CÁC NGHIÊN CỨU VỀ PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 26 - 28)

Nghiên cứu nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành sốt phòng chống xuất huyết của người dân do Lê Thị Thanh Hương và cs thực hiện tại xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp (2009) cho biết, tỉ lệ người dân tại xã Bình Thành có kiến thức và thực hành đúng về SXHD cao hơn hẳn so với trước can thiệp (kiến thức đúng tăng từ 50% - 90%; thực hành đúng tăng từ 26,0% lên 53,3%), riêng thái độ của người dân tại xã về phòng chống SXH không có sự thay đổi rõ rệt so với trước khi can thiệp (57% trước can thiệp và 58% sau can thiệp) [11].

Trần Văn Hai và cs nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành sốt phòng chống xuất huyết của người dân huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp (2006), cho biết: tỉ lệ người dân có kiến thức đúng về phòng chống SXH là 50%, tỉ lệ người dân có thái độ đúng về phòng chống SXH là 57% và tỉ lệ người dân có

thực hành đúng về phòng chống SXH chỉ chiếm 26%. Nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức đúng và thực hành đúng về phòng chống SXH. Nguồn thông tin về phòng chống SXH mà người dân địa phương thường tiếp cận chủ yếu là ti vi (58,8%), hệ thống loa đài phát thanh (48,7%) và nhân viên y tế (16,8%). Đây cũng là 3 kênh cung cấp thông tin chính và được người dân ưa thích nhất [6].

Kết quả nghiên cứu về “Đánh giá về mô hình phòng chống SXH dựa vào cộng đồng thông qua lực lượng công tác viên ở khu vực phía Nam” do Nguyễn Thị Kim Tiến và cs thực hiện năm 1999-2000; cho biết: tỷ lệ người dân có biết tác nhân truyền bệnh là muỗi và lăng quăng 80,0%. Tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về phát hiện bệnh SXH 41,0% [25].

Nghiên cứu của Lương Chấn Quang và cs về Đánh giá hiệu quả và tính khả thi của mô hình cộng tác viên phòng chống SXH ở xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, năm 2002-2003, cho biết: tỷ lệ người dân biết các dấu hiệu của SXH 94,0%. Hiểu biết muỗi là trung gian truyền bệnh SXH chiếm 95,0%.

Cao Thị Mỹ Nhơn nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành về sốt phòng chống xuất huyết của người dân xã Tân Hào, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre (2006), cho biết: tỉ lệ người dân có kiến thức đúng về phòng chống SXH là 87,9%, tỉ lệ người dân có thái độ đúng về phòng chống SXH là 60,0% và tỉ lệ người dân có thực hành đúng về phòng chống SXH chỉ chiếm 42,3% [13].

Bảng 1.1. Tóm tắt các nghiên cứu về mức độ hiểu biết bệnh SXHD

Nội dung Tác giả Địa điểm Thời gian Có nghe nói về bệnh Biết nguyên nhân Biết triệu chứng

Nguyễn Thị Kim Tiến Khu vực phía Nam,

1998 91,1% 78,7%

Sốt: 71,3% XH: 47,6% Trung tâm TT GDSK P.4, Thị xã Tân An,

Lý Lệ Lan Q. 5 TP.HCM, 2004 93,1% 92,2% 54%

Trần Như Hải H. Đắc Nông- Tỉnh

Đắc Nông, 2001 96,55% 92,58%

Sốt: 88,61% XH: 52,43%

Nguyễn Thái Hòa Hương Chữ- Hương

Trà - T.T Huế, 2002 80,0% Sốt: 85,5% Nguyễn Đỗ Nguyên TP. HCM, 1997 49% Trương Đình Định Quảng Bình, 2005 68,5 – 98,5% 66,5 – 90,5% 1.8. TÌNH HÌNH SXH TẠI HÀ TĨNH

Tỉnh Hà Tĩnh phía Bắc giáp với Nghệ An, phía Nam giáp với Quảng Bình, phía Tây giáp với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Đông giáp Biển Đông. Hà Tĩnh có diện tích 6.025km2, dân số trung bình 1.280.549 người, mật độ dân số là 213 người/ km2, gồm có 12 đơn vị hành chính huyện, thị, thành với 262 xã, phường, thị trấn. Hà Tĩnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm.

Sốt xuất huyết là một bệnh dịch lưu hành tản mãn trên 12 huyện thị, thành của tỉnh Hà Tĩnh, nhưng tập trung chủ yếu là các huyện đồng bằng như Lộc Hà, Thạch Hà, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, Đức Thọ.

Bảng 1.2. Tình hình mắc, chết SXHD giai đoạn 2000 – 2008 tại Hà Tĩnh Năm Nội dung 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Số mắc 175 23 102 367 27 166 406 108 151 Số chết 0 0 0 0 0 0 0 0 0 SXHD 126 23 102 348 27 113 269 54

(Nguồn số liệu: Báo cáo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Tĩnh)

Qua bảng cho ta thấy rằng tình hình sốt xuất huyết ở Tỉnh Hà Tĩnh chứa đầy tiềm ẩn của sự nguy cơ bùng nổ dịch sốt xuất huyết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 26 - 28)