Cơ cấu nhập khẩu mặt hàng tôm tại thị trường Nhật Bản rất đa dạng về chủng loại cũng như kích thước.
Bảng 3.3: Cơ cấu mặt hàng tôm nhập khẩu của Nhật Bản
Đơn vị: tấn.
Các dạng sản phẩm 2004 2005 2006 2007
Sống 383 271 287 318
Đông lạnh nguyên con 241445 232443 233178 234515
Tôm ướp đá 33 19 38 42
Khô, muối, ngâm nước muối 2351 2008 2105 2178
Luộc, đông lạnh 16175 17015 17173 17200
Luộc & xông khói 618 422 434 450
Chế biến sẵn 39692 42181 43075 43150
Shu shi 341 263 276 290
Tổng cộng 301608 294658 296566 302143
Nguồn: Infofish trade new, 2007 – 2008.
Trong nền công nghiệp thực phẩm tại Nhật, tôm và tôm hùm có nhu cầu đặc biệt ổn định. Chúng được nhập khẩu dưới rất nhiều hình thức như đông lạnh, tươi sống, ướp đá, muối hay đã chế biến, nhưng chiếm phần lớn là tôm đông lạnh. Năm 2008, mặt hàng này chiếm tỷ trọng 77,87% khối lượng tôm nhập khẩu. Mặt hàng tôm chế biến sẵn, bảo quản chiếm tỷ trọng cao thứ 2 (chiếm 14,33% khối lượng tôm nhập khẩu năm 2008). Những sản phẩm đã qua chế biến, một nửa được hấp chín trong nước hoặc nước muối sau đó đem đông lạnh hoặc ướp đá. Phần còn lại là tôm
được sấy khô thích hợp cho việc lưu trữ. Trong mấy năm gần đây, việc nhập khẩu tôm đã qua chế biến như tôm khô cũng tăng lên. Nhưng hiện nay Việt Nam mới chỉ xuất khẩu tôm đông lạnh.Vì vậy cần đa dạng hoá chủng loại tôm xuât khẩu.
Về kích thước, tômViệt Nam chủ yếu là size lớn trong khi các thị trường nhập khẩu đang có nhu cầu tôm cỡ trung và cỡ nhỏ, do vậy nhiều nhà máy chế biến rơi vào tình trạng thiếu tôm cỡ 21/25 -41/50 để sản xuất trong khi tồn kho tôm cỡ lớn.