LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay ở các cấp học nói chung và ở cấp trung học cơ sở THCS nói riêng thì tất cả các môn học đều đã có nhiều đổi mới về nội dung sách giáo khoa SGK nhằm thay đổi p
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO XUYÊN MỘC
TRƯỜNG THCS HÒA HIỆP
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC
MÔN SINH HỌC Ở BẬC THCS
Người viết : Nguyễn Thị Thanh Liên
Chức vụ : Giáo viên Năm học : 2010 - 2011
Trang 2
A LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay ở các cấp học nói chung và ở cấp trung học cơ sở (THCS) nói riêng thì tất cả các môn học đều đã có nhiều đổi mới về nội dung sách giáo khoa
(SGK) nhằm thay đổi phương pháp dạy – học theo hướng đổi mới : “ Học sinh là
trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn”
Như chúng ta đã biết, Sinh học là môn khoa học tự nhiên, kiến thức của môn học này ở bậc THCS rất gần gũi với thực tiễn, nội dung kiến thức trả lời được những hiện tượng xảy ra xung quanh và ngay cả trong bản thân của các em mà ở cấp tiểu học các em còn thắc mắc chưa hiểu và chưa trả lời được, ngoài ra kiến thức môn học này đem lại cho các em cách bảo vệ sức khoẻ, trước sự ảnh hưởng xấu của môi trường và xã hội tác động đến bản thân mình Nhìn chung, đây là một trong những môn học rất dễ gây hứng thú học tập và dễ học
Vậy nội dung sách giáo khoa và phương pháp dạy - học môn Sinh học ở bậc học THCS đã đổi mới như thế nào ?
Là giáo viên hiện đang giảng dạy bộ môn sinh học này chắc ai cũng biết sách giáo khoa hiện nay được thiết kế lại với nhiều tranh ảnh đẹp, rõ ràng Nội dung kiến thức không cung cấp đầy đủ như ở SGK cũ , mà cung cấp theo hướng gợi mở nhằm để người dạy phải đào sâu vào chuyên môn, kiến thức phải vững vàng thì mới giải quyết được mọi thắc mắc cho học sinh Còn học sinh sẽ phải tìm tòi thì mới chiếm lĩnh được kiến thức Ngoài ra sách giáo khoa có phần tạo sự bất ngờ cho học sinh trước những kiến thức về những vấn đề xảy ra xung quanh chúng
ta mà môn học đem lại
Thế nhưng việc đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng đổi mới hiện nay là một vấn đề rất nan giải với giáo viên
Vì sao lại như vậy ? Theo tôi thì do các nguyên nhân sau :
+ Do đại đa số các em hiện nay rất xem nhẹ việc học, chưa có ý thức trong việc học, dẫn đến HS phần lớn ngày càng lười học, các em thường xuyên không thuộc bài, không làm bài và đương nhiên là không có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp, ngồi trong lớp không chú ý nghe giảng, thường xuyên nói chuyện, làm việc riêng … dẫn đến trong một lớp có nhiều HS học yếu, kém Khi đã yếu rồi thì các
em ngày càng nhút nhát thường không bao giờ dám phát biểu xây dựng bài, vì sợ sai, sợ bạn bè chọc quê, nên nhiều lúc giáo viên lãng quên với những học sinh này
… Thế nên, mặc dù đã học lên cấp THCS nhưng khả năng đọc viết của các em còn rất yếu, thậm chí có em còn rất lúng túng khi GV gọi đứng lên đọc bài vì đọc từng chữ, từng chữ mất rất nhiều thời gian các em mới có thể hoàn thành xong nội dung mà GV yêu cầu
+ Phần lớn HS chưa biết cách học bài ở nhà, đại đa số các em học thuộc một cách máy móc, học thuộc mà không hiểu vẫn còn khá phổ biến
+ Một số gia đình thiếu sự quan tâm đến việc học tập của con em mình chưa chăm lo, nhắc nhở thường xuyên để các em tích cực hơn trong học tập, có gia
Trang 3đình vì hoàn cảnh kinh tế nên các em phải phụ giúp gia đình làm việc nên không
có đủ thời gian để học bài
+ Kiến thức quá nặng so với các em vì ở bậc THCS ở tất cả các môn đều đòi hỏi rất cao ở từng HS nên các em học không kịp, không đủ thời gian để học
+ Hoặc cũng có thể do giáo viên giảng dạy chưa gây được hứng thú hay chưa rút gọn được kiến thức cho các em chăng … đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến rất nhiều em học sinh mất căn bản ngay từ đầu cấp học
+ Bên cạnh thực trạng đó thì một số ít HS lại rất tích cực ham học hỏi, rất chăm học, có khi các em còn gặp riêng GV bộ môn để hỏi những vấn đề liên quan
mà em thắc mắc, chưa thông hiểu hoặc là để hiểu thêm …
Vậy là một giáo viên đang đứng lớp giảng dạy bộ môn Sinh Học ở bậc THCS tôi đã suy nghĩ là làm sao khơi dậy ở học sinh lòng hứng thú và niềm đam mê với môn học, làm sao cho tiết học trở nên nhẹ nhàng hơn, làm cho học sinh học mà như chơi, chơi mà như học, nhưng hiệu quả lại cao Để đáp ứng được điều đó tôi
đã áp dụng một số giải pháp về phương pháp nâng cao chất lượng dạy – học
môn sinh học ở bậc THCS mà tôi đã thực hiện thành công trong ba năm học gần
đây với phương châm “Học mà chơi, chơi mà học, kích thích lòng say mê môn
học” và với giải pháp là làm sao để học sinh phải thuộc bài ngay tại lớp từ 50 –
60% nội dung bài học và nhớ được lâu những kiến thức đã học Đó cũng chính là
lí do mà tôi đã chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này
B/ NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
I Cơ sở lý luận của vấn đề :
Làm thế nào để khơi dậy lòng yêu thích môn sinh học ở bậc trung học cơ sở, các em có cảm giác thích học, thích được nghe giáo viên giảng bài, thích được biết thêm những kiến thức mới mà giáo viên sẽ cung cấp ở tiết tới … và cứ như thế tiết học trở nên nhẹ nhàng, không nặng nề về kiến thức cũng như những con điểm mà tạo cho các em cảm giác mình đang đi vào tìm hiểu những kiến thức thật gần gũi
và lí thú ở xung quanh ta mà lâu nay ta không để ý tới Vâng đó là một vấn đề khiến tôi rất trăn trở
II Thực trạng của vấn đề :
* Những thuận lợi mà tôi đã thu được khi dạy theo phương pháp này : Địa phương thuộc vùng nông thôn nên việc lấy ví dụ thực tế và sưu tầm mẫu vật rất thuận lợi, đặc biệt là sinh học lớp 6, 7 Đa số các em rất hứng thú học tập, thức tỉnh được những học sinh yếu, kém, nhút nhát cùng tham gia học tập và rèn luyện trong giờ lên lớp Bên cạnh đó tôi còn cung cấp cho các em một số kiến thức mở rộng nhằm đáp ứng những thắc mắc của các em về một số kiến thức trong thực tiễn.( sinh lớp 8 và 9) Điều đặc biệt là nhiều em nắm được kiến thức ngay tại lớp,
đỡ cho việc học tập ở nhà của các em
* Khi thực hiện theo phương pháp này tôi đã gặp một số khó khăn như : Thiết bị dạy học chưa thật đầy đủ, còn thiếu rất nhiều tranh ảnh, dụng cụ thí nghiệm, máy chiếu, băng đĩa, vườn trường … chưa có, mà sách giáo khoa thiết kế
ở những tiết thực hành đòi hỏi HS phải xem băng hình, hoặc tham quan thiên
Trang 4nhiên, thụ phấn cho cây, có những bài thực hành mẫu vật vào mùa đó tìm không thấy … theo tôi nội dung sách giáo khoa đa số phù hợp với việc tìm kiếm mẫu vật
ở miền Bắc vì có nhiều bài thực hành mẫu vật không thể tìm được ở miền Nam vào mùa đó, ví dụ như ở sinh 9 bài thực hành : Tập dượt thao tác giao phấn đối với cây lúa, hoặc ở sinh 7, thực hành mổ ếch … vào mùa này thì ở Miền nam khó có thể mà tìm được mẫu vật Hoặc có những bài thực hành không thể nào giáo viên thực hiện được ví dụ như : Tham quan thiên nhiên … Chính vì đó làm cho giáo viên vô cùng lúng túng trong các tiết học này, bỏ thì không được còn dạy thì không biết dạy gì đây, rất khó cho giáo viên Vậy chúng ta có nên tự chuyển tiết hoặc thay thế những tiết mà không thể thực hiện này bằng một tiết khác, ví dụ như tiết ôn tập, hoặc ngoại khoá vui chơi bằng những câu hỏi, những trò chơi sinh học không ?
III Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề :
* Để gây hứng thú và lòng đam mê với môn học thì ngay từ tiết học đầu tiên khi tôi bước vào lớp tôi thường đưa ra những quy định cụ thể như : 100% HS phải có sách bài tập , sau khi học xong về nhà phải soạn bài đầy đủ Trong lớp phải thật chú ý nghe giảng và phát biểu ý kiến , tham gia thảo luận nhóm Nếu câu hỏi nào trả lời không được thì cán sự lớp gặp tôi hỏi tôi sẵn sàng trả lời ngay Những thắc mắc về sinh học theo từng khối lớp, theo từng lứa tuổi tôi luôn giải thích rõ ràng để các em thấy được kiến thức về sinh học thật hay và thật là lạ, nhằm mục đích khơi dậy sự tò mò muốn biết của các em Tôi thực hiện bằng cách:
- Dành thời gian thích hợp để hướng dẫn các em cách học tập ở trên lớp, cũng như cách học tập và chuẩn bị bài ở nhà, có như thế thì các em sẽ quen dần với cách học ngay từ tiết học đầu tiên, về sau các tiết học sẽ đi vào nề nếp lúc đó cô - trò cùng lên lớp một cách nhẹ nhàng ở các tiết học
- Tiếp theo, tùy từng nội dung bài học mà tôi luôn đặt ra những câu hỏi tại sao thật thú vị phù hợp với từng khối lớp, ví dụ như :
Ở lớp 6: Tôi thường có những câu hỏi như :
Theo các em thì cây tre có hoa không ? Nếu có thì khi nào ? Hoa màu
gì ?
Tại sao quả dừa lại được cấu tạo thật kì quặc : bên trong là nước, bao bọc nước có gáo dừa thật cứng, bên ngoài lại là lớp xốp nhẹ, ngoài cùng
là lớp vỏ mỏng không thấm nước … ?
Tại sao cây có hoa nở về ban đêm hầu hết hoa đều nhạt màuhoặc màu trắng ?
Vì sao cây sống trên núi cao lại thấp hơn cây sống ở đồng bằng ?
Linh chi có phải là cây thuốc tiên không ?
Loài hoa nào to nhất và loài hoa nào nhỏ nhất thế giới ?
Vì sao cây dại có khả năng chống bệnh cao ?….
Ở lớp 7 :
Càng cua khi bị gãy có tái sinh lại được không ? Nếu được thì càng của chúng như thế nào ?
Tại sao gọi là nước mắt cá sấu ?
Trang 5Loài chim nào bay lùi ? Bay lùi để làm gì ?
Tại sao nhện lại không dính vào lưới tơ của nó giăng ?….
Ở lớp 8:
Tại sao khi gặp người bạn khác giới mà ta thích thì mặt ta đỏ lên ?
Tại sao chó khi chạy ở ngoài nắng về thì thường thè lưỡi ra mà người và một số động vật lại không có hành động như vậy ?
Tại sao ở người bị sứt môi thường phát âm không chuẩn ?
Tại sao ở tuổi các em thường hay nổi mụn trứng cá ?
Tháp Epphen ở thủ đô Pháp mô phỏng cấu tạo của loại xương nào trong
cơ thể của ta để xây dựng ?…
Ở lớp 9:
Tại sao khi muốn xác định dòng máu người ta lại xét nghiệm ADN ? Sinh con trai hay con gái do bố hay mẹ quyết định ?
Tại sao con con cháu lại giống cha mẹ ông bà mình,“nà không giống ông hàng xóm”?
Bệnh Đao là bệnh gì ? biểu hiện ra sao ?
Tại sao ngày nay người ta không tự mình để lại các giống vật nuôi và cây trồng như ngày trước ông cha ta thường làm mà lại ra tiệm để mua giống mỗi khi mùa vụ đến ?
- Hoặc nói về mối liên kết các nucleotit của phân tử ADN (A - T ; G - X ) tôi nói vui là ( Ăn –Thịt ; Gặm – Xương Ngược lại : Xương – Ăn ; Thịt – Gặm )…
* Để giảm bớt sự nói chuyện và làm việc riêng rồi không chú ý trong giờ học tôi thường hướng dẫn cho các em cách học kiến thức trên lớp bằng cách thưởng phạt như sau : Ở trên lớp các em phải chú ý theo dõi thông tin sách giáo khoa, tham gia thảo luận nhóm, cô sẽ gọi bất kì em nào trả lời câu hỏi Nếu cả nhóm không chịu thảo luận và không trả lời được thì phạt đứng cả nhóm (5 -> 7p) Hoặc cá nhân không trả lời được hay không nhắc lại được sẽ đứng tại chổ nghe giảng từ 3 ->7 phút Còn đối với những em chú ý trả lời đúng, hoặc thuộc bài nhanh ngay tại lớp thì khen ngợi ngay , nhằm giúp các em chú ý hơn, tích cực hơn trong giờ học
* Phương pháp dạy trên lớp :
- Luôn luôn bám sát sách giáo khoa, giải thích từng từ ngữ khó hiểu trong sách giáo khoa, khai thác triệt để những thông tin trong sách giáo khoa Có thể bằng 2 cách :
+ Cách thứ nhất : Không cho học sinh đọc thông tin sách giáo khoa mà
yêu cầu các em làm bài tập xoáy vào trọng tâm kiến thức Đó cũng chính là nội dung bài học Thường xuyên gọi những em học sinh yếu, kém trả lời, vận động học sinh cùng tham gia hoạt động nhóm Có thể nhắc đi nhắc lại nhiều lần nội dung quan trọng để các em thuộc được bài ngay tại lớp về nhà không cần phải học nhiều mà nhớ được kiến thức Ngoài ra tránh cho các em sự ỉ lại hay nghĩ rằng cô
sẽ không gọi mình nếu mình không giơ tay Bênh cạnh đó giáo viên luôn có những câu hỏi khó đòi hỏi sự suy nghĩ tìm tòi dành cho học sinh khá – giỏi, thường được
Trang 6giải đáp ở tiết học sau và không quên ưu tiên cho học sinh có những thắc mắc về kiến thức sinh học có liên quan mà em chưa biết hoặc đã biết muốn cung cấp cho
cô cùng các bạn biết thêm và xem đó là niềm vui, niềm tự hào của bản thân
+
Cách thứ hai : Cho các em đọc thông tin sách giáo khoa và sau đó yêu
cầu các em rút ra được kết luận gì qua thông tin vừa đọc và cũng cho các em học phần này sách giáo khoa để tiết kiệm được thời gian, vận động nhiều học sinh cùng làm việc mà lại có thể thuộc bài ngay tại lớp
- Những vấn đề mà sách giáo khoa yêu cầu thảo luận thì giáo viên tích cực cho học sinh thảo luận nhóm, thảo luận lớp để tự tìm ra kiến thức, giáo viên thường không quên khen ngợi những câu trả lời đúng, yêu cầu học sinh học yếu nhắc lại Sau đó giáo viên thường bổ sung thêm kiến thức nếu có, cuối cùng giáo viên thường cung cấp thêm những kiến thức thực tế bên ngoài liên quan đến thực tế cuộc sống của các em nhằm cung cấp thêm cho học sinh kiến thức về thực tiễn
Có như thế thì HS mới lo nỗ lực cố gắng không ỉ lại và có sự thi đua với nhau …
* Đặc biệt đối với các tiết dạy bình thường ở trên lớp thì nếu có phần nào liên hệ thực tế bản thân là tôi không quên liên hệ ngay để các em có những trận cười thật sảng khoái, tinh thần thoải mái để việc học trở nên nhẹ nhàng hơn
* Đối với những tiết thực hành mà không có điều kiện để thực hành thì tôi
sẽ cung cấp cho các em những nội dung cơ bản và cần thiết, sau đó tôi sẽ kể cho các em nghe những điều lí thú về sinh học, ví dụ như những mẩu chuyện về sinh
học : Cây có đồng hồ sinh học không ? Tại sao khi đụng vào cây xấu hổ thì lá
của chúng lại cụp xuống ? Cây cảnh nào gắn liền với truyền thuyết về tình yêu ?…Hoặc những kiến thức kĩ năng sống nhằm nâng cao sức khỏe
IV/ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm :
- Sáng kiến này đã được bản thân tôi áp dụng cho cả khối THCS trong ba năm học gần đây, cho tất cả các đối tượng học sinh giỏi – khá - trung bình – yếu – kém
- Kết quả tất cả các tiết lên lớp học sinh hứng thú hơn, lớp học trở nên sôi động, học sinh yêu thích môn học này hơn, tiết học trở nên nhẹ nhàng hơn, học sinh không cảm thấy sợ, chán học môn này, … và từ đó kết quả cuối năm của các em cũng cao hơn nhiều
- So với phương pháp cũ thì phương pháp này có hiệu quả hơn và học sinh hứng thú hơn
- Qua khảo sát 200 em với kết quả như sau :
+ 180 em hứng thú học tập và muốn được cô cung cấp thêm những kiến thức thực tế có liên quan trong cuộc sống
+ Qua khảo sát 3 giáo viên dạy cùng bộ môn đều cho rằng đây là phương pháp hay dễ gây hứng thú cho học sinh trong các tiết học
Trang 7C/ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN - ỨNG DỤNG VÀO THỰC
TIỄN :
- Kết quả bộ môn dạy trong 3 năm học vừa qua của tôi như sau :
+ Năm 2007 - 2008 : đạt 81% TB trở lên
+ Năm 2008 - 2009 : đạt 85% TB trở lên
+ Năm 2009 - 2010 : đạt 87%
*Ý nghĩa : Nâng cao chất lượng của bộ môn và gây hứng thú với học sinh ở môn sinh học mà không gây nặng nề về kiến thức với học sinh làm thế nào để
học sinh thấy được :“Học mà chơi, chơi mà học, kích thích lòng say mê môn
học” để đạt hiệu quả cao.
- Nhận định chung là nếu thực hiện được thì khả năng áp dụng cho sáng kiến này sẽ một phần đem lại hiệu quả cao cho học sinh
- Bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình áp dụng sáng kiến là:
+ Về phía học sinh : Say mê hứng thú hơn, nghiêm túc hơn trong các giờ
lên lớp vì các em được trình bày những câu hỏi thắc mắc những vấn đề về sinh học có liên quan trong cuộc sống qua đó các em lại lĩnh hội thêm vốn hiểu biết
về thực tế
+ Về phía giáo viên : Luôn luôn phải nghiên cứu bài thật kĩ trước khi lên
lớp, ngoài ra cần phải đọc thêm sách báo … để biết và cập nhập thêm thông tin mới vì học sinh một khi đã yêu thích môn học thì các em thường tìm tòi rất nhiều kiến thức mà nếu không nắm vững chúng ta có thể không trả lời ngay được
*Những đề xuất :
+ Đề nghị các cấp lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa đến khung phân phối chương trình không nên quá cứng nhắc mà nên tuỳ theo điều kiện từng vùng miền mà có sự linh động cho phù hợp
+ Cần cung cấp thêm tranh ảnh, máy chiếu, băng hình đầy đủ, đặc biệt là tư liệu , dụng cụ của các tiết thực hành để giáo viên không băn khoăn về đồ dùng dạy học trước khi lên lớp mà luôn vững tin về đồ dùng trong các tiết dạy đặc biệt là tiết thực hành
+ Thư viện mua thêm nhiều sách tham khảo ( như 10 vạn câu hỏi vì sao ),
để GV và HS có cơ hội tìm hiểu , nghiên cứu thêm về sinh vật trong tự nhiên Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của bản thân mà tôi đã tích góp được trong quá trình giảng dạy Kính mong sự góp ý chân thành của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo Xin chân thành cảm ơn
Hòa Hiệp, ngày 2 tháng 12 năm 2010
Người viết
Nguyễn Thị Thanh liên
Trang 8Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
Trang 9PHỤ LỤC
Trang bìa ………Trang 1
A/ Lí do chọn đề tài ………Trang 2
B/ Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ………Trang 3
I/ Cơ sở lí luận của vấn đề ………Trang 3
II/ Thực trạng của vấn đề ………Trang 3
III/ Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề …………Trang 4
IV/ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ………Trang 6 C/ Kết quả và hiệu quả phổ biến ứng dụng vào thực tiễn ………Trang 7