1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT SINH HOẠT LỚP Ở KHỐI 4 – 5,

12 744 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 101 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT SINH HOẠT LỚP Ở KHỐI 4 – 5, GÓP PHẦN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH CUỐI CẤP I. Lí do chọn đề tài: 1. Xuất phát từ vai trò của việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Đạo đức là một nhân tố quan trọng của nhân cách và được xem là khái niệm luân thường đạo lý của của con người. Đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm hồn con người, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói, hành vi bên ngoài phù hợp với những quy tắc xử sự của cộng đồng, xã hội khiến cho mọi người chung quanh được an vui. Có thể nói đạo đức là cái tốt, cái đúng ở bên trong con người được biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, hành vi. Đạo đức là gốc bên trong được chuyển hóa thành lời nói và hành vi tốt đẹp bên ngoài. Tức là con người phải có nhận thức đúng, tốt về sự vật hiện tượng và từ đó có lời nói, hành vi tốt đẹp, đúng đắn với sự vật hiện tượng. Để có được nhận thức đúng cần phải có giáo dục. Đạo đức con người không phải có sẵn mà phải được giáo dục. "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên" (Hồ Chí Minh). Giáo dục phải đào tạo ra những con người "phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức" mà trong đó giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học có tính cốt lõi, nền tảng. Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng phải được thực hiện ngay từ lúc nhỏ, từ lứa tuổi tiểu học. Nếu ngay từ bậc học này không có sự đầu tư quan tâm giáo dục đạo đức thì rất khó cho việc hình thành nhân cách người sau này. Chính vì thế giáo dục đạo đức trong nhà trường tiểu học có nhiệm vụ cung cấp những tri thức cơ bản ban đầu về phẩm chất đạo đức con người và rèn luyện những hành vi ứng xử theo các chuẩn mực đạo đức xã hội. 2. Xuất phát từ tầm quan trọng của tiết sinh hoạt tập thể trong việc giáo dục hành vi lối sống cho học sinh. Tiết sinh hoạt lớp là cơ hội để giáo viên hệ thống lại tình hình lớp mình trong tuần qua. Từ đó học sinh biết được những ưu điểm, tồn tại và hướng Saùng kieán kinh nghieäm 1 khắc phục. Các em nhận ra được những hành vi tốt và những hành vi không nên làm mà mình đã ứng xử. Ngoài tiết học Đạo đức, tiết sinh hoạt lớp là tiết học thứ hai trong tuần giúp giáo viên giáo dục đạo đức, hướng dẫn học sinh điều chỉnh hành vi, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Với thời lượng 1 tiết/tuần đã khẳng định vai trò của tiết sinh hoạt lớp trong công tác giáo dục học sinh. Tiết học cũng là thời gian giúp giáo viên nắm bắt được những tâm tư, suy nghĩ của học sinh để từ đó có biện pháp giáo dục đạo đức lối sống phù hợp với từng học sinh lớp mình. Ngoài ra, đây còn là khoảng thời gian lý tưởng để học sinh vui chơi thoải mái bên nhau, thắt chặt tình đoàn kết thân ái, quên đi những mệt nhọc trong học tập và rèn luyện nhiều kĩ năng cần thiết, những hành vi tốt của con người. 3. Xuất phát từ thực trạng đạo đức học sinh hiện nay. Qua bao tháng năm, các thế hệ người Việt Nam luôn sống theo các quy tắc đạo đức "thương người như thể thương thân", “nhiễu điều phủ lấy giá gương", “bầu ơi thương lấy bí cùng", "lá lành đùm lá rách", "chị ngã em nâng" để tạo nên biết bao hình mẫu về phẩm giá đạo đức Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Những năm gần đây, trong không khí sôi nổi cả nước thi đua thực hiện phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng điển hình. Đó là những em học sinh biết vượt qua hoàn cảnh khó khăn của gia đình để học tập, những tấm gương về lòng hiếu thảo, chăm học. Đó là những em học sinh dũng cảm quên mình để cứu bạn khi hoạn nạn… Những tấm gương ấy là bài học quý về đạo đức lối sống cho các bạn học sinh cùng trang lứa. Bên cạnh những tấm gương sáng về đạo đức lối sống vẫn còn đó những mảng tối trong đạo đức của học sinh mà xã hội rất quan tâm: Học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, ý thức phấn đấu kém. Qua thực tế cuộc sống cho thấy, càng lớn, ý thức, đạo đức của học sinh càng đi xuống. … Nhiều người lo ngại cho sự xuống dốc của đạo đức xã hội, trong đó có sự băng hoại về giá trị đạo đức của giới trẻ. Xuất phát từ những lý do thực tế trên, qua quá trình dạy học ở bậc tiểu Saùng kieán kinh nghieäm 2 học, với trăn trở của một người giáo viên, tôi quyết định chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt lớp ở khối 4 – 5 góp phần giáo dục đạo đức học sinh cuối cấp” II. Nội dung và biện pháp thực hiện: 1. Nâng cao vai trò tự quản của học sinh: Tính tự quản rèn luyện cho các em tính độc lập, khả năng giải quyết vấn đề, phát triển ở HS kỹ năng tổ chức, kỹ năng điều khiển và lãnh đạo, góp phần vào việc rèn luyện nhân cách của học sinh sau này. Đồng thời, việc rèn luyện tính tự quản cho học sinh tiểu học cũng góp phần đào tạo các em thành những con người, những chủ nhân tương lai của đất nước đầy sáng tạo; là nhân lực hùng hậu góp phần phát triển đất nước. Để nâng cao vai trò tự quản, rèn luyện kĩ năng lãnh đạo cho học sinh các lớp cuối câp, giáo viên thành lập cơ cấu tổ chức lớp ngay từ đầu năm học. Cần giao nhiệm vụ cho lớp trưởng, lớp phó và các tổ trưởng (gọi chung là Ban cán sự lớp), hướng cho các em có tính độc lập quản lí lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Trong suốt tuần học, Ban cán sự cùng với cờ đỏ lớp theo dõi tình hình của lớp và ghi nhận vào sổ theo dõi. Việc theo dõi thi đua trong lớp phải được giáo viên phân công rõ ràng, cụ thể. Ví dụ, giáo viên có thể phân công cho các cán sự lớp như sau: - Các tổ trưởng theo dõi hoạt động của tổ mình về tình hình học tập, đạo đức tác phong, giữ gìn vệ sinh… - Lớp phó theo dõi việc học của các bạn (thông qua kiểm tra bài tập về nhà, kiểm tra việc chuẩn bị bài cũ, đồ dùng học tập, sách vở…) - Lớp phó Lao động theo dõi chung tình hình trực nhật vệ sinh lớp học và việc giữ vệ sinh của cả lớp. - Lớp trưởng theo dõi tình hình chung của cả lớp. Tính tự quản của học sinh còn được thể hiện ở việc các em góp phần điều hành tiết sinh hoạt lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Cách làm này giúp cho học sinh phát huy khả năng tổ chức hoạt động tập thể. 2. Nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt lớp: Saùng kieán kinh nghieäm 3 Để phát huy tính tự quản của học sinh và nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt lớp, có thể tiến hành tiết học theo các bước như sau: 2.1. Tổng kết hoạt động tuần qua: Việc tổng kết các hoạt động của lớp trong tuần qua được tiến hành dưới sự điều khiển của lớp trưởng thông qua sự giám sát, hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm lớp. Tổ chức cho học sinh tự đánh giá hoạt động của lớp là hơi khó đối với học sinh trong những tuần đầu. Vì vậy, ngay từ những năm học đầu cấp, giáo viên hướng dẫn kĩ cho học sinh giúp cho các em quen với hình thức này. - Lớp trưởng lần lượt gọi các tổ trưởng đứng lên báo cáo tình hình hoạt động của tổ trong tuần. Phần báo cáo của tổ trưởng phải thể hiện rõ ưu điểm, tồn tại của từng mặt: học tập, vệ sinh, nề nếp… Qua đó, tổ trưởng nêu những trường hợp vi phạm nổi trội trong tuần qua của tổ mình. - Lớp phó báo cáo tình hình học tập của lớp: phần này nêu rõ tình hình tiến triển của các bạn học chậm, những sai phạm còn mắc phải trong tuần qua như không thuộc bài, quên mang sách vở, đồ dùng học tập… - Lớp phó Lao động báo cáo tình hình lao động vệ sinh của lớp, tình hình giữ vệ sinh của các bạn, công việc trực tuần của tổ trực… Qua đó nêu lên những ưu điểm đã đạt được và những tồn tại cần khắc phục. Sau khi các tổ đã báo cáo, lớp trưởng báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm tình hình chung của lớp trong tuần qua, nêu lên những nhận xét về ưu điểm, tồn tại. - Giáo viên nêu nhận xét chung về tình hình của lớp trong tuần qua về mọi mặt. Trong phần nhận xét, giáo viên chủ nhiệm cần thể hiện với thái độ nhẹ nhàng. Ở bước này, giáo viên cần chú trọng đến việc nêu gương những tổ và cá nhân thực hiện tốt nề nếp, nội quy của lớp. Song song với việc nêu gương, giáo viên cần ghi nhận những mặt tốt của các em vào sổ theo dõi thi đua của lớp (sổ này do giáo viên chủ nhiệm lập ra và trưng bày ở một góc của lớp). Những em thực hiện tốt nội quy và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hay những em có nhiều tiến bộ so với tuần trước về rèn luyện đạo đức, vươn lên Saùng kieán kinh nghieäm 4 trong học tập cũng được giáo viên ghi nhận vào. Sổ theo dõi thi đua lớp được trình bày theo từng tuần để học sinh dễ theo dõi. Cuối mỗi học kì, giáo viên sẽ dựa vào sổ này để làm căn cứ xếp loại đạo đức học sinh, tổng kết thi đua giữa các tổ. Đối với những học sinh vi phạm trong tuần, giáo viên cần nhắc nhở, chỉ cho các em biết những sai trái. Tránh tình trạng dùng những lời lẽ nặng để chê trách. Vì điều này sẽ làm cho các em có tính phản kháng (chống đối) và sẽ làm những điều trái ngược với ý muốn của giáo viên. Giáo viên phải biết phê bình nhẹ nhàng, nhưng với thái độ nghiêm khắc, kết hợp với sự động viên khuyến khích học sinh. Điều này sẽ giúp các em có mong muốn khắc phục những sai trái và phấn đấu để được khen ngợi trong những tuần tiếp theo. Với những học sinh cá biệt, giáo viên cần nắm rõ những đặc điểm tâm lí của từng em để có biện pháp xử lí phù hợp. Giáo viên chủ nhiệm cần khai thác những mặt mạnh của những học sinh này, vì bất cứ học sinh nào cũng có những mặt tốt nhất định. Làm như thế sẽ giúp cho học sinh cá biệt tự tin hơn và có ý chí rèn luyện. Ví dụ: Đối với những học sinh thích tự khẳng định mình, giáo viên có thể giao cho em giám sát một hoạt động nhỏ trong lớp như việc thực hiện an toàn giao thông… Làm như vậy học sinh cảm thấy mình được tin tưởng và có vai trò quan trọng trong lớp. Từ đó em sẽ rèn luyện theo hướng tích cực hơn. - Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở, quán triệt học sinh khắc phục những tồn tại trong tuần. Thực hiện theo các bước nhận xét như trên, tiết sinh hoạt lớp sẽ không còn gây áp lực lớn đối với những học sinh thường vi phạm nội quy. Hơn nữa, việc phản ánh, đánh giá tình hình lớp trong tuần sẽ khách quan và chính xác hơn. 2.2 Ý kiến của các thành viên trong lớp. Ý kiến của các thành viên tập trung vào những góp ý trong việc thực hiện thi đua của lớp học, những sáng kiến về phong trào hoạt động của lớp hay những nguyện vọng của các em. Tránh trường hợp nêu lên ý kiến dưới Saùng kieán kinh nghieäm 5 hình thức “kể tội” các bạn khác (vì những tồn tại đã được nêu ở bước trên). Để phần trình bày ý kiến của các em hiệu quả và không mất thời gian, ngay từ buổi sinh hoạt lớp đầu tiên của năm học, giáo viên định hướng cho các em những nội dung được trình bày khi nêu ý kiến. 2.3 Đề ra phương hướng hoạt động của lớp cho tuần tới. Việc đề ra phương hướng cho tuần tới được xây dựng dựa trên những tồn tại của tuần trước và dựa trên phương hướng hoạt động của liên đội. Phương hướng hoạt động cho tuần tiếp theo cần nêu rõ các nội dung sau: - Chấn chỉnh những mặt chưa làm hoặc làm chưa tốt trong tuần qua. - Những việc cần phấn đấu thực hiện trong tuần tới. Những hoạt động cần thực hiện trong từng tuần phải được trình bày ở lớp để tất cả học sinh trong lớp nắm rõ và thực hiện. Để thuận tiện cho việc theo dõi thi đua từng cá nhân, từng tổ, bảng phương hướng cần được trưng bày gần sổ theo dõi thi đua hàng tuần. Sau đây là minh họa cho mô hình bảng thi đua và bảng phương hướng hàng tuần của lớp: BẢNG THI ĐUA TUẦN… LỚP:… STT Họ và tên Lỗi vi phạm  Việc tốt  Tổng điểm Vị thứ Tổ 1 2 3 LỚP:…. BẢNG PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN… Saùng kieán kinh nghieäm 6 1. Về học tập: 2. Về đạo đức tác phong: 3. Về lao động: 4. Về vệ sinh: 5. Các hoạt động khác: * Ghi chú: Thang điểm thi đua của lớp được được tính dựa trên thang điểm thi đua của liên đội. 2.4. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể (thời gian tổ chức không quá 10 phút) Để tiết sinh hoạt lớp không phải là tiết “kể tội”, không đơn điệu và khô khan, phần cuối của tiết giáo viên tổ chức cho các em học sinh tham gia một số hoạt động như: a. Hát, múa, kể chuyện, vẽ tranh. Theo từng tuần, giáo viên đưa ra chủ đề cho học sinh lựa chọn bài hát, múa, kể chuyện phù hợp. Chủ đề có thể dựa vào các ngày chủ điểm trong tháng. Yêu cầu về chủ đề được giáo viên đưa ra từ tiết sinh hoạt tuần trước để học sinh chuẩn bị. Ví dụ: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, sau mỗi tiết sinh hoạt lớp giáo viên tổ chức cho học sinh thể hiện những tác phẩm nói về thầy cô, lòng biết ơn công lao dạy giỗ của thầy cô… Trong những ngày chủ điểm kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước… thì lựa chọn những bài hát, câu chuyện nói về tình yêu quê hương, đất nước, biết ơn những anh hùng; trong ngày chủ điểm chào mừng Saùng kieán kinh nghieäm 7 ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 giáo viên hướng cho học sinh trình bày những bài hát, múa nói về mẹ, cô giáo… Phần này do lớp phó văn thể lớp điều hành. Có thể cho các em tham gia hát, múa bằng hình thức xung phong hoặc do tổ trực tuần trình bày. Các hoạt động này góp phần giáo dục cho học sinh về lòng yêu quê hương, đất nước, biết ơn, kính trọng thầy cô… Ngoài ra còn tạo không khí vui tươi trong lớp học, giúp cho những học sinh khó khăn có điều kiện hòa nhập với tập thể. - Đối với hoạt động vẽ tranh, giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ (khoảng 4 em). Các thành viên trong nhóm cùng vẽ bức tranh với chủ đề đúng theo yêu cầu của giáo viên trong một thời gian quy định. Sau đó các nhóm trình bày ở các góc tường. Sau khi các nhóm trình bày, giáo viên cùng lớp bình chọn những bức tranh vẽ đẹp, đúng chủ đề. Những tranh này sẽ được trưng bày ở góc sản phẩm của lớp. Hoạt động này nhằm tăng sự hợp tác, tình đoàn kết của các em. Đồng thời phát huy tính sáng tạo của học sinh. Vật liệu: một tờ giấy lịch lớn, bút vẽ, màu vẽ do các nhóm tự chuẩn bị. b. Tổ chức một số trò chơi. Ngoài việc giảng giải, giáo dục trong mỗi bài học, trong từng việc làm thì giáo viên phải tạo được môi trường giao tiếp giúp các em mạnh dạn, tự tin bày tỏ suy nghĩ, tâm tư của mình; tạo được không khí bình đẳng, dân chủ, đầy tình thương và bao dung trong lớp học, một thái độ thân thiện, không áp đặt. Việc tổ chức các trò chơi giúp giáo viên có cơ hội được gần gũi với các em hơn, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của học sinh hơn, tạo mối quan hệ gần gũi giữa giáo viên và học sinh. Đây là điều kiện tốt để tạo ra môi trường học tập thân thiện. Sau đây là một số trò chơi nhỏ có thể dùng để tổ chức vào tiết sinh hoạt lớp cuối tuần: 1. Trò chơi phỏng vấn: Một em đóng vai làm phóng viên đi quanh lớp phỏng vấn các bạn về sở thích, những ước muốn… đi vài lượt trong lớp sẽ thay bạn khác làm phóng Saùng kieán kinh nghieäm 8 viên. Cứ tiếp tục như vậy. Trò chơi này nhằm phát triển ngôn ngữ của học sinh. Ngoài ra còn giúp các em nhút nhát tự tin, mạnh dạn hơn. Ngoài ra, thông qua trò chơi này, giáo viên có cơ hội hiểu rõ được tâm tư, nguyện vọng, những suy nghĩ của học sinh. Đây là “tư liệu” rất quý giá trong công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên. 2. Trò chơi Lời chào: Trò chơi này giúp cho học sinh hiểu cách lịch sự, tôn trọng khi gặp người lớn, thầy cô, phản ứng nhanh, tạo không khí vui trong lớp học. Cách chơi: Quản trò cho lớp học các động tác chào sau: - Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội. - Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực. - Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống. - Chào em: đưa hai tay ra phía trước như động tác mời. Cách chơi: quản trò hô các lời chào và làm các động tác. Cả lớp hô to và làm theo - Quản trò có thể hô một kiểu và làm một kiểu. Luật chơi: ai làm động tác khác với lời hô của quản trò là sai, làm động tác không rõ ràng cũng sai. Với trò chơi này, tốc độ hô nhanh, chậm của quản trò tùy thuộc vào tình hình của lớp. 3. Trò chơi Chức năng: Rèn luyện phản xạ, tạo không khí để hoạt động và ôn lại chức năng của các bộ phận cơ thể con người. Nội dung: - Nói và chỉ đúng chức năng của các bộ phận. - Quản trò cho tập thể chơi và chỉ đúng các bộ phận sau: Mắt: Nhìn Tai: Nghe Mũi: Ngửi Miệng: Ăn Saùng kieán kinh nghieäm 9 Cỏch chi: - Qun trũ hụ tỏc dng ca cỏc b phn, ngi chi ch ỳng v núi tờn cỏc b phn. - Qun trũ cú th hụ tỏc dng v ch sai, ngi chi phi hụ v ch ỳng. Vớ d: - Qun trũ hụ nhỡn v ch vo tai, ngi chi hụ nhỡn v ch vo mt Phm lut: - Ch sai vi chc nng. - Lm chm so vi quy nh, lm khụng dt khoỏt. - Khụng nhỡn qun trũ. Chỳ ý: - Cú th quy nh tng cỏc b phn nh: chõn: i; Tay: lm tng mc khú ca trũ chi. - Tc núi nhanh, chm tựy thuc vo i tng chi. Ngoi ra, giỏo viờn cú th la chn mt s trũ chi khỏc cú th t chc trong lp hc. Hoc cú th cho hc sinh la chn, tham gia vo trũ chi theo ý thớch. V. Hiu qu v kh nng ph bin: Qua thi gian thc hin ti ny lp 4 B , giỏo viờn nhn thy cỏc em thớch thỳ tham gia vo cỏc hot ng ca tit sinh hot lp. Nng lc t chc v qun lớ lp ca cỏn s lp c nõng lờn. Tit sinh hot lp khụng cũn l ni lo s ca nhng em thng vi phm. Qua ú phỏt huy tớnh tớch cc ca hc sinh qua cỏc hot ng. Tinh thn on kt, s hp tỏc gia cỏc thnh viờn trong t, trong lp c phỏt huy. N np ca lp tin trin rừ rt. Cỏc em ó cú ý thc hn trong vic t rốn luyn o c v chp hnh tt ni quy trng lp. ti ny c ỏp dng rng rói cho cỏc lp 4 5 trong trng Tiu hc trong ton tnh v trờn phm vi c nc. Thc hin theo cỏc bc nh ti trỡnh by khụng quỏ khú. iu quan trng l ch Tõm ca giỏo viờn trong Saựng kieỏn kinh nghieọm 10 [...]...dạy hoc: luôn hướng tới mục tiêu giáo dục học sinh mình trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước vừa có đức, vừa có tài Để đạt được điều đó, mọi hành động của giáo viên phải xuất phát từ tình thương yêu học sinh, phải giáo dục học sinh bằng tình cảm chân chính của người thầy Đồng Kho, ngày 5 tháng 4 năm 2010 Người viết Nguyễn Thị Hằng Saùng kieán kinh nghieäm 11 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN... Xếp loại:………………… TỔ TRƯỞNG Trần Thị An NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG Xếp loại:………………… Đồng Kho, ngày… tháng…năm 2010 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Cao Thống Súy NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH PHÒNG GD & ĐT Xếp loại:………………… Lạc Tánh, ngày… tháng…năm 2010 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Saùng kieán kinh nghieäm 12 . học sinh phát huy khả năng tổ chức hoạt động tập thể. 2. Nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt lớp: Saùng kieán kinh nghieäm 3 Để phát huy tính tự quản của học sinh và nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt. quá trình dạy học ở bậc tiểu Saùng kieán kinh nghieäm 2 học, với trăn trở của một người giáo viên, tôi quyết định chọn đề tài: Nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt lớp ở khối 4 – 5 góp phần giáo dục. ĐỀ TÀI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT SINH HOẠT LỚP Ở KHỐI 4 – 5, GÓP PHẦN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH CUỐI CẤP I. Lí do chọn đề tài: 1. Xuất phát từ vai trò của việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu

Ngày đăng: 13/06/2015, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w