Phƣơng pháp học tích cực

Một phần của tài liệu thiết kế bài dạy học hóa học lớp 11- ban cơ bản theo sơ đồ tư duy của tony buzan (Trang 28 - 31)

6. Các bƣớc thực hiện đề tài

1.3.Phƣơng pháp học tích cực

* Tích cực học tập:

Tích cực trong hoạt động học tập là tích cực nhận thức, đặc trƣng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong qua trình chiếm lĩnh tri thức.

Trong học tập, HS phải khám phá ra những hiểu biết mới đối với bản thân dƣới sự tổ chúc và hƣớng dẫn của GV.

Đến một trình độ nhất định, thì sự học tập tích cực sẽ mang tính nghiên cứu khoa học cũng có thể khám phá ra những tri thức mới cho khoa học.

yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực tạo ra nếp tƣ duy độc lập, sáng tạo. Ngƣợc lại, học tập tích cực độc lập, sáng tạo sẽ phát triển tính tự giác, hứng thú, bồi dƣỡng động cơ học tập.

Sự hiểu biết và cấp độ của tính tích cực học tập, mối liên quan giữa động cơ và hứng thú trong học tập đƣợc biểu đạt trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.6: Mối liên hệ giữa động cơ và hứng thú trong học tập

* Phương pháp học tập tích cực

Thế kỉ XXI là thế kỉ đi vào văn minh trí tuệ với các xu thế đã rõ ràng, nhƣ sự phát triển của công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế tri thức, xã hội học tập… Con ngƣời muốn tồn tại, đều phải học, học suốt đời, học theo hƣớng bốn trụ cột của giáo dục (là học để biết, học để làm, học để cùng sống với nhau, học để làm ngƣời). Việc học ở nƣớc ta đang có những chuyển động mạnh mẽ, vừa phản ánh sự phù hợp với triết lí giáo dục thế kỉ XXI, vừa phù hợp với mục tiêu phát triển đất nƣớc. Không

TÍCH CỰC HỌC TẬP HỨNG THÖ SÁNG TẠO TỰ GIÁC TÍCH CỰC ĐỘC LẬP - Khao khát học - Hay nêu thắc mắc - Chủ động vận dụng - Tập trung chú ý - Kiên trì - Bắt chƣớc - Tìm tòi - Sáng tạo ĐỘNG CƠ BIỂU HIỆN CẤP ĐỘ

phải tự nhiên mà trong những năm gần đây có rất nhiều công trình nghiên cứu về việc học, có nhiều cách tiếp cận khoa học về việc học. Chƣa có cách tiếp cận nào hoàn hảo nhất, nhƣng các học thuyết lí giải về học đa dạng đó có thể giúp ta hiểu biết quá trình học và từ đó thiết kế quá trình dạy thích hợp với quá trình học. Nhà giáo làm nghề dạy học chỉ là để giúp cho ngƣời học hành nên ngƣời.

Vì vậy, nghề sƣ phạm đƣợc xác định trƣớc hết không phải là hoạt động dạy mà phải bằng các hoạt động học của ngƣời học.

Bản lĩnh của ngƣời GV biểu hiện ở năng lực vừa tập trung đi sâu vào nội dung học vừa tập trung đi sâu vào việc học. Từ chuyên gia về dạy học, ngƣời GV phải trở thành chuyên gia về việc học của ngƣời học. Trƣớc tiên, phải công nhận rằng thực hiện dạy và học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền thống. Muốn thực hiện dạy và học tích cực thì cần phát triển phƣơng pháo thực hành, phƣơng pháp trực quan theo kiểu tìm tòi từng phần hoặc nghiên cứu phát hiện, nhất là khi dạy các môn kkhoa học thực nghiệm, đặc biệt đối với môn hóa học. Vì thế, với vai trò tổ chức, hƣớng dẫn và điều khiển quá trình học tập của HS, hơn ai hết ngƣời GV phải tìm mọi biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của ngƣời học, gây đƣợc cảm xúc hƣng phấn, khơi dậy hứng thú học tập của các em,… thì quá trình dạy học sẽ đạt kết quả cao.

* Cách học có hiệu quả

Ngày nay dạy cách học đã trở thành một trong những mục tiêu đào tao chứ không còn chỉ là một trong những giải pháp nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo. Năng lực học tập của con ngƣời phải đƣợc nâng lên mạnh mẽ nhờ vào trƣớc hết là ngƣời học biết cách học và ngƣời dạy biết dạy cách học, GV phải là thầy dạy việc học, là chuyên gia của việc học.

Ngay từ khi còn đi học, HS phải tự học là chính. Cách học có hiệu quả có thể tóm tắt ở bốn động từ theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.7: Mối quan hệ giữa học-hỏi-hiểu-hành trong học tập

- Học: cốt lõi là tự học, ngƣời học phải biết tự hỏi, tự trả lời và tự đánh giá.

Tóm lại hỏi để học nên cần phải hỏi và biết cách hỏi

- Hiểu: đã học thì phải hiểu, không hiểu thì phải coi là chƣa học. Nếu đã hiểu sai thì phải sửa cách hiểu, nếu hiểu đã đúng thì phải hiểu sâu hơn, hiểu rộng hơn. Quá trình hiểu phát triển từ thấp đến cao, từ nông đến sâu, từ hẹp đến rộng.

Quá trình hiểu qui định quá trình học phải diễn ra nhƣ thế nào để đạt đƣợc yêu cầu cần hiểu.

+ Cần phân biệt hiểu và biết trong quá trình học tập.

+ Biết có thể đã hiểu một phần mà cũng có thể chƣa hiểu. Học không dừng lại ở biết mà phải hiểu, khi đó mới thực sự là biết, đồng thời cũng thực sự là học.

Hiểu là biết bản chất của sự vật, khi đó có thể lại cho ngƣời khác thậm chí có thể nói theo cách của mình. Có thể tỏ ra biết bằng cách nói lại, nhƣng thực ra vẫn không hiểu đó là nói lại dựa vào sự nhớ máy móc. Cách học theo hƣớng tự học là nhằm phải hiểu, chứ không ghi nhớ.

- Hành: đã hiểu thì phải hành, hành là mục đích của tự học. Học mà không hành, thì học vẫn để là để đấy, không đạt đƣợc mục đích cuối cùng của học. Khi hành sẽ hiểu thêm, sẽ học thêm đƣợc nhiều. Vì vậy ngƣời ta thƣờng nói học hành nghĩa là học đi đôi với hành, học để hành và hành để học.

Học trƣớc hết phải hiểu, trên cơ sở đó mà hành. Lấy hiểu làm điểm tựa và hành làm điểm phát triển.

Vì vậy, chúng ta cần coi việc bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học cho HS là một vấn đề có tầm quan trọng chiến lƣợc, cần nâng lên thành quan điểm giáo dục.

Một phần của tài liệu thiết kế bài dạy học hóa học lớp 11- ban cơ bản theo sơ đồ tư duy của tony buzan (Trang 28 - 31)