Biện pháp sinh học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 25 - 26)

Nhiều loài động vật có thể tấn công lăng quăng như cá, nòng nọc, Cyclopid copepod, rệp nước, bọ cánh cứng, ấu trùng chuồn chuồn, trong đó cá và Mesocyclops được áp dụng nhiều nhất vì nguồn cung cấp dễ dàng và duy trì được quần thể lâu dài sau khi phóng thả.

Mesocyclops lần đầu tiên được phát hiện có khả năng ăn lăng quăng vào năm 1989, và từ đó được nghiên cứu cả trong phòng thí nghiệm và trên thực tế. Kết quả nghiên cứu từ năm 1989-1998 ở 26 tỉnh, thành, cho thấy 9 loài Mesocyclops có sẵn trong tự nhiên, khả năng sinh sản, sống sót và ăn lăng quăng cao. Tuy nhiên, Mesocyclops chỉ thích hợp với các DCCN lớn như hồ xây, lu, khạp, giếng hoặc các dụng cụ chứa nước lâu, còn các vật phế thải như chai lọ, tô chén, lu hũ bể, vỏ đồ hộp, v.v chứa ít nước, không thường xuyên nên Mesocyclops khó tồn tại và phát triển được.

Ở Việt Nam, nghiên cứu cá diệt lăng quăng được tiến hành và áp dụng có hiệu quả tốt trong phòng, chống SXHD từ nhiều năm nay. Các tác giả nhận thấy các loài cá như cá vàng, hắc mô ni, bảy màu, cá lia thia, rô phi, cá rô con, cá sóc, chép lai, v.v đều có thể sử dụng diệt lăng quăng Aedes aegypti. Các tác giả nhận thấy các loài cá trên không gây ảnh hưởng tới chất lượng nước trong các dụng cụ thả cá và chỉ số muỗi Aedes aegyptitrong các khu vực có cá giảm từ 2 đến 11 lần so với vùng đối chứng. Khả năng ăn lăng quăng muỗi của các loài cá rất rõ ràng,

tuy nhiên, cá chỉ nên được thả vào các DCCN có kích thước lớn (ít nhất là trên 10 lít). Các DCCN có kích thước nhỏ không thể áp dụng biện pháp này được. Vì vậy, biện pháp thả cá luôn phải phối hợp với biện pháp làm giảm nguồn sinh sản của muỗi thông qua việc quản lý môi trường (loại bỏ, thau rửa DCCN có kích thước nhỏ) và giáo dục y tế, nhằm giảm tối đa mật độ quần thể muỗi truyền bệnh SD/SXHD [16].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 25 - 26)