KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 59 - 61)

SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

* Kiến thức: 84,7% người dân đã từng nghe nói về SXHD. 75,2% người

dân hiểu biết đúng triệu chứng của SXHD là sốt cao liên tục > 2 ngày. 79,9% người dân biết trung gian truyền bệnh SXHD là muỗi. 79,9% người dân biết muỗi vằn là loại muỗi truyền bệnh SXHD. 21,4% người dân biết đúng thời gian đốt của muỗi truyền bệnh SXHD chủ yếu vào ban ngày. 66,5% người dân biết nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh SXHD trong những DCCN, bình bông, vật phế thải. 45,5% người dân biết nơi muỗi truyền bệnh SXHD thường đậu là quần áo, chăn màn, các đồ dùng trong nhà.

* Thái độ: 99,4% người dân cho rằng bệnh SXHD là nguy hiểm. 89,4%

người dân đồng ý với lời khuyên ngủ màn. 76,6% người dân đồng ý với lời khuyên đậy kín các vật chứa nước trong nhà. 79,7% người dân đồng ý với lời khuyên thu dọn vật phế thải chứa nước xung quanh nhà. 64,0% người dân đồng ý với lời khuyên sử dụng nhang muỗi hoặc bình xịt muỗi.

* Thực hành: khi bị SXHD, 83,0% người dân đưa người nhà đến trạm y tế

xã. Tỷ lệ người dân thực hành đúng trong việc chăm sóc trẻ bị bệnh SXHD: Dùng thuốc hạ nhiệt (38,6%); lau mát (36,2%), cho uống nhiều nước 17,5%. Tỷ lệ người dân sử dụng các biện pháp phòng chống bệnh SXHD: ngủ năm màn (89,4%); loại bỏ dụng cụ phế thải (68,8%); vệ sinh dụng cụ chứa nước (46,6%); dùng hương xua muỗi (38,0%); thường xuyên thay nước lọ hoa (25,0%); đậy kín lu chum vại (28,5%); khai thông cống rãnh (12,4%); dùng bình xịt hóa chất (26,2%).

2. NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNHCỦA NGƯỜI DÂN VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH SXHD CỦA NGƯỜI DÂN VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH SXHD

* Liên quan giữa đặc điểm cá nhân với kiến thức phòng chống SXHD

* Liên quan giữa đặc điểm cá nhân với thực hành về phòng chống SXHD

Có mối liên quan giữa thực hành về phòng chống SXHD với giới, tuổi và học vấn của người dân.

KIẾN NGHỊ

1. Cần có một chương trình truyền thông giáo dục sức khoẻ cho nhân dân về cách phòng chống bệnh SXHD, cụ thể là cung cấp thông tin về muỗi vằn, thời điểm muỗi đốt, thời gian định kỳ súc rửa các vật chứa nước trong

gia đình, dấu hiệu nhận biết bệnh, cách phòng tránh muỗi, bọ gậy hiệu quả. Đặc biệt, cần chú trọng tới những người có trình độ học vấn bậc tiểu học.

2. Tăng cường công tác truyền thông-giáo dục sức khỏe thông qua các phương tiện giải trí như Tivi, Radio, hệ thống loa phát thanh.

3. Nên thực hiện nghiên cứu can thiệp nhằm nâng cao hơn nữa kiến thức, thái độ và thực hành của người dân về phòng chống SXHD./.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 59 - 61)