Thực hành phòng chống SXHD

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 54 - 57)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.3. Thực hành phòng chống SXHD

* Hành động đầu tiên khi người nhà mắc bệnh SXHD

Hành động đầu tiên khi trong nhà có người mắc SXHD là cực kỳ quan trọng. Vì nếu thực hiện đúng sẽ hạn chế rất nhiều những nguy hiểm gây ra do chăm sóc ban đầu không đúng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người dân đưa bệnh nhân đến khám ở trạm y tế xã chiếm 83,0%, đây là một tỷ lệ khá cao, có lẽ do ở địa phương nghiên cứu, trạm y tế xã là nơi người dân thường tiếp cận để chữa trị các chứng bệnh khi họ gặp phải. Tỷ lệ người dân đến các dịch vụ y tế khác chiếm thấp hơn nhiều so với số người đến trạm y tế xã.

* Chăm sóc tại nhà khi trẻ bị bệnh SXHD

Trong nghiên cứu này, tỷ lệ người dân thực hành đúng trong việc chăm sóc trẻ bị bệnh SXHD, đó là: Dùng thuốc hạ nhiệt (38,6%); lau mát (36,2%), cho uống nhiều nước 17,5%; cho uống nước hoa quả (11,8%). Các biện pháp chăm sóc còn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn. Việc chăm sóc trẻ nhỏ bị bệnh SXHD tại nhà nếu được thực hiện đúng sẽ giúp trẻ mau hồi phục cũng như hạn chế những tai biến do SXHD gây ra cho trẻ nhỏ.

* Biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh SXHD

Kết quả ở bảng 3.24 cho thấy có 3 nhóm biện pháp chính mà người dân thực hiện để phòng chóng bệnh SXHD

1/ Ngủ nằm màn

Màn màn là một trong các biện pháp bảo vệ đã được sử dụng rộng rãi với nỗ lực nhằm bảo vệ cộng đồng nông thôn và bản địa chống lại sốt rét. Màn màn

dường như hiệu nghiệm đối với muỗi đi hút máu ban đêm. Tuy nhiên, trong trường hợp tác nhân truyền bệnh SXHD Aedes hút máu ban ngày, biện pháp này là không thích hợp. Tuy nhiên, biện pháp này có thể hữu hiệu đối với một số nhóm người, chẳng hạn như trẻ sơ sinh hay những người phải ngủ ban ngày.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người dân sử dụng biện pháp nằm màn chiếm 89,4%. Tỷ lệ này cao hơn kết quả nghiên cứu trước đây tại huyện Thanh Bình- Đồng Tháp (36,4%) [11] và kết quả nghiên cứu của Lê Hoàng Ninh tại Quận 5 tp. Hồ Chí Minh (25,3%) [15]. Như vậy, việc tuyên truyền kiến thức phòng chống SXHDD trong cộng đồng dân cư qua từng năm đã dần có hiệu quả đưa đến cho sự chuyển biến trong thực hành đúng các biện pháp phòng chống SXHDD của người dân.

2/ Biện pháp quản lý môi trường

Biện pháp kiểm soát tác nhân truyền bệnh SXHD hiệu quả nhất là quản lý môi trường, bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện và ghi nhận các hoạt động để thay đổi hoặc điều chỉnh các yếu tố môi trường với quan điểm phòng ngừa hoặc làm giảm sự phát triển tác nhân truyền bệnh và tiếp xúc người - tác nhân truyền bệnh - tác nhân gây bệnh SXHDD. Ở châu Á và châu Mỹ, Aedes. aegypsi sinh sản chủ yếu trong các đồ chứa nhân tạo, trong khi ở châu Phi, muỗi sinh sản trong cả hai loại đồ chứa: đồ chứa thiên nhiên, chẳng hạn như hốc cây và nách lá, và trong đồ chứa nhân tạo. Việc khống chế Aedes. aegypsi ở Cuba và Panama vào đầu thế kỷ này dựa vào quản lý môi trường, và nhiều chương trình ở Mỹ đang quay trở lại sách lược cơ bản này. Quản lý môi trường cũng là một phần của biện pháp khống chế Aedes. albopictus, một tác nhân truyền bệnh thứ hai của SXHD ở Thái Bình Dương và châu Á, và là một tác nhân truyền bệnh tiềm năng theo sau những đợt xâm nhiễm gần đây ở châu Phi, Nam châu Âu, và châu Mỹ [27]. Các biện pháp quản lý môi trường để kiểm soát Aedes. aegypti và Aedes. albopictus và làm giảm tiếp xúc người - tác nhân truyền bệnh bao gồm cải thiện nguồn cung

cấp và dự trữ nước, quản lý chất phế thải cứng rắn và biến đổi môi trường sống của lăng quăng. Quản lý môi trường nên tập trung vào sự phá hủy, thay đổi, hủy bỏ hay tái sinh các đồ chứa và môi trường sống tự nhiên của lăng quăng sản sinh ra số lượng lớn muỗi Aedes trưởng thành trong mỗi cộng đồng. Những chương trình này nên được thực hiện đồng thời với các chương trình giáo dục sức khỏe và truyền thông giúp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào kế hoạch, thực hiện và đánh giá chương trình quản lý đồ chứa (thí dụ chiến dịch làm vệ sinh hay dọn sạch nhà thường qui). Các nỗ lực kiểm soát tác nhân truyền bệnh nên khyến khích quản lý chất thải cứng rắn hiệu quả và an toàn cho môi trường bằng cách thực hiện nguyên tắc “giảm thiểu, tái sử dụng, tái sinh”. Ở một số vùng ở châu Phi, các đồ chứa bằng nhựa có thể là môi trường sống của lăng quăng được tái sinh hiệu quả. Các lốp xe cũ là một dạng chất phế thải cứng rắn khác có tầm quan trọng lớn đối với việc khống chế Aedes, chúng nên được tái sinh hay hủy đi bằng cách đốt ở những nơi chế biến rác [24]. Phần trình bày trên cho thấy, quản lý môi trường là giải pháp hữu hiệu nhất trong công tác phòng chống SXHD tại cộng đồng.

Kết quả ở bảng 3.24 cho thấy, tỷ lệ người dân sử dụng các biện pháp quản lý môi trường để phòng chống bệnh SXHD như sau: loại bỏ dụng cụ phế thải (68,8%); vệ sinh dụng cụ chứa nước (46,6%). Các biện pháp còn lại được người dân sử dụng ít hơn như: Thường xuyên thay nước lọ hoa (25,0%); Đậy kín lu chum vại (28,5%); Khai thông cống rãnh (12,4%).

3/ Sử dụng phương tiện hóa chất để xua đuổi muỗi

Hóa chất được sử dụng để kiểm soát Aedes. aegypti từ đầu thế kỷ 20. Trong các chiến dịch chống sốt vàng ở Cuba và Panama, cùng với chiến dịch vệ sinh diện rộng, môi trường sống của lăng quăng Aedes được xử lý với dầu và các khu vực chung quanh nhà ở được rắc bột pyrethrins. Trong 40 năm qua, hóa chất đã được sử dụng rộng rãi để kiểm soát muỗi và các côn trùng khác quan trọng đối

với sức khỏe cộng đồng. Hậu quả, Aedes. aegypti và các tác nhân truyền bệnh khác ở một số nước đã kháng thuốc diệt côn trùng thông thường, bao gồm malathion, fenthion, permethrine, propoxur và fenitrothion. Chúng ta cẩn thận trọng với hóa chất diệt muỗi và lăng quăng vì tất cả các thuốc trừ sâu đều độc ở một mức độ nào đó; do đó nên sử dụng an toàn, bao gồm cẩn thận khi cầm thuốc trừ sâu, an toàn cho người sử dụng thuốc và sử dụng đúng cách trong và xung quanh nhà ở.

Đối với biện pháp sử dụng dụng cụ và hóa chất để diệt muỗi và lăng quăng thì chỉ có 38,0% đối tượng sử dụng nhang xua đuổi muỗi, dùng bình xịt hóa chất 26,2%. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với khảo sát của Lê Hoàng Ninh tại Quận 5 thành phố Hồ Chí Minh (91,8%) [15].

* Đánh giá chung về thực hành của người dân trong việc phòng chống bệnh SXHD

Trong đề tài này, chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ người dân có kiến thức phòng chống bệnh SXHD đạt loại đúng chiếm 77,2%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w