1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh

59 4,8K 58

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀBệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra và được muỗi Aedes truyền qua vết đốt. Đây là bệnh lưu hành địa phương ở Việt Nam, nhất là ở các tỉnh đồng bằng châu thổ Nam bộ, duyên hải Trung bộ và vùng đồng bằng, duyên hải Bắc bộ. Do đặc điểm địa lý, khí hậu khác nhau, ở miền Nam và Nam Trung bộ bệnh xuất hiện quanh năm, ở Miền Bắc bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11, phát triển mạnh nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10. Những năm gần đây dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Trong 4 tháng đầu năm 2009 đã có hơn 74.000 người mắc sốt xuất huyết, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 58 trường hợp tử vong, và xuất hiện ở 55 tỉnh thành.Thời kỳ ủ bệnh thường từ 5 đến 7 ngày. Đặc điểm của bệnh là khởi phát đột ngột, sốt cao đột ngột từ 2 đến 7 ngày, kèm theo đau đầu, đau cơ, đau xương hoặc khớp, đau sau hốc mắt, sưng các hạch bạch huyết và xuất huyết dưới da. Ba triệu chứng sốt, xuất huyết dưới da và đau đầu (còn gọi là bộ ba Dengue) thường là những đặc trưng điển hình của bệnh sốt Dengue.Tác nhân gây bệnh là vi rút Dengue, có các típ huyết thanh 1, 2, 3 và 4 thuộc họ vi rút flavi (Flaviviruses). Các típ vi rút Dengue hiện nay đang là nguyên nhân gây bệnh lưu hành ở hầu hết các nước nhiệt đới. Ở Việt Nam đã phân lập được cả 4 típ vi rút gây bệnh là típ 1, 2, 3, 4.Bệnh lây truyền từ người bệnh sang người lành qua vết đốt của muỗi mang vi rút. Ở Việt Nam, hai loại muỗi truyền bệnh SXHD là Aedes aegypti và Aedes albopictus, nhưng chủ yếu là Aedes aegypti, đây là loại muỗi đốt vào ban ngày, hoạt động của chúng nhiều nhất là vào thời điểm sáng sớm và chiều tối.Mọi người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể mắc bệnh, trẻ em dễ bị nhiễm hơn, nhưng bệnh cảnh thường nhẹ hơn người lớn.Hiện nay SXHD chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh, chủ yếu là điều trị triệu chứng và chăm sóc y tế. Vì vậy biện pháp phòng chống vectơ truyền bệnh mà chủ yếu là diệt muỗi, diệt bọ gậy của muỗi Aedes aegypti với sự tham gia tích cực của cộng đồng, và nằm màn ban ngày là hiệu quả nhất để làm giảm sự lây truyền của bệnh.Thạch Kim là 1 xã thuộc huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là vùng duyên hải Miền Trung, có mật độ dân số cao (theo số liệu điều tra dân số của xã năm 2009 là 12.987 người, diện tích địa giới của xã là 1,2km2), điều kiện sinh hoạt và vệ sinh thấp, nhà ở chật chội, người dân sử dụng nhiều dụng cụ để chứa nước mưa, mặt bằng dân trí thấp, không đồng đều, mức độ giao lưu buôn bán với người dân nơi khác lớn. Vì vậy thường xảy ra các vụ dịch sốt xuất huyết ( ví dụ: những năm gần đây xảy ra các vụ dịch sốt xuất huyết là năm 2004, 2007). Cho đến nay, tại địa bàn huyện Lộc Hà chưa có một công trình nghiên cứu nào về bệnh SXH và các yếu tố liên quan. Do vậy, nghiên cứu tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng chống SXHD này sẽ là một tiền đề để tiến hành các hoạt động can thiệp nhằm góp phần làm giảm tỉ lệ mắc, chết do SXHD tại địa phương. Mục tiêu nghiên cứu:1. Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống SXHD của người dân tại xã Thạch Kim2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống SXHD của người dân tại địa bàn nghiên cứu.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

Trang 3

Người thực hiện Người hướng dẫn khoa học

Đào Văn Thế TS Hoàng Trọng Sĩ

Huế, 2010

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các

số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong

bất cứ công trình nào khác, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả

Đào Văn Thế

Trang 5

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Trang 6

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE 3

1.2 DỊCH TỄ HỌC SXH 3

1.2.1 Tình hình SXHD trên thế giới 3

1.2.2 Tình hình SXHD ở Việt Nam 4

1.3 ĐẶC ĐIỂM VIRUS GÂY BỆNH, VECTƠ TRUYỀN BỆNH 5

1.3.1 Tác nhân gây bệnh 5

1.3.2 Nguồn bệnh và đường lây truyền 5

1.3.3 Chu kỳ lan truyền 7

1.4 CHẨN ĐOÁN 7

1.4.1 Phân lập virus 7

1.4.2 Chẩn đoán huyết thanh 8

1.5 LÂM SÀNG 10

1.5.1 Sốt Dengue (Dengue cổ điển) 10

1.5.2 Sốt xuất huyết Dengue 10

1.5.3 Tiến triển 12

1.5.4 Phân loại mức độ nặng hoặc nhẹ của bệnh Dengue xuất huyết 12

1.5.5 Xét nghiệm 12

1.6 BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG 13

1.6.1 Biện pháp về môi trường 14

1.6.2 Biện pháp sinh học 15

1.6.3 Biện pháp hóa học 16

1.7 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT 16

1.8 TÌNH HÌNH SXH TẠI HÀ TĨNH 18

Trang 7

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 20

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 20

2.2.2 Cỡ mẫu 20

2.2.3 Tiêu chuẩn chọn mẫu 21

2.2.4 Phương pháp chọn mẫu 21

2.2.5 Nội dung thông tin cần thu thập 21

2.2.6 Phương pháp thu thập số liệu 24

2.2.7 Kiểm soát sai lệch thông tin 24

2.2.8 Xử lý số liệu 24

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25

3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 25

3.2 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT 27

3.2.1 Kiến thức về phòng chống sốt xuất huyết Dengue 27

3.2.2 Thái độ về phòng chống sốt xuất huyết Dengue 32

3.2.3 Thực hành phòng chống sốt xuất huyết Dengue 34

3.3 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH SXHD 36

3.3.1 Liên quan giữa đặc điểm cá nhân với kiến thức phòng chống SXHD 36

3.3.2 Liên quan giữa đặc điểm cá nhân với thực hành phòng chống SXHD 37

Chương 4 BÀN LUẬN 39

4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG 39

4.2 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG SXHD 39

Trang 8

4.2.1 Kiến thức về phòng chống sốt xuất huyết Dengue 39

4.2.2 Thái độ về phòng chống SXHD 43

4.2.3 Thực hành phòng chống SXHD 45

4.3 NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH SXHD 49

4.3.1 Liên quan giữa đặc điểm cá nhân với kiến thức phòng chống SXHD 49

4.3.2 Liên quan giữa đặc điểm cá nhân với thực hành phòng chống SXHD 49

KẾT LUẬN 50

KIẾN NGHỊ 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA

Trang 9

Thời kỳ ủ bệnh thường từ 5 đến 7 ngày Đặc điểm của bệnh là khởi phát độtngột, sốt cao đột ngột từ 2 đến 7 ngày, kèm theo đau đầu, đau cơ, đau xương hoặckhớp, đau sau hốc mắt, sưng các hạch bạch huyết và xuất huyết dưới da Ba triệuchứng sốt, xuất huyết dưới da và đau đầu (còn gọi là bộ ba Dengue) thường lànhững đặc trưng điển hình của bệnh sốt Dengue.

Tác nhân gây bệnh là vi rút Dengue, có các típ huyết thanh 1, 2, 3 và 4 thuộc

họ vi rút flavi (Flaviviruses) Các típ vi rút Dengue hiện nay đang là nguyên nhângây bệnh lưu hành ở hầu hết các nước nhiệt đới Ở Việt Nam đã phân lập được cả

4 típ vi rút gây bệnh là típ 1, 2, 3, 4

Bệnh lây truyền từ người bệnh sang người lành qua vết đốt của muỗi mang virút Ở Việt Nam, hai loại muỗi truyền bệnh SXHD là Aedes aegypti và Aedesalbopictus, nhưng chủ yếu là Aedes aegypti, đây là loại muỗi đốt vào ban ngày,hoạt động của chúng nhiều nhất là vào thời điểm sáng sớm và chiều tối

Trang 10

Mọi người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể mắc bệnh, trẻ em dễ bịnhiễm hơn, nhưng bệnh cảnh thường nhẹ hơn người lớn.

Hiện nay SXHD chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòngbệnh, chủ yếu là điều trị triệu chứng và chăm sóc y tế Vì vậy biện pháp phòngchống vectơ truyền bệnh mà chủ yếu là diệt muỗi, diệt bọ gậy của muỗi Aedesaegypti với sự tham gia tích cực của cộng đồng, và nằm màn ban ngày là hiệu quảnhất để làm giảm sự lây truyền của bệnh

Thạch Kim là 1 xã thuộc huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh Đây là vùng duyên hảiMiền Trung, có mật độ dân số cao (theo số liệu điều tra dân số của xã năm 2009 là12.987 người, diện tích địa giới của xã là 1,2km2), điều kiện sinh hoạt và vệ sinhthấp, nhà ở chật chội, người dân sử dụng nhiều dụng cụ để chứa nước mưa, mặtbằng dân trí thấp, không đồng đều, mức độ giao lưu buôn bán với người dân nơikhác lớn Vì vậy thường xảy ra các vụ dịch sốt xuất huyết ( ví dụ: những năm gầnđây xảy ra các vụ dịch sốt xuất huyết là năm 2004, 2007)

Cho đến nay, tại địa bàn huyện Lộc Hà chưa có một công trình nghiên cứunào về bệnh SXH và các yếu tố liên quan Do vậy, nghiên cứu tìm hiểu kiến thức,thái độ, thực hành của người dân về phòng chống SXHD này sẽ là một tiền đề đểtiến hành các hoạt động can thiệp nhằm góp phần làm giảm tỉ lệ mắc, chết doSXHD tại địa phương Mục tiêu nghiên cứu:

1 Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống SXHD của người dân tại xã Thạch Kim

2 Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống SXHD của người dân tại địa bàn nghiên cứu.

Trang 11

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

Những vụ dịch sốt xuất huyết Dengue (SXHD) đầu tiên được ghi nhận xảy

ra vào những năm từ 1778-1780 ở châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ Sự xuất hiện gầnnhư đồng thời của các vụ dịch trên ba lục địa khác nhau chứng tỏ rằng virus gâybệnh cũng như véc tơ truyền bệnh đã phân bố rộng rãi trên toàn thế giới đã từ hơn

200 năm trước Trong thời gian này, Dengue chỉ được xem là bệnh nhẹ Một vụđại dịch Dengue xuất hiện ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ II và từ đólan rộng trên toàn cầu Cũng ở khu vực Đông Nam Á, Dengue lần đầu tiên đượcphát hiện ở Philippines vào năm 1950 nhưng đến năm 1970 bệnh đã trở thành

nguyên nhân nhập viện và tử vong thường gặp ở trẻ em trong vùng này [1], [2].

4 lần vào năm 1995 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính mỗi năm có khoảng

50 đến 100 triệu người mắc bệnh Không chỉ có số trường hợp mắc bệnh gia tăng

mà khả năng nhiễm nhiều loại virus khác nhau cũng ngày càng đáng báo động.Sau đây là một vài con số thống kê khác:

 Trong vụ dịch, tỉ lệ mắc bệnh ở những đối tượng nhạy cảm thường là 50% nhưng cũng có thể cao đến 80-90%

40-Mỗi năm có khoảng 500.000 trường hợp Sốt xuất huyết Dengue cần nhập

Trang 12

viện, phần lớn trong số đó là trẻ em Tỉ lệ tử vong chung vào khoảng 2,5%

 Nếu không được điều trị, tỉ lệ tử vong của Sốt xuất huyết Dengue có thểvượt quá 20% Với phương thức điều trị tích cực hiện đại, tỉ lệ tử vong có

thể thấp hơn 1% [7]

1.2.2 Tình hình SXHD ở Việt Nam

Ở miền Bắc, SXHD xảy ra lần đầu tiên vào năm 1958, được Chu Văn Tường

và Wihow thông báo vào năm 1959 Trận dịch với sự xác định do DEN-2 xảy ravào năm 1969 tại Hà Nội rồi lan ra 19 tỉnh, thành với tổng số 46.824 ca mắc và

đã được phân lập trong trận dịch năm 1964 Từ năm 1975, dịch SXHD có chu kỳkhoảng 3-5 năm đã xảy ra vào những năm 1975, 1978, 1979, 1983, 1987, 1993 và

1998 Trong khoảng 1989-1994 không có dịch lớn so với năm 1987 nhưng tỉ lệnhiễm cao, những trận dịch địa phương và những ca mắc rải rác xảy ra khắp nơi.Trong năm 1994, tỉ lệ nhiễm giảm thấp nhất tính từ 1989 nhưng một trận dịch lớn

đã xảy ra ở TP Hồ Chí Minh và 4 tỉnh kế cận vào năm 1995 Virus DEN-3 xuấthiện từ 1994 tiếp tục lưu hành trong năm 1995 cùng với DEN-1 và DEN-2 Ở một

số tỉnh như Bến Tre, số ca xuất huyết tiêu hóa nặng tăng gấp 5 lần so với nhữngnăm trước [22]

Trong khoảng thời gian 1960 - 1988, Việt Nam được xếp hàng đầu về sốmắc và chết SXHD trong 8 nước Đông Nam Á và cả thế giới và trong khoảng từ1956-1990, Việt Nam vẫn đứng đầu thế giới với tổng số mắc/chết là1.189.379/13.049 ca Số mắc trong thời gian 1986-1990 gần gấp đôi của thời gian

Trang 13

1981-1985 và gần bằng tổng số của thời gian 1956-1985 Thống kê của Bộ Y tếViệt Nam cho thấy trong khoảng thời gian 1991-1995, tỉ lệ chết là cao nhất vàonăm 1991, sau đó giảm đáng kể Tuy nhiên, tỉ lệ mới mắc vẫn có khuynh hướngtăng nhẹ trong những năm 1992, 1993, 1994 Đến năm 1995, cả tỉ lệ mắc và chếtđều tăng cao trở lại

Trong 10 năm gần đây (1997-2006), số mắc trung bình mỗi nămđược thông báo 73.937 và 119 chết Không những thế, với những thayđổi về kinh tế, xã hội và môi trường sống, ở nhiều nơi tần số mắc bệnh

có chiều hướng tăng lên nhất là ở miền Trung và Miền Nam[8]

1.3 ĐẶC ĐIỂM VIRUS GÂY BỆNH, VECTƠ TRUYỀN BỆNH

1.3.2.Nguồn bệnh và đường lây truyền

Người bệnh là ổ chứa virus chính, gần đây người ta phát hiện ở Malaysia

có loại khỉ hoang dại ở những khu rừng nhiệt đới có mang virus Dengue

Người bệnh nhiễm virus Dengue bị muỗi Aedes đốt mang virus rồi truyềncho người lành

Khi bị bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện kháng thể IgM kháng Dengue tạm thời,kéo dài 8 tuần lễ và khi phát hiện kháng thể này trong huyết thanh, chứng tỏ bệnhnhân đang bị nhiễm virus Dengue cấp tính hoặc vừa mới khỏi bệnh

Trang 14

Kháng thể IgG kháng Dengue xuất hiện muộn hơn và tồn tại nhiều nămhay suốt đời và có miễn dịch với typ Dengue gây bệnh Khi bị bệnh do một typhuyết thanh nào đó của vius Dengue thì sẽ có miễn dịch suốt đời với typ Dengue

đó, nhưng không có miễn dịch đối với các typ khác Do đó, nhiễm virus Dengue

có thể bị mắc tới lần thứ 2 do típ huyết thanh khác gây bệnh

Nước ta có 2 loại muỗi Aedes gây bệnh chủ yếu là Aedes aegypti vàAedes albopictus Muỗi Aedes hút máu ban ngày và thường hút máu nhiều nhất

vào sáng sớm và chiều tối Muỗi Aedes aegypti mình nhỏ, đen, có khoang trắng

thường gọi là muỗi vằn, đậu ở nơi tối trong nhà, thường sống ở các đô thị Muỗi

Aedes albopictus thích sống ở lùm cây, ngọn cỏ, phần lớn sống ở vùng nông thôn.Sau khi hút máu người bệnh, muỗi cái có thể truyền bệnh ngay nếu hút máu ngườilành hoặc virus nhân lên ở tuyến nước bọt của muỗi sau đó 8-10 ngày hút máungười lành có thể truyền bệnh Người ta thấy muỗi bị nhiễm virus Dengue có thểtruyền bệnh suốt vòng đời của muỗi khoảng 174 ngày (5-6 tháng) Muỗi Aedes đẻtrứng, sau đó sinh ra bọ gậy (cung quăng) ở các dụng cụ chứa nước trong gia đìnhnhư chum, vại, bể nước, lọ hoa, chậu cảnh hoặc ở ngoài nhà như hốc cây cónước, máng nước, vỏ đồ hộp, vỏ chai hoặc ở rãnh nước, ao hồ Chu kỳ phát triển

từ trứng đến muỗi trưởng thành khoảng 11-18 ngày, khi nhiệt độ 29-31oC Mật độmuỗi thường tăng vào mùa mưa, do đó, muốn phòng bệnh tốt cần phải loại bỏđược những dụng cụ chứa nước nơi muỗi đẻ trứng, hoặc thả cá ăn bọ gậy

Sự lan truyền dịch xảy ra ở những vùng có nhiều muỗi Aedes, vệ sinhmôi trường kém, dân cư sống chen chúc và số người bị cảm thụ cao Hiện nay,người ta chưa xác định được chính xác mật độ muỗi Aedes cần thiết để duy trìvirus Dengue gây bệnh lưu hành hoặc các đợt gây dịch Tuy nhiên, trong một giađình, chỉ một số ít muỗi cái Aedes là có thể làm cả gia đình mắc bệnh

Muỗi Aedes sinh sản quanh năm, cao nhất vào những tháng sau mùa mưamuỗi sinh sản nhiều và liên quan đến việc tích trữ nước trong bể, chum vại, cống

Trang 15

rãnh nước hoặc nước ở đồ phế thải chai lọ, vỏ đồ hộp Muỗi Aedes không bay xađược (bay được khoảng 400m) nên sự di chuyển mang virus Dengue đến nơi xa là

do muỗi mang virus hoặc người đang bị bệnh đi theo đường giao thông (máy bay,tầu hỏa, ô tô ) đến các nơi từ tỉnh này đến tỉnh khác

Dịch SXHD xuất hiện ở các nơi đông dân cư tập trung rồi sau đó lan dầnđến các vùng nông thôn Trẻ em ở nhà trẻ, trường học bị muỗi Aedes mang virusđốt ban ngày rồi trở về nhà mang virus về gia đình, khu phố, xóm làng Người taước tính cứ 1 trường hợp SXHD có sốc vào bệnh viện thì có khoảng 200-500người bị nhiễm virus Dengue có triệu chứng lâm sàng hay không có triệu chứnglâm sàng, nhất là ở vùng có mật độ muỗi Aedes cao

1.3.3 Chu kỳ kỳ lan truyền

Muỗi Aedes cái bị nhiễm virus Dengue khi hút máu bệnh nhân đang tronggiai đoạn nhiễm virus huyết (6 đến 8 giờ trước đến 5 ngày sau khi phát bệnh).Như vậy, bệnh nhân là nguồn lây ngay trước thời kỳ sốt cho đến cuối giai đoạnsốt, trung bình 6 - 7 ngày Cần có thời gian để virus nhân lên ở tuyến nước bọt củamuỗi, thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường Ở nhiệt độ

220C sau 8 - 12 ngày (trung bình 9 ngày) là muỗi có khả năng truyền bệnh qua vếtchích Nếu nhiệt độ bên ngoài thấp hơn 160C, virus không nhân lên được trong cơthể muỗi Muỗi cái nhiễm virus có thể truyền bệnh suốt đời Virus được chuyển từvùng này sang vùng khác chủ yếu do giao lưu của người nhiễm virus đặc biệt ở trẻ

em Bên cạnh đó là những bệnh nhân nhẹ và những người nhiễm virus không cótriệu chứng lâm sàng là nguồn lây bệnh đáng kể [8], [22]

1.4 CHẨN ĐOÁN

1.4.1 Phân lập virus

- Virus Dengue có thể phân lập được từ các bệnh phẩm: huyết thanh, máucủa bệnh nhân Theo Gubler (1981) thì thời gian có nồng độ cao của virus trongmáu từ ngày 1 - 6 của bệnh

Trang 16

- Khi bệnh nhân tử vong lấy các bệnh phẩm gan, lách, hạch, tuyến ức đểphân lập virus.

Các bệnh phẩm được bảo quản thời gian ngắn (dưới 24 giờ) ở + 4oC Nếubảo quản lâu hơn phải để đông lạnh ở -70oC

1.4.2 Chẩn đoán huyết thanh

Có hai kiểu đáp ứng huyết thanh khi nhiễm virus Dengue cấp tính đó làđáp ứng tiên phát và đáp ứng thứ phát (primary and secondary responses)

Ðáp ứng tiên phát xảy ra ở bệnh nhân chưa có miễn dịch với Flavivirus(nghĩa là chưa bao giờ bị nhiễm Flavivirus và chưa tiêm chủng vaccin có chứaloại flavivirus như vaccin sốt vàng 17D, hoặc vaccin viêm não Nhật Bản TheoTCYTTG (1986), đáp ứng huyết thanh thứ phát xảy ra những người bị nhiễmvirus Dengue cấp mà trước đó dã bị nhiễm flavivirus

Loại đáp ứng thứ phát có thể xảy ra do kết quả đáp ứng miễn dịch với cácflavivirus khác (viêm não Nhật Bản, sốt vàng hoặc các típ huyết thanh khác nhaucủa virus Dengue: ví dụ nhiễm Dengue típ 2 ở những người trước đó đã mắc bệnh

có miễn dịch với Dengue típ 1) Một khi đã bị nhiễm với 1 típ của virus Denguethì ít khi mắc lại với típ huyết thanh đó

Trong nhiễm trùng tiên phát thì đáp ứng kháng thể tăng chậm với mức độtương đối thấp và có tính chất đặc hiệu cho từng típ Ðối với nhiễm trùng thứ phát,hiệu giá kháng thể tăng nhanh chóng với mức độ cao và có phản ứng với nhiềuloại kháng nguyên của nhóm Flavivirus

- Phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu (Haemaglutination inhibition = HI)

Ðược sử dụng rộng rãi ở nhiều nước:

+ Lấy mẫu huyết thanh lần 1 khi bệnh nhân vào viện

+ Lấy mẫu huyết thanh lần 2 sau 7 đến 10 ngày: khi bệnh nhân xuất viện + Nếu có thể được lấy máu để thử huyết thanh lần 3 vào ngày thứ 14 đến

21 kể từ khi mắc bệnh

Trang 17

Lý tưởng nhất là lấy 3 mẫu máu để thử phản ứng và thử lần lượt với cả 4típ kháng nguyên của virus Dengue, trong mỗi một phản ứng dùng 4 - 8 đơn vịngưng kết hồng cầu nếu lấy lần 1 cách lần 2 từ 10 đến 14 ngày thì rất khó xác địnhnhiễm trùng tiên phát Tuy nhiên có thể thay bằng test đơn độc, sử dụng 1 khángnguyên có đáp ứng rộng (thường là típ 1 hoặc típ 4), nhưng giảm tính nhạy cảm Nếu mẫu huyết thanh kép không có kháng thể hoặc tăng kháng thể khôngcao, thì sau đó các mẫu này nên làm lại với tất cả 4 típ kháng nguyên Dengue.

- Tìm IgM và IgG kháng thể kháng virus Dengue

Kháng thể IgM kháng Dengue tạo ra trong giai đoạn cấp Nếu có IgM làđang bị nhiễm virus Dengue cấp tính hoặc vừa mới xảy ra

Kháng thể IgG kháng Dengue xuất hiện trong nhiễm trùng tiên phát và thứphát, nhưng trong nhiễm trùng thứ phát hiệu giá rất cao so với nhiễm trùng tiênphát

Xác định IgM, IgG kháng virus Dengue có lợi ích để phát hiện bệnh ởnhững trường hợp tản phát hoặc bệnh nặng có nguy cơ tử vong cao

Hiện nay đang sử dụng phản ứng MAC-ELISA để tìm kháng thể típ IgMkháng Dengue để chẩn đoán bệnh nhiễm virus Dengue cấp tính

Trang 18

- Khởi phát: những biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào lứa tuổi:

+ Trẻ còn bú và trẻ nhỏ có triệu chứng sốt không đặc hiệu và phát ban + Trẻ lớn và người lớn: sốt cao đột ngột kèm nhức đầu, đau rức 2 bên hốmắt, đau khắp người, đau cơ, đau khớp Mệt mỏi, chán ăn

- Toàn phát: sốt cao 39 - 40oC, kèm theo các triệu chứng:

+ Xung huyết ở củng mạc mắt, đau rức quanh nhãn cầu

+ Ðau cơ, đau khớp, mệt mỏi chán ăn

+ Sưng hạch bạch huyết

+ Phát ban ở ngoài ra, ban dát sẩn hoặc ban kiểu sởi

+ Ðôi khi có xuất huyết ở da, niêm mạc

+ Số lượng bạch cầu bình thường hoặc hơi hạ, tiểu cầu bình thường

+ Hematocrit bình thường (không có biểu hiện cô đặc máu)

+ Sốt thường trong vòng 2 đến 7 ngày Tiên lượng tốt, không xảy ra sốc

1.5.2 Sốt xuất huyết Dengue

Lâm sàng sốt xuất huyết dengue không sốc:

- Hội chứng nhiễm trùng: sốt cao đột ngột, nhiệt độ 39-40oC, sốt kéo dài2-7 ngày, sốt kèm các triệu chứng như: mệt mỏi, chán ăn, đau bụng ở thượng vịhoặc hạ sườn phải, đôi khi nôn, gan to: ở trẻ em hay gặp hơn người lớn, đôi khi daxung huyết hoặc có phát ban

- Hội chứng thần kinh: đau người đau cơ, đau khớp, rức đầu, đau quanh

hố mắt; trẻ em nhỏ sốt cao, đôi khi co giật, hốt hoảng; không có biểu hiện màngnão

Trang 19

- Hội chứng xuất huyết: thường xuất hiện vào ngày thứ 2 của bệnh.Trường hợp không có xuất huyết thì có dấu hiệu dây thắt dương tính.

+ Các biểu hiện xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết khi tiêm chích sẽthấy bầm tím quanh nơi tiêm

+ Xuất huyết ngoài da: biểu hiện như các chấm xuất huyết, vết bầm tím,

rõ nhất là xuất huyết ở mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay, gan bàn tay,lòng bàn chân

+ Xuất huyết ở niêm mạc: chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyếtdưới màng tiếp hợp, đi tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinhnguyệt sớm hơn kỳ hạn

+ Xuất huyết tiêu hóa: nôn ra máu, đi đại tiện ra máu Khi có xuất huyếttiêu hóa nhiều, bệnh thường diễn biến nặng

Sốt xuất huyết Dengue có sốc:

Khi bị bệnh sốt xuất huyết Dengue cần theo dõi sốc là biến chứng nặng dễđưa đến tử vong Do đó phải thường xuyên theo dõi huyết áp, mạch, nhiệt độ,hematocrit, số lượng nước tiểu

Sốc thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh, nhiệt độ hạxuống đột ngột, da lạnh, tím tái, bệnh nhân vật vã, li bì đau bụng cấp Sốc xuấthiện nhanh chóng với mạch nhanh nhỏ khó bắt, da lạnh nhớp mồ hôi: huyết áp hạ,huyết áp tối đa dưới 90mmHg hoặc huyết áp kẹp (khoảng cách giữa tối đa và tốithiểu (20mmHg)

Nếu không xử trí kịp thời, sốc diễn biến rất nhanh với huyết áp tụt xuốngnhanh và đôi khi không đo được mạch nhỏ khó bắt, bệnh nhân ở trạng thái lơ mơ,thở yếu

Thời gian sốc thường ngắn và bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 12 đến

24 giờ

Trang 20

Không xử trí nhanh chóng thì sốc kéo dài sẽ gây toan chuyển hóa, giảmnatri máu và xuất hiện đông máu nội quản rải rác gây xuất huyết trầm trọng ở tiêuhóa và các cơ quan khác Bệnh nhân có thể xuất huyết não đưa đến hôn mê.

1.5.3 Tiến triển

Thời kỳ hồi phục của sốt xuất huyết Dengue có sốc hoặc không sốc đềunhanh chóng: bệnh nhân ăn ngon miệng và thèm ăn là dấu hiệu tiên lượng tốt.Trong giai đoạn hồi phục có thể gặp tim đập chậm hoặc loạn nhịp xoang và khỏitrong vài ngày [29]

1.5.4 Phân loại mức độ nặng hoặc nhẹ của bệnh Dengue xuất huyết

Theo TCYTTG chia làm 4 độ:

Dengue xuất huyết không sốc

- Ðộ I: Sốt kéo dài 2-7 ngày, kèm theo các dấu hiệu không đặc hiệu (rức

đầu, đau người ) Dấu hiệu dây thắt dương tính.

- Ðộ II: Dấu hiệu như độ I kèm theo xuất huyết ngoài da, niêm mạc, phủtạng

Dengue xuất huyết có sốc

- Ðộ III: có dấu hiệu suy tuần hoàn, huyết áp hạ hoặc kẹp, mạch nhanhyếu, da lạnh, người bứt rứt, vật vã

- Ðộ IV: sốc sâu mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được, chân taylạnh (HA=0)

1.5.5 Xét nghiệm

- Tiểu cầu: giảm dưới 100.000/mm3, thường gặp vào ngày thứ 2 trở đi

- Dung tích hồng cầu (hematocrit) tăng trên 20% (bình thường dung tíchhồng cầu: 0,38-0,40) Khi dung tích hồng cầu tăng biểu hiện sự cô đặc máu vàthoát huyết tương

Với hai triệu chứng như sốt 2-7 ngày, có biểu hiện xuất huyết ở da,niêm mạc hoặc có dấu hiệu dây thắt dương tính, kèm theo hai dấu hiệu phi lâm

Trang 21

sàng là hạ tiểu cầu <100.000/mm3 và hematocrit tăng là đủ để chẩn đoán lâmsàng Dengue xuất huyết.

Khi có tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng phổi (lâm sàng, X-Quangphổi) và/hoặc giảm albumin trong máu là bằng chứng rõ rệt của sự thoát quảnhuyết tương

- Bạch cầu: bình thường hoặc hạ Tăng tế bào huyết tương(plasmocyte)

- Giảm protein và natri trong máu,

- Transaminase huyết thanh tăng nhẹ

- Trong sốc kéo dài sẽ có toan chuyển hóa

- Bổ thể (chủ yếu C3a, C5a) trong huyết thanh giảm

Xét nghiệm về đông máu và tiêu fibrin nhận thấy: giảm flbrinogen,prothrombin, yếu tố VIII, yếu tố VII, yếu tố XII, antithrombin II và alpha-antiplasmin (yếu tố ức chế alpha-plasmin)

Trong các trường hợp nặng nhận thấy có giảm prothrombin phụ thuộcvitamin K như các yếu tố V, VII, X Khoảng 1/3 các trường hợp Dengue có sốcthì thời gian Prothrombin kéo dài và 1/2 số bệnh này có thời gian Thromboplastinbán phần kéo dài (Partial prothromboplastin time),

- Ðôi khi trong nước tiểu có albumin nhưng nhẹ và nhất thời [27]

1.6 BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

Việc phòng chống SXHD tập trung giải quyết các khâu cơ bản sau:

- Phát hiện, chẩn đoán và điều trị SXHD

- Nghiên cứu vắc xin dự phòng

- Phòng, chống véc tơ truyền bệnh

Cho đến nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho SXHD Mặc dù đã cónhững vắc xin hiệu quả với cả 4 type vi rút đang được thử nghiệm nhưng phải mấtmột thời gian dài nữa mới có thể đưa vắc xin vào sử dụng trong y tế công cộng

Trang 22

Tuy nhiên, khi đó vắc xin cũng chỉ bổ sung chứ không thể thay thế được các biệnpháp phòng, chống hiện hành Vì vậy, hiện tại biện pháp duy nhất có hiệu quả đểphòng, chống SXHD là phòng, chống véc tơ.

Có nhiều biện pháp kiểm soát Aedes, trong đó có biện pháp đã được thửnghiệm và tỏ ra có hiệu quả trong những bối cảnh khác nhau

1.6.1 Biện pháp về môi trường

Năm 1980, Hội đồng chuyên gia của TCYTTG về phòng, chống véc tơ bằngsinh học đã đưa ra 3 hình thức quản lý môi trường bao gồm:

- Thay đổi môi trường: Loại bỏ lâu dài nơi sinh sống của véc tơ

- Cải tạo môi trường: Thay đổi tạm thời nơi sinh sống của véc tơ bao gồmquản lý dụng cụ chứa nước (DCCN) thiết yếu và không thiết yếu, cũng như loại

bỏ ổ sinh sản tự nhiên của muỗi

- Thay đổi điều kiện ở hoặc hành vi của con người làm giảm khả năng tiếpxúc của véc tơ với con người

Thực hiện các phương pháp trên bao gồm cải thiện hệ thống cung cấp nướcsạch, quản lý chất thải rắn, biến đổi môi trường sống của lăng quăng

* Cải thiện hệ thống cung cấp nước sạch: Việc cung cấp nước sạch không

đầy đủ sẽ làm tăng tình trạng trữ nước mà chính DCCN là nơi sinh sản của muỗiAedes aegypti Vì vậy, nguồn nước sạch cần được cung cấp liên tục và đầy đủ

* Quản lý dụng cụ chứa nước: Với DCCN có ích hoặc đang sử dụng (như

hồ, bồn, lu, khạp, kiệu, chân kê cây cảnh, chân kê tủ chén, bình bông, v.v) dùngcác biện pháp đậy nắp kín, lưới che, thả cá, Mesocyclops, thay nước và súc rửa,

bỏ muối, v.v Các DCCN không có ích (như vỏ lon đồ hộp, vỏ xe hỏng, chai lọ,

lu, chén bể, v.v) cần được thu gom để tái sử dụng hoặc hủy bỏ, khi chưa sử dụnghoặc hủy bỏ phải được lật úp, che đậy Các ổ tự nhiên (như hốc cây, kẽ lá) cầnđược loại bỏ, lấp kín, đục thủng hoặc biến đổi để ngăn ngừa sự sinh sản của muỗiAedes aegypti

Trang 23

* Biến đổi môi trường: Nhà cửa thông thoáng sáng sủa, gọn gàng sẽ hạn chế nơi trú ngụ của muỗi Aedes aegypti Thiết kế nhà cũng cần lưu ý tránh tạo ra các

vũng nước đọng ngăn ngừa muỗi đẻ trứng Các biện pháp ngăn chặn cơ học nhằmhạn chế sự tiếp xúc nguồn véc tơ cũng được áp dụng rộng rãi như thuốc xua đuổimuỗi, bình phun muỗi, nhang trừ muỗi, đèn diệt muỗi, lưới chắn muỗi, màng tẩmthuốc diệt côn trùng và ngủ màn cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi Aedes aegyptichích [29]

1.6.2 Biện pháp sinh học

Nhiều loài động vật có thể tấn công lăng quăng như cá, nòng nọc, Cyclopidcopepod, rệp nước, bọ cánh cứng, ấu trùng chuồn chuồn, trong đó cá vàMesocyclops được áp dụng nhiều nhất vì nguồn cung cấp dễ dàng và duy trì đượcquần thể lâu dài sau khi phóng thả

Mesocyclops lần đầu tiên được phát hiện có khả năng ăn lăng quăng vàonăm 1989, và từ đó được nghiên cứu cả trong phòng thí nghiệm và trên thực tế.Kết quả nghiên cứu từ năm 1989-1998 ở 26 tỉnh, thành, cho thấy 9 loàiMesocyclops có sẵn trong tự nhiên, khả năng sinh sản, sống sót và ăn lăng quăngcao Tuy nhiên, Mesocyclops chỉ thích hợp với các DCCN lớn như hồ xây, lu,khạp, giếng hoặc các dụng cụ chứa nước lâu, còn các vật phế thải như chai lọ, tôchén, lu hũ bể, vỏ đồ hộp, v.v chứa ít nước, không thường xuyên nênMesocyclops khó tồn tại và phát triển được

Ở Việt Nam, nghiên cứu cá diệt lăng quăng được tiến hành và áp dụng cóhiệu quả tốt trong phòng, chống SXHD từ nhiều năm nay Các tác giả nhận thấycác loài cá như cá vàng, hắc mô ni, bảy màu, cá lia thia, rô phi, cá rô con, cá sóc,chép lai, v.v đều có thể sử dụng diệt lăng quăng Aedes aegypti Các tác giả nhậnthấy các loài cá trên không gây ảnh hưởng tới chất lượng nước trong các dụng cụ

thả cá và chỉ số muỗi Aedes aegypti trong các khu vực có cá giảm từ 2 đến 11 lần

so với vùng đối chứng Khả năng ăn lăng quăng muỗi của các loài cá rất rõ ràng,

Trang 24

tuy nhiên, cá chỉ nên được thả vào các DCCN có kích thước lớn (ít nhất là trên 10lít) Các DCCN có kích thước nhỏ không thể áp dụng biện pháp này được Vì vậy,biện pháp thả cá luôn phải phối hợp với biện pháp làm giảm nguồn sinh sản củamuỗi thông qua việc quản lý môi trường (loại bỏ, thau rửa DCCN có kích thướcnhỏ) và giáo dục y tế, nhằm giảm tối đa mật độ quần thể muỗi truyền bệnhSD/SXHD [16]

1.6.3 Biện pháp hóa học

Biện pháp này nhằm diệt muỗi nhiễm vi rút trong các vụ dịch hoặc diệtlăng quăng/nhộng như sử dụng hạt Temephos thả vào các DCCN, phun khônggian hoặc phun tồn lưu hóa chất Biện pháp dùng hóa chất diệt muỗi trưởngthành đã có tác dụng dập dịch ở nhiều nước trên thế giới Tuy vậy, ngày nayngười ta biết rõ lợi ích và tác hại của hóa chất diệt côn trùng đến sức khỏe, môitrường và sự kháng thuốc nên đã tìm cách giảm và tránh lạm dụng hóa chất.Song diệt ngay đàn muỗi nhiễm vi rút trong các vụ dịch SXHD, chưa có biệnpháp hiệu quả hơn thay thế biện pháp phun không gian hóa chất diệt côn trùng

1.7 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT

Nghiên cứu nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành sốt phòng chống xuấthuyết của người dân do Lê Thị Thanh Hương và cs thực hiện tại xã BìnhThành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp (2009) cho biết, tỉ lệ người dân tại

xã Bình Thành có kiến thức và thực hành đúng về SXHD cao hơn hẳn so vớitrước can thiệp (kiến thức đúng tăng từ 50% - 90%; thực hành đúng tăng từ26,0% lên 53,3%), riêng thái độ của người dân tại xã về phòng chống SXHkhông có sự thay đổi rõ rệt so với trước khi can thiệp (57% trước can thiệp và58% sau can thiệp) [11]

Trần Văn Hai và cs nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành sốt phòngchống xuất huyết của người dân huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp (2006),cho biết: tỉ lệ người dân có kiến thức đúng về phòng chống SXH là 50%, tỉ lệngười dân có thái độ đúng về phòng chống SXH là 57% và tỉ lệ người dân có

Trang 25

thực hành đúng về phòng chống SXH chỉ chiếm 26% Nghiên cứu cũng tìmthấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức đúng và thực hànhđúng về phòng chống SXH Nguồn thông tin về phòng chống SXH mà ngườidân địa phương thường tiếp cận chủ yếu là ti vi (58,8%), hệ thống loa đài phátthanh (48,7%) và nhân viên y tế (16,8%) Đây cũng là 3 kênh cung cấp thôngtin chính và được người dân ưa thích nhất [6]

Kết quả nghiên cứu về “Đánh giá về mô hình phòng chống SXH dựavào cộng đồng thông qua lực lượng công tác viên ở khu vực phía Nam” doNguyễn Thị Kim Tiến và cs thực hiện năm 1999-2000; cho biết: tỷ lệ ngườidân có biết tác nhân truyền bệnh là muỗi và lăng quăng 80,0% Tỷ lệ ngườidân có kiến thức đúng về phát hiện bệnh SXH 41,0% [25]

Nghiên cứu của Lương Chấn Quang và cs về Đánh giá hiệu quả và tínhkhả thi của mô hình cộng tác viên phòng chống SXH ở xã Hương Mỹ, huyện

Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, năm 2002-2003, cho biết: tỷ lệ người dân biết các dấuhiệu của SXH 94,0% Hiểu biết muỗi là trung gian truyền bệnh SXH chiếm95,0%

Cao Thị Mỹ Nhơn nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành vềsốt phòng chống xuất huyết của người dân xã Tân Hào, huyện GiồngTrôm, tỉnh Bến Tre (2006), cho biết: tỉ lệ người dân có kiến thức đúng

về phòng chống SXH là 87,9%, tỉ lệ người dân có thái độ đúng vềphòng chống SXH là 60,0% và tỉ lệ người dân có thực hành đúng vềphòng chống SXH chỉ chiếm 42,3% [13]

Bảng 1.1 Tóm tắt các nghiên cứu về mức độ hiểu biết bệnh SXHD

Nội dung Tác giả

Địa điểm Thời gian

Có nghe nói về bệnh

Biết nguyên nhân

Biết triệu chứng

Nguyễn Thị Kim Tiến Khu vực phía Nam,

Sốt: 71,3% XH: 47,6% Trung tâm TT GDSK P.4, Thị xã Tân An,

Trang 26

Lý Lệ Lan Q 5 TP.HCM, 2004 93,1% 92,2% 54% Trần Như Hải H Đắc Nông- Tỉnh

Sốt: 88,61% XH: 52,43% Nguyễn Thái Hòa Hương Chữ- Hương

Sốt xuất huyết là một bệnh dịch lưu hành tản mãn trên 12 huyện thị, thànhcủa tỉnh Hà Tĩnh, nhưng tập trung chủ yếu là các huyện đồng bằng như Lộc

Hà, Thạch Hà, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, Đức Thọ

Bảng 1.2. Tình hình mắc, chết SXHD giai đoạn 2000 – 2008 tại Hà Tĩnh

(Nguồn số liệu: Báo cáo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Tĩnh)

Qua bảng cho ta thấy rằng tình hình sốt xuất huyết ở Tỉnh Hà Tĩnhchứa đầy tiềm ẩn của sự nguy cơ bùng nổ dịch sốt xuất huyết

* TÌNH HÌNH SXHD Ở HUYỆN LỘC HÀ

Trang 27

Lộc Hà là một huyện duyên hải miền trung của tỉnh Hà Tĩnh, có diệntích là 118,53 km2, dân số 79.896 người, mật độ dân số là 674 người/km2

(theo số liệu của Niên gián thống kê năm 2009) Vị trí địa lý nằm sát cửa biển

cửa Sót nước luôn bị nhiễm mặn, nên gây không ít khó khăn trong vấn đề sửdụng nước sạch Người dân thường sử dụng nguồn nước tự nhiên như nướcmưa chứa trong lu, hồ khạp, là những nơi chứa các véc tơ truyền bệnh sốtxuất huyết Sông Nghèn chia cắt huyện ra thành 2 vùng, vùng thượng gồm 6

xã, vùng hạ gồm 7 xã Dân vùng thượng sống nhờ trồng lúa nên sử dụngnhiều là nước giếng, dân miền hạ do nguồn nước bị nhiễm mặn do vậy có tậptục sử dụng nhiều dụng cụ chứa nước mưa, điều kiện sinh hoạt và vệ sinhthấp, mặt bằng dân trí thấp Do vậy dịch bệnh có điều kiện xảy ra nhiều hơnnhất là sốt xuất huyết

Bảng 1.3. Số liệu SXH qua các năm ở huyện Lộc Hà

(Nguồn số liệu: Báo cáo Trung tâm Y tế dự phòng Lộc Hà)

Thạch Kim là xã vùng ven biển của huyện Lộc Hà, có mật độ dân số cao(theo số liệu điều tra dân số của xã năm 2009 là 12.987 người, diện tích địagiới của xã là 1,2km2), điều kiện sinh hoạt và vệ sinh thấp, nhà ở chật chội,nước bị nhiễm mặn nên người dân thường sử dụng nhiều dụng cụ để chứanước mưa, mặt bằng dân trí thấp, không đồng đều, mức độ giao lưu buôn bánvới người dân nơi khác lớn nên dễ xảy ra các vụ dịch sốt xuất huyết với tỷ lệmắc cao (Ví dụ năm 2004 số mắc là 27 bệnh nhân, năm 2007 số mắc là 75bệnh nhân)

Trang 28

Chương 2ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Tất cả người dân trên từ 18 dến 60 tuổi hiện đang sinh sống tại xã ThạchKim huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh

Địa điểm nghiên cứu

- Xã Thạch Kim huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh

Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 5/2010 đến tháng 7/2010

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp

nghiên cứu ngang mô tả

Trong đó n: số mẫu tối thiểu cần tìm

p : tỷ lệ hộ gia đình nắm được kiến thức, thái độ, thực hành về phòngchống bệnh sốt xuất huyết Dengue Giả sử p = 0,5 và tiến hành với cỡ mẫu lớnnhất

α: mức ý nghĩa thống kê

Chọn α = 5% , khi đó Zα/2 = 1,96d: khoảng sai lệch mong muốn Chọn d = 0,06Thay vào công thức trên tìm được n = 266,77 Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra là

Trang 29

2.2.3 Tiêu chuẩn chọn mẫu

Người dân từ 18 - 60 tuổi có khả năng trả lời những cau hỏi phỏng vấn vềbệnh SXH tại cộng đồng Những người mắc bệnh tâm thần, lú lẫn già cả, hoặckhông đồng ý tham gia phỏng vấn sẽ bị loại trừ khỏi đối tượng nghiên cứu

2.2.4 Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên

Xã Thạch Kim có 6 thôn, tại mỗi thôn, chúng tôi chọn 100 hộ để phỏngvấn

Lập danh sách tên các chủ hộ gia đình của từng thôn lên một bảng, rồi dùngbảng số ngẫu nhiên để chọn số cá thể trong thôn vào mẫu nghiên cứu sao cho đủ

Ngày đăng: 23/07/2014, 02:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Tóm tắt các nghiên cứu về mức độ hiểu biết bệnh SXHD Nội dung - Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 1.1. Tóm tắt các nghiên cứu về mức độ hiểu biết bệnh SXHD Nội dung (Trang 27)
Bảng 3.3. Phân bố tuổi của đối tượng phỏng vấn - Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3.3. Phân bố tuổi của đối tượng phỏng vấn (Trang 35)
Bảng 3.2. Phân bố giới của đối tượng phỏng vấn - Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3.2. Phân bố giới của đối tượng phỏng vấn (Trang 35)
Bảng 3.4. Phân bố mức học vấn của đối tượng phỏng vấn - Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3.4. Phân bố mức học vấn của đối tượng phỏng vấn (Trang 36)
Bảng 3.7. Nguồn thông tin về bệnh SXHD  (n=508) - Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3.7. Nguồn thông tin về bệnh SXHD (n=508) (Trang 38)
Bảng 3.10. Hiểu biết loại muỗi truyền bệnh SXHD (n=508) - Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3.10. Hiểu biết loại muỗi truyền bệnh SXHD (n=508) (Trang 39)
Bảng 3.11. Hiểu biết thời gian đốt của muỗi truyền bệnh SXHD (n=508) - Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3.11. Hiểu biết thời gian đốt của muỗi truyền bệnh SXHD (n=508) (Trang 39)
Bảng 3.9. Hiểu biết nguyên nhân mắc bệnh SXHD (n=508) - Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3.9. Hiểu biết nguyên nhân mắc bệnh SXHD (n=508) (Trang 39)
Bảng 3.13. Hiểu biết vị trí thường đậu của muỗi truyền bệnh SXHD(n=508) - Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3.13. Hiểu biết vị trí thường đậu của muỗi truyền bệnh SXHD(n=508) (Trang 40)
Bảng 3.22. Chăm sóc tại nhà khi trẻ bị bệnh SXHD (n=508) - Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3.22. Chăm sóc tại nhà khi trẻ bị bệnh SXHD (n=508) (Trang 43)
Bảng 3.21. Hành động đầu tiên khi người nhà mắc bệnh SXHD (n=508) - Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3.21. Hành động đầu tiên khi người nhà mắc bệnh SXHD (n=508) (Trang 43)
Bảng 3.23. Thực hành phòng chống mỗi truyền bệnh SXHD (n=508) - Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3.23. Thực hành phòng chống mỗi truyền bệnh SXHD (n=508) (Trang 44)
Bảng 3.25. Đánh giá thực hành của người dân về phòng chống bệnh - Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3.25. Đánh giá thực hành của người dân về phòng chống bệnh (Trang 45)
Bảng 3.29. Liên quan giữa học vấn và thực hành phòng chống SXHD Mức học vấn Thực hành Tổng Tỷ lệ Thống kê - Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh
Bảng 3.29. Liên quan giữa học vấn và thực hành phòng chống SXHD Mức học vấn Thực hành Tổng Tỷ lệ Thống kê (Trang 47)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w