kết chung vì mục tiêu và giá trị của doanh nghiệp, nó lớnhơn lợi ích của từng cá nhân trong doanh nghiệp đó Giúp giải quyết những mâuthuẫn thường nhật trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Văn hóa tạo nên sự ổn định của doanh nghiệp: chính vì vậy mà có thể nói rằng vănhóa như một chất kết dính các thành viên trong doanh nghiệp, để giúp việc quản lý
Trang 23doanh nghiệp bằng cách đưa ra những chuẩn mực để hướng các thành viên nên nói
gì và làm gì
Qua đó, Văn hóa doanh nghiệp thực hiện các vai trò của mình đối với hoạt động của doanhnghiệp:
Văn hóa góp phần làm giảm mâu thuẫn, xây dựng khối đồn kết Phần lớn các nhà
nghiên cứu về văn hóa nhấn mạnh vai trò quan trọng của văn hóa trong việc khuyến khích
sự gắn kết xã hội trong doanh nghiệp Văn hóa được miêu tả như “chất keo” hay “ximăng” để kết nối các thành viên của doanh nghiệp với nhau Việc tạo ra một văn hóachung sẽ tạo ra sự thống nhất trong quan điểm nhìn nhận, đánh giá, lựa chọn và lợi íchchung cho hành động của các thành viên Điều này rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp
có mâu thuẫn và sự thiếu thống nhất về nội bộ Hơn nữa, để tồn tại và đáp ứng được sựthay đổi của môi trường, những vấn đề quan trọng mà hầu hết các doanh nghiệp đều phảiđối mặt đó là tạo sự thống nhất cao trong việc thực hiện chức năng, chiến lược, mục tiêuđặt ra của doanh nghiệp
Phối hợp và kiểm sốt: nhìn một cách rộng hơn, văn hóa thúc đẩy sự thống nhấttrong nhận thức, cũng chính là tạo thuận lợi trong phối hợp và kểm sốt Văn hóa biểu hiệntrong truyền thống của doanh nghiệp, tạo ra khuôn mẫu ứng xử của doanh nghiệp đó, đượccác thành viên chấp nhận và tuân thủ, thể hiện sự hồ đồng bên trong doanh nghiệp nóichung, cũng như việc ra quyết định trong những trường hợp cụ thể Đặc biệt là trong việc
ra quyết định gặp phải những thực tế phức tạp, do sự khác nhau về nhận thức, về văn hóađịa phương của các thành viên, thì Văn hóa doanh nghiệp sẽ có tác dụng để phạm vi hóa sựlựa chọn Văn hóa không chỉ xem như một yếu tố thuận lợi cho phối hợp, mà trong hìnhthái giá trị, niềm tin, cách ứng xử, đặc biệt là các nhận thức chung Văn hóa còn tạo ra sứcmạnh để kiểm sốt doanh nghiệp Những chính kiến văn hóa đã hạn chế một cách có hiệuquả hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp, họ chỉ được tự do thể hiện chính kiến
cá nhân của mình trong khuôn khổ chung của doanh nghiệp, điều này trong nhiều trườnghợp còn mạnh hơn cả những hệ thống nguyên tắc chính thống của doanh nghiệp Nhiềudoanh nghiệp đã cố gắng tập hợp văn hóa của họ cho lợi thế cạnh tranh, đây chính là mộtminh chứng về sức cạnh tranh văn hóa để tạo ra những ứng xử mong muốn, và đảm bảothực hiện được nguyên tắc
Giảm rủi ro trong công việc hàng ngày (tránh mâu thuẫn về quyền lợi, kiểm sốt cáchoạt động trong doanh nghiệp, tối đa hóa các hoạt động có hiệu quả…) Ở cấp độ cá nhân,một trong những chức năng của văn hóa là truyền tải những “ nhận thức chung” qua quátrình đào tạo và tuyển chọn nhân viên mới Điều này được thực hiện thông qua ý tưởng củavăn hóa, mà các thành viên mới phải học để hiểu và thực hiện trong công việc, để đảm bảo
Trang 24những nhận thức chung về điều gì là quan trọng đối với doanh nghiệp, điều đó được thựchiện và đối xử như thế nào trong doanh nghiệp Việc thực hiện này sẽ tạo cơ sở suy nghĩcho họ để giảm sự lo âu buồn phiền, bình thường hóa mọi việc xung quanh, để có nhữnglựa chọn dễ dàng, và những hành động có suy nghĩ, hợp lý hơn.
Tạo động cơ: văn hóa doanh nghiệp có một vị trí quan trọng thúc đẩy động cơ làmviệc cho các thành viên của doanh nghiệp: yếu tố quyết định đến hiệu suất và hiệu quả hoạtđộng của doanh nghiệp Hầu hết các doanh nghiệp đều cố gắng tạo động cơ làm việc chonhân viên của họ thông qua cơ chế thưởng phạt Mặc dù những yếu tố này rõ ràng có tácdụng, tuy nhiên lý thuyết về động cơ làm việc cho rằng, mong muốn làm việc của nhânviên còn chịu tác động của các động cơ khác như ý nghĩa và sự thích thú đối với công việc,mục tiêu của họ với mục đích của doanh nghiệp, họ cảm thấy giá trị của công việc và đượcbảo đảm, an tồn trong công việc Văn hóa doanh nghiệp rõ ràng là có một vị trí rất lớn ởđây Một hình thái văn hóa phù hợp và thống nhât có tác động tạo ra sự trung thành, thúcđẩy niềm tin và giá trị chân chính, khuyến khích mọi thành viên mang hết nhiệt huyết đểphục vụ doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềmtin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức đồngthuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các thành viên Kinhnghiệm của các doanh nghiệp Mỹ và Nhật Bản đã đạt được thành công đáng kinh ngạctrong lĩnh vực kinh doanh, đã đưa ra bài học kinh nghiệm giống nhau Đó là họ đã tạo ramột Văn hóa doanh nghiệp nổi trội và mạnh mẽ Văn hóa doanh nghiệp mạnh là nhân tố cơbản để thúc đẩu doanh nghiệp đạt được hiệu quả công việc cao Hai nhà nghiên cứu Vănhóa doanh nghiệp Deal và Kenerdy (1982) đã kết luận rằng: ảnh hưởng của Văn hóa doanhnghiệp đối với năng suất và hiệu quả lao động của các thành viên trong doanh nghiệp thật
là đáng kinh ngạc Đó là do kết quả của sự xác định mục tiêu chung để cùng nhau theođuổi, tạo ra động cơ làm việc cao Trong những doanh nghiệp đó, mọi người đều có tinhthần làm việc, và sự phối hợp công việc cao, thông tin được truyền đạt nhanh và hiệu quả,
họ sẽ không phí thời gian vào những mâu thuẫn riêng vì đặt mục tiêu và giá trị của doanhnghiệp lên trên hết Nếu không chú ý tạo dựng văn hóa chung của doanh nghiệp mình,doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng lộn xộn “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” mục tiêu củadoanh nghiệp khó đạt được
Tăng lợi thế cạnh tranh: các nhà nghiên cứu cho rằng, một Văn hóa doanh nghiệpmạnh sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Bởi vì văn hóa doanh nghiệp mạnh
sẽ tạo được sự thống nhất, giảm thiểu sự rủi ro, tăng cường phối hợp và giám sát, thúc đẩyđộng cơ làm việc của mọi thành viên, tăng hiệu suất và hiệu quả của doanh nghiệp, từ đótăng được sức cạnh tranh và khả năng thành công của doanh nghiệp trên thị trường Phần
Trang 25lớn các lý thuyết văn hóa doanh nghiệp cho rằng, đây chỉ là một phần bức tranh Điểm cầnnhấn mạnh ở đây là chúng ta luôn nhìn mối quan hệ giữa Văn hóa doanh nghiệp và hoạtđộng của doanh nghiệp theo quan điểm tích cực Hay nói cách khác, văn hóa yếu cũng cóthể tạo ra hoạt động tốt, và văn hóa mạnh chưa chắc đã tạo ra được hoạt động tốt Do vậyVăn hóa doanh nghiệp, bên cạnh yếu tố tích cực còn có các tác dụng tiêu cực:
- Văn hóa doanh nghiệp như một rào cản trước yêu cầu thay đổi và đa dạng Điềunày sẽ xuất hiện trong môi trường năng động, thay đổi nhanh chóng, Văn hóa doanhnghiệp có thể sẽ tạo một lực cản đối với những mong muốn thay đổi để thúc đẩy hiệu quảcủa doanh nghiệp Việc tuyển dụng những thành viên mới có nguồn gốc đa dạng về kinhnghiệm, xuất xứ, dân tộc hay trình độ văn hóa dường như làm giảm bớt những giá trị vănhóa mà mọi thành viên của doanh nghiệp đang cố gắng để phù hợp và đáp ứng Văn hóadoanh nghiệp vì vậy có thể tạo ra rào cản sức mạnh đa dạng mà những người với nhữngkinh nghiệm khác nhau muốn đóng góp cho doanh nghiệp
- Ngăn cản sự đồn kết và hiệp lực của việc hợp tác giữa các doanh nghiệptrong liên doanh liên kết, nếu như trước đây sự hồ hợp về các yếu tố cơ bản trong kinhdoanh có thể là cơ sở tốt cho một liên doanh, nhưng ngày nay điều đó chưa đủ nếu chúng
ta không tính đến yếu tố Văn hóa doanh nghiệp Nhiều liên doanh đã vấp phải thất bại do
sự đối nghịch của văn hóa được hợp thành bởi hai doanh nghiệp thành viên
Nhìn chung, Văn hóa doanh nghiệp có tác dụng tăng cường uy tín cho doanhnghiệp, hình thành trong quá trình thực hiện mục tiêu của các doanh nghiệp Nó tạo nêngiá trị doanh nghiệp, tinh thần dan, đạo đức doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp và thươnghiệu doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp là nguồn gốc của sức sáng tạo, đồn kết doanhnghiệp, là động lực tinh thần cho sự tồn tại, cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệptrong thời kỳ đổi mới- nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa
1.8.3 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với xã hội
Paul Haw Ken đã viết như sau: “Mục đích tối thượng của kinh doanh không phảihay không nên chỉ đơn giản là kiếm tiền Nó cũng không đơn thuần là hệ thống sản xuất vàbuôn bán các loại hàng hóa Kinh doanh hứa hẹn làm tăng thêm phúc lợi chung cho lồingười thông qua hoạt động dịch vụ, hoạt động sáng tạo và triết lý đạo đức Kiếm tiền bảnthân nó nói chung là vô nghĩa và chuốc lấy phức tạp và làm suy tàn thế giới mà chúng tađang sống” Rõ ràng, những cách kiếm lời chỉ đơn thuần chạy theo lợi nhuận, ích kỷ, nhỏnhen, xem thường đạo đức, nhân cách, biểu hiện sự kinh doanh vô đạo đức và thiếu vănhóa bị xã hội lên án và không thể tồn tại lâu dài Trái lại,mục tiêu cao nhất của hoạt độngkinh doanh là làm thoả mãn tối đa nhu cầu hàng hóa và các dịch vụ xã hội Do vậy, quantâm đến văn hóa, kết hợp văn hóa với kinh doanh làm cho cái lợi gắn bó chặt chẽ với cái
Trang 26chân, thiện, mỹ, là xu hướng chung của doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài.
Đó cũng là biểu hiện của kinh doanh có văn hóa, kiếm lời chân chính, có văn hóa là dựavào trí tuệ, tài năng và sức lực của mình thông qua việc nhanh nhạy nắm bắt thông tin vànhu cầu của thị trường, không ngừng cải tiến kỹ thuật, công nghệ, kiểu dáng sản phẩm, biếttính tốn định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu, tránh sự lãng phí… Ngồi ra, doanhnghiệp còn phải biết quan tâm đến lợi ích vật chất và tinh thần, không ngừng bồi dưỡng,khuyến khích tài năng sáng tạo của người lao động để tạo ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ
có chất lượng ngày càng cao, hình thức đẹp, giá cả hợp lý, giữ được chữ “tín” đáp ứng nhucầu của người tiêu dùng Thực vậy, kinh doanh có văn hóa tạo ra mối quan hệ mật thiếtgiữa nhà sản xuất, nhà kinh doanh và người tiêu dùng theo nguyên tắc các bên đều có lợi.Nét đẹp trong hoạt động kinh doanh có văn hóa còn khuyến khích cạnh tranh lành mạnh
để cùng tồn tại và phát triển chứ không loại trừ nhau Việc sản xuất tạo ra các sản phẩm tốtđáp ứng nhu cầu cũng như thị hiếu lành mạnh và chính từ chất lượng sản phẩm sẽ tạo ra uytín cho việc kinh doanh và cho doanh nghiệp Văn hóa của doanh nghiệp không tách rờivới văn hóa của xã hội là hệ thống lớn bao gồm doanh nghiệp, Văn hóa doanh nghiệptrước hết là tuân thủ pháp luật, là bảo đảm có lãi, không những nuôi được người lao động
mà còn phát triển Trên thế giới, từ Microsoft đến Honda, Sony đã sáng tạo ra bao nhiêugiá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần phát triển văn hóa của lồi người doanhnghiệp là một tế bào của xã hội, doanh nghiệp không chỉ là một đơn vị kinh doanh, doanhnghiệp là một cơ sở văn hóa và mỗi doanh nghiệp có Văn hóa doanh nghiệp của mình Sựnghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở nước ta đòi hỏi các nhà doanh nghiệp và hoạt độngkinh doanh quan tâm hơn nữa đối với văn hóa, đưa văn hóa vào lĩnh vực kinh doanh Sựkết hợp giữa kinh doanh và văn hóa đảm bảo cho sự phát triển bền vững của các doanhnghiệp ở nước ta hiện nay
Văn hóa doanh nghiệp nằm trong Văn hóa kinh doanh doanh của một Quốc gia, củamột nền kinh tế Hay nói cách khác, Văn hóa doanh nghiệp là sự thể hiện Văn hóa kinhdoanh doanh ở cấp độ công ty Văn hóa doanh nghiệp được coi là bộ phận quan trọngmang tính quyết định, là đầu mối trung tâm của quá trình xây dựng nền Văn hóa kinhdoanh doanh ở Việt Nam hiện nay Có thể thấy rõ điều này qua kinh nghiệm của nhiềunước phát triển mà Nhật Bản là một điển hình, cách đây hơn 20 năm ở khắp các nhà máy,
xí nghiệp của họ luôn có một khẩu hiệu “chất lượng sản phẩm là danh dự của quốc gia”.Nhờ thế mà cả Thế giới tin tưởng, khâm phục gọi là “Made in Japan” Văn hóa mạnhtrong mỗi doanh nghiệp sẽ tạo nền một nền văn hóa mạnh của tồn xã hội
Việc xây dựng và phát huy Văn hóa doanh nghiệp không chỉ tạo ra nguồn nội lựcvững chắc cho việc liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao khả năng
Trang 27cạnh tranh trên thương trường, hơn nữa đó là điều kiện quyết định để có thể huy động caonhất các nhân tố chủ quan, khách quan khác nhau đối với việc tập trung xây dựng thươnghiệu của bản thân từng sản phẩm, từng doanh nghiệp, góp phần xây dựng hệ thống thươnghiệu, Văn hóa kinh doanh doanh Việt Nam nói chung Xây dựng Văn hóa doanh nghiệpkhông chỉ đem lại hiệu quả kinh doanh bền vững mà còn đáp ứng tốt các yêu cầu của xãhội (về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội…Vì khi ấy, lợi nhuận có được thông qua việc đặtlợi ích con người và xã hội lên trên hết, dựa trên sự giải quyết hài hồ giữa các lợi ích (củadoanh nghiệp, của người tiêu dùng, của tồn xã hội) cả trước mắt và lâu dài.
1.9 Các biện pháp xây dựng và phát huy yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp
1.9.1 Sự cần thiết phải xây dựng và phát huy yếu tố văn hóa doanh nghiệp
Trong bối cảnh tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, những sự giao thoa về văn hóa,
sự ràng buộc, gắn bó ngày càng cao hơn bao giờ hết giữa các quốc gia, dân tộc, thì cácdoanh nghiệp – tế bào của xã hội, từ những tập đồn hùng mạnh đến những công ty nhỏ béđều phải đứng trước các thách thức xây dựng văn hóa riêng phù hợp với tầm nhìn, sứmệnh và mục tiêu của công ty đó Lý do vì văn hóa là một phần không thể thiếu đượctrong mỗi doanh nghiệp và Văn hóa doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
sự phát triển bền vững Điều đó lý giải tại sao các tập đồn lớn thành công trên thế giới và
cả ở Việt Nam đều phải tạo dựng được nét đặc trưng văn hóa riêng biệt, độc đáo nhưngcũng rất tồn cầu
a Về khía cạnh xã hội
Trong xu thế mở cửa hội nhập, bên cạnh những thuận lợi như tiếp cận nhanh với trithức của nhân loại, vốn, khoa học công nghệ… sẽ có đầy rẫy những khó khăn, trong đóxuất hiện những nguy cơ mới, đó là sự “xâm lăng” về văn hóa Sự xuất hiện của các công
ty đa quốc gia, tập đồn tài chính lớn, các công ty lớn từ nhiều nước sẽ mang theo những tậpquán, phong tục, phong cách quản lý mới riêng của từng nước vào nước ta là điều chắcchắn Nghị quyết Đại hội X đã khẳng định: “chúng ta tiếp tục xây dựng và phát triển vănhóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”
Doanh nghiệp là nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người – yếu tố cấu thành nên tất cả các yếu tố khác từ vi mô đến vĩ mô, do đó, để giữ gìn nền văn hóa nước nhà, kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một bản sắc Văn hóa kinh doanh doanh Việt Nam, xây dựng Văn hóa doanh nghiệp là điểm tựa đầu tiên, là nhiệm vụ trung tâm, có ý nghĩa chiến lược trong tiến trình hội nhập
Trang 28Hơn nữa, xây dựng và phát triển Văn hóa doanh nghiệp của nước ta hiện nay cótác dụng rất quan trọng trong việc nâng cấp hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệptheo yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
b Về khía cạnh quản lý doanh nghiệp
Những thành công của doanh nghiệp có bền vững hay không là nhờ vào nền Vănhóa doanh nghiệp rất đặc trưng của mình Bên cạnh vốn, chiến lược kinh doanh thì sứcmạnh của văn hóa doanh nghiệp đã bám sâu vào trong từng nhân viên, làm nên sự khácbiệt giữa doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh Sự khác biệt đó được thể hiện ra ở những tàisản vô hình như: sự trung thành của nhân viên, bầu không khí của doanh nghiệp như mộtgia đình nhỏ, tệ quan liêu bị đẩy lùi và không còn đất để tồn tại, xố bỏ sự lề mề trong quátrình thảo luận và ra quyết định quản lý, sự tin tưởng của nhân viên vào các quyết định vàchính sách của doanh nghiệp, tinh thần đồng đội trong mọi công việc của doanh nghiệp.Nền văn hóa của doanh nghiệp đã mang lại lợi thế cạnh tranh vô cùng quan trọng Thiếuvốn doanh nghiệp có thể đi vay, thiếu nhân lực có thể bổ sung thông qua tuyển dụng, thiếuthị trường có thể từng bước mở rộng thêm, các đối thủ cạnh tranh có thể bắt chước và đimua tất cả mọi thứ hiện hữu nhưng lại không thể bắt chước hay đi mua được sự cống hiến,lòng tận tuỵ và trung thành của từng nhân viên trong doanh nghiệp Sự thắng thế của bất cứmột doanh nghiệp nào không phải ở chỗ là có bao nhiêu vốn và sử dụng công nghệ gì mà
nó được quyết định bởi việc doanh nghiệp có những con người như thế nào Con người ta
có thể đi lên từ tay không về vốn nhưng không bao giờ từ tay không về văn hóa Văn hóachỉ có nền tảng chứ không có điểm mốc đầu cuối Do vậy, xuất phát điểm của doanhnghiệp có thể sẽ là rất cao nếu như nó được xây dựng trên nền tảng văn hóa Các doanhnghiệp khi xây dựng đều phải có nhận thức và niềm tin triệt để, lúc đó văn hóa sẽ xuấthiện Thực sự, chúng ta rất khó có thể thay đổi một cái gì đó nếu doanh nghiệp thiếu một tinh thầnvăn hóa của mình
Như đã phân tích trong phần trên, doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa doanhnghiệp để đáp ứng yêu cầu quản lý năng động, phù hợp với môi trường bên trong và bênngồi để nhanh chóng thích nghi với những thay đổi của môi trường, của khách hàng, tránh
bị đào thải Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp còn tạo điều kiện cho việc lựa chọn và ápdụng một cách có hiệu quả kinh nghiệm những mô hình quản lý tiên tiến Lợi thế đi sauđón đầu là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng để áp dụng kiến thức khoahọc quản lý và kỹ thuật tiên tiến, mang lại hiệu quả cao mà không tốn kinh phí nghiên cứutìm tòi Tuy nhiên, để áp dụng một cách có hiệu quả, thành công những mô hình, kinhnghiệm quản lý tiên tiến, hiện đại không thể không tính đến những yếu tố tác động củaVăn hóa doanh nghiệp Hơn thế nữa, xây dựng một văn hóa mạnh và tích cực trong doanh