Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
762 KB
Nội dung
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Nâng cao chất lượng bài soạn PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Chăm lo sự nghiệp trồng người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là trách nhiệm của toàn xã hội. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: Giáo dục và đào tạo phải có sự đổi mới và nâng cao chất lượng toàn diện về nội dung, phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp và hệ thống về quản lý giáo dục. Trong hệ thống giáo dục phổ thông, giáo dục tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng vì : “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triên đúng đắn và lâu dài về đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản làm nền tảng của những bậc học sau này; nó là cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nền móng vô cùng quan trọng cho sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ” (Luật giáo dục năm 2005). Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng dạy và học đúng thực chất là một yêu cầu vô cùng cần thiết mà các nhà quản lý giáo dục cần có những biện pháp chỉ đạo, quản lý tốt để đảm bảo chất lượng dạy và học. Trong những năm qua, giáo dục tiểu học đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, rất đáng tự hào trong sự nghiệp phát triển giáo dục. Song bên cạnh đó chất lượng đào tạo vẫn còn thấp, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự mất cân đối vì: Đội ngũ giáo viên chưa đều, vẫn còn một số tuổi đời cao cho nên sự nhiệt tình năng nỗ còn hạn chế dẫn đến việc giảng dạy không theo kịp với phương pháp đổi mới làm hạn chế sự phát triển tư duy của học sinh, các em tiếp thu chậm dẫn đến chất lượng giảng dạy thấp. Đặc biệt vấn đề đáng quan tâm hiện nay mà các cấp, các ngành đều bức xúc và trăn trở đó là chất lượng giáo dục đúng thực chất. Và để có chất lượng giáo dục thì phải có những tiết học, bài học chất lượng, để đạt được điều này càng không thể thiếu các kế hoạch bài học khoa học, hấp dẫn để giúp học sinh tiếp thu bài một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng học tập của học sinh, muốn phát huy hết tiềm năng tri thức của các em thì người giáo viên luôn phải biết trăn trở, tìm tòi, khám phá, biết định hướng và biết vạch ra kế hoạch, phương án khi tổ chức các hoạt động dạy học. Đối với người giáo viên, một giờ lên lớp bao gồm rất nhiều 1 hoạt động, thao tác đòi hỏi phải xây dựng một kế hoạch, phương án cụ thể tối ưu nhằm giúp cho giờ giảng đạt chất lượng, đó chính là thiết kế bài soạn. Trong giờ dạy, kể từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, người giáo viên cần phải biết sắp xếp các hoạt động sao cho phù hợp với trình độ, khả năng của học sinh giúp các em tự giác tích cực lĩnh hội các kiến thức. Việc thiết kế giáo án chính là sự sắp xếp các hoạt động đó. Thiết kế bài soạn có một vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó giúp cho giáo viên vạch ra rõ ràng phần trọng tâm mà học sinh bắt buộc phải biết, từ đó giáo viên dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh khung thời gian, tăng giảm nội dung giảng dạy, đề phòng các trường hợp cháy giáo án, ướ giáo án tức thừa thời gian khi dạy. Việc soạn giáo án trước khi lên lớp giúp giáo viên vững vàng tự tin hơn khi tổ chức, hướng dẫn, hình thành khái niệm cho học sinh. Trường tiểu học là một trường vùng xa của huyện, công tác dạy và học chưa được quan tâm đúng mực nên hoạt động chuyên môn chưa thực sự mạnh, đây là một trong những nguyên nhân chính của công tác soạn bài và hiệu quả của các bài soạn - dụng cụ, phương tiện khi lên lớp của người giáo viên, điều này là trăn trở lớn, nhất là đối với một người quản lý làm công tác chuyên môn như tôi, do đó tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp về nâng cao chất lượng bài soạn cho giáo viên trường tiểu học ” 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1. Mục tiêu: Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng công tác soạn bài của đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học để đề ra được cách thức, biện pháp đổi mới công tác soạn bài và ứng dụng phù hợp với thực tế đơn vị. 3.2. Nhiệm vụ: Nghiên cứu kĩ năng, kế hoạch bài soạn của đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học công tác trường tiểu học xã trong những năm học vừa qua từ đó, đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác soạn bài của nhà trường. 3. Phạm vi nghiên cứu: 4.1. Đối tượng nghiên cứu: - Đội ngũ giáo viên trường tiểu học - Nghiên cứu công tác soạn giáo án của trường Tiểu học từ năm học 2008 - 2009 đến học kì I năm học 2012 - 2013. 4.2. Địa bàn nghiên cứu: Trường tiểu học xã 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát: 2 - Phương pháp điều tra, kiểm tra - Xem vở học, vở tập, bài kiểm tra của học sinh - Kiểm tra hồ sơ, giáo án của giáo viên qua hình thức đột xuất, định kỳ. - Phương pháp trò chuyện: 5. Bố cục đề tài: I. Phần mở đầu: II. Phần nội dung: 1. Cơ sở lý luận. 2. Thực trạng. 3. Phương hướng giải quyết. III. Phần kết luận, kiến nghị: 1. Kết luận 2. Kiến nghị. PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Như ta biết, giáo viên lên lớp phải có giáo án, cũng như người nông dân đi cày thì phải có cái cày, một khi cái cày hỏng, lung lay thì không thể có một thửa ruộng đã cày ải đẹp. Soạn bài là một công việc hết sức quan trọng. Nhìn vào bài soạn ta có thể biết được toàn bộ kế hoạch, các bước, các khâu của cả quá trình dạy học của thầy và trò trong một tiết lên lớp nhằm đạt mục đích, yêu cầu của bài dạy.Soạn bài chu đáo cẩn thận, có nhiều công sức đầu tư suy nghĩ thì càng giúp cho người thầy làm chủ được tiết học, môn học. Trong bài soạn, mục đích, nội dung, phương pháp phải được dự kiến sắp đặt và tuân thủ từng bước tiến hành. Người thầy phải đề xuất được các tình huống, hoạt động nhằm phát huy tính tự giác tích cực hoạt động của học sinh. Quá trình soạn bài thực sự là một quá trình lao động trí óc vất vả và thể rõ ý thức, tinh thần trách nhiệm cũng như lương tâm nghề nghiệp của người thầy đối với tương lai của thế hệ trẻ. Ở một bài soạn không chỉ nói lên sự đầu tư công sức, nghiên cứu khoa học mà còn thể hiện những lao động sáng tạo của thầy, những tâm đắc đối với bài dạy và nhiều kinh nghiệm quý báu đúc rút từ nhiều năm trước. Như vậy một bài soạn cần xác định rõ 3 yếu tố: Mục đích, nội dung, phương pháp. Bài dạy lý thuyết khác với dạy bài tập. Dạy lý thuyết, nếu có thể đưa ra những hoạt động cụ thể hướng dẫn học sinh tự tìm đến những kiến thức mới. 3 Hoạt động có thể là các câu hỏi dẫn dắt hoặc yêu cầu học sinh giải một bài toán cụ thể có liên quan đến kiến thức mới. Giải xong bài toán cũng là lúc học sinh tìm ra kiến thức và thầy giáo chỉ còn hợp thức hóa và chính xác hóa kiến thức mà học sinh vừa tìm được. Giờ bài tập cần tạo điều kiện cho học sinh làm việc được càng nhiều càng tốt. Tâm lý học sinh là rất thích tự mình tìm được lời giải; nó như là một sự động viên về tinh thần cũng như một sự khẳng định năng lực của mình. Thầy giáo cần tạo cho học sinh được hưởng niềm vui trong học tập ấy. Vì vậy cần chú đến sự phân hóa trong các giờ dạy Học sinh trường tham gia Hội thi “Học sinh viết chữ đẹp” cấp huyện năm học 2012 - 2013 II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SOẠN BÀI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ TỰ TRỌNG: 1. Đặc điểm tình hình chung: - Giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, yêu nghề, nhiệt tình công tác. 4 - Cán bộ giáo viên đã ý thức tự tham gia đăng ký theo học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ như đại học cao đẳng tại chức góp phần tăng tỉ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn tương đối cao 28 đ/c (trên 50%). - Đội ngũ giáo viên loại hình nhiều nên hiệu quả giáo dục chưa cao. Tỉ lệ học sinh yếu còn cao. - Năng lực sư phạm của giáo viên qua đánh giá xếp loại cuối năm học chưa thực sự tốt. Số giáo viên giỏi các cấp còn ít trong khi đó có một bộ phận giáo viên không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trong đó có một số giáo viên loại hình dạy chưa tốt các môn học không đúng phân môn. - Trường TH đóng trên địa bàn vùng xa của huyện, trường nhiều phân hiệu (4 phân hiệu), phân hiệu xa bán kính gần 3 km nằm trên địa bàn dân cư thưa, 99 % là đồng bào dân tộc thiểu số. Trình độ dân trí thấp, kinh tế còn nghèo nàn, học sinh dân tộc thiểu số, dân tộc tại chỗ chiếm số lượng lớn 45 % số học sinh toàn trường. 2. Thực trạng thiết kế kế hoạch bài học: Trong học kì I năm học 2012 – 2013 qua kiểm tra kế hoạch bài học hàng tuần và đột xuất và như tổng kiểm tra hồ sơ ba lần trong năm học, nhận thấy có sự khác biệt ở các nhóm giáo viên khác nhau. Đối với giáo viên tuổi cao hoặc hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn thì sự đầu tư cho soạn bài rất hạn chế. Việc lập kế hoặch bài học chỉ như là chép lại sách giáo viên mà không có sự đầu tư nào khác, không chú ý đến đối tượng học sinh cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho bài giảng. Đặc biệt có trường hợp mượn giáo án cũ rồi chép lại. Những điều đó làm cho chất lượng giảng dạy kém hiệu quả. Đối với những giáo viên có trình độ chuyên môn vững thì đã có sự đầu tư nhất định. Khi lập kế hoặch bài học họ đã có sự lựa chọn phương pháp giảng dạy cũng như tính đến các yếu tố: Học sinh, phương tiện, dạy học, mày mò các tư liệu tham khảo, chú trọng tới việ phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên số giáo viên này chưa nhiều. Phân tích tình hình soạn giáo án của giáo viên trong 5 năm liền kề, nhà trường có kết quả khảo sát công tác soạn giáo án của giáo viên như sau: NĂM HỌC TS BỘ GIÁO ÁN XẾP LOẠI Tốt Khá Đạt C.đạt 2008 - 2009 26 5 7 8 6 2009 - 2010 27 8 11 5 3 2010 - 2011 34 15 15 4 0 2011 - 2012 38 17 19 2 0 5 2012 - 2013 40 21 18 1 0 Việc phân loại kế hoạch bài học mới chỉ dừng ở mức những tiêu chí sau: - Loại tốt: Đủ bài soạn, không nhầm lẫn kiến thức, tích hợp kĩ năng sống, soạn đúng chuẩn kiến thức kĩ năng, không cắt xén chương trình, đủ các bước lên lớp, trình bày sạch sẽ, khoa học, có hệ thống câu hỏi gợi mở hướng dẫn học sinh. - Loại khá: Như các tiêu chí của loại tốt nhưng còn một số bài soạn sơ lược. - Loại đạt: Bài soạn sơ lược nhiều, trình bày chưa khoa học. - Loại chưa đạt: Bài soạn sơ sài, thiếu căn bản, soạn chưa đúng chuẩn kiến thức kĩ năng, thiếu khoa học. * Một số tồn tại chủ yếu trong công tác soạn bài của giáo viên trường tiểu hoc : - Còn số ít sử dụng giáo án cũ chép lại không thực hiện theo chuẩn kiến thức kĩ năng, không điều chỉnh đúng theo quy định của CV 896. - Còn có hiện tượng down load giáo án trên mạng (giáo án vi tính). - Một số giáo viên còn thiếu các bước (cấu trúc) cơ bản của một tiết dạy. - Thiếu phần hỗ trợ cho học sinh khó khăn, học sinh yếu. - Ngại soạn giáo án bổ sung - Chép lại y nguyên sách giáo viên, sách thiết kế. Chưa tích hợp kĩ năng sống hoặc có nhưng sơ sài. * Nguyên nhân: Việc đổi mới phương pháp soạn giáo án đã được quy định một cách chi tiết, đầy đủ tại công văn 896 và công văn 138/SGD&ĐT Đăk Lăk, nhưng hiện nay phần lớn giáo viên đang bị bó buộc bởi cách làm cũ: Soạn giáo án thay vì lập kế hoạch bài học. Mặt khác, do sức ỳ tâm lý, thói quen làm việc nên giáo viên còn phụ thuộc giáo án cũ, sách giáo viên và sách thiết kế trong soạn bài. Qua khảo sát thực tế tình hình soạn bài của giáo viên cho thấy đa số giáo viên không lập kế hoạch bài học mà chép lại bài soạn cũ hoặc chép bài soạn từ sách giáo viên, sách thiết kế; một số khác chỉ thực sự quan tâm đến việc soạn bài khi mới ra trường hoặc khi được bố trí giảng dạy lớp mới (trước đó chưa giảng dạy), còn sau đó chép lại giáo án cũ. Chỉ có rất ít giáo viên nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế và các tài liệu liên quan, đọc lại bài soạn (kế hoạch bài học) đã lập từ năm trước, sau đó đối chiếu với tình hình học sinh lớp mình đang giảng dạy để lập kế hoạch bài học hợp lý. 6 Từ những thực trạng trên cho thấy, mặc dù CV 896 và 138 đã ban hành nhưng vẫn tồn tại những cách làm khác nhau từ phía người thực hiện. Tóm lại thực trạng việc thiết kế, kế hoạch bài học của nhà trường là: Đủ bài, đúng phân phối chương trình. Một bộ phận giáo viên nòng cốt có ý thức trách nhiệm tốt đầu tư cho nhiều bài soạn. Song song với những thiết kế tốt vẫn còn nhiều giáo án sơ lược, chưa chú ý đúng mức đến phương pháp dạy học đặc thù đối với từng đối tượng học sinh, những giáo án này thể hiện trình độ chuyên môn hạn chế của giáo viên, năng lực sư phạm yếu hoặc bị ảnh hưởng của lối làm việc được chăng hay chớ, thiếu đầu tư suy nghĩ tìm tòi. Hình ảnh “Hội thi giáo viên dạy giỏi” cấp trường năm học 2011 - 2012 II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÀI SOẠN: 1. Công tác chỉ đạo công tác xây dựng kế hoặch giảng dạy hàng tuần: Tổ, khối chuyên môn ở trường Tiểu học là đơn vị trực tiếp quản lý hoạt động chuyên môn của mỗi thành viên trong khối. Để tiện cho việc chỉ đạo chuyên môn của tổ trưởng nhà trường đã biên chế mỗi khối lớp một tổ chuyên môn. Việc chỉ đạo công tác xây dựng kế hoặch giảng dạy được triển khai trực tiếp từ ban giám hiệu tới tổ trưởng tổ chuyên môn. Trong quản lý chỉ đạo xây dựng kế hoạch giảng dạy một mặt phải phát huy vai trò của toàn trường. Căn cứ để xây dựng kế hoạch giảng dạy là phân phối chương trình và thời khóa biểu hàng ngày trong tuần. Bên cạnh đó là các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường hoặc các nội dung khác do phòng Giáo dục chỉ đạo như kế hoặch bồi dưỡng thay sách, bồi dưỡng sử dụng đồ dùng dạy học Từ đó các tổ chuyên môn sẽ bàn bạc và xây dựng kế hoặch lên lớp hằng ngày sao cho đúng chương trình và thời khóa biểu, 7 đồng thời vạch kế hoặch sử dụng đồ dùng dạy học cho từng tiết học căn cứ vào danh mục đồ dùng dạy học hàng tuần do cán bộ thiết bị trường lập. Những vấn đề đó (sau khi lập xong kế họach) được Ban giám hiệu ký duyệt trước một tần và các thành viên trong tổ thực hiện. Đó chính là cơ sở pháp lý để kểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoặch bài học một cách chính xác, đả bảo tính hệ thống kiến thức, đảm bảo mục tiêu từng bài học, tìm ra những phương pháp giảng dạy thích hợp cho từng nội dung bài học có tính định hướng trước cho học sinh chuẩn bị học tập. 2. Biện pháp chỉ đạo công tác soạn bài để nâng cao chất lượng giảng dạy: 2.1. Nghiên cứu và xác định mục tiêu bài giảng: Tổ chuyên môn được giao nhiệm vụ nghiên cứu, vạch kế hoặch bàn bạc thống nhất cáh xác định mục tiêu cho các môn học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh và đảm bảo sát với yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng chung do bộ giáo dục ban hành. Trước hết các tổ chuyên môn sinh hoạt ít nhất tháng 3 lần, ở đó tài liệu về yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng của các môn học được triển khai đến từng thành viên, các cuộc họp này bao giờ cũng có đại diện Ban giám hiệu dự để có ý kiến chỉ đạo cụ thể và kịp thời. Từ đó giúp giáo viên chỉ lại mục tiêu trong sách giáo viên để phù hợp với tình hình học sinh trong lớp mình và đảm bảo yêu cầu cơ bản tối thiểu so với mặt bằng chung. Có thể lấy ví dụ như sau: Một số bài chính tả so sánh phân biệt các phụ âm. Ví dụ: Ở địa phương học sinh thường không mắc lỗi thì đồng thời chỉnh cả nội dung và mục tiêu để dạy cho học sinh những cặp phụ âm hay mắc lỗi hơn như tr/ch/, s/x hay l/n 2.2.Thống nhất cách trình bày bài soạn: Thống nhất về nội dung và hình thức thể hiện các loại bài soạn. Với những giáo viên khá giỏi, dạy lâu năm thì uyeeu cầu bài soạn khác với những giáo viên mới ra trường. Hình thức trình bày bài soạn phải phù hợp với nội dung bài dạy. Từ đầu năm học nhà trường phân công một số giáo viên có kinh nghiệm như tổ trưởng chuyên môn, giáo viên dạy giỏi tham gia vào việc xây dựng cấu trúc bài soạn cho từng môn học. Sau đó đưa ra lấy ý kiến tham khảo rộng rãi và thống nhất chung, in thành tài liệu cho từng giáo viên để thực hiện. Nhờ đó mọi bài soạn của giáo viên trong trường đều theo một cấu trúc thống nhất, chất lượng bài soạn được nâng lên một bước góp phần vào nâng cao chất lượng dạy học. 2.3. Kiểm tra việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên: Kiểm tra việc thống nhất cách soạn của từng môn học ở từng khối lớp. Các dạng bài soạn giờ ôn tập, kiểm tra,thực hành. Yêu cầu về giáo án của giáo viên mới ra trường, của các giáo viên giỏi, của các giáo viên cần cố gắng. Chọn câu hỏi 8 phát vấn, xác định kiến thức trọng tâm của bài cần khắc sâu, rèn kĩ năng gì? và đồ dùng dạy học phải chuẩn bị. Để quản lý tốt việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên, Ban giám đã chọn các hình thức kiểm tra: - Kiểm tra đột xuất. - Kiểm tra trước giờ lên lớp. - Kiểm tra sau dự giờ. - Kiểm tra định kỳ cùng khối trưởng chuyên môn. - Kiểm tra chéo trong buổi sinh hoạt chuyên môn. - Kiểm tra đồ dùng trực quan cho giờ dạy. - Trang thiết bị cho giờ dạy. - Giờ học ngoài trời (Địa điểm học, kế hoạch quản lý học sinh). 2.4.Kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn: Nội dung kiểm tra gồm: * Kiểm tra tổ trưởng: - Nhận thức về vai trò của tổ chuyên môn, của tổ trưởng chuyên môn. - Nhận định của tổ trưởng về từng tổ vi * Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: - Các kế hoạch năm học năm học của tổ nhóm cá nhân. - Các loại sổ biên bản sinh hoạt. - Các kết quả điều tra cơ bản về học sinh và giáo viên. * Nề nếp sinh hoạt tổ: - Thông qua bài, nộp bài soạn. - Thông báo việc thực hiện chương trình. - Khối lượng dự giờ, việc chữa bài cho học sinh. * Bồi dưỡng nhiệm vụ: - Thực hiện các chuyên đề của nhà trường. - Chuyên đề rút kinh nghiệm cả tổ nhóm. * Chỉ đạo phong trào học tập: - Bồi dưỡng học sinh giỏi. - Phụ đạo học sinh kém. - Theo dõi học sinh yếu kém. * Chất lượng dạy học: - Trình độ kiến thức nghiệp vụ của tổ viên. - Chất lượng học tập của tổ viên 9 Ban giám hiệu thống nhất hình thức kiểm tra: - Dự sinh hoạt tổ xem việc thống nhất nội dung sinh hoạt cử tổ chuyên môn. - Trao đổi, phỏng vấn tổ trưởng, giáo viên. - Xem xét hồ sơ thi đua, chú ý tính hệ thống và tính thống nhất của tài liệu. - Xem giáo án sổ điểm lớp. - Nghe báo cáo, dự các buổi rút kinh nghiệm dự giờ. - So sánh các hồ sơ. - Dự giờ, khảo sát chất lượng. Thành phần kiểm tra tổ chuyên môn ngoài Ban giám hiệu còn thêm cán bộ cốt cán như Chủ tịch Công Đoàn, tổ trưởng các tổ chuyên môn. Khi kiểm tra xong có biên bản kiểm tra. 3. Các giải pháp cụ thể để bài soạn có chất lượng: * Biện pháp kĩ năng soạn bài: Bài soạn là kế hoạch của giáo viên để dạy học từng tiết, nó thể hiện một cách sinh động mối liên hệ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và điều kiện dạy học. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh cần phải hình thành kỹ năng soạn bài cho giáo viên. Kỹ năng soạn bày gồm các kỹ năng sau: - Kỹ năng xác định mục tiêu bài dạy.(lưu ý kĩ năng hỗ trợ) - Kỹ năng xác định nội dung và cấu trúc bài dạy. - Kỹ năng xác định các thông tin (tranh ảnh, tài liệu …) phục vụ cho hoạt động dạy học. - Kỹ năng xác định các hoạt động dạy học (hình thức tổ chức, phương pháp dạy học) * Biện pháp xác định mục tiêu: Về mục tiêu bài học bao gồm: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. cần căn cứ mục tiêu môn học và mức độ cần đạt của bài học cụ thể của đối tượng học sinh để điều chỉnh (thêm, bớt) ở từng mục cho phù hợp. - Khi điều chỉnh ở mục tiêu, giáo viên cần thể hiện ở các hoạt động học, tránh mâu thuẩn (mục tiêu điều chỉnh, nội dung chép lại SGV) - Phần bổ sung hỗ trợ chỉ khi cần thiết, tránh lạm dụng làm ảnh hưởng đến nội dung của bài học. Vậy giáo viên cần lưu ý: khi soạn bài, xem nội dung bài học để diễn đạt lại mục tiêu cắt ở phần nào? Nói lại ở phần nào ? VD Tập đọc: Sách giáo viên yêu cầu đọc thuộc cả bài, giáo viên tùy theo đối tượng học sinh theo chuẩn mà sửa lại mục tiêu). 10 [...]... cách soạn bài: 4.1 So sánh hai cách soạn bài sau: Soạn bài theo phơng pháp thụ động Soạn bài theo phơng pháp tích cực + Giáo viên dự kiến chủ yếu là những + Những dự kiến của giáo viên phải tập hoạt động trên lớp của chính mình trung chủ yếu vào các hoạt động của (thuyết trình, giảng giải, viết bảng, vẽ sơ học sinh (quan sát vật mẫu, tiến hành thí đồ, biểu diễn phơng tiện trực quan), nghiệm, giải bài. .. thời gian để chủ đề ra cho học sinh, dự kiến những giải pháp điều chỉnh để không bị cháy giáo động hoàn thành tiết học đúng giờ án + Thông tin đi theo một chiều, chủ yếu là từ thầy đến trò cho nên giáo viên có thể hoàn toàn kiểm soát đợc tiến độ bài học GV vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mình để cố làm cho học sinh hiểu và nhớ nội dung quy đinh trong SGK + Bài học đợc xây dựng từ những đóng góp... viên tổ chức, khai thác vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng học sinh và tập thể lớp, tăng cờng mối liên hệ ngợc từ trò đến thày và mối liên hệ ngang giữa trò với trò Trong trờng hợp này GV phải có kinh nghiệm s phạm mới làm chủ đợc tiết học 16 4.2 Những yêu cầu cần đổi mới 4.2.1 Về mặt phơng pháp: Cần vận dụng các phơng pháp tích cực phù hợp với: - Nội dung bài học - Trình độ học sinh - Phơng tiện,... tập a) Về sử dụng câu hỏi Để phát triển các phơng pháp tích cực, trong khâu soạn bài cần coi trọng chuẩn bị các câu hỏi - Tránh đặt câu hỏi ở chỗ dễ hỏi mà phải đặt câu hỏi ở chỗ cần hỏi, câu hỏi có yêu cầu cao về nhận thức - Tránh tuỳ tiện đặt câu hỏi tức thì tại lớp mà cần phải chuẩn bị trớc câu hỏi đặc biệt câu hỏi có yêu cầu cao về nhận thức - Cần có một số câu hỏi then chốt nhằm vào những mục đích... lời chức các hoạt động của học sinh nh thế câu hỏi nêu ra nh thế nào, có thể nêu ra nào (giao bài tập cho cá nhân hay theo thắc mắc gì, sẽ nhận xét gì khi xem giáo nhóm, biểu diễn thí nghiệm cho học sinh quan sát rút ra nhận xét hay tổ chức viên biểu diễn phơng tiện trực quan) cho học sinh trực tiếp làm thí nghiệm để tự rút ra kết luận) + Giáo viên phải tính toán kĩ trình tự các + Giáo viên phải suy... một kiến thức, tập dợt một kĩ năng, rèn luyện một thao tác t duy hoặc thăm dò thái độ của học sinh trớc một vấn đề - Qua công tác làm việc độc lập với các phiếu học tập học sinh đợc phát triển các kĩ năng t duy (quan sát, so sánh, phân tích, quy nạp, khái quát hoá, suy luận, đề xuất giả thuyết) Túm li: Cốt lõi của giáo án đổi mới là phần thiết kế các hoạt động giúp hc sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung bài. .. thuyết) Túm li: Cốt lõi của giáo án đổi mới là phần thiết kế các hoạt động giúp hc sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung bài học Hình thức trình bày giáo án (mấy cột, mấy bớc) có thể thay đổi tuỳ theo trình độ, kinh nghiệm, thói quen của giỏo viờn, tuỳ theo sự chỉ đạo thống nhất của chuyên môn từng nhà trờng V sau õy l mt gi dy c thit k theo nh hng i mi phng phỏp dy hc: i mi chng trỡnh giỏo dc v cựng vi nú l i... trc v m bo va tip thu bi hc tit sau Giỏo ỏn in t l giỏo ỏn cú s tr giỳp ca cỏc phng tin dy hc hin i, ni dung cn th hin c tớnh tớch cc trong hc tp ca hc sinh trong mi hot ng Vy ỏp ng yờu cu i mi, nõng cao cht lng v hiu qu trong dy hc, giỏo viờn cn tip cn v son c giỏo ỏn in t Vy mun son c giỏo ỏn in t, giỏo viờn phi cú k nng chn bi son ging, vỡ khụng phi bi no cng son c giỏo ỏn in t - Phi t cn c vo... slide, texbox, giao din, kt ni hỡnh nh, õm thanh, video gia cỏc pause) - Nu bi no dy bt buc phi dựng n bng nhiu thỡ khụng nờn thit k giỏo ỏn in t bi nh th s mt nhiu thi gian, tn kộm m hiu qu li khụng cao 15 - Thit k phi m bo tớnh khoa hc, ni dung va ngn gn va d hiu, (hỡnh nh gn gi, d nh, cỏc phiu bi tp, bng ph c thit k bi cỏc hiu ng trc tip), lm gim thi gian trỡnh chiu, tng hiu qu hc tp cho hc sinh... 13/02/2006 ca B Giỏo dc & o to, giỏo viờn phi bit nghiờn cu ni dung bi hc trong sỏch giỏo khoa v xỏc nh c: - Ni dung chớnh, ph trong bi dy - Nhng sỏch, ti liu cú liờn quan n ni dung bi dy Khi dy cỏc bi tp nõng cao cho hc sinh, giỏo viờn cn bit rừ bi tp ú cun sỏch no, nh xut bn nm no, cú phự hp vi chng trỡnh ph thụng khụng ? - dựng trc quan phc v cho bi dy.VD: a tranh gii ngha t hay gii thiu bi .trũ chi hc . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Nâng cao chất lượng bài soạn PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Chăm lo sự nghiệp trồng người, nâng cao dân trí, đào. nhất, chất lượng bài soạn được nâng lên một bước góp phần vào nâng cao chất lượng dạy học. 2.3. Kiểm tra việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên: Kiểm tra việc thống nhất cách soạn. theo dừi mỏy ch. 4. Đổi mới cách soạn bài: 4.1. So sánh hai cách soạn bài sau: Soạn bài theo phơng pháp thụ động Soạn bài theo phơng pháp tích cực + Giáo viên dự kiến chủ yếu là những hoạt động