1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM _“ Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên”

25 2,2K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 249 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Để thực hiện tốt sứ mệnh "Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồidưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa vàcon người Việ

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“ Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên”

I/ PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Để thực hiện tốt sứ mệnh "Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồidưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa vàcon người Việt Nam" cùng với sự góp sức của toàn xã hội, ngành giáo dục cần đổimới căn bản, toàn diện, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộquản lý giáo dục; đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy vàhọc ở tất cả các cấp, bậc học; đẩy mạnh thi đua "dạy tốt, học tốt"; nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục truyền thống lịch sử, đạo đức,lối sống, ý thức trách nhiệm xã hội, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tácphong công nghiệp; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽgiữa nhà trường với gia đình và xã hội

Ngay từ khi thành lập nước đến nay, trong suốt quá trình đấu tranh giành độclập và xây dựng nước nhà, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp giáo dụcnên những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được cũng có một phần công sức khôngnhỏ của ngành giáo dục, nhất là trong giai đoạn đất nước ta đang bước vào thời kỳcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nền GD - ĐT cần phải đáp ứng kịp thờinguồn nhân lực, để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Nguồn nhân lực là vốn quí giá nhất, có vai trò quyết định sự thành công củacông cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước nếu ta biết đào tạo bồi dưỡng và

sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả

Dựa vào nguồn nhân lực con người để xây dựng, phát triển đất nước là mộttrong những quan điểm hết sức cơ bản của Đảng ta Đã được đề ra qua Nghị quyếtcác kỳ đại hội Đảng: “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự pháttriển kinh tế xã hội

Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng khoá VII đã chỉ rõ: “Trong công cuộccông nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, những chính sách, giải pháp đúng trongphát triển giáo dục và đào tạo phải hướng tới đào tạo một nguồn nhân lực đáp ứngyêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - Hiện đại hoá trong thời đại ngày nay Đó

là một nguồn nhân lực bao gồm những người có đức, có tài, ham học hỏi, thôngminh sáng tạo, làm việc quên mình vì nền độc lập và sự phồn vinh của Tổ quốc,

Trang 2

được trang bị tốt kiến thức văn hoá, được đào tạo thành thạo về kỹ năng nghềnghiệp, về năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, về điều hành vĩ mô kinh tế vàtoàn xã hội, có trình độ khoa học kỹ thuật vươn lên ngang tầm thế giới

Trong giai đoạn hiện nay, việc bồi dưỡng giáo viên mang tính cấp thiết.Vìđây là công việc phải làm thường xuyên, liên tục và lâu dài để xây dựng một độingũ giáo viên đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng Do đó, người cán bộ quản

lý cần có biện pháp để nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trườngmình công tác Việc nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường đã từngtừng bước nâng cao, song đối với mục đích yêu cầu hiện nay là:“ nâng cao quản líđội ngũ cán bộ giáo viên”, thì chất lượng chuyên môn của nhà trường có phần hạnchế, chưa linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo

Xuất phát từ vị trí, yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học, là người quản lýtrường tiểu học, tôi nhận thấy rằng: Để nâng cao chất lượng chuyên môn cho độingũ Giáo viên trong nhà trường, nhằm đáp ứng được yêu cầu của Đảng và Nhànước, đáp ứng được yêu cầu của ngành giáo dục và đáp ứng được sự mong mỏicủa phụ huynh học sinh thì phải có đội ngũ giáo viên giỏi, đạt chuẩn trở lên theoyêu cầu của ngành Giáo dục đã đề ra

Tôi xác định việc tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên làmột vấn đề mà người cán bộ quản lý cần phải nghiên cứu để vận dụng vào thựctiễn giáo dục địa phương cho năm học này và những năm học tiếp theo đạt kết quảcao hơn

Vì vậy, tôi chọn đề tài “ Nâng cao chất lượng giảng dạy quản lý

đội ngũ giáo viên” trường TH - huyện Krông Păk với quyết tâm nâng

cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên nhà trường ngày càng vữngmạnh

2 Mục tiêu và nhiệm vụ:

a Mục tiêu:

Trên cơ sở đánh giá đúng chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trườngtiểu học làm căn cứ cho việc tìm kiếm mô hình giải pháp nâng cao chất lượnggiảng dạy ở trường cho những năm tới

b Nhiệm vụ:

Khảo sát và phân tích thực trạng về chất lượng giảng dạy của nhà trường từnăm 2009 đến 2012 để tìm ra những ưu điểm cần tiếp tục phát huy và những tồn

Trang 3

tại, yếu kém cần khắc phục Từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượnggiảng dạy của nhà trường trong những năm tiếp theo

3 Phạm vi nghiên cứu:

a Đối tượng nghiên cứu:

Về chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trường tiểu học

b Địa điểm nghiên cứu:

- Trường tiểu học huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lắk

c Thời gian thực hiện đề tài:

Trước yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế, việc bồi dưỡng giáo viên

ở các cấp, một số nguyên tắc đã được đúc kết coi như là sự vận dụng nguyên lýgiáo dục của Đảng, Nhà nước trong nhà trường Những nguyên tắc đó là:

Trang 4

Nội dung bồi dưỡng đội ngũ giáo viên rất phong phú, đa dạng tùy theo yêucầu của mỗi cá nhân, đơn vị, ngành… Vì vậy những nội dung cần bồi dưỡng là:Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng,đạo đức lối sống

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần VIII và nghị quyết hội nghị Ban

chấp hành Trung ương lần thứ hai (khóa 8) của Đảng đã chỉ rõ “Giáo dục và đào

tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.”

Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của sự nghiệp giáo dục là: “Đào tạo con

người có kiến thức văn hoá - Khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ

và có kỹ thuật, giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước và chuẩn bị cho tương lai” Đó là những

người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội “vừa hồng, vừa chuyên” như lời căn dặn

của Bác Hồ

Các Mác và Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh “ Tiền đề thực tiển tuyệt đối cần thiết,

vì không có nó thì tất cả sẽ chỉ là sự nghèo nàn trở thành phổ biến

Nắm vững khoa học của triết học Mác- Lênin là tiền đề quan trọng không thểthiếu để đổi mới tư duy lý luận

Sự bổ sung phát triển lý luận Mác- Lênin phải dựa trên sơ sở thực tiển của giáodục trong công cuộc đổi mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Sự vận dụng sáng tạocủa chủ nghĩa Mác- Lênin là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công đườnglối đổi mới của Đảng

* Nghị quyết Trung ương IV (Khóa VII), Nghị quyết Trung ương II (Khóa

VIII), Nghị quyết Trung ương VI (Khóa IX) đều khẳng định mục tiêu giáo dục chođất nước

- Phải đổi mới quy mô chương trình, nội dung phương pháp giáo dục, cơ sởvật chất kỹ thuật phục vụ, đặc biệt là nguồn lực con người để đáp ứng công cuộc

“Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa” đất nước

- Những nhiệm vụ chủ yếu về giáo dục - đào tạo đã được Hội nghị Trungương VI (Khóa IX) đặc biệt nhấn mạnh: “Từ nay đến năm 2020 cần tập trung giảiquyết 3 nhiệm vụ.Trong đó nhiệm vụ hàng đầu là: Nâng cao hiệu quả giáo dục,muốn vậy trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo”

* Chỉ thị 40.CT/TW ngày 15/6/2004 có nêu: “ Để thực hiện thàng côngchiến lược phát triển giáo dục từ nay đến năm 2020 và chấn hưng đất nước”

Trang 5

- Mục tiêu là “Xây dựng đội ngũ nhà giáo được chuẩn hóa đảm bảo chấtlượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnhchíng trị, phẩm chất lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo” Để đạt được mụctiêu đó, “Chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ nhà giáo….”

2/ Tầm quan trọng của việc quản lý nhà trường như thế nào để có đội ngũ giáo viên giỏi:

Có mũi nhọn giáo viên giỏi sẽ là điều kiện thuận lợi để có đội ngũ học sinhgiỏi Đào tạo đội ngũ học sinh có chất lượng ngày càng cao, trong đó tổ chức bồidưỡng được nhiều học sinh giỏi nhằm đáp ứng nhu cầu cho xã hội trong tình hìnhhiện nay- chính là nhiệm vụ chủ yếu, là mục tiêu quan trọng đối với nhà trường.Đồng thời đó còn là nguyện vọng tha thiết của các gia đình, cha mẹ học sinh và lànhu cầu của xã hội

Có đội ngũ giáo viên giỏi các cấp, có truyền thống bồi dưỡng nhiều học sinhgiỏi đạt giải cao trong các kỳ thi, các nhà trường đó có điều kiện tuyển lựa học

sinh, chọn “đầu vào” có chất lượng khá, đã “có bột” để “gột nên hồ” và cũng có

điều kiện thuật lợi trong việc xã hội hoá giáo dục, tranh thủ sự giúp đỡ có hiệu quảcủa phụ huynh học sinh

Do đó đòi hỏi người giáo viên phải tự trau dồi phẩm chất, năng lực, khôngngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, tìm ra những biện pháp tốt nhằm phát huy hếtkhả năng nội lực

Như vậy, đối với sự nghiệp giáo dục, việc xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi

là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong nhà trường

Là người cán bộ quản lý, chỉ đạo mọi hoạt động, nhất là hoạt động chuyên môntrong nhà trường, tôi thấy mình phải có trách nhiệm cao trong việc đào tạo bồidưỡng, nâng cao chất lượng giáo dục của giáo viên, đảm bảo trình độ giảng dạy

ngày càng cao, phấn đấu trở thành những con người mới “ mỗi thầy cô giáo là một

tấm gương sáng cho học sinh noi theo’’.

Để trở thành một giáo viên dạy giỏi, trước hết người đó phải có tâm đối vớinghề, có tư cách đạo đức, tác phong mẫu mực Có bằng cấp ít nhất là đủ theo tiêuchuẩn của Bộ qui định Càng có bằng cấp cao càng tốt Điều đó trước hết khẳngđịnh năng lực của người giáo viên trong việc học của mình Từ đó mới có thể dạycho người, sau đó là uy tín của mình trước đồng nghiệp, trước phụ huynh học sinh.Người giáo viên dạy giỏi phải không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, có

ý thức học hỏi đồng nghiệp để tiến bộ Điều quan trọng nhất của giáo viên dạy giỏi

là đạt được những thành tích cao trong quá trình dạy học: Đó là số lượng học sinh

Trang 6

giỏi, tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt loại khá, loại giỏi cao Cóhọc sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp và cao hơn nữa là thành tíchđạt giáo viên dạy giỏi các cấp của chính bản thân người giáo viên

Với một trường đã có nhiều thành tích dạy tốt và học tốt như trường Tiểuhọc thì việc bồi dưỡng để có thêm nhiều giáo viên dạy giỏi, có đội ngũ họcsinh giỏi năm sau cao hơn năm trước là vấn đề rất cần thiết

3/ Tình hình nhà trường và trình độ của đội ngũ giáo viên ở trường tiểu

học , Huyện Krông păk, Tỉnh Đăk Lăk.

a Một số nét về trường Tiểu học :

Trường tiểu học , năm 1996 được tách từ trường tiểu học … Trườngthuộc hệ thống giáo dục công lập, chịu sự quản lý trực tiếp của phòng giáo dụcKrông Pắc tỉnh Đắk Lắk

Trường có diện tích 5.024m2 , nằm trên địa bàn của thôn 7, xã , huyệnKrông Pắc

Học sinh trong địa bàn nhà trường tuyển sinh là con em của nhân dân ở cácthôn: 7 ; 8 ; 9 ; 10 Dân cư chủ yếu là người kinh thuộc vùng Hà Tĩnh, thanh hóa ,Thái bình vào làm ăn, sinh sống (địa bàn trường phụ trách không có dân tộc tạichỗ) Qua điều tra có tới 95% hộ gia đình làm nông nghiệp, nhìn chung có trình độhọc vấn thấp, điều kiện, hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn Thực tế, trong địa bànmột bộ phận hộ có kinh tế khá giả, thì tập trung gần mặt đường giao thông Số hộthuộc diện nghèo vẫn còn khá đông Những năm học gần đây, số học sinh thuộcdiện nghèo, khó khăn đột xuất phải nhận trợ cấp của Dự án PEDC (Dự án dành chotrẻ em có hoàn cảnh khó khăn) là khoảng 25% Nhiều gia đình cả vợ chồng phải đilàm nương rẫy cà phê cách nhà rất xa, khoảng 20 đến 150 cây số, phải ở lại rẫyhàng tuần hàng tháng mới về nhà, nhất là trong các đợt vào mùa Vì vậy việc quantâm chăm sóc con cái học hành, việc tiếp cận thông tin và nhận thức về giáo dụccòn nhiều hạn chế

Mặt khác, cán bộ chính quyền địa phương và các đoàn thể mặc dù đã cónhiều quan tâm chỉ đạo công tác giáo dục của địa phương, song cũng mới chỉ tậptrung quan tâm về xây dựng cơ sở vật chất Kinh nghiệm chỉ đạo, lãnh đạo về giáodục tại địa phương còn hạn chế nhất định như công tác điều tra, vận động phối hợpvới gia đình để giáo dục học sinh Tất cả vấn đề nêu trên đã ảnh hưởng khôngnhỏ đến chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường

Trang 7

Sốlớp

SốHS

Sốlớp

SốHS

Sốlớp

SốHS

Nhìn chung các em học sinh đều ngoan, chăm học, biết vâng lời thầy cô giáo.Tuy nhiên do phần đông các em đều thuộc gia đình làm nông nghiệp, điều kiện giađình khó khăn, thiếu sự quan tâm của gia đình về việc học tập Một số học sinh cònphải có nhiệm vụ trông nhà, trông em, lo các công việc gia đình để bố mẹ đi làmrẫy nên các em không có thời gian, không có điều kiện để học tập,sinh hoạt theochương trình học 2 buổi/ngày của nhà trường Số các em này thường chỉ theo họcmột buổi sáng, buổi chiều thường nghỉ học để phụ giúp gia đình Những khó khăn,trở ngại đó đã gây ảnh hưởng nhiều đến việc nâng cao chất lượng giáo dục củatrường

Trang 8

* Về độ tuổi và các điều kiện khác:

Theo bảng số liệu trên, hiện nay nhà trường có 21 giáo viên được phân côngtham gia trực tiếp giảng dạy ở các khối lớp Tính đến năm học 2011-2012, giáoviên của trường có độ tuổi cao nhất là 49 tuổi, thấp nhất là 23 tuổi, tuổi đời bìnhquân của CB-GV trong nhà trường là 36 tuổi (không tính tuổi của nhân viên)

+ Cụ thể về độ tuổi của giáo viên: - Dưới 30: 06 ( nữ 05 )

- Từ 31 – 49 : 19 (nữ 16)Với độ tuổi bình quân như vậy, xét về mặt tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểuhọc thì các em ít hứng thú học hơn so với những thầy cô giáo còn trẻ Ngoài ra cònphải kể đến giọng nói, hình thức và các yếu tố khác của mỗi thầy cô giáo cũng cónhững ảnh hưởng không nhỏ đến việc ham thích đi học, chú ý học tập của học sinhtiểu học

Đội ngũ giáo viên của trường phần đông đều công tác tại trường đã lâu, đều

đã lập gia đình nhưng hầu hết lại không cư trú tại địa phương nơi trường đóng.Ngoài ra, phần đông giáo viên của trường là người miền Bắc (vùng Nghệ An, HàTĩnh và một số ở Thái Bình, Hà Nam…) Bởi vậy việc am hiểu phong tục tập quáncủa các em học sinh người địa phương có những hạn chế nhất định, ảnh hưởng đếnchất lượng giảng dạy (nhất là môn Tiếng Việt) của nhà trường

Mặt khác, với cơ cấu biên chế số lượng theo quy định của Thông tư liên tịch

số 35 liên Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính như vậy nên cónhững công tác nhà trường không có chuyên trách mà chỉ làm kiêm nhiệm (côngđoàn, khối trưởng, khối phó, thanh tra nhân dân) vì vậy hiệu quả công tác chưacao

c Về chất lượng đội ngũ:

Chức danh

Số lượng

nghề Đại

học

Cao đẳng

Trung cấp

Giỏi tỉnh

Giỏi huyện

Trang 9

d Về cơ sở vật chất của trường:

* Về phòng học và các phòng chức năng:

Hiện nay, trường có tất cả 12 phòng học, trong đó 7 phòng cấp 4; trong đó sốphòng học đạt chuẩn là 05 phòng

Khu nhà hiệu bộ gồm 05 phòng: 01 phòng hiệu trưởng, 02 phòng hiệu phó,

01 phòng hội đồng, 01 phòng văn thư-kế toán-thủ quỹ

Như vậy, xết về tiêu chuẩn phòng học để đạt chuẩn thì còn tới 6 phòng họcchưa đạt chuẩn Ngoài ra, trường còn thiếu các phòng chức năng như phòng nghe,nhìn ,Tin học

* Về bàn ghế và các trang thiết bị dạy học khác:

Về số lượng bàn ghế để phục vụ cho giáo viên, học sinh và các bộ phận trongnhà trường hoạt động là đủ về số lượng nhưng chưa đạt về chất lượng theo quyđịnh của ngành.Tổng số chỗ ngồi cho học sinh 300 chỗ trong đó đạt chuẩn là: 300chỗ Hiện trường đã có một phòng máy vi tính với số lượng là 14 máy phục vụ chodạy môn tin học Số máy phục vụ cho công tác quản lí là 4 máy (1 máy xách tay).Nhà trường đã có 1 bộ máy chiếu phục vụ cho công tác giảng dạy Tuy nhiên đểđáp ứng được nhu cầu dạy và học trong tình hình mới thì số trang thiết bị dạy họctrên vẫn còn thiếu thốn nhiều

* Về diện tích sân chơi bãi tập cho giáo viên, học sinh:

Với diện tích hiện có của trường thì sân chơi bãi tập của học sinh đã đủ điềukiện để đạt chuẩn quốc gia Diện tích trồng cây bóng mát tương đối lớn, có đủ độche phủ và bóng mát để học sinh vui chơi và hoạt động tập thể Tuy nhiên hiện nay

Trang 10

trường chưa có công trình vệ sinh đúng quy định chuẩn Hệ thống nước sạch phục

vụ cho giáo viên và học sinh chưa đúng quy cách

Trường đã có tường rào bao quanh để đảm bảo an ninh trật tự, tạo điều kiệncho công tác giảng dạy ,học tập chung của nhà trường

e Các tổ chức đoàn thể:

* Chi bộ Đảng:

Trường đã có chi bộ riêng với 12 đảng viên chính thức.Số quần chúng ưu tú

là 05.Tổ chức chi bộ thực sự là hạt nhân lãnh đạo toàn diện các hoạt động của nhàtrường, đặc biệt là công tác dạy- học Nhiều năm liền chi bộ vẫn giữ vững danhhiệu “Trong sạch vững mạnh” Tuy nhiên, việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác dạy vàhọc trong nhà trường chưa thực sự sâu sát trong việc bố trí, phân công đúng người,đúng việc để khai thác hết tiềm năng trí tuệ của mỗi cá nhân, từ đó xây dựng các ê-kíp làm việc ăn ý phát huy sức mạnh tập thể

* Công đoàn cơ sở nhà trường:

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban chấp hành công đoàn ngành giáo dục, tổchức công đoàn nhà trường luôn phát huy tốt vai trò tham mưu, giám sát, vậnđộng, xây dựng và làm tốt công tác chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp phápcủa công đoàn viên Duy trì nề nếp sinh hoạt, động viên CB-GV-NV tham gia cáchoạt động phong trào thể dục thể thao, văn nghệ đã tham gia thi cấp huyện đạt giảicao; phát động các phong trào thi đua “dạy tốt – học tốt”, thi giáo viên dạy giỏi, thi

an toàn giao thông, tìm hiểu Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội; giới thiệu đoànviên ưu tú cho chi bộ Đảng,

* Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học:

Hội cha mẹ học sinh không chỉ có nhiệm vụ cùng nhà trường giáo dục họcsinh mà còn giúp nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, động viên thầy cô giáo đểnâng cao chất lượng giảng dạy, thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục và thể hiệntruyền thống “ Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta đã có từ bao đời nay

Nhận thức được vị trí và tầm quan trọng đó, nhà trường đã làm tốt công táctham mưu với chính quyền địa phương tổ chức đại hội Phụ huynh học sinh bầuchọn các cá nhân có điều kiện và uy tín nhất vào Ban chấp hành hội của từng lớp

và của nhà trường Những năm qua, Hội PHHS đã có vai trò lớn trong việc huyđộng thu các khoản kinh phí tự nguyện để cải thiện môi trường sư phạm nhàtrường như: Làm sân, làm lối đi trong sân, tu sửa nâng cấp phòng học, xây dựngcông trình vệ sinh, xây dựng nhà bảo vệ ngoài ra còn đóng góp khen thưởng học

Trang 11

Những thực trạng trên của công tác Hội cha mẹ học sinh nên nhà trường còngặp nhiều khó khăn trong việc phối hợp các điều kiện hỗ trợ để nâng cao chấtlượng giảng dạy.

GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC

1 Vai trò của Ban giám hiệu trong công tác bồi dưỡng giáo viên:

Cán bộ quản lý trước hết phải là tấm gương tiêu biểu về quá trình bồi dưỡng

và tự bồi dưỡng Quan trọng nhất là phải luôn khẳng định trình độ năng lực chuyênmôn của mình trong tập thể sư phạm Nghị quyết TW 2 khoá VIII đã khẳng định: “

Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học…… phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân… và

trong dự thảo văn kiện trình đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX về giáo dục - đào

tạo đã nhấn mạnh: “ Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo

và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay…”

Trong thực tế, chỉ có tự học mới có thể có điều kiện giúp chúng ta học tậpđược thường xuyên và suốt đời Tự học là một cách tự bồi dưỡng, tự làm giàu kiếnthức cho mình vừa đơn giản, tiết kiệm vừa hiệu quả Vì vậy trách nhiệm của ngườiquản lý giáo dục là phải suy nghĩ, tìm biện pháp để thổi lên ngọn lửa của phongtrào tự học – Tự bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên bằng nhiều hình thức:

+ Tổ chức các hoạt động sư phạm trong nhà trường gắn với tự học Xâydựng một cơ chế, chính sách, đánh giá thi đua hoặc gắn lợi ích vật chất đối với việc

Tự học – Tự bồi dưỡng của giáo viên……

Trang 12

tiết dạy của Ban giám hiệu đối với giáo viên Đó là sự “ Tâm phục, khẩu phục” nếu

là những lời nhận xét xác đáng, giúp ích cho giáo viên rất nhiều và ngược lại nếu lànhững lời nhận xét chung chung, thậm chí sai về kiến thức cơ bản thì sự nhìn nhậncủa giáo viên đối với tôi sẽ giảm đi rất nhiều

Vì vậy, mỗi khi dự giờ, bản thân tôi đều xem trước nội dung bài dạy, tìm bắtkiến thức trọng tâm và khó dạy, đồng thời suy nghĩ để nâng cao kiến thức cho họcsinh trong tiết dạy đó

Người cán bộ quản lý phải biết kích thích nhu cầu tự vươn lên trong tập thể

sư phạm do mình phụ trách bằng các biện pháp quản lý như: Quản lý hành chính,quản lý về kế hoạch và thi đua, khen thưởng Người cán bộ quản lý cần có quanđiểm nhất quán, xuyên suốt trong quá trình xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi vàbồi dưỡng học sinh giỏi

Ban giám hiệu chúng tôi coi việc xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi là nhiệm

vụ quan trọng hàng đầu của mình, bởi nó không chỉ tạo nên những học sinh giỏi

mà quan trọng hơn nhiều là nó nâng cao mặt bằng giáo viên cho tất cả các lớptrong trường

Theo quyết định số 3257/ GD - ĐT ngày 8 - 11 - 1994, điều 16 Điều lệtrường học do Bộ trưởng Bộ giáo dục - Đào tạo ban hành nói về nhiệm vụ của giáo

viên tiểu học như sau: “ Thường xuyên học tập văn hoá, bồi dưỡng nghiệp vụ, rèn

luyện ý thức, đạo đức tác phong để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao theo tiêu chuẩn qui định của người giáo viên tiểu học”.

Có thể nói, tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá giáo viên là sự tiến bộ về mọi

mặt của học sinh do mình phụ trách “ Muốn có học sinh giỏi phải có thầy giáo

giỏi” Người cán bộ quản lý coi việc xem xét, đánh giá giáo viên theo chất lượng

giảng dạy là biện pháp cốt lõi của công tác quản lý

2 Ban giám hiệu cần lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên:

Kế hoạch lập ra phải dựa trên thực trạng của đội ngũ giáo viên nhà trường,vào sự nỗ lực phấn đấu của bản thân từng giáo viên Kế hoạch phải đạt được nhữngyêu cầu sau:

Ngày đăng: 19/07/2014, 13:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w