Năm 2009 là một năm “đáng nhớ” đối với ngành tôm Việt Nam. Khối lượng xuất khẩu đạt gần 210 nghìn tấn với kim ngạch đạt trên 1,67 tỷ USD, so với năm 2008, tăng 9,4% về khối lượng và 3% về giá trị. Trong các thị trường mà Việt Nam xuất khẩu sang thì Nhật Bản vẫn duy trì được vị trí nhập khẩu tôm số một nhưng năm 2009 lại là một năm “khá buồn” đối với nhiều nhà xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật
Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa kinh tế “ tác động của hiệp định song phương Việt- Nhật đến hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật” 1 Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa kinh tế CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH SONG PHƯƠNG VIỆT - NHẬT ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TÔM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN. 1.1.Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài. Năm 2009 là một năm “đáng nhớ” đối với ngành tôm Việt Nam. Khối lượng xuất khẩu đạt gần 210 nghìn tấn với kim ngạch đạt trên 1,67 tỷ USD, so với năm 2008, tăng 9,4% về khối lượng và 3% về giá trị. Trong các thị trường mà Việt Nam xuất khẩu sang thì Nhật Bản vẫn duy trì được vị trí nhập khẩu tôm số một nhưng năm 2009 lại là một năm “khá buồn” đối với nhiều nhà xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật. Sau quý I, xuất khẩu tôm sang thị trường này liên tục sụt giảm cho đến hết tháng 11 dẫn tới xuất khẩu cả năm giảm 3,3 % về khối lượng. Nếu cứ giữ nguyên tình trạng trên, tôm Việt nam khó giữ vững vị trí số một tại thị trường Nhật Bản. Vì vậy cần tìm ra các giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Nhật để giữ vững và củng cố vị trí của tôm Việt Nam trên thị trường này. Ngày nay, toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Trong tiến trình đó, Việt Nam đã chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế bằng việc ký kết các hiệp định song phương và đa phương nhằm tranh thủ những lợi ích mà toàn cầu hoá mang lại. Gần đây nhất, Việt Nam đã ký kết thành công hiệp định song phương với Nhật Bản. Hiệp định được ký kết đã mở ra nhiều cơ hội cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Nhật nhờ việc giảm thuế nhập khẩu xuống xấp xỉ 0%. Đồng thời, hiệp định cũng gây ra nhiều khó khăn và thách thức cho các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam. Do đó, nghiên cứu về những tác động của hiệp định trên là vô cùng cấp thiết nhằm tận dụng được những cơ hội và khắc phục những hạn chế nhằm thúc đẩy xuất khẩu tôm sang Nhật. Vì vậy, chúng em chọn đề tài “ tác động của hiệp định song phương Việt- Nhật đến hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật”, từ đó đề xuất những giải pháp 2 Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa kinh tế phát triển xuất khẩu tôm Việt Nam. Đề tài nghiên cứu là phù hợp với yêu cầu thực tế đề ra. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu. Xây dựng những nguyên tắc cơ bản trong phát triển xuất khẩu thuỷ sản nói chung và đặc biệt đi sâu nghiên cứu những đặc điểm về thị trường Nhật Bản về mặt hàng tôm nói riêng để có định hướng đúng đắn thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật. Tập trung đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản và đặc điểm về hoạt động nuôi trồng, chế biến tôm của Việt Nam. Qua đó, đưa ra những phát hiện nhằm đề xuất những giải pháp có tính hữu hiệu, thực thi cho phát triển xuất khẩu tôm cũng như xuất khẩu thuỷ sản trong giai đoạn hội nhập hiện nay. 1.3. Mục đích nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu về kết quả xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật Bản trước khi ký kết hiệp định, thực trạng xuất khẩu hiện nay để đánh giá tác động do hiệp định song phương mang lại những mặt tích cực cũng như những hạn chế mà các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam còn tồn tại và những yêu cầu mà thị trường Nhật Bản đặt ra. Thông qua đó, đề xuất một số giải pháp về phía Nhà nước, các bộ nghành và các doanh nghiệp xuất khẩu tôm về nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước, về khai thác và phát triển nguồn nguyên liệu, xúc tiến thương mại với Nhật Bản và năng lực thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu. Như vậy, mục tiêu nghiên cứu đó là tìm ra một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu tôm gắn liền với các điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay. 1.4. Phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật Bản và những tác động do hiệp định song phương mang lại nhằm tìm ra hướng đi dung đắn để phát triển xuất khẩu tôm cũng như xuất khẩu thuỷ sản. 3 Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa kinh tế Để có thể đánh giá tác động của hiệp định một cách chính xác, khách quan, số liệu có liên quan đến hoạt động xuất khẩu tôm như kim ngạch xuất khẩu, giá cả, cơ cấu các mặt hàng,…. được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến nay. Từ đó, đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2015. 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động xuất khẩu tôm của các doanh nghiệp Việt Nam. Từ việc đánh giá các cơ hội cũng như thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi hiệp định chính thức có hiệu lực nhằm đưa ra các đề xuất thúc đẩy xuất khẩu tôm trong thời gian tới, khắc phục những hạn chế còn tồn tại. 1.6. Kết cấu đề tài. Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo,… đề tài nghiên cứu gồm 4 chương: Chương I. Tổng quan đề tài nghiên cứu tác động hiệp định song phương Việt-Nhật đến hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam. Chương II. Một số lý luận về xuất khẩu và Hiệp định song phương Việt-Nhật. Chương III. Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng tác động của hiệp định đến hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Chương IV. Kết luận và những đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. CHƯƠNG II. MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ HIỆP ĐỊNH SONG PHƯƠNG VIỆT - NHẬT. 4 Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa kinh tế 2.1. Lý luận chung về xuất khẩu. 2.1.1. Khái niệm về xuất khẩu. Xuất khẩu là một nội dung của hoạt động ngoại thương, trong đó hàng hoá và dịch vụ được bán cho người nước ngoài nhằm thu được ngoại tệ, tạo ra sức mạnh vật chất cho kinh tế của mỗi quốc gia và thoả mãn nhu cầu nhập khẩu, đồng thời tạo điều kiện cho phát triển cơ sở hạ tầng. Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ cho nước ngoài dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ hàng hoá - tiền tệ, quan hệ thị trường nhằm mục đích lợi nhuận. 2.2.1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đến nền kinh tế quốc dân. a. Vai trò chung Xuất khẩu là nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên của thương mại quốc tế. Do đó, nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới. Thứ nhất, xuất khẩu tạo vốn cho nhập khẩu. CNH-HĐH với bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của một quốc gia. Để tiến hành CNH-HĐH đòi hỏi có lượng vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Nguồn vốn quan trọng nhất là từ xuất khẩu, quyết định mọi quy mô, tốc độ phát triển của nhập khẩu. Thứ hai, xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, định hướng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một là, xuất khẩu chỉ tiêu thụ những hàng hoá dư thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu trong nước. Nếu như vậy thì quy mô xuất khẩu thấp và tăng trưởng chậm chạp. Hai là, coi thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Điều này có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. - Trong nền kinh tế, đầu vào của ngành này là đầu ra của ngành sản xuất khác. Quan hệ kinh tế ở đây là tái sản xuất liên ngành, tức là quy mô, cơ cấu, hoạt động phát triển của ngành sản xuất này phụ thuộc vào các biến số trong 5 Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa kinh tế sự phát triển của ngành sản xuất khác. Do đó khi ngành này mở rộng, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thì cũng đồng nghĩa với việc ngành sản xuất nguyên liệu của ngành đó sẽ có điều kiện phát triển mạnh mẽ. - Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất phát riển và ổn định. - Xuất khẩu tạo tiền đề kinh tế kỹ thuật, nhằm nâng cao năng lực sản xuất trong nước hay nói cách khác tạo thêm vốn, kỹ thuật công nghệ tiên tiến phục vụ cho hiện đại hoá ngành công nghiệp của đất nước. Thứ ba, xuất khẩu góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tạo thu nhập, tăng mức sống và thoả mãn nhu cầu của người. Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm nhiều mặt. Trước hết, sản xuất hàng xuất khẩu thu hút hàng triệu người lao động vào làm việc. Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu các vật phẩm tiêu dùng thiết yếu mà trong nước chưa sản xuất hoặc sản xuất chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân. Thứ tư, xuất khẩu là điều kiện thúc đẩy và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu là hoạt động cơ bản của kinh tế đối ngoại và tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn, xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, vận tải…giữa các quốc gia. Khi đó, các quan hệ kinh tế đối ngoại này lại là điều kiện để mở rộng cho xuất khẩu. b. Vai trò hoạt động xuất khẩu Tôm đ ối với Việt Nam. - Tăng KNXK, thu ngoại tệ, tạo vốn nhập khẩu, phục vụ tiến trình CNH- HĐH nước nói chung và ngành thuỷ sản nói riêng. - Góp phần đẩy mạnh phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam theo định hướng chiến lược đến năm 2010. - Tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi, kích thích các ngành khác hoạt động nhiều hơn, mạnh hơn, thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế vận động theo xu hướng tốt. Chẳng hạn kéo theo các ngành sản xuất chế biến, công nghiệp bao bì, bưu chính viễn thông… phát triển nhằm phục vụ nó. 6 Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa kinh tế - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, vùng duyên hải ven biển, theo hướng đa dạng hoá nghề khai thác, hình thức nuôi trồng với nhiều loại quy mô lớn, vừa, nhỏ, phù hợp với từng vùng sinh thái, kết hợp giữa tập trung và phân tán, tận dụng mọi nguồn tài nguyên để khai thác và chế biến đạt hiệu quả cao. - Tác động tích cực đến việc giải quyết việc làm cho cư dân, cải thiện đời sống cho những người dân sống bằng nghề tôm. Do đặc điểm sử dụng nhiều lao động nên nó có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm mang lại lợi ích xã hội to lớn như đảm bảo trật tự an ninh, giảm bớt tệ nạn xã hội. - Là cơ sở mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta, góp phần hội nhập thương mại khu vực và thế giới, nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng tôm, của nền kinh tế đối nội trên thị trường quốc tế. Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại kể trên lại tạo tiền đề cho mở rộng thị trường xuất khẩu nói chung và xuất khẩu mặt hàng tôm nói riêng. Tóm lại, hoạt động xuất khâu tôm không những tạo nguồn thu ngoại tệ phục vụ nhập khẩu, mà còn góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống dân cư… 2.2. Hiệp định song phương Việt- Nhật và hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. 2.2.1. Khái niệm về hiệp định đối tác kinh tế. Trước khi đi đến khái niệm hiệp định song phương, chúng em xin đưa ra hai khái niệm có liên quan là hội nhập kinh tế và hiệp định thương mại tự do. Theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến nhất trên thế giới, hội nhập kinh tế là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau. Hội nhập kinh tế hiểu theo một cách chặt chẽ hơn, là việc gắn kết mang tính thể chế giữa các nền kinh tế với nhau. Nói một cách rõ hơn hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực 7 Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa kinh tế hiện đồng thời hai việc: một mặt gắn nèn kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa, thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân, mặt khác gia nhập và góp phần xây dưng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu. Hội nhập kinh tế có thể là song phương – tức là giữa hai nền kinh tế hoặc khu vực – tức là giữa một nhóm nền kinh tế hoặc đa phương – tức là có quy mô toàn thế giới, giống như những gì mà tổ chức thương mại thế giới đang hướng tới. Hiệp định thương mại tự do là hiệp định theo đó các nước ký cam kết bãi bỏ thuế quan cho tất cả hoặc hầu như tất cả hàng hóa của nhau. Có những dòng thuế sẽ được bãi bỏ chậm hơn và người ta thường đưa các dòng thuế này vào “ danh sách nhạy cảm”. Chỉ một số ít dòng thuế sẽ không được bãi bỏ và được liệt kê trong “danh sách loại trừ”. Quy tắc xuất sứ là một phần quan trọng của các hiệp định thương mại tự do, nhằm đảm bảo chỉ những hàng hóa được sản xuất toàn bộ hoặc tối thiểu ở những tỷ lệ nhất định tại các nước thành viên hiệp định mới được buôn bán tự do nhằm tránh tình trạng nước không tham gia hiệp định sử dụng cách tái xuất hoặc chỉ lắp ráp tại một nước tham gia hiệp định có thể xuất khẩu sang nước còn lại của hiệp định mà không phải chịu thuế. Hiệp định đối tác kinh tế là cấp độ hội nhập kinh tế sâu hơn hiệp định thương mại, theo nghĩa là ngoài là ngoài việc tự do hóa thương mại hàng hóa thông qua bãi bỏ thuế quan và hàng rào phi thuế quan, lại còn bao gồm cả tự do hóa dịch vụ, bảo hộ đầu tư, thúc đẩy thương mại điện tử giữa các nước ký kết hiệp định. Nhật Bản là quốc gia có xu hướng thích các hiệp định đối tác kinh tế vì nó cho phép quốc gia này thâm nhập toàn diện vào các thị trường của nước đối tác. Hiện Nhật Bản đã kí kết 8 hiệp định đối tác kinh tế song phương và một hiệp định đối tác với ASEAN, đang đàm phán để ký kết 5 hiệp định khác, 8 Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa kinh tế trong đó có Việt Nam. Có 15 quốc gia, lãnh thổ đang có nguyện vọng đàm phán và ký kết hiệp định đối tác kinh tế với Nhật Bản. 2.2.2. Khái quát chung về hiệp định song phương Việt – Nhật. Hiệp định song phương Việt – Nhật (JVEPA) là một hiệp định tự do hóa thương mại, dịch vụ, bảo hộ đầu tư và khuyến khích thương mại điện tử giữa Việt Nam và Nhật Bản. Đây là hiệp định tự do hóa thương mại song phương đầu tiên của Việt Nam và là hiệp định đối tác kinh tế thứ mười của Nhật Bản. Hai nước có ý định thành lập hiệp định này ngay từ năm 2005 và bắt đầu tiến hành đàm phán về hiệp định này từ tháng 1/ 2007, ngay sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Sau chín phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên đàm phán không chính thức, hai bên đã hoàn tất thỏa thuận nguyên tắc vào tháng 9/2008 và chính thức ký hiệp định vào ngày 25/12/22008. Qúa trình đàm phán được tóm tắt như sau: Tháng 12/2005: tại phiên họp cấp cao Việt Nam – Nhật Bản, trong chương trình Hội nghị cấp cao Đông Á, hai bên đã thành lập ủy ban chung đẻ bàn về việc thành lập hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước. Tháng 2/2006: Ủy ban nói trên họp phiên đầu tại Hà Nội. Tháng 4/2006: Ủy ban trên họp phiên thứ hai tại Tokyo. Tháng 1/2007: đàm phán chính thức lần tứ nhất, bắt đầu đàm phán về nội dung hiệp định. Tháng 9/2008: đàm phán chính thức lần thứ 9 , kết thúc thỏa thuận nguyên tắc. Ngày 25/12/2008: Lễ ký kết hiệp định diễn ra tại Tokyo, giữa Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Nakasone Hirofumi. Hiệp định đã ký kết nhưng còn phải chờ Quốc hội hai nước thông qua mới có hiệu lực. Ngày 13/8/2009 trong buổi hội thảo của doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Nhật Bản về Hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước (VJEPA) diễn ra tại TPHCM do Ban Xúc tiến Đầu tư – Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản và Jetro TPHCM với sự hợp tác của Bộ Công Thương, Bộ 9 Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa kinh tế Tài chính Việt Nam tổ chức, các chuyên gia của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính Việt Nam trình bày các nội dung: “Việc giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam và Nhật Bản”, “Thủ tục cấp giấy Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ”; “Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định giữa Việt Nam- Nhật Bản về đối tác kinh tế”. Kết quả của buổi hội thảo là Việt Nam và Nhật Bản sẽ chính thức thực hiện việc giảm thuế theo Hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước (VJEPA) vào đầu tháng 10/2009. 2.2.3. Nội dung cơ bản của hiệp định song phương Việt – Nhật. Theo cam kết của phía Nhật Bản, thuế suất bình quân đánh vào hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8 % vào năm 2018. Nhật Bản cam kết sẽ giảm thuế suất cho 95% tổng số dòng thuế, trong đó khoảng vài ngàn dòng thuế xuống 0%. Nếu hiệp định được kí kết và có hiệu lực ít nhất sẽ có 86% hàng nông thủy sản và 97% hàng công nghiệp xuất sang Nhật được hưởng ưu đãi thuế. Riêng đối với mặt hàng khoáng sản sẽ được hưởng thuế nhập khẩu là 0% ngay lập tức kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng tôm sẽ được giảm thuế nhập khẩu ròng xuống còn 1% đến 2% ngay lập tức, còn các mặt hàng chế biến từ tôm được giảm xuống còn 3,2% đến 5,3%, cũng ngay lập tức. Mặt hàng mực đông lạnh được giảm xuống còn 3,5% trong vòng 5 năm. Đây là mức cam kết cao nhất của Nhật Bản đối với một nước thành viên ASEAN cho phép con người, vật phẩm, tiền vốn luân chuyển tự do dựa trên những nguyên tắc căn bản là hiệp định mậu dịch tự do giữa hai nước. Theo thông tin từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong thời gian tới, các mặt hàng tôm xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản có thể được hưởng thuế suất 0%. Ông Trương Đình Hòe – Tổng thư ký VASEP nhận định việc miễn thuế mở ra cơ hội lớn cho con tôm Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. Theo đó, tôm Việt Nam sẽ là lựa chọn ưu tiên của các nhà nhập khẩu trong năm tới. Đặc biệt, tôm là mặt hàng chiếm KNXK chính trong nhóm hàng thủy sản với tổng giá trị kim ngạch trong năm 2009 đạt 1,5 10 [...]... thời những biến động của môi trường kinh doanh và sự thay đổi của những nhân tố tác động đến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Đặc biệt là những tác động của hiệp định song phương Việt - Nhật vừa mới được ký kết giữa hai nước đến hoạt động xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản Vì vậy đề tài nghiên cứu “ Tác động của hiệp định song phương Việt Nhật đến hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật ” mà chúng... Thực trạng hoạt động xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản 3.2.1 Kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật Tôm là mặt hàng đạt giá trị cao nhất trong tổng KNXK thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản Trong mấy năm gần đây(2001-2004), nhập khẩu tôm của Nhật Bản từ Việt Nam có xu hướng tăng Đặc biệt là vào năm 2004, lượng tôm Việt Nam xuất khẩu vào Nhật tăng đột biến Việt Nam trở thành nhà cung tôm lớn... của hiệp định song phương Việt- Nhật đến hoạt động xuất khẩu tôm sang Nhật 4.1.1 Những cơ hội mở ra cho xuất khẩu tôm Việt Nam khi hiệp định được ký kết a Nâng cao tính cạnh tranh cho mặt hàng tôm Việt Nam Khi hiệp định được thực thi sẽ tạo điều kiện nâng cao tính cạnh tranh của mặt hàng tôm Việt Nam Với cam kết giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng này xuóng 0% của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã góp phần... chủng loại tôm xuất khẩu: trước kia tôm Việt Nam xuất sang Nhật chủ yếu là tôm sú thì sang những năm gần đây đã có sự thay đổi về chủng loại.Không chỉ có tôm sú mà Việt Nam còn xuất khẩu cả tôm hùm, tôm càng xanh và đặc biệt là tôm TCT Tuy khối lượng và giá trị tôm TCT xuất sang Nhật hiện nay còn chưa cao nhưng đây là loại tôm có tiềm năng rất lớn Thứ tư, về giá cả xuất khẩu: giá tôm của Việt Nam nhìn... như tôm xông khói, tôm tẩm bột … là những loại được ưa chuộng tại thị trường Nhật Bản và có giá trị gia tăng cao xuất sang Nhật với số lương rất hạn chế Cần đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng tôm này để đáp ứng nhu cầu thị trường 27 Đề tài nghiên cứu khoa học tế Khoa kinh CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TÔM CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN 4.1 .Tác động của hiệp định. .. trạng xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản a Thành tựu đã đạt được Thứ nhất là tỷ trọng của xuất khẩu tôm trong ngành thuỷ sản và đóng góp của xuất khẩu tôm vào GDP hàng năm nhìn chung là ổn định Bảng 3.4: Tỷ trọng xuất khẩu tôm trong xuất khẩu thuỷ sản Đơn vị: % Năm Tỷ trọng 2004 49 2005 52 2006 2007 2008 50,5 47 50 Nguồn: Trung tâm tin học, Bộ thuỷ sản Thứ hai, về chất lượng sản phẩm tôm. .. thực tế một số doanh nghiệp Việt Nam đã nắm bắt cơ hội tiếp cận kênh phân phối như công ty catetex đã xuất trực tiếp vào hệ thống siêu thị 7 Eleven và Itoyokado Nhờ hiệp định này các công ty sẽ tăng cường xuất khẩu hàng có thương hiệu của mình trực tiếp vào các siêu thị lớn khác của Nhật 4.1.2 Những thách thức mà Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu tôm sang Nhật a Tôm Việt Nam sang Nhật vướng phải các hàng... chloramphenicol nên đã ngấm vào tôm Trong quá trình bảo quản và chế biến sản phẩm, một số doanh nghiệp đã sử dụng dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép Chính vì thế, năm qua, nhiều lô hàng tôm của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản liên tiếp bị cảnh báo về dư lượng kháng sinh vượt quá mức cho phép 4.2 Các dự báo về triển vọng của hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật Tuy Nhật Bản có ngành khai... 20 pounds/con 17,5 13,35 Nguồn: VASEP, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam b Hạn chế Về chất lượng tôm xuất sang Nhật Chất lượng tôm của Việt Nam xuất sang Nhật chưa đạt yêu cầu và hầu hết là chưa được kiểm định một cách chặt chẽ trước khi xuất khẩu. Do đó, ngay trong tháng 12/2006, khi phía Nhật Bản áp dụng lệnh kiểm tra 100% các lô hàng nhập từ Việt Nam thì đã có rất nhiều lô hàng bị trả... 3/2009 Giá tôm xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng như vậy một mặt là do tại thị trường Nhật Bản, nguồn cung cấp tôm cỡ trung từ các nước sản xuất chính như Ấn Độ, Inđônêsia cũng khan hiếm, các nhà cung cấp đều muốn tăng giá Do đó giá tôm của Việt Nam tại Nhật cũng tăng theo Mặt khác, việc chất lượng các sản phẩm tôm của Việt Nam ngày càng được nâng caolà nguyên nhân chính tác động làm cho giá tôm tăng . hai nước đến hoạt động xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản. Vì vậy đề tài nghiên cứu “ Tác động của hiệp định song phương Việt - Nhật đến hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật ” mà. thực trạng tác động của hiệp định đến hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Chương IV. Kết luận và những đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị. nghiên cứu tác động hiệp định song phương Việt- Nhật đến hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam. Chương II. Một số lý luận về xuất khẩu và Hiệp định song phương Việt- Nhật. Chương III. Phương pháp