d. Thách thức về nguồn tôm xuất khẩu.
4.3.3. Giải pháp về phía các hiệp hội.
a. Tăng cường hỗ trợ xúc tiến thương mại và hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.
Nhật Bản là quốc gia phát triển mạnh thứ hai trên thế giới (sau Mỹ) về công nghệ thông tin, có những tập đoàn xuyên quốc gia. Do đó, khi tham gia vào thị trường Nhật Bản các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải làm việc với các đối tác có thể hiểu rõ về mình nhờ thông tin bằng nhiều nguồn khác nhau. Trong khi đó, việc không nắm bắt được những thông tin về thị trường Nhật Bản vẫn đang là trở ngại lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, trước khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản thì điều cốt yếu nhất là phải tìm hiểu nắm rõ phong tục tập quán, luật pháp, cơ chế tổ chức kinh doanh của Nhật Bản.
Để có được những thông tin trên, một mặt doanh nghiệp phải tự khai thác thông tin, mặt khác cần có sự hỗ trợ rất lớn của hiệp hội thủy sản và các tổ chức có liên quan khác như trung tâm tư vấn, trung tâm phát triển ngoại thương…
b. Liên kết các doanh nghiệp xuất khẩu tôm, hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các thủ tục pháp lý.
Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn nhỏ bé về quy mô sản xuất, vốn kinh doanh, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế còn yếu… Trong khi đó, Nhật Bản là thị trường phức tạp, tính cạnh tranh cao với nhiều loại công ty lớn nhỏ khác nhau. Môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, yêu cầu về chất lượng hàng hoá cao, đơn đặt hàng lớn, đòi hỏi đúng hạn… Tất cả những điều đó tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần
ứng được các yêu cầu của thị trường, nhằm duy trì và phát triển của mỗi doanh nghiệp nói riêng và của toàn thể các doanh nghiệp Việt Nam nói chung trên thị trường Nhật Bản, tạo ra sức mạnh tổng hợp.
Hiệp hội thuỷ sản Việt Nam với tư cách là một tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp trong toàn ngành, cần phải tăng cường hoạt động hơn nữa, góp phần từng bước khắc phục những yếu kém hiện nay. Hiệp hội thuỷ sản nên cố gắng tạo lập môi trường nội bộ lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cùng nhau phát triển, cùng liên kết hợp tác, cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, hỗ trợ nhau trong kinh doanh… để tạo nên một sức mạnh tổng hợp, tránh tình trạng mệnh ai nấy lo, tranh giành thị phần của nhau. Hiệp hội phải thể hiện được tiếng nói chung của các doanh nghiệp, phản ánh với Nhà nước những kiến nghị, nguyện vọng và cơ sở cần thiết để tăng khả năng xuất khẩu vào Nhật Bản.
Mặt khác, Hiệp hội cần tích cực cùng các tổ chức quốc tế và khu vực tham gia vào các hoạt động có liên quan đến ngành để trao đổi thông tin, tạo tiếng nói riêng và có ảnh hưởng trên thị trường quôc tế.
Hơn nữa, Hiệp hội còn đong vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết các thủ tục pháp lý khi có tranh chấp hoặc khiếu kiện xảy ra. Trong một số vụ kiện lớn, như vụ kiện tôm Việt Nam bán phá giá chẳng hạn thì từng doanh nghiệp không thể giải quyết các vấn đề một cách đơn độc được mà đòi hỏi phải có sự lien kết, hợp tác .. Khi đó, Hiệp hội chính là một đại diện để thực hiện các thủ tục pháp lý, đấu tranh vì quyền lợi chính đáng của toàn ngành…