sang Nhật.
a. Tôm Việt Nam sang Nhật vướng phải các hàng rào kỹ thuật rất chặt chẽ của Nhật Bản.
Nhiều doanh nghiệp hoan hỉ khi biết rằng nhiều mặt hàng Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất bằng 0% khi xuất khẩu sang Nhật và ngược lại. Theo ước tính, lượng hàng Việt Nam được hưởng thuế suất 0% chiếm tới 95% KNXK bình quân thời kỳ 2004- 2006. Trong đó, thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép… của Việt Nam được miễn giảm thuế nhiều nhất. Trong khi đó, về phía Nhật Bản, lượng hàng được hưởng thuế suất bằng 0% sẽ chiếm 87,6% kim ngạch xuất sang Việt Nam và đồ điện tử, phụ tùng ô tô sẽ là đối tượng
Cam kết trên giấy trắng mực đen là vậy nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chớ vội mừng rằng từ nay hàng Việt Nam sẽ ồ ạt sang Nhật vì được hưởng thuế suất bằng 0%. Với một thị trường kỹ tính như Nhật Bản, lại là thành viên của WTO lâu năm, rào cản thuế không phải là quan trọng. Vì thế, Nhật không thể áp dụng riêng cho Việt Nam một mức thuế khác với các đối tác, ngoại trừ khi hàng Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá. Cho nên, hàng rào phi thuế quan, nhất là hàng rào kỹ thuật mới là điều nước Nhật và các nước phát triển thường áp dụng trong giao thương, đặc biệt khi buôn bán với các thành viên WTO.
Việt Nam xuất đi Nhật thủy hải sản mà chủ yếu là tôm đông lạnh, mực, cua, nhuyễn thể hai mảnh cũng đông lạnh là chính. Mà những sản phẩm này, việc kiểm soát chất lượng trong nước đã khó, vào Nhật còn khó hơn. Năm 2007, Nhật đã từng cảnh báo đỏ cho những lô hàng mực tươi, tôm đông lạnh vào Nhật từ Việt Nam. Ta đã phải tập trung kiểm soát gắt gao mới không mất thị trường này. Chính vì thế, khi hai bên Việt- Nhật cam kết giảm thuế suất xuống bằng 0% đối với hàng nhập từ nước kia thì một điều mà nhiều nhà nghiên cứu đã lường trước đượclà hàng Nhật với thuế suất bằng 0% sẽ ồ ạt vào Việt Nam. Còn hàng Việt Nam dù với thuế suất nào cũng khó vào Nhật, bởi hàng rào phi thuế quan của họ. Chắc chắn, Nhật sẽ sử dụng rào cản vô hình này và khi đó công nghệ lạc hậu của ta khó có thể có sản phẩm cao hơn chất lượng họ đặt ra.
b. Tôm Việt Nam vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực.
Nhật Bản nhập khẩu thuỷ sản với cơ cấu mặt hàng đa dạng nhiều chủng loại trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là tôm và cá ngừ. Tôm là mặt hàng có GTNK cao nhất ( bao gồm tôm và tôm hùm) trong đó tôm đông lạnh chiếm tỷ
trọng 80%(trong tôm đông lạnh tôm sú chiếm 30%), đạt 295.566 tấn năm 2006, giá trị 283 tỷ yên( khoảng 2,373tỷ USD), chiếm 8,88% tổng khối lượng nhập khẩu và chiếm 16,96% tổng GTNK thuỷ sản của Nhật Bản năm 2006. Năm 2007, nhập khẩu tôm đông lạnh ước đạt 301.143 tấn, chiếm 8,9% tổng GTNK thuỷ sản.
Đặc biệt năm 2004 là năm Nhật Bản nhập khẩu tôm với khối lượng lớn nhất, đạt 301.608 tấn. Tôm tiếp tục là sản phẩm ưa thích của người Nhật trong tương lai.
Ba tháng đầu năm 2008 Nhật Bản nhập khẩu 45.622 tấn tôm sản phẩm các loại trị giá khoảng 5.147 triệu JPY (khoảng 48,8 triệu USD), tăng 11% về khối lượng và 1% về giá trị so với cùng kì năm 2007. Xu hướng chung về nhu cầu sản phẩm tôm chín và tôm bao bột (kể cả tôm Shushi) và các sản phẩm tôm khác tiếp tục ổn định, thậm chí tăng trong đó tôm sú vẫn là sản phẩm được ưa chuộng nhất.
Về nguồn cung tôm trên thị trường Nhật Bản:
Tại thị trường Nhật Bản hiện có 5 nguồn cung cấp tôm chính,bao gồm: Inđônêsia, Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ. Ngoài ra còn nhiều nguồn cung từ các nước khác trong khu vực nhưng với khối lượng không đáng kể.
Ngày 1/11/2007, nhiều sản phẩm của Thái Lan trong đó có thủy sản sẽ được miễn thuế khi nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản trong 10 năm tới. Theo đó Nhật Bản sẽ dỡ bỏ thuế đối với tôm của Thái Lan vào thị trường này. Là nước xuất khẩu chính tôm chín và chế biến, Thái Lan đã xuất khẩu 31.176 tấn sang Nhật Bản, tiếp đến là Việt Nam (13.892 tấn) và Trung Quốc (13.658 tấn). Ngoài ra, ngành tôm Thái Lan có thể tăng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật vào cuối năm 2007 thêm 5-6 tỷ baht (168,9 triệu – 202,7 triệu USD) với mức xuất khẩu trung bình hàng năm là 40 tỷ baht (1,35 tỷ USD). Năm tới, Nhật Bản có thể nhập khẩu hơn 32.000 tấn tôm chín và 75.000 tấn
tôm chế biến, ước tính đạt giá trị 722 triệu USD, trong khi nhập khẩu tôm tươi và tôm nguyên liệu đông lạnh đạt khoảng 335.000 tấn.
Cạnh trạnh tại thị trường Nhật Bản trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, sau khi 6 nước bị kiện đã chuyển hướng trọng tâm từ Mỹ sang đây. Dù sa sút về lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu, tôm Inđônêsia vẫn chiếm thị phần lớn nhất tại Nhật Bản (khoảng 25%). Việt Nam, Ấn Độ và Thái Lan lần lượt chiếm 19,7%; 10,6% và 7,7% trong tổng số 2,54 tỷ USD tôm nhập khẩu vào Nhật.
Trong năm tài chính 2008-2009, tôm từ Ấn Độ chiếm tới 16,18% tổng sản lượng tôm nhập vào Nhật Bản. Nhập khẩu tôm nguyên liệu đông lạnh từ Ấn Độ vào Nhật Bản giảm từ 28.546 tấn trong năm 2006 xuống 27.025 tấn vào năm 2007. Theo Globefish, Nhật Bản giảm nhập khẩu tôm từ Ấn Độ do lo ngại có kháng sinh trong các sản phẩm đến từ Nam Á. Nhật Bản giảm nhập tôm từ Ấn Độ, Myanmar, Bangladesh, và Philipin, bốn nước này là nguồn cung cấp tôm sú nhiều nhất.Những năm vừa qua, trong khi thị phần tôm nhập khẩu từ Ấn Độ trên thị trường Nhật Bản giảm sút, thì thị phần tôm của Trung Quốc lại tăng lên với những sản phẩm tôm đã qua chế biến và các sản phẩm chế biến sẵn. Tuy nhiên, Globefish cho rằng xu hướng này có thể bị đảo ngược do những lo ngại về chất lượng của thực phẩm bị nhiễm hoá chất từ Trung Quốc.
M ặt hàng tôm là mặt hàng Việt Nam đã giành được vị trí đáng kể. Tuy nhiên, tình hình cạnh tranh về mặt hàng này diễn ra khá gay gắt. KNXK của Việt Nam bị Thái lan theo sát, đe doạ vươn lên thay thế vị trí của nước ta.
Có 5 nước xuất khẩu tôm lớn vào thị trường Nhật Bản là Inđônêsia, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc nhưng không có nước nào chiếm được thế tuyệt đối về mặt hàng tôm. Tuy nhiên, tôm của Inđônêxia vẫn có vị trí quan trọng và được người tiêu dung trả giá cao hơn trong khi tôm của Việt Nam lại phải hạ giá để thể tăng khối lượng xuất khẩu. Hơn nữa do chất lượng
tôm của Việt Nam còn thấp nên luôn trong tình trạng bị đe doạ chiếm thị phần từ các quốc gia như Thái Lan, Trung Quốc… Các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam ở từng chủng loại tôm xuất khẩu. Mặt hàng tôm sú chịu sự cạnh tranh nhiều nhất từ Inđônêsia, Ấn Độ,còn mặt hàng tôm hùm chịu sự cạnh tranh rất lớn từ Trung Quốc.
c. Kênh phân phối và xúc tiến thương mại của Việt nam tại Nhật còn rất hạn chế.
Nhật Bản là nước có hệ thống kênh phân phối đa dạng. Sản phẩm sau khi được nhập khẩu về sẽ qua tay những nhà bán buôn đến nhà bán lẻ rồi phân phối vào hệ thống siêu thị cuối cùng là đến những nơi chế biến món ăn, hoặc có thể rút ngắn một khâu trong quá trình lưu thông. Tận dụng được đặc điểm đó Inđônêsia đă thành công trong việc xây dưng hệ thống phân phối phong phú để đưa sản phẩm của mình tiếp cận thị trường Nhật. Trong khi đó, Việt Nam vẫn chưa tận dụng được những yếu tố này.Hình thức xuất khẩu của các doanh nghệp Việt Nam chưa đa dạng, chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp theo điều kiện FOB và nhận tiền ngay sau khi giao hàng. Điều này đã hạn chế việc nhập khẩu sản phẩm tôm của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản phần nào. Nguyên nhân của tồn tại này là do ngành vận tải biển của ta còn yếu kém, chưa đủ khả năng thực hiện các dịch vụ đi kèm; các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của chúng ta chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa khả năng tài chính có hạn. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh của chúng ta chào hàng giá CIF với thời hạn trả tiền là 30-60 ngày kể từ khi cấp B/L đã hấp dẫn hơn, do đó thu hút được nhiều nhà nhập khẩu Nhật Bản hơn.
Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến thương mại của chúng ta còn non yếu cả ở cấp độ nhà nước và cấp độ doanh nghiệp. Nước ta chưa có được một kế hoạch và chương trình tổng thể xúc tiến măt hàng tôm ở Nhật. Mặc dù Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến xuất khẩu như : năm 2001 đã sử
thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Tháng 8/2002 chúng ta đã khai trương trang web chuyên dụng cho việc mua bán qua Internet theo phương thức kinh doanh trực tiếp từ Việt Nam sang Nhật Bản. Các doanh nghiệp được sự hỗ trợ của VASEP, bộ thương mại, cục xúc tiến thương mại… đã tham gia nhiều hội chợ hàng thuỷ sản ở Nhật Bản. Tuy nhiên, những hoạt động này chưa thực hiệu quả, còn mang tính chất thủ tục và bắt buộc khi mà nhận thức của các doanh nghiệp còn kém, ít chủ động và sang tạo trong nắm bắt cơ hội. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa nhà nước và doanh nghiệp chưa thực sự ăn khớp. Đồng thời chưa phát huy hết tiêm năng và lợi thế sẵn có. Do vậy, đòi hỏi nhà nước cần phải xây dụng chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản để làm nền tảng cho hoạt động xúc tiến thương mại của nước ta tại đây.