1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM_ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC HÁT CHO HỌC SINH LỚP 1

23 1,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 3,83 MB

Nội dung

Âm nhạc là một trong 5 môn trong trường Tiểu học mang tính chất thựchành về thẩm mỹ, về nghệ thuật thông qua các bài học hát giáo dục cho các emnhững tình cảm đạo đức trong sáng, phẩm ch

Trang 1

HÁT CHO HỌC SINH LỚP 1

Họ và tên: Nguyễn Thị Kiều Oanh

Năm học: 2014 - 2015

Trang 2

Đề tài:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC HÁT CHO HỌC SINH LỚP 1.

LỜI NÓI ĐẦU

Quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay đã trải qua biếtbao thời kỳ khó khăn và thử thách Song nhân loại có được cuộc sống như ngàyhôm nay cũng chính là nhờ có sự đóng góp của ngành Giáo dục đào tạo

Chính vì thế mà bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng đều chú trọng tớilĩnh vực này Song hệ thống giáo dục ở nước ta cũng như các nước được sắp xếptuần tự như một logic từ thấp đến cao và đã thực sự mang lại kết quả khả quan Hơn nữa Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến sự phát triển củangành Giáo dục Sự quan tâm đó được thể hiện qua các văn kiện, các kỳ họpquốc hội, coi sự nghiệp Giáo dục là mục tiêu quan trọng hàng đầu Cùng vớiviệc “nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” cho đất nước,chuẩn hóa đội ngũ giáo viên

Thật vậy! Khi xã hội ngày càng phát triển thì các ngành khác cũng phảiphát triển theo cho kịp xu hướng phát triển và ngành Giáo dục cũng vậy.Trướcđây, giáo viên tiểu học phải dạy tất cả các môn học và họ cũng được đào tạo ởnhiều lĩnh vực khác nhau Nhưng giờ đây các trường đã có những giáo viênchuyên các bộ môn riêng, VD: Giáo viên chuyên môn Âm nhac, Mỹ thuật….Vìthế mà đòi hỏi ở giáo viên chuyên trách cũng phải có năng lực nhất định

Âm nhạc ngày nay đã trở thành một trong những môn học kiến thức củachương trình đào tạo phổ thông bắt đầu từ cấp tiểu học Đảng và Nhà nước đòihỏi ngành giáo dục phải đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức phương pháp đàotạo nhằm nâng cao chất lượng đặc biệt là giáo dục phổ thông

Từ lớp 1 đến lớp 9 học sinh được học môn âm nhạc với nhiều phân môn.Ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện những kỹ năng về nghệ thuật

âm nhạc mà trước hết là ca hát

Dạy Âm nhạc ở tiểu học cũng gặp không ít khó khăn khi các em còn chưabiết đọc,biết viết Nó làm cho tôi suy nghĩ và đặt ra vấn đề: Làm thế nào để soạn

Trang 3

giảng và giảng dạy thật tốt môn Âm nhạc, đặc biệt là làm thế nào để nâng caochất lượng học hát cho học sinh lớp 1.

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy âm nhạc ở cấp tiểu học, qua nhiều nămtôi thấy: Dạy hát cho học sinh khối lớp 1 ở Trường tiểu học Trần Quốc Tuấn làmột vấn đề không đơn giản Bởi vì học sinh khối lớp 1 là lứa tuổi hiếu động hồnnhiên, sức tập trung tư tưởng còn hạn chế, các em hầu như chưa biết chữ, một số

em phát âm chưa chuẩn, các em còn có thói quen hát theo cảm tính chứ chưahiểu gì về nhịp, phách Vậy làm thế nào để dạy tốt phân môn học hát cho họcsinh khối 1? Từ đó tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chấtlượng dạy học hát cho khối 1” làm bài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân

Qua tìm hiểu đánh giá đúng thực trạng dạy học hát, cơ sở vật chất, trangthiết bị đồ dùng dạy học khác cho học sinh chưa đầy đủ, không đảm bảo để họcsinh học tốt hơn Vì vậy tôi nghiên cứu tìm tòi đưa ra một số biện pháp nhằmnâng cao chất lượng dạy học hát cho học sinh khối lớp 1 ở trường tiểu học TrầnQuốc Tuấn Tôi không tham vọng sẽ trình bày những kinh nghiệm của mình đểhọc sinh thật sự yêu thích và hứng thú với môn Âm nhạc mà chỉ hi vọng họcsinh sẽ có suy nghĩ khác và mới mẽ hơn về môn học và sẽ yêu thích môn họcnày hơn

Âm nhạc là một trong 5 môn trong trường Tiểu học mang tính chất thựchành về thẩm mỹ, về nghệ thuật thông qua các bài học hát giáo dục cho các emnhững tình cảm đạo đức trong sáng, phẩm chất tốt đẹp, phát triển năng lực trítuệ Thông qua các bài hát giúp các em hát đúng âm điệu những bài hát phù hợp

Trang 4

với lứa tuổi học sinh Qua đó tạo cho các em có thói quen hát tập thể đồng đều,hòa giọng.

Âm nhạc ở trường Tiểu học là một nhu cầu trong đời sống tinh thần củatrẻ Trẻ được ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và ởbản thân mình Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vàocảm xúc của các em, gíup cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tácdụng giáo dục tình cảm,đạo đức nhân cách con người

Thuận lợi ở chỗ trong các em đều có sự chăm chỉ học tập vì vậy đòi hỏi phải

có sự cải tiến trong phương pháp dạy, học

Thực ra vấn đề này đã có nhiều người đề cập đến nhưng chỉ là những biệnpháp chung chung trong sách giáo viên nhưng khi thực hiện theo các bước đó thìhiệu quả không cao vì học sinh chưa thực sự hứng thú học, chỉ đọc theo cho cóvậy thôi Vì vậy, trong quá trình dạy học, tạo cho học sinh say mê, thích học Âmnhạc là việc hết sức cần thiết Dưới đây, là một số biện pháp để dạy tốt tiết Âmnhạc lớp 1 mà trong thời gian dạy tôi đã rút ra được

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt mục đích nêu trên, bản thân tôi đã xác định được những nhiệm vụcần nghiên cứu sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài:

- Tìm hiểu luật giáo dục 2008

- Tìm hiểu, tham khảo các tài liệu, phương tiện truyền thông có liên quanđến bộ môn Âm nhạc

- Tìm hiểu tâm lý học sinh tiểu học

- Tìm hiểu thực trạng học tập môn Âm nhạc của học sinh, tình hình thực

tế của các lớp trong trường

- Tìm ra các biện pháp nhằm giúp học sinh mạnh dạn hơn, biết cảm nhận

về âm hình tiết tấu, cao độ,cảm thụ âm nhạc và yêu thích môn âm nhạc ở tiểuhọc

II PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

- Ứng dụng các phương pháp mới vào dạy âm nhạc lớp 1 ở trường tiểu

học

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Trang 5

Đối tượng nghiên cứu của tôi là học sinh lớp 1 trường tiểu học Trần QuốcTuấn Tôi đã áp dụng biện pháp thích hợp để rèn luyện cho học sinh hiểu về âmnhạc một cách đúng đắn Ở cấp này tôi cố gắng duy trì sự hiểu biết về âm nhạccủa học sinh và phát huy kinh nghiệm của riêng mình

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Tìm tài liệu và nghiên cứu các nội dung có liên quan đến nội dung đề tài

- Trong quá trình nghiên cứu tôi đã tham khảo các giáo trình, SGK các tàiliệu dạy liên quan đến môn học âm nhạc như:

- SGK chương trình học sau khi đổi mới và thay sách

- Sách hướng dẫn phương pháp dạy học âm nhạc của các tác giả:

+ Hoàng Long, Hoàng Lân với tài liệu phương pháp dạy học âm nhạc.NXB ĐHSP Hà Nội – 2005

+ Nguyễn Đắc Quỳnh với tên sách là Âm nhạc và phương pháp giáo dục

âm nhạc ở trường tiểu học – NXB GD Hà Nội – 2001

+ Phan Trần Bảng với tên sách là: Phương pháp giảng dạy âm nhạc trongnhà trường phổ thông – NXB GD – 2000

2 Phương pháp thực nghiệm

- Thực hiện tiết dạy âm nhạc lớp 1

3 Phương pháp điều tra

- Thông qua phiếu điều tra nhằm nắm bắt được những ý kiến của học sinh

về việc học hát

4 Phương pháp quan sát

Mục đích:

- Tìm hiểu nhận thức, thái độ của học sinh khi học Âm nhạc

- Rút ra những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy hát

Cách tiến hành:

- Quan sát tinh thần, thái độ,kỹ năng, kiến thức của học sinh khi học âmnhạc

Trang 6

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CỞ SỞ LÝ LUẬN:

- Theo nguyên lý giáo dục “Học phải đi đôi với hành”, “Lý luận phải đi đôi

với thực tiễn” Do đó, công tác tổ chức dạy học nói chung, môn Âm nhạc nóiriêng không chỉ đơn thuần cung cấp kiến thức mà còn phải kết hợp lồng ghép cả

âm thanh, hình ảnh từ thực tiễn cuộc sống sinh động nhằm giúp cho học sinh cóthể giải đáp những vấn đề từ thực tiễn đang đặt ra

- Điều 28.2, mục 2, chương II, luật giáo dục năm 2005 có ghi “Phươngpháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạocủa học sinh phù hợp đặc điểm của từng lớp học, môn học bồi dưỡng phươngpháp tự học khả năng làm việc theo nhóm…”

- Nghị quyết TW 2, khóa VIII khẳng định: “Phải đổi mới phương pháp giáodục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo củangười học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đạivào quá trình dạy học bảo đảm điều kiện tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”…

II CƠ SỞ THỰC TIỄN:

Sau khi được Ban giám hiệu nhà trường bố trí sắp xếp cho tôi dạy Âmnhạc ở khối 1 tôi đã thực hiện đề tài và nhận thấy những thuận lợi và khó khăntại trường tôi như sau:

1 Về thuận lợi:

- Âm nhạc là một môn học đặc thù nhưng nhà trường đã tạo điều kiện đểmua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học.Các phong trào văn hóa,vănnghệ,thi hát Dân ca,hát múa chào mừng các ngày lễ lớn đều được nhà trường tổchức hết sức công phu và có sự đầu tư lớn

- Đặc biệt nhà trường luôn được sự quan tâm,chỉ đạo sát sao của PhòngGiáo dục và Đào tạo huyện Chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường động viênkhích lệ giáo viên luôn không ngừng học hỏi,nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ

- Giáo viên Âm nhạc được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn để đáp ứng vớiyêu cầu dạy và học hiện nay

- Là một môn học mang tính chất giải lao,múa hát nên hầu như các emhọc sinh rất hứng thú học tập

Trang 7

- Đa phần các em học sinh đều được gia đình quan tâm và tiếp xúc với

Âm nhạc từ sớm nên tai nghe và cảm thụ Âm nhạc của các em cũng khá tốt

2 Khó khăn:

- Bên cạnh những ưu điểm trên thì vẫn còn một số khó khăn là chương trìnhcác môn khác hơi “nặng” nên hầu như các em không có thời gian để dành chomôn âm nhạc Đặc biệt trong tâm lý của các em học sinh bộ môn âm nhạc đangcòn được coi là một môn phụ và hầu như không quan tâm nhiều lắm

- Cơ sở vật chất và thiết bị dành cho việc dạy và học còn thiếu thốn chưa cóphòng chức năng riêng

Những lý do trên cũng ảnh hưởng không nhỏ cho giáo viên và học sinhkhi học môn học này

3 Tầm quan trọng của ca hát đối với học sinh tiểu học.

- Ca hát là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ Trẻ em tham gia

ca hát là được hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh Những hình tượng

âm thanh của bài hát tác động vào cảm xúc của các em giúp cho việc phát triểntrí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm đạo đức rất tốt Nhữnglời ca hay, những từ ngữ đẹp sẽ cung cấp thêm vốn từ ngữ cho các em Cáchdiễn tả tinh tế, cách thể hiện khéo léo các nội dung trong ca từ sẽ giúp trẻ emdiễn tả các suy nghĩ Những giai điệu đẹp cùng với tiết tấu phong phú, nhữngsắc thái đa dạng của bài hát làm rung động những xúc cảm thẩm mĩ trong cácem

Hoạt động ca hát là người bạn đồng hành của trẻ em lúc học tập, khi vuichơi trong những phút nghỉ ngơi giữa những tiết học mệt mỏi, lúc đi tham quan,hội diễn văn nghệ v.v…Trong khi tham gia ca hát trẻ em vừa thể hiện một cáchtích cực những xúc động và tình cảm của mình qua đó cảm thụ âm nhạc cũngđược bồi dưỡng và nâng cao dần

Về mặt sinh lý, khi ca hát các em được thở sâu hơn có lợi cho hệ hô hấp,

hệ tuần hoàn Thính giác được phát triển, thần kinh được hưng phấn Ca hát làmcho cuộc sống thêm vui tươi, sức khỏe nhờ đó mà được tăng cường

Qua các bài học các em được nghe hát, nghe nhạc được tập hát được biếtmột số kiến thức về âm nhạc tối thiểu, góp phần cùng những môn học khác giáo

Trang 8

dục nhân cách làm cho các nội dung học tập ở trường phổ thông có tính toàndiện, làm thăng bằng hài hòa các hoạt động học tập của trẻ.

III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

1.Thực hiện chương trình dạy hát.

Hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh tạo chocác em có trình độ văn hóa âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện vàhài hòa nhân cách

Rèn luyện một số kỹ năng đơn giản về ca hát và tập đọc nhạc, bước đầubiết hát diễn cảm

Khích lệ học sinh hăng hái tham gia các hoạt động âm nhạc làm cho đờisống tinh thần phong phú, lành mạnh tạo điều kiện để các em bộc lộ và pháttriển năng khiếu

Dạy cho các em biết hát một số bài quy định trong chương trình từng lớp

Có ý thức phân biệt đúng sai và cảm nhận được nội dung tính chất tìnhcảm của các bài hát

Biết một số ký hiệu ghi chép nhạc và bước đầu biết cách thể hiện bài tậpđọc nhạc đơn giản

Có một số hiểu biết thông thường về dân ca, các hình thức biểu diễn âmnhạc, mối quan hệ và tác dụng của âm nhạc với đời sống xã hội

2 Sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy.

- Sách giáo khoa: Bắt đầu từ năm học 2002-2003 các tác giả sách đã biênsoạn thành Tập bài hát dùng cho học sinh các lớp 1,2,3 và SGK dùng cho cáclớp 4,5 và kèm theo là sách giáo viên dùng để hỗ trợ cho việc giảng dạy của giáoviên

- Tài liệu giảng dạy: tương đối đầy đủ chủ yếu là sách giáo viên và thiết

kế bài giảng

3 Phương pháp dạy hát

Đa số giáo viên âm nhạc đã thể hiện được phương pháp dạy hát theohướng đổi mới Tuy nhiên vẫn còn tình trạng dạy chay, chưa sử dụng đồ dùngdạy học, vẫn còn nói nhiều, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh Lựachọn phương pháp điều kiện, không có lý luận cũng không có cơ sở khoa học

Trang 9

Các hình thức dạy học mới dừng ở mức minh họa chưa khơi sâu, chưa có tácđộng mạnh tới học sinh.

- Trước khi thực hiện đề tài tôi đã khảo sát học sinh khối lớp 1 của nămhọc 2013 – 2014 thông qua các giờ dạy, kiểm tra bài cũ, đánh giá cuối kỳ,cuốinăm học, qua đó tôi thu được kết quả như sau:

Lớp Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

1 Nâng cao chất lượng giáo viên giảng dạy âm nhạc.

Muốn học sinh hát đúng, hát hay người giáo viên dạy âm nhạc phải đượchọc qua trường lớp có chuyên môn Liên tục bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ taynghề cho giáo viên âm nhạc kể cả giáo viên mới ra trường cũng như nhữngngười đã có nhiều năm công tác trong nghề

Cần thay đổi quan niệm về dạy học âm nhạc ở trường tiểu học

Dạy học âm nhạc ở trường tiểu học là dạy cho tất cả học sinh, không phânbiệt học sinh có năng khiếu âm nhạc hay không có năng khiếu âm nhạc, cungcấp kiến thức mang tính văn hóa âm nhạc phổ thông nhằm thực hiện mục tiêugiáo dục toàn diện để góp phần hoàn thiện nhân cách người lao động mới Chính

vì vậy việc dạy âm nhạc cho học sinh không tập trung vào việc tập luyện kỹnăng, kỹ xảo cho người làm nghề âm nhạc mà dùng âm nhạc làm phương tiện đểtác động vào thế giới tinh thần của học sinh, qua đó giúp cho việc phát triển tình

Trang 10

cảm thẩm mĩ, đạo đức và trí tuệ Ngoài ra dạy âm nhạc cũng không đi sâu vàocác kiến thức thuộc vào lý thuyết âm nhạc mà phải tạo điều kiện để trẻ em đượchoạt động với âm nhạc qua ca hát và tiếp xúc với âm nhạc bằng nghe nhạc cóbình luận.

Nắm được nhiệm vụ và yêu cầu của dạy hát: Trong chương trình SGKtrường tiểu học, nội dung và thời lượng học hát chiếm thời gian nhiều hơn cácphân môn khác Qua giờ học hát cần phải giáo dục bồi dưỡng cho các em một số

kỹ năng ca hát cơ bản, có những hiểu biết về các bài hát Giáo viên phải giúphọc sinh hiểu đúng hình tượng âm nhạc, nắm được các kỹ năng cần thiết để thểhiện tình cảm của mình khi hát một bài hát cụ thể với phong cách hát tự nhiên vàdiễn cảm

2 Những phương pháp đổi mới trong dạy hát

Ở khối lớp 1, hầu hết các em còn hiếu động, khả năng tập trung còn thấpnhưng lại có khả năng bắt chước người khác rất nhanh Vì vậy tôi tăng cườngbiện pháp xử lí các tình huống:

Trong một tuần có ít nhất 1 tiết nhạc

Thứ nhất yêu cầu em nào cũng có đủ dụng cụ học tập để phục vụ cho cácmôn học, đặc biệt là môn âm nhạc như: sách giáo khoa hát nhạc, thanh phách…

Khi dạy môn âm nhạc, đầu tiên là dạy tư thế ngồi hát, cách lấy hơi khihát, nhả chữ đúng, rõ ràng, lưu loát

So với phương pháp hiện hành lấy học sinh làm trung tâm, học sinh lĩnhhội tri thức phần lớn hoạt động của học sinh

Kết hợp dùng nhiều phương pháp khác để hoàn thành tiết học nhưng điềuquan trọng là học sinh tự nhận diện và so sánh thực hành là phương pháp hiệuquả nhất, từ đó thúc đẩy sự ham muốn của học sinh

Với 12 bài hát theo sách giáo khoa đòi hỏi giáo viên phải truyền tải chohọc sinh được đầy đủ các yêu cầu như: học sinh thuộc giai điệu, lời ca và kếthợp vỗ tay theo phách, nhịp, tiết tấu, vận động phụ họa Bên cạnh đó còn bổsung một số trò chơi và tìm hiểu về âm nhạc qua đó gây hứng thú cho học sinhkhi học hát

2.1 Phương pháp hướng dẫn học sinh cảm thụ tác phẩm

Trang 11

Để học sinh hát hay, hát đúng, điều quan trọng đó là học sinh phải cảmthụ được cái hay của tác phẩm Ở lứa tuổi lớp 1 học sinh chưa thể cảm thụ đượcngay tác phẩm sau khi nghe nên giáo viên phải là người giúp học sinh hiểu đượccái hay, cái đẹp của bài hát bằng cách: Cho học sinh nghe tác phẩm (lần 1) Hỏihọc sinh về bài hát: Bài hát nhanh hay chậm? Bài hát vui hay buồn? Em có hiểunội dung của bài hát này muốn nói gì? Ý nghĩa của bài hát em vừa nghe?

- Giáo viên sẽ cùng học sinh trả lời các câu hỏi trên

- Cho học sinh nghe tác phẩm (lần 2) để học sinh khẳng định lại nhữngđiều vừa trả lời

- Cho học sinh nghe tác phẩm (lần 3) để học sinh có thể cảm nhận đượccái hay của bài hát sau khi đã hiểu được nội dung, ý nghĩa và những hình tượng

âm nhạc mà các em cùng giáo viên vừa phân tích ở trên

2.2 Phương pháp tạo ấn tượng cho học sinh.

Để tạo ấn tượng cho học sinh thì nguời giáo viên phải biết kết hợp nhiềuhình thức dạy học những đồ dùng trực quan như: nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc.Bên cạnh đó là bản nhạc, tranh ảnh, bản đồ v.v…Khi tiến hành lên lớp giới thiệubài hát người giáo viên trực tiếp trình bày bài hát sẽ gợi lên trong tâm hồn các

em niềm vui sướng thán phục, tăng thêm lòng yêu thích học tập môn học

Bên cạnh đó trong khi giảng giải lời nói của giáo viên phải gãy gọn, mạchlạc, có chuẩn bị để khi nói không thiếu, không thừa, từ ngữ chính xác dễ hiểu.Lời nói càng gãy gọn xúc tích có hình ảnh càng có sức thuyết phục học sinh Khigiới thiệu tác phẩm cần sinh động hấp dẫn, thu hút trẻ em hào hứng chuẩn bịtiếp thu tác phẩm sắp được thưởng thức

Vì thế giáo viên không những phải hát tốt mà phải đàn tốt, sửa sai cẩnthận khi học sinh hát sai Mặt khác phải tìm hiểu và sử dụng thành thạo cácphương tiện nghe nhìn để phục vụ cho tiết học nhạc

2.3 Phương pháp hướng dẫn học sinh hát rõ lời

Đối với học sinh lớp 1 việc phát âm rõ trong khi hát là điều giáo viên cầnhết sức chú trọng vì các em lớp 1 phát âm chưa chuẩn, chưa biết đọc chữ, đặcbiệt là trường nằm ở vùng có nhiều dân tộc thiểu số, tiếng phổ thông các em mớilàm quen nên giáo viên phải hướng dẫn để học sinh phát âm tốt không bị saitrong khi hát

Ngày đăng: 13/04/2015, 15:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w