1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

22 1,6K 37

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 212 KB

Nội dung

Đổi mớichương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường,phát huy khả năng sáng tạo và độclập suy nghĩ của

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY

CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

A – MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo ở cơ sở là một vấn đề có ýnghĩa lớn lao trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Chiến lược pháttriển đất nước khi bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá không thể hiện đượcnếu không chú ý đúng mức đến xậy dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục ở cơ sở.Muốn phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo thì một trong những nhiệm vụ quantrọng hàng đầu là nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục Nghị quyết đại hội Đảng Xnhấn mạnh nhiệm vụ của giáo dục đào tạo trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá : “ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học Đổi mớichương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường,phát huy khả năng sáng tạo và độclập suy nghĩ của học sinh, ”; thực hiện “chuẩn hoá”, “hiện đại hoá”, “xã hội hoá”.Đểthực hiện nhiệm vụ này, kết luận của Hội nghị VI Ban chấp hành trung ương khoá IX

“về tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương II khoá VIII , phương hướng phát triểngiáo dục đào tạo, khoa học công nghệ từ nay đến 2005 và 2010” đã nhấn mạnh: “Tạochuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, trước hết là nâng cao chất lượng đội ngũnhà giáo, thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục tư tưởng, chính trị, nhâncách, đạo đức, lối sống cho người học” Chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên và cácnhà quản lí giáo dục, tạo động lực cho người dạy và người học Bởi vì đội ngũ nhà giáo

là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục Cần nâng cao chất lượng toàn diệncủa đội ngũ nhà giáo, nâng cao địa vị kinh tế- xã hội của giáo viên, thực hiện tiêuchuẩn hoá giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục, loại bỏ những yếu kém về phẩm chấtđạo đức và chuyên môn nghiệp vụ ra khỏi hệ thống giáo dục là yêu cầu khách quan đểgiáo dục phát triển

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư rất nhiều chogiáo dục và đào tạo, do vậy chất lượng và hiệu quả giáo dục hiện nay đã có bước pháttriển đáng kể Có được điều này là nhờ vào chất lượng giảng dạy ở các loại hình trườnglớp đã có bước phát triển rõ rệt Tuy nhiên,bên cạnh những thành tựu đã đạt được thìgiáo dục cũng vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém về chất lượng làm cho cả xã hội phảiquan tâm

Lịch sử của ngành giáo dục đã cho thấy: nơi nào có đội ngũ thầy cô giáo tốt thìnơi đó có chất lượng giáo dục tốt và ngược lại Xác định tầm quan trọng của nguồn lựccon người đối với việc xây dựng đất nước, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, Đảng và Nhà nước ta đã đặt Giáo dục và Đào tạo ở vị trí là “Quốc sách hàng

Trang 2

đầu” để đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành nguồn nhân lực thực sự có chất lượng,đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, trong những năm qua, toàn ngànhgiáo dục đã nỗ lực phấn đấu vừa khắc phục tồn tại yếu kém vừa đổi mới công tác giảngdạy Vì vậy chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao Bên cạnh những thành tích

to lớn mà toàn ngành đã làm được thì cũng còn nhiều tồn tại yếu kém đã và đang nảysinh như: Chất lượng đạo đức học sinh, thầy cô giáo giảm sút; học sinh ngồi sai lớp,thầy cô ngồi sai chỗ; các kiến thức, kỹ năng tối thiểu không đạt và nhiều vấn đề bứcxúc khác nữa gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của đội ngũ thầy cô giáo và nhàtrường, làm cả xã hội phải quan tâm, lo lắng Để khắc phục vấn đề này, trước hết làmỗi thầy cô giáo ở từng bậc học, cấp học phải tự xem lại, tự tìm ra những nguyên nhân

cơ bản mà trước hết là là ở chính đơn vị mình đang công tác để kịp thời điều chỉnh.Mặc dù đã sớm tìm ra nguyên nhân Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủtrương, biện pháp lớn để khắc phục tình trạng này, nhưng những tồn tại, yếu kém đókhông dễ dàng khắc phục trong một sớm một chiều mà đòi hỏi phải có thời gian đồngthời tất cả các nhà trường, trước hết là các trường tiểu học (bậc học nền tảng) dưới sựchỉ đạo của của ngành giáo dục các cấp phải tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượnggiảng dạy và giáo dục của mình

Cũng như các trường Tiểu học khác trong cả nước, trường Tiểu học tôi nghiêncứu, huyện Krông Păc thuộc bậc tiểu học của hệ thống giáo dục Quốc dân Vì vậychất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên nhà trường luôn là vấn đề mà chính quyềnđịa phương, ngành giáo dục Krông Pắc hết sức quan tâm Ngoài việc góp phần đáp ứngyêu cầu chung của thời đại, của dân tộc, nhà trường còn phải phấn đấu đạt mức chấtlượng tối thiểu giai đoạn I vào năm 2008 mà lãnh đạo ngành Giáo dục Krông Pắc đãgiao ( Theo Quyết định số 55/2007QĐ- BGD&ĐT ngày 28 /9/2007 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo đã ban hành ) Khắc phục tình hình nói trên ,việc tìm kiếm giảipháp nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trường Tiểu học –huyện Krông Pắc là vấn đề cấp thiết hiện nay

2 Mục tiêu và nhiệm vụ:

a Mục tiêu:

Trên cơ sở đánh giá đúng chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trường tiểuhọc làm căn cứ cho việc tìm kiếm mô hình giải pháp nâng cao chất lượnggiảng dạy ở trường cho những năm tới

Trang 3

- Thực trạng và chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trường tiểuhọc

- Những điều kiện cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức bộ máy và hoạt động của các bộphận đoàn thể trong nhà trường có ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy

- Hoàn cảnh, điều kiện thực tế của các thầy cô giáo trong nhà trường hiện nay cóảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy

- Điều kiện, hoàn cảnh và sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thểnhân dân, phụ huynh và học sinh địa phương có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dụccủa nhà trường trong thời gian qua

b Địa bàn nghiên cứu:

- Trường tiểu học huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lắk

c Thời gian thực hiện đề tài:

- Từ ngày 28 tháng 11 năm 2009 đến 10 tháng 11 năm 2012.

4 Phương pháp nghiên cứu:

Lê - nin gọi Giáo dục là một phạm trù vĩnh cửu: giáo dục sinh ra cùng với loàingười và tồn tại, phát triển cùng với loài người Giáo dục là con đường đặc trưng cơ

Trang 4

bản để loài người tồn tại và phát triển Giáo dục chính là nơi gìn giữ, truyền thụ vàphát huy hệ thống giá trị chung của loài người Thế giới ngày nay coi giáo dục là conđường cơ bản nhất để gìn giữ và phát triển văn hoá, để khỏi tụt hậu, để tiến lên.Và vìvậy mà giáo dục ngày nay lại càng phát triển mạnh hơn bao giờ hết mà trước hết là nóiđến chất lượng giáo dục ở tất cả các Quốc gia, các dân tộc nói chung và từng trườngphổ thông nói riêng.

Hồ Chủ Tịch đã từng nói tại Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành Giáo dục vào

tháng 6 năm 1957: “ Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần , còn cần có sự giáo

dục ngoài xã hội và trong gia đình, để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn.Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiểu giáo dục trong gia đình

và ngoài xã hội , thì kết quả cũng không hoàn thành” và Người còn nói: “ Một chương trình nhỏ mà được thực hành hẳn hoi còn hơn một trăm chương trình lớn mà không làm được”

Giáo dục trong nhà trường có những đặc trưng riêng của nó Đó là một hoạt động

có tổ chức, có hệ thống và mang tính mục đích rõ ràng Nó đảm bảo truyền thụ và lĩnhhội vốn học vấn toàn diện nhằm phát triển toàn diện con người Nhà trường là một thiếtchế trong hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu hoạt động của nhà trường là đào tạo

những nhân cách – nhân cách văn hoá, hay là con người có văn hoá Đó là “con người

phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng

về đạo đức”.

Kế thừa và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, Đảng ta luôn quan tâm đầu tư cho Giáo dục và Đào tạo Đại hội lần thứ IX Banchấp hành Trung ương Đảng và chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của ban Bí thưTrung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ

quản lý giáo dục đã khẳng định: “Phát triển Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng

đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát triển nguồn lực con người đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”.

Tiếp tục quan điểm của Đại hội lần thứ IX, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn Quốc

lần thứ X của Đảng nhấn mạnh: “Về Giáo dục và Đào tạo, chúng ta phấn đấu để lĩnh

vực này cùng với khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, thông qua việc đổi mới toàn diện Giáo dục và Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền Giáo dục Việt Nam ”, cũng trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

Quốc lần thứ X của Đảng ta định hướng: “Ưu tiên hàng đầu việc nâng cao chất lượng

dạy và học Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên ”.

Cụ thể hoá chủ trương của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk nhấn

mạnh: “Tổng rà soát lại đội ngũ giáo viên ở từng cấp học, từng trường, từng địa

phương để có kế hoạch chủ động bố trí, phân công hợp lý đội ngũ giáo viên có trình

độ tương đối đồng đều nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ” để đạt mục tiêu đó

Trang 5

trong giai đoạn hiện nay, nhất thiết phải nâng cao chất lượng giảng dạy ở từng nhàtrường mà trước hết là các nhà trường thuộc bậc tiểu học – bậc học nền tảng của bậchọc phổ thông, của hệ thống giáo dục Quốc dân.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà giáo ưu tú, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo Đặng Huỳnh Mai đã đưa ra định hướng phát triển bền vững đối với Giáo dục tiểu

học ở Việt Nam: “Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của từng trường tiểu

học, thực hiện mức chất lượng tối thiểu và thực hiện các tiêu chuẩn để tạo niềm tin của nhân dân và địa phương đối với nhà trường ”

Mặc dù trong những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung và Giáo dụctiểu học nói riêng đã có nhiều cố gắng và đạt được những thành tích đáng kể nhưngcũng còn bộc lộ nhiều yếu kém mà Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ X của Đảng đã

đánh giá: “Chất lượng Giáo dục còn nhiều yếu kém; khả năng chủ động, sáng tạo của

học sinh, sinh viên ít được bồi dưỡng, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên còn yếu ” nhất là đối với bậc tiểu học.

Ở bậc tiểu học, do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học nên nhìn chungphương pháp giảng dạy còn nặng về truyền thụ kiến thức một chiều dẫn đến việc họccủa học sinh còn thụ động, chưa phát huy hết tính tích cực chủ động, sáng tạo của các

em Bên cạnh đó, tỉ lệ giáo viên có trình độ tin học thực sự sử dụng được máy vi tínhlại quá ít, hầu như chưa biết sử dụng nên việc áp dụng tin học vào công tác soạn giảng,chuẩn bị phiếu học tập, sử dụng máy chiếu gặp rất nhiều khó khăn

Ngoài ra, trung thực, thẳng thắn nhìn nhận thì chất lượng đội ngũ giáo viên tiểuhọc hiện nay chưa đồng đều, nhiều giáo viên còn yếu về trình độ chuyên môn Một bộphận giáo viên do điều kiện kinh tế khó khăn nên chưa thật sự an tâm công tác, chưa cóđầu tư thoả đáng cho công tác giảng dạy Mặc dù có thuận lợi hơn so với một số huyệnvùng sâu, vùng xa,vùng biên giới của tỉnh Đắk Lắk, song Krông Pắc vẫn còn là mộttrong các huyện về điều kiện cơ sở vật chất đầu tư cho dạy và học còn thiếu thốn, lạchậu chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thời đại Tất cả những vấn đề trên đều

có ảnh hưởng lớn,có vai trò quyết định đến chất lượng giảng dạy hiện nay của các nhàtrường nói chung và trường tiểu học , Krông Pắc nói riêng

Thực tế đặt ra một câu hỏi lớn: Làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạycủa đội ngũ giáo viên trường Tiểu học ? Từ đó nhằm đưa nhà trường hoànthành giai đoạn I mức chất lượng tối thiểu (Chuẩn Quốc gia giai đoạn I) là điều mà bảnthân người cán bộ quản lý nói chung và cá nhân tôi nói riêng luôn trăn trở suy nghĩ đểtìm ra giải pháp , định hướng phát triển bền vững cho nhà trường

2 Thực trạng chất lượng giảng dạy ở trường tiểu học

a Đặc điểm tình hình và quy mô trường lớp:

Trường tiểu học , từ trước năm 2009 tên cũ là trường Tiểu học ……… được tách ra từ trường Phổ thông cơ sở……… (cấp I, II) năm 1989 do chủ trương táchcấp học ở các trường ghép của ngành Trường thuộc hệ thống giáo dục công lập, chịu

sự quản lý trực tiếp của phòng giáo dục Krông Pắc tỉnh Đắk Lắk

Trang 6

Trường có diện tích 6.087m2, nằm trên địa bàn của thôn ……, xã , huyệnKrông Pắc.

Xã được thành lập từ ngay sau giải phóng 1975, khi mới thành lập, địabàn xã rất rộng bao gồm cả địa bàn Thị trấn Phước An và xã EaYông hiện nay Sau đó,

xã thu nhỏ lại do thành lập Thị trấn Phước An và xã EaYông được tách ra

Xã hiện có diện tích tự nhiên là khoảng 2.369.000 ha, trong đó đất nông nghiệpkhoảng 1.233.000 ha Đến nay, toàn xã có 18 thôn gồm có 2.686 hộ gia đình vớikhoảng 11.758 nhân khẩu

Học sinh trong địa bàn nhà trường tuyển sinh là con em của nhân dân ở 6 thôn:Thôn Tân Tiến, Thôn Tân Thành, Thôn 2, Thôn 3, Thôn 4, Thôn Tân Lập Dân cư chủyếu là người kinh thuộc vùng Thăng Bình – Quảng Nam vào làm ăn, sinh sống (địa bàntrường phụ trách không có dân tộc tại chỗ) Qua điều tra có tới 95% hộ gia đình làmnông nghiệp, nhìn chung có trình độ học vấn thấp, điều kiện, hoàn cảnh kinh tế cònkhó khăn Thực tế, trong địa bàn một bộ phận hộ có kinh tế khá giả, thì tập trung gầnmặt đường giao thông, con em họ thường chọn học trường có điều kiện vật chất kháhơn (trường chuẩn Quốc gia) để theo học Theo thống kê, hàng năm, số học sinh thuộcđịa bàn trường phụ trách, chọn trường khác học vào khoảng 30 đến 35 học sinh.Bởivậy, số học sinh học đúng tuyến ở trường thường là gia đình có điều kiện kinh tế khókhăn hơn Số hộ thuộc diện nghèo vẫn còn khá đông Những năm học gần đây, số họcsinh thuộc diện nghèo, khó khăn đột xuất phải nhận trợ cấp của Dự án PEDC (Dự ándành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn) là khoảng 25% Nhiều gia đình cả vợ chồngphải đi làm nương rẫy cà phê cách nhà rất xa, khoảng 10 đến 15 cây số, phải ở lại rẫyhàng tuần mới về nhà, nhất là trong các đợt vào mùa Vì vậy việc quan tâm chăm sóccon cái học hành, việc tiếp cận thông tin và nhận thức về giáo dục còn nhiều hạn chế.Mặt khác, cán bộ chính quyền địa phương và các đoàn thể mặc dù đã có nhiềuquan tâm chỉ đạo công tác giáo dục của địa phương, song cũng mới chỉ tập trung quantâm về xây dựng cơ sở vật chất.Kinh nghiệm chỉ đạo, lãnh đạo về giáo dục tại địaphương còn hạn chế nhất định như công tác điều tra, vận động phối hợp với gia đình đểgiáo dục học sinh Tất cả vấn đề nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng,hiệu quả giáo dục của nhà trường

Những năm học 1998-2003, trường số lớp vào khoảng 18- 20 lớp hàng năm.Những năm sau đó số lớp giảm dần do nguồn trẻ giảm, đến năm học 2012-2013 số lớpchỉ còn 14 Kéo theo là đội ngũ giáo viên dôi dư, mặc dù đã được kiến nghị giải quyếtsong mỗi năm vẫn dôi dư từ một đến hai người Vì vậy giải quyết phân phối việc làm

và quản lý số giáo viên dôi dư là việc làm gây khó khăn thêm cho đội ngũ quản lý

Trang 7

lớp

SốHS

Sốlớp

SốHS

Sốlớp

SốHS

Sốlớp

SốHS

Sốlớp

SốHS

Nhìn chung các em học sinh đều ngoan, chăm học, biết vâng lời thầy cô giáo.Tuy nhiên do phần đông các em đều thuộc gia đình làm nông nghiệp, điều kiện giađình khó khăn, thiếu sự quan tâm của gia đình về việc học tập Một số học sinh cònphải có nhiệm vụ trông nhà, trông em, lo các công việc gia đình để bố mẹ đi làm rẫynên các em không có thời gian, không có điều kiện để học tập,sinh hoạt theo chươngtrình học 2 buổi/ ngày của nhà trường Số các em này thường chỉ theo học một buổisáng, buổi chiều thường nghỉ học để phụ giúp gia đình Những khó khăn, trở ngại đó

đã gây ảnh hưởng nhiều đến việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường

b Về tình hình đội ngũ CB-GV-NV nhà trường:

* Biên chế số lượng:

Theo biên chế của ngành, năm học 2012-2013, tống số CB-GV-NV của trường

có 31 người, đều là dân tộc Kinh, được phân công chức danh và nhiệm vụ như sau:

* Về độ tuổi và các điều kiện khác:

Theo bảng số liệu trên, hiện nay nhà trường có 23 giáo viên được phân công thamgia trực tiếp giảng dạy ở các khối lớp Tính đến năm học 2012-2013, giáo viên củatrường có độ tuổi cao nhất là 47 tuổi, thấp nhất là 24 tuổi, tuổi đời bình quân của CB-

GV trong nhà trường là 33 tuổi (không tính tuổi của nhân viên)

+ Cụ thể về độ tuổi của giáo viên: - Dưới 30: 05 ( nữ 05 )

- Từ 31 – 45 : 21 (nữ 20)

Trang 8

Với độ tuổi bình quân như vậy, xét về mặt tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu họcthì các em ít hứng thú học hơn so với những thầy cô giáo còn trẻ Ngoài ra còn phải kểđến giọng nói, hình thức và các yếu tố khác của mỗi thầy cô giáo cũng có những ảnhhưởng không nhỏ đến việc ham thích đi học, chú ý học tập của học sinh tiểu học.

Đội ngũ giáo viên của trường phần đông đều công tác tại trường đã lâu, đều đãlập gia đình nhưng hầu hết lại không cư trú tại địa phương nơi trường đóng Ngoài ra,phần đông giáo viên của trường là người miền Bắc ( vùng Nghệ An, Hà Tĩnh và một số

ở Thái Bình, Hà Nam ) Bởi vậy việc am hiểu phong tục tập quán của các em học sinhngười địa phương có những hạn chế nhất định, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy(nhất là môn Tiếng Việt) của nhà trường

Mặt khác, với cơ cấu biên chế số lượng theo quy định của Thông tư liên tịch số

35 liên Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính như vậy nên có nhữngcông tác nhà trường không có chuyên trách mà chỉ làm kiêm nhiệm (công đoàn, khốitrưởng, khối phó, thanh tra nhân dân, bí thư chi đoàn) vì vậy hiệu quả công tác chưacao

c Về chất lượng đội ngũ (không tính bảo vệ):

Trung cấp

Giỏi tỉnh

Giỏi huyện

d Về cơ sở vật chất của trường:

Trang 9

Trường đã có phòng thư viện và thiết bị đạt chuẩn.

Như vậy, xết về tiêu chuẩn phòng học để đạt chuẩn thì còn tới 10 phòng học chưađạt chuẩn Ngoài ra, trường còn thiếu các phòng chức năng như phòng nghe, nhìn

* Về bàn ghế và các trang thiết bị dạy học khác:

Về số lượng bàn ghế để phục vụ cho giáo viên, học sinh và các bộ phận trong nhàtrường hoạt động là đủ về số lượng nhưng chưa đạt về chất lượng theo quy định củangành.Tổng số chỗ ngồi cho học sinh 640 chỗ trong đó đạt chuẩn là: 300 chỗ Hiện,trường đã có một phòng máy vi tính với số lượng là 16 máy phục vụ cho dạy môn tinhọc Số máy phục vụ cho công tác quản lí là 5 máy ( 2 máy xách tay) Nhà trường đã

có 1 bộ máy chiếu phục vụ cho công tác giảng dạy Tuy nhiên để đáp ứng được nhucầu dạy và học trong tình hình mới thì số trang thiết bị dạy học trên vẫn còn thiếu thốnnhiều

* Về diện tích sân chơi bãi tập cho giáo viên, học sinh:

Với diện tích hiện có của trường thì sân chơi bãi tập của học sinh đã đủ điều kiện

để đạt chuẩn quốc gia Diện tích trồng cây bóng mát tương đối lớn, có đủ độ che phủ

và bóng mát để học sinh vui chơi và hoạt động tập thể Tuy nhiên hiện nay trường chưa

có công trình vệ sinh đúng quy định chuẩn Hệ thống nước sạch phục vụ cho giáo viên

và học sinh đã có nhưng chưa đúng quy cách

Trường đã có tường rào bao quanh để đảm bảo an ninh trật tự, tạo điều kiện chocông tác giảng dạy, học tập chung của nhà trường

e Các tổ chức đoàn thể:

* Chi bộ Đảng:

Trường đã có chi bộ riêng với 9 đảng viên chính thức Số quần chúng ưu tú là03.Tổ chức chi bộ thực sự là hạt nhân lãnh đạo toàn diện các hoạt động của nhà trường,đặc biệt là công tác dạy- học Nhiều năm liền chi bộ vẫn giữ vững danh hiệu “Trongsạch vững mạnh” Tuy nhiên, việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác dạy và học trong nhàtrường chưa thực sự sâu sát trong việc bố trí, phân công đúng người, đúng việc để khaithác hết tiềm năng trí tuệ của mỗi cá nhân, từ đó xây dựng các ê- kíp làm việc ăn ý pháthuy sức mạnh tập thể

Công đoàn cơ sở nhà trường:

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban chấp hành công đoàn ngành giáo dục, tổ chứccông đoàn nhà trường luôn phát huy tốt vai trò tham mưu, giám sát, vận động, xây

Trang 10

dựng và làm tốt công tác chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của công đoànviên Duy trì nề nếp sinh hoạt, động viên CB-GV-NV tham gia các hoạt động phongtrào thể dục thể thao, văn nghệ ; phát động các phong trào thi đua “dạy tốt – học tốt”,thi giáo viên dạy giỏi, thi an toàn giao thông, tìm hiểu Luật Lao động, Luật Bảo hiểm

xã hội ; giới thiệu đoàn viên ưu tú cho chi bộ Đảng,…Mặc dù chưa đạt giải cao trongmột số Hội thi, Hội thao nhưng cũng đã động viên tinh thần cho các công đoàn viên

* Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học:

Hội cha mẹ học sinh không chỉ có nhiệm vụ cùng nhà trường giáo dục học sinh

mà còn giúp nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, động viên thầy cô giáo để nâng caochất lượng giảng dạy, thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục và thể hiện truyền thống

“Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta đã có từ bao đời nay

Nhận thức được vị trí và tầm quan trọng đó, nhà trường đã làm tốt công tác thammưu với chính quyền địa phương tổ chức đại hội Phụ huynh học sinh bầu chọn các cánhân có điều kiện và uy tín nhất vào Ban chấp hành hội của từng lớp và của nhàtrường Những năm qua, Hội PHHS đã có vai trò lớn trong việc huy động thu cáckhoản kinh phí tự nguyện để cải thiện môi trường sư phạm nhà trường như: Làm sân,làm lối đi trong sân, tu sửa nâng cấp phòng học, xây dựng công trình vệ sinh, xây dựngnhà bảo vệ… ngoài ra còn đóng góp khen thưởng học sinh nghèo vượt khó, thăm hỏiđộng viên các thầy cô giáo trong các dịp lễ, Tết… ; tạo điều kiện cho nhà trường, độingũ thầy cô giáo hoàn thành nhiệm vụ

Bên cạnh những việc đã làm được ở trên, vì công việc của Ban chấp hành hộinhiều, đòi hỏi phải có thời gian nhưng không có thù lao cho công tác Hội, bởi thếngười tham gia làm công tác Hội cha mẹ học sinh hoàn toàn vì con em, vì lòng nhiệttình với sự nghiệp giáo dục Các phụ huynh nhận thức được vì thương con nên thamgia giúp đỡ nhà trường vì thế mọi hoạt động của họ đều thụ động, theo gợi ý của nhàtrường mà không tự xây dựng chương trình kế hoạch thực hiện một cách bài bản, chủđộng của tổ chức Hội Mặt khác, do điều kiện hoàn cảnh gia đình, do nhận thức của cáchội viên có chừng mực nhất định nên họ chưa thực hiện tốt vai trò và làm công tác xãhội hoá giáo dục

Những thực trạng trên của công tác Hội cha mẹ học sinh nên nhà trường còn gặpnhiều khó khăn trong việc phối hợp các điều kiện hỗ trợ để nâng cao chất lượng giảngdạy

3 Những thành tựu đã đạt được

a Về phát triền số lượng học sinh

Hàng năm, trường đã huy động tối đa học sinh trong độ tuổi đến trường, tỉ lệ họcsinh nghỉ bỏ học giữa chừng hầu như không còn: năm học 2006-2007 có 01 em; nămhọc 2008-2009 có 01 em

*Chất lượng học sinh 8 năm qua:

Trang 11

Năm học

Hạnh kiểm tốt Học lực khá giỏi

Hoàn thành chương trình tiểu học (tốt nghiệp lớp 5) Ghi chú

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 2004-2005 495/545 90,8 210/545 38,5 124/124 100

b Về chất lượng đội ngũ CB-GV-NV (không tính bảo vệ)

Năm học

Chia theo trình độ chuẩn Chia theo tay nghề

Trên chuẩn Chuẩn Chưa chuẩn GV giỏi tỉnh GV giỏi huyện

Ngày đăng: 18/07/2014, 20:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w