KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG SXHD 1 Kiến thức về phòng chống sốt xuất huyết Dengue

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 48 - 52)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG SXHD 1 Kiến thức về phòng chống sốt xuất huyết Dengue

4.2.1. Kiến thức về phòng chống sốt xuất huyết Dengue

* Nghe nói về sốt xuất huyết Dengue

Mặc dù sốt xuất huyết là bệnh khá phổ biến tại cộng đồng ở nước ta, hầu như địa phương nào cũng xuất hiện bệnh này, Tuy vậy vẫn còn 15,3% người dân được chọn để phỏng vấn trả lời chưa từng nghe nói về SXHD. Đây quả thực là một tồn tại hiếm gặp đối với một bệnh khá phổ biến như SXHD ở Việt Nam. Có thể do người dân bàng quang hoặc do họ ít tiếp cận với phương tiện truyền thông đại chúng như truyền thanh truyền hình, báo chí...

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả điều tra KAP về SXHD tại Pleiku-Gia Lai năm 2002 (86,6%) [12]. Nhưng tỷ lệ nghe nói về SXHD trong đề tài này thấp hơn nghiên cứu của Chu Xuân Hiên tại huyện Bình Chánh, tp. Hồ Chí Minh năm 2007 cho biết có 96% đối tượng nghiên cứu đã nghe

hoặc biết SXHD [7]. Và Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn kết quả của Trần Văn Hai, qua nghiên cứu tại huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp năm 2006 cho biết có 95,8% người dân đã từng nghe biết bệnh SXHD [6].

* Nguồn thông tin sốt xuất huyết

Nguồn cung cấp thông tin về SXHD chủ yếu là truyền hình (56,3%), truyền thanh (35,3%), kế đến là cán bộ y tế (28,5%); chính quyền (15,9%); sách báo, tranh ảnh (14,0%) và bản thân, gia đình có người bệnh (6,1%). Kênh truyền thông qua truyền thanh và truyền hình là quan trọng nhất, một nghiên cứu của Lê Thành Tài và cộng sự tại huyện Phong Điền tp. Cần Thơ năm 2007 cho biết có 87,1% qua kênh radio và ti vi [21]. Nguồn thông tin từ nhân viên y tế là nguồn thông tin phản ánh hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế địa phương trong công tác truyền thông giáo dục sức khỏe (GDSK) cho cộng đồng, do vậy kết quả trên cho thấy công tác truyền thông GDSK cho người dân tại Hà Tĩnh rất có ít hiệu quả so với kênh thông tin từ truyền thanh và truyền hình. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau như y tế địa phương không đủ nhân lực, sự đầu tư phương tiện truyền thông chưa đúng mức địa bàn rộng, nhân viên y tế còn yếu năng lực truyền thông, thiếu sự nhiệt tình mạng lưới cộng tác viên, nhân viên y tế thôn bản chưa đủ mạnh để thực hiện công tác đưa thông tin tuyên truyền giáo dục sức khỏe đến hộ gia đình tại địa bàn còn hạn chế. Đồng thời thiếu sự phối hợp giữa y tế địa phương với mạng lưới y tế tư nhân, với các ban ngành đoàn thể của địa phương để được sự hỗ trợ trong công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe. Ngoài ra còn do ý thức người dân chưa cao, khó vận động họ đến dự các buổi nói chuyện chuyên đề sức khỏe cũng như các buổi truyền thông lồng ghép chương trình dân số với các buổi họp của tổ dân phố, ấp, nhân dân tại địa phương. Chính vì lý do trên nên thông tin về bệnh SXHD đến người dân từ cán bộ y tế chỉ chiếm tỷ lệ thấp, chưa đạt hiệu quả mong muốn.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.9, cho thấy, tỷ lệ người dân biết triệu chứng lâm sàng sốt cao liên tục trên 2 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (75,2%); nổi chấm xuất huyết dưới da (41,1%); mệt mỏi, đau cơ xương, nhức đầu (38,6%). Các tỷ lệ này tương đương so với kết quả nghiên cứu của Cao Thị Mỹ Nhơn tại Giồng Trôm - Bến Tre [13], với biết triệu chứng lâm sàng sốt cao chiếm tỷ lệ (72,1%) và biết dấu hiệu xuất huyết dưới da (43,3%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn so với một số tác giả khác như của Nguyễn Kim Tiến và cộng sự tại Kiên Giang năm 1999 (87%) [26], Nguyễn Thái Hoà (85,5%) [8]. Điều này cho thấy hiệu quả của công tác tuyên truyền GDSK giúp người dân hiểu được các triệu chứng cơ bản ở địa phương cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa. Bên cạnh đó tỷ lệ người dân không biết hoặc biết chưa đúng dấu hiệu cơ bản SXHD còn tương đối cao, đây chính là nguy cơ gây tử vong cao do phát hiện bệnh muộn, không điều trị kịp thời. Vì vậy cần phải tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân về những triệu chứng cơ bản của SXHD để người dân có thể phát hiện bệnh sớm nhằm giảm tỷ lệ tử vong và đặc biệt là ngăn chặn diễn tiến dịch có thể xảy ra trong cộng đồng.

* Hiểu biết nguyên nhân mắc bệnh sốt xuất huyết

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ người dân biết nguyên nhân gây SXHD là do muỗi đốt chiếm tỉ lệ 79,9%. Kết quả này thấp hơn với kết quả nghiên cứu của một số nơi như ở Điện Bàn - Quảng Nam năm 2003 (92%) và ở Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh năm 2003 (92%), nhưng kết quả ở nghiên cứu này tương đương với kết quả nghiên cứu tại Thừa Thiên Huế năm 2002 (80,0%) [8] và Pleiku - Gia Lai năm 2002 (88%) [12]. Có lẽ do hiệu quả của công tác truyền thông GDSK tại địa bàn nghiên cứu chưa cao đã có ít tác động đến sự quan tâm của người dân đối với vấn đề sức khỏe của gia đình và cộng đồng và dẫn đến tỷ lệ hiểu biết nguyên nhân gây SXHD ở xã Thạch Kim thấp hơn các địa phương khác. Do vậy, chính quyền địa phương cũng như y tế cần quan tâm đẩy

mạnh công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống SXHD.

* Hiểu biết loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Qua bảng 3.10 cho thấy tỷ lệ người dân biết loại muỗi vằn truyền bệnh SXHD chiếm 79,9%, tỷ lệ này cao hơn với kết quả nghiên cứu ở Bát Tràng - Gia Lâm Hà Nội năm 1998 (60,9%) nhưng thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu ở Quảng Nam năm 2002 (99%). Như vậy, vẫn còn một số người chưa thật sự nhận biết được véc tơ truyền bệnh SXHD, chưa hiểu rõ đặc tính sinh học của chúng thì việc phòng chống SXHD sẽ bị hạn chế. Do đó việc truyền thông GDSK cần quan tâm đến vấn đề này[28].

* Hiểu biết thời gian đốt của muỗi truyền bệnh SXHD

Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy tỷ lệ người dân biết muỗi truyền bệnh SXHD hoạt động đốt người vào ban ngày chiếm 21,4%; đốt vào ban đêm (39,8%); cả ngày lẫn đêm (26,0%). Tỷ lệ đối tượng xác định đúng về thời gian đốt của muỗi SXHDD chủ yếu là ban ngày chiếm 21,4%. Tỷ lệ này thấp hơn kết quả điều tra tại bệnh viện Nhi Đồng I, TP Hồ Chí Minh (25,2%) []. Nhưng lại cao hơn một số tỉnh khác như tại Thừa Thiên Huế (10%) và tại Quảng Nam (13,25%) [10].

* Hiểu biết nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh SXHD

Trong công tác phòng chống SXHD, việc tuyên truyền vận động người dân hiểu biết nơi sinh sản của muỗi vằn (Aedes) để từ đó vận động người dân dẹp bỏ các dụng cụ chứa nước, cần tập trung giáo dục cho người dân biết nơi nào có nước đọng là nơi muỗi có thể đẻ trứng và phát triển theo đúng phương châm của chương trình phòng chống SXHD: không có bọ gậy không có muỗi, không có muỗi không có sốt xuất huyết. Diệt nơi sinh sản của muỗi là cực kỳ quan trọng trong công tác truyền thông phòng chống SXHD [16].

Qua bảng 3.12, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ người dân biết nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh SXHD trong những DCCN, bình bông, vật phế thải chiếm tỷ lệ khá cao (66,5%). Tuy vậy kết quả này vẫn thấp hơn so với nghiên cứu của Trần

Văn Hai (97,5%) [6].

* Hiểu biết vị trí thường đậu của muỗi truyền bệnh SXHD

Kết quả nghiên cứu cho thấy (bảng 3.13) vẫn còn 54,5% người dân ở cộng đồng chưa biết được nơi trú đậu của muỗi vằn. Điều này sẽ làm hạn chế việc lựa chọn, thực hiện các biện pháp kiểm soát, loại bỏ những điều kiện thuận lợi, ngăn không cho muỗi sinh sản và phát triển.

* Đánh giá chung kiến thức của người dân về SXHD

Về kiến thức chung trong phòng chống bệnh SXHD, chỉ có 76,2% người dân có kiến thức tốt. Tỉ lệ này khá cao so với các nghiên cứu tương tự ở các khu vực khác như ở huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp (50,0%)[11].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân xã thạch kim, huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 48 - 52)