LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nước đang trên đà phát triển, tình hình xã hội đã chuyển sang một giai đoạn mới, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ và có nhiều thành tựu có th
Trang 1Cần Thơ, 2011
KHOA SƢ PHẠM
BỘ MÔN HÓA -♦☼♦ -
THIẾT KẾ BÀI DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 11, BAN CƠ BẢN THEO SƠ ĐỒ TƢ DUY CỦA TONY BUZAN
Luận văn Tốt nghiệp Ngành: Sƣ phạm Hóa Học
Mã số SV:207201
Trang 2LỜI CẢM ƠN
►▼◄
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự động viên, sự giúp đỡ nhiệt tình và sự đóng góp ý kiến của gia đình, quý thầy cô và bạn bè Nhờ vậy mà luận văn được hoàn thành đúng thời hạn
Lời đầu tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
* Thầy Bùi Phương Thanh Huấn, GV hướng dẫn luận văn, TS.GVC – Bộ môn Hóa – Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần Thơ, thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp
* Thầy Võ Quốc Cường, cô Lý Thị Kim Nguyên – giáo viên hướng dẫn thực tập, trường trung học phổ thông Bùi Hữu Nghĩa đã động viên, giúp đỡ, đóng góp ý kiến và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn
* Tập thể lớp 11B1, 11B3 – Trường trung học phổ thông Bùi Hữu nghĩa
* Và xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của tất cả người thân trong gia đình và bạn bè trong suốt thời gian qua
Chân thành cảm ơn
Đặng Thị Trang Thư
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 4
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Trang 5
MỤC LỤC
►▼◄
Lời cảm ơn i
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ii
Nhận xét của giáo viên phản biện iii
Mục lục iv
Danh mục các từ viết tắt trong luận văn vii
Tóm tắt luận văn viii
Phần MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 1
4 Phương pháp và phương tiện nghiên cứu 1
4.1 Phương pháp nghiên cứu 2
4.2 Phương tiện nghiên cứu 2
5 Các giả thuyết khoa học 2
6 Các bước thực hiện đề tài 2
Phần NỘI DUNG Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn 3
1.1 Phương pháp dạy học 3
1.1.1 Các khái niệm 3
1.1.2 Các phương pháp dạy học 4
1.1.3 Đổi mới phương pháp dạy học 5
1.1.3.1 Chuyển đổi mô hình dạy học 5
1.1.3.2 Làm thế nào để dạy tốt môn hóa học 8
1.2 Phương pháp dạy học tích cực 8
1.2.1 Thế nào là phương pháp dạy học tích cực 9
1.2.2 Một số phương pháp dạy học tích cực 9
1.2.2.1 Phương pháp dạy học sử dụng tình huống có vấn đề 9
1.2.2.2 Phương pháp grap dạy học 12
1.2.2.3 Phương pháp algoric 14
Trang 61.3 Phương pháp học tích cực 19
1.4 Tổng quan về sơ đồ tư duy và phần mềm Mindjet MindManager Pro 7 23
1.4.1 Sơ đồ tư duy của Tony Buzan 23
1.4.1.1 Tác giả Tony Buzan 23
1.4.1.2 Sơ đồ tư duy 24
1.4.1.3 Hướng dẫn tạo sơ đồ tư duy 26
1.4.2 Giới thiệu phần mềm Mindjet MindManager Pro 7 27
1.4.2.1 Giới thiệu chung 27
1.4.2.2 Hướng dẫn cài đặt phần mềm Mindjet MindManager Pro 7 28
1.4.2.3 Giao diện của chương trình 32
1.4.2.3.1 Home 32
1.4.2.3.2 Insert 33
1.4.2.3.3 Format 34
1.4.2.3.4 Review 35
1.4.2.3.5 View 35
1.4.2.3.6 Tools 35
1.4.2.4 Hướng dẫn cách tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm Mindjet 37
Chương 2 Thiết kế bài dạy học hóa học lớp 11 – ban cơ bản theo sơ đồ tư duy của Tony Buzan 41
2.1 Thiết kế hoạt động dạy học theo sơ đồ tư duy 41
2.2 Trình chiếu bài dạy học điện tử khi dạy học hóa học theo sơ đồ tư duy 43
2.3 Một số điểm cần lưu ý khi thiết kế bài dạy học theo sơ đồ tư duy 50
2.4 Một số bài dạy học lớp 11 – ban cơ bản được thiết kế trên sơ đồ tư duy 52
2.4.1 Bài dạy học theo sơ đồ tư duy 52
2.4.2 Bài dạy học theo sơ đồ tư duy chi tiết ở dạng word được xuất ra từ Mindjet MindManager Pro 7 54
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm 72
3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 72
3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 72
3.3 Đối tượng thực nghiệm 72
3.4 Chuẩn bị thực nghiệm 72
Trang 73.6 Thống kê mô tả kết quả thực nghiệm 72
3.6.1 Cách trình bày kết quả thực nghiệm 73
3.6.2 Phân tích định lƣợng kết quả thực nghiệm sƣ phạm thông qua phiếu học tập 73
3.6.3 Phân tích định tính kết quả thực nghiệm sƣ phạm 78
3.6.3.1 Phiếu phỏng vấn giáo viên 78
3.6.3.2 Phiếu phỏng vấn học sinh 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
PHỤ LỤC 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
Trang 8Danh mục các từ viết tắt trong luận văn
Trang 9TÓM TẮT LUẬN VĂN
►▼◄
Luận văn gồm ba phần:
Phần 1: PHẦN MỞ ĐẦU
Phần 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đây là phần chính của đề tài bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
* Phương pháp dạy học
* Phương pháp dạy học tích cực
* Phương pháp học tích cực
* Tổng quan về sơ đồ tư duy và phần mềm Mindjet MindManager Pro 7
- Sơ đồ tư duy của Tony Buzan
- Giới thiệu phần mềm Mindjet MindManager Pro 7
Chương 2: Thiết kế bài dạy hóa học lớp 11 ban cơ bản theo sơ đồ tư duy của Tony Buzan
Trang 10MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước đang trên đà phát triển, tình hình xã hội đã chuyển sang một giai đoạn mới, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ và có nhiều thành tựu có thể ứng dụng vào trong lĩnh vực giáo dục, một trong những thành tựu đó có thành tựu của Tony Buzan, ông đã sáng tạo ra các sơ đồ tư duy mà chúng ta có thể vận dụng chúng vào công việc dạy học
Hiện nay, cùng với sự đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, thì việc đổi mới phương pháp dạy học cũng là một vấn đề hết sức quan trọng Trong sự nghiệp đổi mới này, chúng ta cần vận dụng các phương pháp dạy học mới, thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, sẽ góp phần kích thích lòng say mê học hỏi của học sinh, đồng thời giúp cho bài giảng của giáo viên thêm sinh động và thu hút
Qua tìm hiểu thực tế ở trường phổ thông cho thấy, việc học tập môn hóa học của học sinh còn nhiều bất cập, phần lớn các em cho rằng môn hóa học là một môn học khó, nên các em đều không đam mê học hỏi, dẫn đến chất lượng dạy và học hóa kém, điển hình là kết quả điểm môn hóa trong các kỳ thi tốt nghiệp và đại học thấp Vì vậy, việc nghiên
cứu đề tài “thiết kế bài dạy học hóa học lớp 11, ban cơ bản theo sơ đồ tư duy của Tony Buzan” là cần thiết và góp phần đáp ứng những nhu cầu của thực tiễn hiện nay
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thiết kế bài dạy học hóa học lớp 11, ban cơ bản theo sơ đồ tư duy của Tony Buzan nhằm nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nhiệm vụ thứ nhất: Nghiên cứu lý thuyết về lý luận dạy học hóa học, phương pháp
tự học của học sinh
Nhiệm vụ thứ hai: Nghiên cứu lý thuyết về sơ đồ tư duy của Tony Buzan, tìm hiểu phần mềm Mindjet MindManager Pro 7, sử dụng phần mềm Mindjet MindManager Pro
7 vào việc thiết kế bài dạy học hóa học lớp 11, ban cơ bản
Nhiệm vụ thứ ba: Tiến hành thực nghiệm ở trường phổ thông để đánh giá kết quả nghiên cứu và tính khả thi của đề tài
4 PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
4.1.Phương pháp nghiên cứu
Trang 11Nghiên cứu lý thuyết:
- Sách giáo khoa môn hóa học lớp 11, ban cơ bản
- Các tài liệu về lí luận dạy học hóa học, lý thuyết về sơ đồ tư duy của Tony Buzan
- Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Mindjet MindManager Pro 7 để thiết kế bài giảng
Thực nghiệm sư phạm:
- Tiến hành dạy thử nghiệm và phỏng vấn để đánh giá tính khả thi của đề tài
- Điều tra, phỏng vấn, xử lí số liệu thực nghiệm
- Tổng kết, đánh giá và kết luận
4.2.Phương tiện nghiên cứu
- Máy tính, phần mềm Mindjet MindManager Pro 7
- Sách giáo viên, sách giáo khoa, sách bài tập lớp 11, ban cơ bản
- Phiếu điều tra,…
5 CÁC GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Việc nghiên cứu thiết kế bài dạy học hóa học lớp 11, ban cơ bản theo sơ đồ tư duy của Tony Buzan sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông
- Đánh giá kết quả nghiên cứu, kết luận và kiến nghị
- Xin ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn để chỉnh sửa bài cho hoàn chỉnh
- Hoàn thành luận văn, báo cáo luận văn
Trang 12CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
“Giáo dục không nhằm mục tiêu nhồi nhét kiến thức mà là thắp sáng niềm tin”
(Education is not the filling of a pail, but the lighting of a fire)
Trang 133 PPDH là cách thức tiến hành các hoạt động của người dạy và người học nhằm thực nội dung dạy học đã được xác định
Còn lý luận dạy học hiện đại thì cho rằng PPDH là tổng hợp các cách thức hoạt động phối hợp của giáo viên và học sinh, được thực hiện trong quá trình dạy học Trong
đó, cách thức hoạt động của giáo viên đóng vai trò chủ đạo, cách thức của học sinh đóng vai trò chủ động nhằm thực hiện mục đích dạy học
- Phương pháp dạy học hóa học
Trong các tác phẩm lý luận dạy học, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa
về PPDH hóa học Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang đã định nghĩa: PPDH hóa học là cách thức hoạt động, cộng tác có mục đích giữa giáo viên và học sinh trong đó thống nhất sự điều khiển của giáo viên đối với sự bị điều khiển – tự điều khiển của học sinh nhằm làm cho học sinh chiếm lĩnh khái niệm hóa học
1.1.2 Các phương pháp dạy học
Dựa vào phương tiện sử dụng và chức năng của PPDH, các PPDH chủ yếu hiện nay được phân thành các nhóm phương pháp:
Sơ đồ 1.1: Hệ thống các nhóm phương pháp dạy học
1.1.3 Đổi mới phương pháp dạy học
Trong một thời gian dài, người thầy được trang bị phương pháp để truyền thụ tri thức cho HS theo quan hệ một chiều thầy truyền đạt trò tiếp nhận Ở một phương diện
Trang 14nào đó, khi sử dụng phương pháp này thì các em HS – một chủ thể của giờ dạy – đã “bị
bỏ rơi” giáo viên là người sốt sắng và nổ lực đi tìm chiếc chìa khóa mở cái kho đựng kiến thức là cái đầu của HS, và giáo viên mang bất kì điều tốt đẹp nào của khoa học để chất đầy cái kho này theo phạm vi và khả năng của mình Còn các em HS là đối tượng thụ động, ngoan ngoãn, cố gắng và thiếu tính độc lập Để chiếm được vị trí số một trong lớp, HS phải có được không phải tính ham hiểu biết khôn cùng của một trí tuệ sắc xảo
mà phải có một trí nhớ tốt, phải thật cố gắng để đạt được điểm số cao trong tất cả các môn học Ngoài ra, phải chăm lo sao cho quan điểm của chính mình phù hợp với quan điểm của thầy cô giáo
Trong PPDH truyền thống, tính thụ động của HS được bộc lộ rất rõ ràng HS chỉ phải nhớ những gì mà người đã cung cấp cho nó ở trạng thái hoàn thành
Vậy để HS chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập thì tất yếu phải đổi mới PPDH
* Các PPDH theo xu hướng mới hiện nay:
- Dạy học hướng vào người học
- Dạy học bằng hoạt động của người học
- Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp
1.1.3.1 Chuyển đổi mô hình dạy học
Tầm nhìn Việt Nam đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia phát triển theo định hướng “Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Con người tự chủ, năng động, sáng tạo; con người có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống xã hội, là mục tiêu là động lực của sự phát triển
xã hội Việt Nam Để đáp ứng nhu cầu này, giáo dục Việt Nam đang chuyển dịch mối quan hệ tác động chủ yếu và phổ biến một chiều từ GV đến HS sang mối quan hệ tương tác hai chiều GV-HS, HS-HS Khi đó GV chỉ đóng vai trò chủ đạo nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và tự học của HS
Trang 15Điểm khác nhau giữa phương pháp dạy học cổ truyền và phương pháp dạy học tích cực:
Bảng 1.1: Bảng so sánh sự khác nhau giữa PPDH cổ truyền và PPDH tích cực
Dạy học cổ truyền (GV làm trung tâm)
Dạy học tích cực (HS làm trung tâm)
Quan
niệm
- Học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kỹ năng, tư tưởng, tình cảm
- Học là quá trình kiến tạo; HS tìm tòi, khám phá, phát hiện… tự hình thành hiểu biết, năng lực, phẩm chất
GV HS
- GV chủ đạo; HS chủ động, tích cực, sáng tạo Mối quan hệ:
GV HS, HS HS
Nội dung
- Sách giáo khoa + GV - Từ nhiều nguồn khác nhau:
sách giáo khoa, GV, các tài liệu khoa học phù hợp, bảo tàng, thực tế,… gắn với vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của HS, tình huống thực tế, bối cảnh và môi
Trang 16áp đặt kiến thức sẵn có, độc quyền đánh giá, cho điểm cố định; HS nghe, ghi, học thuộc
và trả bài,…
- Các phương pháp dạy học hiện đại (trong đó, GV hướng dẫn; HS học cách học, cách giải quyết vấn đề, cách sống và trưởng thành như tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề, dạy học tương tác
HS tự đánh giá, tự điều chỉnh làm cơ sở cho GV cho điểm di động
Hình thức
tổ chức
- Cố định, giới hạn trong bốn bức tường của lớp học, GV đối diện với cả lớp
- Cơ động, linh hoạt: học ở lớp, phòng thí nghiệm, ở hiện trường, trong thực tế,…; học cá nhân, đôi bạn, nhóm và cả lớp đối diện với
GV
Kết quả
- Chủ yếu bồi dưỡng cho HS trí nhớ, tư duy tái hiện, khó có khả năng thích ứng với cuộc sống
- Bồi dưỡng cho HS tính tự chủ, năng động, sáng tạo; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, khả năng hợp tác,… có khả năng thích ứng cao trong cuộc sống
1.1.3.2 Làm thế nào để dạy tốt môn hóa học?
Để dạy tốt môn hóa học, người GV phải đặt người học vào vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức, làm cho HS hoạt động trong giờ học, rèn luyện HS giải quyết các vấn đề của khoa học từ dễ đến khó, có như vậy HS mới có điều kiện tốt để tiếp thu và vận dụng
Trang 17Hóa học là một môn khoa học tự nhiên và là môn học vừa thực nghiệm vừa lí thuyết Vì vậy, GV dạy cho HS cách tư duy trừu tượng, cách “nhìn bằng óc” để nhìn vào thế giới vi mô mà mắt thường không nhìn được, đó là các hạt nguyên tử, phân tử , ion, electron,…
GV dạy cho HS cách quan sát và dạy các thao tác tư duy:
Tính tích cực trong hoạt động học tập là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, có nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức Trong học tập, HS phải khám phá ra những hiểu biết mới đối với bản thân dưới sự tổ chức và hướng dẫn của
GV
Mục đích trong việc đổi mới PPDH hiện nay là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “PPDH tích cực” nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập
1.2.1.Thế nào là phương pháp dạy học tích cực?
Như chúng ta đã biết, mỗi một phương pháp giảng dạy dù cổ điển hay hiện đại đều nhấn mạnh lên một khía cạnh nào đó của quá trình dạy học, hoặc nhấn mạnh lên mặt nào
đó thuộc về vai trò người thầy Cho dù phương pháp thể hiện hiệu quả như thế nào thì
nó vẫn tồn tại một vài khía cạnh mà người học và người dạy chưa khai thác hết Chính vì thế mà không có phương pháp dạy học nào được cho là lí tưởng Mỗi phương pháp đều
Trang 18có ưu điểm của nó do vậy người thầy nên xây dựng cho mình một phương pháp riêng phù hợp với mục tiêu, bản chất của vấn đề cần trao đổi, phù hợp với thành phần nhóm lớp học, các nguồn lực, công cụ dạy học sẵn có và cuối cùng là phù hợp với sở thích của mình Vậy phương pháp dạy học được gọi là tích cực nếu hội tụ được các yếu tố sau:
- Thể hiện rõ vai trò của nguồn thông tin và nguồn lực sẵn có
- Thể hiện rõ được động cơ học tập của người học khi bắt đầu môn học
- Thể hiện rõ được bản chất và kiến thức cần huy động
- Thể hiện rõ được vai trò của người học, người dạy, vai trò của các mối tương tác trong quá trình học
- Thể hiện được kết quả mong đợi của người học
1.2.2 Một số phương pháp dạy học tích cực
- Nhóm phương pháp trực quan: sử dụng thí nghiệm, mô hình, bản vẽ,…
- Nhóm phương pháp thực hành: HS được trực tiếp tác động vào đối tượng (quan sát mẫu chất, lắp dụng cụ thí nghiệm, làm thí nghiệm,…) tự lực khám phá tri thức mới
- Vấn đáp tìm tòi: GV là người tổ chức sự tìm tòi, còn HS là người tự lực phát hiện kiến thức mới
Một số phương pháp hiện đại:
1.2.2.1 Phương pháp dạy học sử dụng tình huống có vấn đề
Sử dụng tình huống có vấn đề (THCVĐ) trong quá trình dạy học, nhằm chuẩn bị cho HS kỹ năng giải quyết vấn đề trong học tập và những thái độ, tri thức có liên quan thông qua việc giải quyết hệ thống THCVĐ Trong quá trình đó, một mặt, những THCVĐ được sử dụng như những phương tiện, những biện pháp kích thích thái độ tích cực học tập của HS Mặt khác, việc giải quyết vấn đề trong tình huống còn được coi như những mục tiêu mà HS cần đạt được trong quá trình học tập, với mục đích chuẩn bị cho các em khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống sau này Muốn đạt được điều đó, việc
sử dụng THCVĐ trên lớp phải là một quy trình được thiết kế theo một logic hợp lí dựa trên những căn cứ khoa học
Trang 19* Đặc trưng của PPDH sử dụng THCVĐ
Đặc trưng cơ bản nhất đó là HS học tập thông qua giải quyết hệ thống THCVĐ Quá trình dạy học theo phương pháp này được chia thành những giai đoạn, những bước có tính mục đích chuyên biệt
Quá trình dạy học thông qua việc sử dụng THCVĐ có thể được tổ chức với nhiều hình thức và phương pháp dạy học phong phú, đa dạng Các hình thức (lên lớp, học ở nhà,… với các dạng học tập các nhân, nhóm, tập thể) và phương pháp dạy học (hỏi-đáp gợi mở; tìm tòi nghiên cứu tài liệu; báo cáo và trình bày…được sử dụng phối hợp Trong quá trình đó, HS được lôi cuốn tham gia cùng tập thể, động não, tranh luận dưới sự hướng dẫn, gợi mở của GV
Phương pháp dạy học sử dụng THCVĐ cũng có thể thâm nhập vào các phương pháp khác, để tăng cường hiệu quả của phương pháp đó Ví dụ: thuyết trình nêu vấn đề, trình bày trực quan nêu vấn đề…
* Nguyên tắc sử dụng hệ thống THCVĐ
- Phù hợp với mục đích, nội dung dạy học của môn học đã được quy định chung trong
kế hoạch chương trình dạy học môn học của Bộ giáo dục và đào tạo
- Đảm bảo mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa hoạt động hướng dẫn của GV với hoạt động chủ động, tích cực và sáng tạo của HS
- Phải được tổ chức với các hình thức và phương pháp dạy học phong phú, đa dạng
- Đảm bảo các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ
- Phải đảm bảo tính hệ thống
* Quy trình sử dụng hệ thống THCVĐ
Trang 20+ Tăng cường tính độc lập, tích cực và tinh thần hợp tác cùng nhau giải quyết tình huống của HS
+ Phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề - mục tiêu hàng đầu của nền giáo dục trong
xã hội hiện đại
Trang 21+ Chuẩn bị tốt nhất cho HS khả năng thích ứng với cuộc sống
- Nhược điểm: tốn thời gian, HS dễ lạc hướng trong quá trình giải quyết vấn đề, việc
xây dựng các THCVĐ trong dạy học và hướng dẫn HS giải quyết vấn đề là công việc khó khăn, không phải nội dung dạy học nào cũng sử dụng được phương pháp này
1.2.2.2 Phương pháp grap dạy học
Từ năm 1970 vận dụng quy luật đã phát hiện về sự chuyển hóa phương pháp khoa học thành phương pháp dạy học, cố giáo sư Nguyễn Ngọc Quang đã cùng với các cộng tác viên triển khai nghiên cứu vận dụng lý thuyết grap của toán học chuyển hóa nó thành phương pháp dạy học hóa học
- Grap nội dung dạy học là sơ đồ phản ánh trực quan tập hợp những kiến thức chốt (cơ bản, cần và đủ) của một nội dung dạy học và cả logic phát triển bên trong
+ Về mặt nhận thức luận, grap toán học được chọn để chuyển hóa thành PPDH vì nó
là phương pháp khoa học thuộc loại riêng rộng, có tính khái quát cao, cá tính ổn định vững chắc Nó có khả năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật, giáo dục… + Về mặt tâm lý – lý luận dạy học, grap vừa trừu tượng – khái quát, lại vừa có thể biểu đạt bằng sơ đồ họa hình cụ thể - trực quan
Trong các dạng grap nội dung dạy học, grap của bài học là dạng quan trọng nhất
- Ưu điểm:
+ HS dễ nắm trọng tâm bài
+ HS dễ hiểu và khắc sâu bài học
+ Có lợi cho sự ghi nhớ kiến thức
- Phạm vi áp dụng:
+ Thiết kế nội dung dạy học:
● Ôn tập, luyện tập chương
● Củng cố, hệ thống kiến thức một bài
● Cách giải bài tập
+ Thiết kế PPDH
- Yêu cầu khi sử dụng grap trong dạy học cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Tính khái quát: grap thể hiện được tính tổng thể của các kiến thức, logic phát triển của vấn đề và các mối liên hệ giữa chúng
+ Tính trực quan: đường liên hệ rõ, đẹp; hình cân đối; dùng kí hiệu màu sắc, độ đậm nhạt của đường nét…dễ nhấn mạnh ý quan trọng
Trang 22+ Tính hệ thống: thể hiện rõ trình tự kiến thức, logic phát triển của kiến thức
+ Tính súc tích: dùng kí hiệu, quy ước viết tắt ở các đỉnh để nêu được những dấu hiệu bản chất của kiến thức
- Nguyên tắc xây dựng grap nội dung dạy học:
Sơ đồ 1.3: Xây dựng sơ đồ grap
Trong đó:
Đỉnh diễn tả kiến thức chốt của nội dung
Cung diễn tả mối liên hệ dẫn xuất giữa các kiến thức chốt, cho thấy logic phát triển của nội dung
- Sáu hình thức xây dựng grap (từ dễ đến khó):
+ GV triển khai grap nội dung có sẵn trong nội dung bài
+ Xây dựng grap cho một phần của bài giảng
+ GV cho trước một grap nội dung chưa hoàn chỉnh (chưa rõ đỉnh, chưa có cung), HS
- Các bước cụ thể lập grap nội dung dạy học bao gồm:
Bước 1: Tổ chức các đỉnh
Gồm các công việc chính sau:
+ Chọn kiến thức chốt tối thiểu cần và đủ
+ Mã hóa cho thật súc tích, có thể dùng kí hiệu quy ước
Trang 23Thực chất là nối các đỉnh với nhau bằng các mũi tên để diễn tả mối liên hệ phụ thuộc giữa nội dung các đỉnh với nhau, làm sau phản ánh được logic phát triển của nội dung
Bước 3: Hoàn thiện grap
Làm sao cho grap trung thành với nội dung được mô hình hóa về cấu trúc logic, nhưng lại giúp cho HS lĩnh hội dễ dàng nội dung đó, phải đảm bảo mỹ thuật về mặt trình bày
Ví dụ:
Sơ đồ 1.4: Mô hình dạy – học Hóa học kết hợp Grap-Bloom
Tóm lại, grap nội dung dạy học cần tuân thủ mặt khoa học, mặt sư phạm và cả mặt thẩm mỹ
1.2.2.3 Phương pháp algolit
Algoric thường được hiểu là bản ghi nhớ chính xác, tường minh tập hợp những thao tác sơ đẳng, đơn trị theo một trình tự nhất định (tùy mỗi trường hợp cụ thể) để giải quyết bất kì vấn đề nào thuộc cùng một loại hay một kiểu
Algoric có hai dạng:
- Algoric dùng lời
- Algoric giải dạng sơ đồ block
* Các kiểu algoric dạy học:
Có hai kiểu: algoric nhận biết và algoric biến đổi Trong một algoric biến đổi có thể chứa đựng những thao tác (thậm chí cả logic nhận biết) Ngược lại, một algoric nhận biết
có thể bao gồm những thao tác (hoặc algoric biến đổi)
Trang 24Mô tả algorit
Bản ghi algorit
Quá trình algorit của hoạt động
* Ba khái niệm cơ bản khi tiếp cận algoric: sự mô tả dưới dạng algoric cấu trúc hoạt
động; bản ghi algoric của hoạt động; quá trình algoric của hoạt động
Sơ đồ 1.5: Tiếp cận algoric
- Mô tả algoric: Đối với một hoạt động dạy mà ta muốn algoric hóa, trước hết cần phát
hiện ra cấu trúc hoạt động đó và mô hình hóa cấu trúc hoạt động Bản thân algoric không giải quyết được bất cứ bài toán nào, nhưng nó là cơ sở xuất phát của quá trình algoric hóa
- Quá trình algoric của hoạt động: Dựa trên sự hướng dẫn khách quan của bản ghi
algoric, người giải bài toán chỉ việc chấp hành chính xác những mệnh lệnh trong bản ghi
Trang 25- Tính đại trà: Người ta chỉ algoric hóa những hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần, mang
tính đại trà, phổ biến, thuộc cùng một thể loại nào đó như giải toán, thí nghiệm, lắp ráp dụng cụ hóa học… Không ai hoài công lập algoric cho một hoạt động riêng biệt, chỉ diễn
ra một vài lần
- Tính hiệu quả: Tính chất algoric là đối cực với tính chất Ơrixtic Nếu sử dụng phương
pháp algoric chắc chắn sẽ chỉ dẫn tới thành công, nghĩa là xác xuất đạt kết quả của nó về
lí thuyết , p=l2 Điều này hoàn toàn dễ hiểu, đó là algoric là mô hình cấu trúc đã biết của hoạt động, là bản ghi các mệnh lệnh thao tác để thực hiện, là quá trình triển khai chính xác những mệnh lệnh đó
* Lợi ích của phương pháp algoric và việc dạy cho HS phương pháp algoric
+ Triển khai quá trình hoạt động dựa theo algoric
- Theo ý kiến của một số chuyên gia, phương pháp algoric phát huy tính tích cực, tư duy có định hướng của HS Có ý kiến cho rằng, các algoric có sẵn rập khuôn như vậy sẽ không phát huy tính tích cực của HS Thực ra, trong phần các đặc trưng của algoric cho biết, algoric được lập ra không phải để giải một bài toán riêng biệt mà là cho một dạng toán, nó bao gồm các bước đi mà người giải toán phải tiến hành đi đến kết quả Những bản ghi đó chỉ có tính định hướng hướng giải một dạng toán chứ không phải là một bài giải cụ thể, giúp người giải không cảm thấy khó khăn khi đứng trước bài toán, mà muốn giải nó, người giải cũng phải tư duy, suy luận áp dụng cho bài toán cụ thể, và cứ như vậy
tư duy của HS sẽ phát triển sau mỗi lần giải một bài cụ thể
Nghĩa là các phương pháp giải những bài toán hóa học đươc cụ thể hóa bằng các
algoric mang lại lợi ích thiết thực cụ thể nhất, đó là đi đến kết quả bài toán chính xác, nhanh chóng, tránh mò mẫm mất nhiều thời gian Điều này sẽ có những động viên về
mặt tinh thần của từng đối tượng HS khác nhau:
+ HS khá giỏi: có được kết quả nhanh, chính xác đỡ mất thời gian, từ đó có thể suy nghĩ đến những phương pháp giải khác
Trang 26+ HS yếu kém: bản thân các em sẽ có được niềm tin trong học tập hơn, các em sẽ được động viên, khích lệ, từ đó sẽ hình thành ý thức học tập tốt hơn
- Hình thành phương pháp chung, phổ biến của tư duy khoa học và hoạt động có mục đích Từ đó, giúp HS làm quen với phương pháp làm việc mà trong đó quy định rõ các việc cần tiến hành theo trình tự chặt chẽ
Bởi vì, bản ghi algoric vừa là công cụ tự điều khiển hoat động vừa là công cụ tự điều khiển cho người dùng algoric triển khai hoạt động
Nói một cách khác, ban đầu algoric được lập ra là để điều khiển hoạt động của người giải theo bản ghi các thao tác có sẵn có tính rập khuôn máy móc Nếu chỉ hiểu đến khía cạnh này thì phương pháp algoric dạy học không thể nào phát huy được tính tích cực của HS mà còn làm cho HS thụ động hơn Vậy có nghĩa là phương pháp algoric dạy học không phải là phương pháp hiệu quả, do vậy có nên sử dụng chăng?
Đó chỉ là tác dụng ban đầu của algoric, thực tế chính từ những thói quen làm việc luôn có mục đích, có kế hoạch đặc biệt là tư duy logic khoa học phát triển Từ đó sẽ giúp
cho HS phát triển năng lực tự học Trong quá trình tự học, các em sẽ hình thành nên những algoric Ơrixtic kiến thức khác (algoric của quá trình tìm kiếm) sáng tạo hơn, hiệu
quả hơn để giải quyết vấn đề trong các tình huống có vấn đề do GV hoặc do cuộc sống, sản xuất đặt ra mà không hề rập khuôn máy móc
Mặt khác, các thói quen làm việc theo các quy tắc chặt chẽ sẽ giúp hình thành nhân cách toàn diện cho HS, hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho các em: khi làm việc luôn biết tôn trọng các quy định có sẵn (các quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội) thì các công việc sẽ có kết quả như mong muốn
- Giúp GV thiết kế algoric các giờ thực hành thí nghiệm có hệ thống, hiệu quả Nhờ các algoric, HS sẽ thu được các kết quả thí nghiệm thật tốt Các giờ thực hành thí nghiệm sẽ không tiến hành thành công được nếu không tuân theo các algoric hoạt động cụ thể
Trang 27- Giúp người GV thiết kế nội dung “dạy học chương trình hóa” nhằm làm cho HS tiếp thu tốt nhất hệ thống các kiến thức mà GV truyền thụ
Hiện nay, dạy học chương trình hóa còn ở giai đoạn thí điểm Nhưng hiệu quả sư phạm của nó có sức thuyết phục lớn
Có thể nêu ra định nghĩa như sau: dạy học chương trình hóa là một kiến dạy học
mà nội dung dạy học được sắp xếp theo một chương trình trên cơ sở của nguyên tắc điều
khiển hoạt động nhận thức (algoric), có tính toán đầy đủ khả năng tiếp thu tốt nhất của
* Vận dụng phương pháp algoric hóa trong dạy học hóa học
Trong quá trình dạy học ở trường phổ thông, sử dụng bài tập hóa học là việc làm hiệu quả và không thể thiếu để nâng cao khả năng tư duy, suy luận logic của HS, đồng thời cũng giúp HS nắm vững lí thuyết, vận dụng một cách thành thạo, áp dụng lí thuyết trong hoàn cảnh cụ thể của thực tiễn Việc giải bài tập phổ thông không phải bao giờ cũng dễ dàng đối với mọi đối tượng HS Ngay cả với những HS khá, giỏi cũng cần phải được rèn luyện một cách có kế hoạch về phương pháp giải và tất nhiên với HS trung bình
và yếu thì yêu cầu đó lại càng trở nên bức thiết
Một trong những cách để cung cấp, hướng dẫn HS giải các dạng toán phổ thông là dùng phương pháp algoric Với ý nghĩa là một bảng ghi tường minh, chính xác, trình bày các bước giải đơn trị và chắc chắn đi đến kết quả đúng, PPDH algoric có ý nghĩa tích cực quan trọng đối với HS có khả năng tư duy kém và có chức năng định hướng cho các HS khá giỏi Trước đây và hiện nay có nhiều ý kiến trái ngược nhau khi đánh giá về dạy học algoric Có ý kiến cho rằng algoric sẽ giết chết khả năng tư duy, sáng tạo của HS, nó hình thành lối suy nghĩ tiêu cực, ỷ lại, rập khuôn Lại có ý kiến cho rằng algoric là một phương tiện hiệu quả để HS giải tốt các bài tập nói riêng và kiến thức hóa học nói chung Quan điểm của chúng tôi là bất kì PPDH nào cũng có ưu khuyết điểm riêng, do vậy mà người GV phải thật sự khéo léo trong việc sử dụng nó Chính sự vận dụng các PPDH vào thực tế của các GV khác nhau thì không giống nhau đã làm nên phong cách riêng của
Trang 28GV mà người khác không thể sao chép được Phương pháp algogic cũng không phải là phương pháp vạn năng, nhưng theo chúng tôi, GV có thể sử dụng nó cho mọi đối tượng
HS có trình độ khác nhau, có điều với mỗi đối tượng thì mức độ sử dụng, thời gian, thời điểm sử dụng phải khác nhau, có như vậy mới phát huy hết tác dụng của phương pháp algoric, hạn chế được mặt yếu của nó Mặt khác, phương pháp algoric cần được phối hợp nhuần nhuyễn, biện chứng với các PPDH khác mới có thể tạo ra hiệu quả thực sự
Tóm lại:
- Algoric dạy học có tác dụng rất lớn đối với việc giảng dạy môn hóa học cũng như tất
cả môn học khác ở trường phổ thông Đặc biệt, với HS có học lực trung bình và yếu thì dạy theo algoric rất hiệu quả:
+ Cung cấp hướng giải đúng, tránh tình trạng mò mẫm, không có định hướng trước + Từ một bài tập hay một ví dụ của GV, HS có thể vận dụng cho nhiều dạng bài tương
tự nhau
+ Giúp HS làm việc có hệ thống, biết cách sử dụng hình ảnh trực quan để làm cho bài toán trở nên trong sáng, dễ hiểu, tránh nhằm lẫn khi giải
+ Giúp HS biết khai thác, sử dụng dữ kiện đề bài một cách hợp lí
- Algoric không phải công cụ vạn năng, không được áp dụng rập khuôn algoric vào mọi bài toán mà bỏ qua đặc điểm riêng của bài toán Algoric dù hay đến đâu thì cũng không thể áp dụng cho mọi trường hợp
- Algoric dạy học bao gồm các thao tác cụ thể, khoa học, theo trình tự nhất định, hổ trợ
HS tư duy Nhưng bản thân nó cũng có tính hai mặt và sẽ bộc lộ nhược điểm nếu như
Trang 29yếu tố tạo nên tính tích cực Tính tích cực tạo ra nếp tƣ duy độc lập, sáng tạo Ngƣợc lại, học tập tích cực độc lập, sáng tạo sẽ phát triển tính tự giác, hứng thú, bồi dƣỡng động cơ học tập
Sự hiểu biết và cấp độ của tính tích cực học tập, mối liên quan giữa động cơ và hứng thú trong học tập đƣợc biểu đạt trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.6: Mối liên hệ giữa động cơ và hứng thú trong học tập
Trang 30phải tự nhiên mà trong những năm gần đây có rất nhiều công trình nghiên cứu về việc học, có nhiều cách tiếp cận khoa học về việc học Chưa có cách tiếp cận nào hoàn hảo nhất, nhưng các học thuyết lí giải về học đa dạng đó có thể giúp ta hiểu biết quá trình học
và từ đó thiết kế quá trình dạy thích hợp với quá trình học Nhà giáo làm nghề dạy học chỉ là để giúp cho người học hành nên người
Vì vậy, nghề sư phạm được xác định trước hết không phải là hoạt động dạy mà phải bằng các hoạt động học của người học
Bản lĩnh của người GV biểu hiện ở năng lực vừa tập trung đi sâu vào nội dung học vừa tập trung đi sâu vào việc học Từ chuyên gia về dạy học, người GV phải trở thành chuyên gia về việc học của người học Trước tiên, phải công nhận rằng thực hiện dạy và học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền thống Muốn thực hiện dạy và học tích cực thì cần phát triển phương pháo thực hành, phương pháp trực quan theo kiểu tìm tòi từng phần hoặc nghiên cứu phát hiện, nhất là khi dạy các môn kkhoa học thực nghiệm, đặc biệt đối với môn hóa học Vì thế, với vai trò tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của HS, hơn ai hết người GV phải tìm mọi biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của người học, gây được cảm xúc hưng phấn, khơi dậy hứng thú học tập của các em,… thì quá trình dạy học sẽ đạt kết quả cao
Ngay từ khi còn đi học, HS phải tự học là chính Cách học có hiệu quả có thể tóm tắt ở bốn động từ theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.7: Mối quan hệ giữa học-hỏi-hiểu-hành trong học tập
- Học: cốt lõi là tự học, người học phải biết tự hỏi, tự trả lời và tự đánh giá
- Hỏi: học phải hỏi thì mới hiểu, hỏi để học Hỏi, có thể là tự hỏi hoặc hỏi người khác
Học Hỏi Hiểu Hành
Trang 31Tóm lại hỏi để học nên cần phải hỏi và biết cách hỏi
- Hiểu: đã học thì phải hiểu, không hiểu thì phải coi là chưa học Nếu đã hiểu sai thì
phải sửa cách hiểu, nếu hiểu đã đúng thì phải hiểu sâu hơn, hiểu rộng hơn Quá trình hiểu phát triển từ thấp đến cao, từ nông đến sâu, từ hẹp đến rộng
Quá trình hiểu qui định quá trình học phải diễn ra như thế nào để đạt được yêu cầu cần hiểu
+ Cần phân biệt hiểu và biết trong quá trình học tập
+ Biết có thể đã hiểu một phần mà cũng có thể chưa hiểu Học không dừng lại ở biết
mà phải hiểu, khi đó mới thực sự là biết, đồng thời cũng thực sự là học
Hiểu là biết bản chất của sự vật, khi đó có thể lại cho người khác thậm chí có thể nói theo cách của mình Có thể tỏ ra biết bằng cách nói lại, nhưng thực ra vẫn không hiểu
đó là nói lại dựa vào sự nhớ máy móc Cách học theo hướng tự học là nhằm phải hiểu, chứ không ghi nhớ
- Hành: đã hiểu thì phải hành, hành là mục đích của tự học Học mà không hành, thì học
vẫn để là để đấy, không đạt được mục đích cuối cùng của học Khi hành sẽ hiểu thêm, sẽ
học thêm được nhiều Vì vậy người ta thường nói học hành nghĩa là học đi đôi với hành,
học để hành và hành để học
Học trước hết phải hiểu, trên cơ sở đó mà hành Lấy hiểu làm điểm tựa và hành làm điểm phát triển
Vì vậy, chúng ta cần coi việc bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS là một vấn đề
có tầm quan trọng chiến lược, cần nâng lên thành quan điểm giáo dục
1.4 TỔNG QUAN VỀ SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀ PHẦN MỀM MINDJET MINDMANAGER PRO 7
1.4.1 Sơ đồ tư duy của Tony Buzan
1.4.1.1 Tác giả Tony Buzan
Trang 32Hình 1.1: Tác giả Tony Buzan
Tony Buzan không chỉ nổi tiếng là một tác giả, diễn giả hàng đầu thế giới về não bộ
và phương pháp học, cha đẻ của kỉ thuật Mindmap (công cụ tư duy đa năng cho não), ông còn được biết đến là biên tập viên của tạp chí Mensa, tư vấn viên, cố vấn cho chính phủ của Anh, Singapore, Mexico…, một huấn luyện viên của Olympic, một động viên tài năng, một nhà thơ đã nhận giải thưởng thi ca
Tony Buzan sinh năm 1942 ở London, ông đã từng nhận bằng danh dự về tâm lí học, văn chương Anh, toán học và nhiều môn khoa học tự nhiên của trường đại học British Columbia năm 1964 Ông là tác giả hàng đầu của thế giới về não bộ
Tony Buzan đã viết 92 đầu sách và được dịch ra trên 30 thứ tiếng, với hơn 3 triệu bản, tại 125 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Tony Buzan được biết đến nhiều nhất qua cuốn “Use your head” Trong đó, ông trình bày cách thức ghi nhớ tự nhiên của não bộ cùng với các phương pháp Mind Map Ngoài ra, ông còn có một số cuốn sách nổi tiếng khác như Use your memory, Mind Map Book
Tony Buzan là một nhân vật truyền thông toàn cầu, ông đã xuất hiện trên 100 giờ ở các chương trình truyền hình, trên 1000 giờ ở các chương trình truyền thanh trong nước
và trên thế giới với hơn ba tỷ khán giả
Tony Buzan nghiên cứu chuyên sâu về bộ não, trí nhớ; tìm ra quy luật khi xây dựng bản đồ gồm nhiều nhánh, giúp bộ não ghi chép các sự kiện một cách hệ thống
1.4.1.2 Sơ đồ tư duy
Trang 33Hình 1.2: Sơ đồ tư duy của tác giả Tony Buzan
* Sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy (Mindmap) là một công cụ tổ chức hoạt động và phát triển năng lực tư duy Có thể miêu tả sơ đồ tư duy như một kỉ thuật hình họa, với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp, tương thích với cấu trúc và chức năng của bộ não Đây là phương pháp dễ nhất để truyền tải thông tin vào bộ não rồi đưa ra ngoài bộ não
Nó là phương tiện ghi chép sáng tạo và rất có hiệu quả đúng theo ý nghĩa của nó, “sắp xếp ý nghĩ của bạn”
Ở giữa sơ đồ là một ý tưởng hay hình ảnh trung tâm được phát triển bằng các nhánh đặc trưng cho những ý chính Các nhánh chính lại được phân thành những nhánh nhỏ hơn nhằm nghiên cứu chủ đề ở mức độ sâu hơn, mà một bản liệt kê các ý tưởng thông thường không thể làm được
So với cách thức ghi chép truyền thống, ưu điển của sơ đồ tư duy là xác định được ý chính trung tâm, cụ thể hóa được mối liên hệ tương hổ giữa các ý, nhìn thấy bức tranh tổng thể của vấn đề, nhớ được hiệu quả và nhanh hơn, phát hiện đượ thêm nhiều thông
Trang 34tin hơn và nhờ đó dễ dàng tìm ra giải pháp sáng tạo hơn Đây là phương pháp tư duy mới
lạ và hiện đang được ngày càng nhiều người trên thế giới áp dụng
* Sơ đồ tư duy giúp gì cho bạn?
Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, sơ đồ tư sẽ giúp bạn:
- Sáng tạo hơn
- Ghi nhớ tốt hơn
- Nhìn thấy bức tranh tổng thể
- Tổ chức và phân loại suy nghĩ
- Tiết kiệm thời gian
- Phát triển ý tưởng của bản thân
Sơ đồ 1.8: Ý nghĩa của sơ đồ tư duy
Nhìn thấy bức tranh tổng thể, sẽ hướng bạn đến trọng tâm của vấn đề Phát triển các
ý tưởng của mình, sắp xếp kế hoạch cho bản thân, giúp bạn tổ chức và quản lí cuộc sống tốt hơn
* Công dụng của sơ đồ tư duy
Khi thông tin được gợi ra, sơ đồ tư duy giúp tổ chức thông tin theo một hình thức
mà dễ dàng được xuất hiện và ghi nhớ Được sử dụng để ghi chú tất cả các loại như sách
vở, bài dạy học, học tập, hội họp, phỏng vấn và đàm thoại
- Gợi nhớ (hồi tưởng): bất cứ khi nào thông tin được xuất hiện từ trong bộ não, thì sơ đồ
tư duy cho phép các ý tưởng được ghi lại rất nhanh ngay khi nó được sinh ra vào một hệ
tổ chức Vì thế chẳng cần phải viết cả một câu Nó như một phương tiện nhanh và hiệu quả trong việc tổng quát và vì thế có thể giữ lại các hồi tưởng rất nhanh gọn
Trang 35- Sáng tạo: bất cứ khi nào bạn muốn khuyến khích sự sáng tạo, sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn
giải phóng cách suy diễn cổ điển theo phương thức ghi chép sự kiện theo dòng, cho phép các ý tưởng mới được hình thành nhanh chóng theo luồng tư duy xuât hiện
- Giải quyết vấn đề: khi bạn gặp trở ngại với một vấn đề, sơ đồ tư duy có thể giúp bạn
nhìn nhận tất cả các vấn đề và làm thế nào để liên kết chúng lại với nhau Nó cũng giúp bạn có được cái nhìn tổng quát là bạn có thể nhìn nhận vấn đề dưới những góc độ nào và
sự quan trọng của nó
- Lập kế hoạch: khi bạn cần lập kế hoạch, sơ đồ tư duy giúp bạn có được tất cả các
thông tin liên quan vào một nơi và tổ chức nó một cách thật đơn giản Tất cả các loại kế hoạch từ việc viết một bức thư cho đến một kịch bản, một cuốn sách hoặc lập kế hoạch cho cuộc họp, một ngày nghỉ
- Thuyết trình (trình diễn): khi nói ta luôn chuẩn bị tốt một sơ đồ tư duy về một chủ đề
và cách diễn đạt Nó không chỉ giúp ta tổ chức các ý kiển hợp lí, dễ hiểu mà còn giúp chúng ta trình bày mà không cần phải nhìn vào biên bản có sẵn
1.4.1.3 Hướng dẫn tạo sơ đồ tư duy
- Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề Tại sao phải dùng hình ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp bạn sử dụng trí tưởng tượng của mình Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp chúng ta tập trung được vào chủ đề và làm cho chúng
ta nối các đường với nhau, ban sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não của chúng ta làm việc bằng sự liên tưởng
- Mỗi từ, ảnh, ý nên đứng độc lâp và được nằm trên một đường kẻ
- Tạo ra một kiểu sơ đồ cho riêng mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,…)
- Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức
rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều
- Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm
* Sơ đồ tư duy trên máy tính
Trang 36- MindManager – phần mềm này được sử dụng khá nhiều ở Việt Nam MindManager
chỉ chạy được trên hệ điều hành Microsoft Windows
- FreeMind Phần mềm nguồn mở, chạy trên hệ điều hành Windows, Mac và Linux Hiện nay nhóm mã nguồn mở của HueCIT đã nghiên cứu và viết tài liệu hướng dẫn sử
dụng
- Một số phần mềm khác: ConceptDraw MINDMAP, Visual Mind, Axon Idea Processor, Inspiration,…
1.4.2 Giới thiệu phần mềm Mindjet MindManager Pro 7
1.4.2.1 Giới thiệu chung
Phần mềm Mindjet MindManager Pro 7 là sản phẩm lấy ý tưởng từ sơ đồ tư duy nổi tiếng của Tony Buzan được nâng cấp từ Mindmapping Luyện tập với chương trình này, người sử dụng sẽ hình thành cách ghi chép và suy nghĩ tổng thể cũng như chi tiết, nâng cao sức mạnh tư duy, tạo ra những đột phá trong suy nghĩ giúp bộ não ghi chép các sự kiện một cách hệ thống
Việc ghi chép thông thường theo từng hàng, từng chữ khiến chúng ta khó hình dung tổng thể vấn đề, dẫn đến hiện tượng đọc xót ý, nhằm ý Còn sơ đồ tư duy tập trung rèn luyện cách xác định chủ đề rõ ràng, sau đó phát triển ý chính, ý phụ một cách logic, giúp sắp xếp công việc một cách thông minh, sáng tạo và bớt tốn thời gian hơn bằng cách theo dõi nhóm công việc, tổ chức và truyền thông tin một cách có hiệu quả Phần mềm Mindjet MindManager Pro 7 ngoài việc hỗ trợ cho việc lập kế hoạch học tập của sinh viên, học sinh, thì nó còn hỗ trợ rất tốt cho việc biên soạn, thiết kế giáo án của giáo viên Chương trình không những có thể giúp đẩy nhanh tiến trình mà còn có thể kết nối với nhiều nguồn dữ liệu, trong đó bao gồm các ứng dụng sản xuất và giải pháp kinh doanh như: Microsoft Ofice (Excel, Word, PowerPoint) Ngoài ra MindManager maps cho phép hổ trợ xuất ra nhiều định dạng, từ các định dạng thông dụng đến PDF, Doc, HTML, TXT, XML đến định dạng riêng của chương trình (.m.maps)
Phần mềm Mindjet MindManager Pro 7 đã dược sử dụng khá nhiều tại Việt Nam Mindjet MindManager tương thích mọi Windows
Sử dụng sơ đồ tư duy thông qua phần mềm Mindjet thiết kế bài dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học của giáo viên, ở trường trung học phổ thông
1.4.2.2 Hướng dẫn cài đặt phần mềm Mindjet MindManager Pro 7
Trang 37Phần mềm được cập nhật thường xuyên trên internet, dễ dàng tìm thấy với Google, hoặc có trên trang web như: www.mindjet.com.vn hay
ftp://ftp.mindjet.com/download,MN70-E-429_Pro.exe để download về sử dụng (dung
lượng khoảng 77 megabyte)
* Crack: http://www.mediafire.com/?jlnvbj93ndc
Để cài đặt phần mềm Mindjet vào máy vi tính phải thực hiện các bước sau đây:
►Bước 1: Mở thư mục Mindjet, double click vào tập tin MM70-E-429_Pro
►Bước 2: Cửa sổ Mindjet MindManager Pro 7 – InstallShield Wizard xuất hiện, chọn Next
Chương trình chạy
Trang 38►Bước 3: Trong cửa sổ Select Country, chọn Next
►Bước 4: chọn mục “ I agree to the terms in the licesne agreement ”, tiếp tục chọn Next
►Bước 5: Trong cửa sổ Mindjet MindManager Pro 7 – InstallShield Wizard, nhập số Serial vào các ô License Key Sau đó chọn Next
Trang 39►Bước 6: Trang cửa sổ Setup Type, chọn Next
►Bước 7: Trong cửa sổ Ready to Install the Progame, chọn Next
►Bước 8: Chọn Finish
Trang 40Điền thông tin vào hộp thoại sau, sau đó chọn Register Later Nhƣ vậy là hoàn tất việc cài đặt
Sau khi chọn Finish, màn hình máy tính sẽ xuất hiện biểu tƣợng của phần mềm Mindjet Double Click vào biểu tƣợng để sử dụng phần mềm
Start – All progames - Mindjet MindManager Pro 7
D – Click vào file.mmap