Thái độ về phòng chống SXHD

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 52 - 54)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.2. Thái độ về phòng chống SXHD

* Tầm quan trọng của bệnh SXHD đối với sức khỏe cộng đồng

Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh sốt xuất huyết Dengue hiện đang lan truyền ở nhiều nước trên thế giới với khảng 20 triệu người bị nhiễm vi rút Dengue và khoảng 500.000 trường hợp bị sốt xuất huyết Dengue phải nhập viện, trong đó chủ yếu là trẻ em. Sốt xuất huyết Dengue có thể gây bệnh cảnh nguy kịch, hội chứng sốc Dengue nhanh chóng dẫn tới tử vong. Tỷ lệ tử vong đến 5%, thậm chí cao hơn nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Trong nghiên cứu này, khi đánh giá tầm quan trọng của bệnh SXHD, tỷ lệ người dân cho rằng bệnh SXHD là nguy hiểm chiếm rất cao (505/508) 99,4%. Kết quả này cho thấy khi người dân thấy được tầm quan trọng của bệnh SXHD thì việc tiến hành can thiệp để hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh SXHD trong cộng đồng sẽ thuận lợi hơn nhiều.

* Lời khuyên ngủ màn

Tỷ lệ người dân đồng ý với lời khuyên ngủ màn đề phòng chống bệnh SXHD chiếm 89,4%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả điều tra KAP về phòng chống SXHD tại quận 5 tp.Hồ Chí Minh (62,4%) [15] và huyện

Bình Thành thành phố Hồ Chí Minh (51,3%) [6].

* Đồng ý đậy kín các vật chứa nước trong nhà

Tỷ lệ người dân đồng ý với lời khuyên đậy kín các vật chứa nước trong nhà để không cho muỗi SXHD sinh sản chiếm 76,6%. Tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Lê Hoàng Ninh ở quận 5 tp. Hồ Chí Minh (87,3%) và kết quả ở quận Tân Bình (92,8%) [15].

* Đồng ý thu dọn vật phế thải chứa nước xung quanh nhà

Tỷ lệ người dân đồng ý thu dọn vật phế thải chứa nước xung quanh nhà chiếm tỷ kệ 79,7% cao hơn kết quả khảo sát tại Bến Tre (30,9%) [18] nhưng thấp hơn kết quả khảo sát KAP tại Quận 5 thành phố Hồ Chí Minh (91,3%) [14]. Khoa học đã chứng minh rằng muỗi Aedes đẻ trứng, sau đó sinh ra bọ gậy (cung quăng) ở các dụng cụ chứa nước trong gia đình như chum, vại, bể nước, lọ hoa, chậu cảnh... hoặc ở ngoài nhà như hốc cây có nước, máng nước, vỏ đồ hộp, vỏ chai... hoặc ở rãnh nước, ao hồ. Chu kỳ phát triển từ trứng đến muỗi trưởng thành khoảng 11-18 ngày, khi nhiệt độ 29-31oC. Mật độ muỗi thường tăng vào mùa mưa, do đó, muốn phòng bệnh tốt cần phải loại bỏ được những dụng cụ chứa nước nơi muỗi đẻ trứng, hoặc thả cá ăn bọ gậy. Một nghiên cứu tại Quốc đảo Fiji cho thấy, mặc dù vỏ xe, thùng chứa các loại chỉ chiếm 10% các vật chứa tìm thấy bọ gậy của Aedes nhưng là nơi phát sinh 83-99% muỗi Aedes trưởng thành. Do vậy có thể ngăn ngừa sự phát triển của muỗi trong các vật trữ, chứa nước bằng cách thả cá ăn lăng quăng vào vật chứa hoặc dẹp bỏ vật liệu phế thải chung quan nhà mới mong triệt tiêu đường sinh sản của muỗi Aedes.

* Sử dụng nhang muỗi hoặc bình xịt muỗi

Tỷ lệ người dân đồng ý với lời khuyên nên sử dụng phương tiện xua đuổi muỗi như nhang, bình xịt chiếm 64,0%. Kết quả này thấp hơn kết quả khảo sát tại xã Bình Thành-tỉnh Đồng Tháp (91,3%) [6]. Ngày nay các nhà khoa học đã đã

chứng minh rằng biện pháp dùng hóa chất rất độc hại, hiệu quả lại thấp, do độc tính của hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhiều hơn so với muỗi [29].

* Đánh giá chung thái độ của người dân về phòng chống SXHD

Trong nghiên cứu này, tỷ lệ người dân có thái độ đúng đắn với việc phòng chống bệnh SXH chỉ chiếm 62,0%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w