Giải pháp về phía Nhà nước.

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định song phương Việt Nhật đến hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật (Trang 37 - 40)

d. Thách thức về nguồn tôm xuất khẩu.

4.3.1.Giải pháp về phía Nhà nước.

Sự phát triển quá nhanh, không theo quy hoạch hay nói cách khác là phát triển tự phát đã tác động nghiêm trọng đến môi trường và hiệu quả kinh tế .

Đối với các vùng nuôi tôm, vấn đề môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế. Ở những vùng nuôi tôm chưa được quy hoạch thì đây là một vấn đề tiến thoái lưỡng nan bởi cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ý thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường chưa cao. Do còn yếu kém trong khâu quản lý, tình trạng mua bán mặt nước làm hồ trái phép còn diễn ra 1 cách tuỳ tiện, nên chính quyền địa phương đã phái bó tay trước hiện tượng tự phát của nhiều vùng nuôi tôm. Nguồn nước ô nhiễm cũng chính là nơi cấp và thoát nước cho những ao hồ nuôi tôm chung quanh. Do đó mỗi khi có dịch bệnh thì việc lây sang các địa phương lân cận là điều khó tránh khỏi. Vì vậy vấn đề quy hoạch các vùng nuôi tôm 1 cách cụ thể, chi tiết cho những địa phương chưa được quy hoạch là việc làm cấp thiết, giúp người dân xoá đói giảm nghèo, đưa cuộc sống ngày 1 đi lên.

Thực tế cho thấy, những nơi quy hoạch hợp lý, nuôi trồng thuỷ sản đã đưa cuộc sống của người dân ngày 1 đi lên. Còn những nơi quy hoạch chạy theo hiện trạng , chỉ vài 3 năm sau, người dân nuôi tôm bắt đầu nếm mùi cay đắng.

Nuôi trồng thuỷ sản là vấn đề trọng điểm trong các chương trình kinh tế xã hội của nước ta, đặc biệt là các tỉnh ĐBSCL. Nhưng để nuôi trồng thuỷ sản phát triển bền vững, tránh được những nguy cơ, thách thức về môi trường thì yêu cầu trước hết là phải hạn chế được tính tự phát trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, để làm được việc này không phải là vấn đề 1 sớm 1 chiều, đòi hỏi phải có sự quy hoạch hợp lý.

b. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành nuôi trồng và chế biến tôm.

Lao động của nước ta dồi dào, nhưng lại thiếu kinh nghiệm, trình độ kĩ thuật trong nuôi trồng và chế biến tôm. Trong khi đó, trình độ lao động lại là yếu tố quan trọng tác động đến năng suất và chất lượng tôm. Muốn phát triển nguồn nhân lực cho ngành tôm chúng ta cần nâng cao trình độ văn hoá và tay nghề cho ngư dân và đào tạo lại đội nhũ cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật đặc biệt trong việc áp dụng công nghệ vào trong sản xuất tôm, đào tạo các cán bộ thị trường có đủ năng lực nhìn nhận, đánh giá và dự bao xu hướng phát triển của thị trường.

Tăng cường các hình thức đào tạo ngắn hạn, phù hợp với trình độ, tập quán của người lao động

Nhà nước có chính sách đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bô quản lý, cán bộ kỹ thuật trong vệc áp dụng công nghê hiện đại vào sản xuất.

Bên cạnh đó nhà nước cũng nên thuê các chuyên gia nước ngoài có năng lực chuyên môn giỏi để đào tạo nguồn lao động và giúp chúng ta học tập thêm kinh nghiệm của nước ngoài nhằm hoàn thiện hơn nữa quy trình công nghệ của mình.

c. Kiểm soát chất lượng tôm trước khi xuất khẩu.

Bắt nguồn từ thực trạng tôm Việt Nam sau khi xuất sang Nhật bị kiểm tra, nếu không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng sẽ bị trả lại gây tổn thất cho doanh nghiệp là rất lớn. Vì vậy, trước khi xuất hàng cần tiến hành kiểm định chất lượng. Để làm được điều này đòi hỏi:

Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống kiểm tra chất lượng và VSATTP quốc gia. Việt Nam hiện nay có các cơ quan thanh tra, kiểm tra nhà nước về chất lượng và VSATTP như: trung tâm y tế dự phòng, trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng, trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản…nhưng hoạt chồng chéo, phân doạn trong công tác thanh tra, kiểm tra nên gây khó khăn và tốn kém cho doanh nghiệp xuất khẩu tôm.

Bộ thuỷ sản và các cơ quan ban ngành hoàn chỉnh lại hệ thống văn bản pháp quy về quản lý chất lượng và VSATTP để xây dựng các tiêu chuẩn mang

đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bộ thuỷ sản cố gắng kí được hiệp định tránh kiểm tra 2 lần mặt hàng tôm xuất khẩu, tức là khi sản phẩm tôm xuất khẩu đã lấy được giấy chứng nhận của Nafiqacen thì khi nhập vào Nhật Bản không phải giám định lại.

d. Các biện pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại.

Nhà nước cần có chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản làm nền tảng cho hoạt động xúc tiến thương mại của từng doanh nghiệp với các giải pháp cụ thể:

Bộ thuỷ sản cần phối hợp với cục xúc tiến thương mại xây dựng chiến lược xúc tiến phù hợpvới đặc điểm, tính chất của thj trường Nhật. Sự phối hợp này thông qua việc giúp các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường Nhật qua các cuộc khảo sát thị trường, tham gia hội chợ thuỷ sản…

Bộ thuỷ sản xây dựng trang web ngày càng khoa học và tăng tính hấp dẫn để giới thiệu tiêm năng tôm việt Nam; tính cạnh tranh của tôm Việt Nam; XNK tôm đặc biệt là các sản phẩm phu hợp với nhu cầu của thị trường Nhật Bản.

Bộ thuỷ sản phối hợp với bộ ngoại giao để giao nhiệm vụ cho các sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tham gia cung cấp thông tin về thị trường này và tìm kiếm đối tác cũng như nhà đầu tư.

Chính phủ xây dựng phương án thuê kho hoặc đầu tư xây dựng kho động lạnh tại thị trường Nhật Bản để giúp doanh nghiệp từng bước tiến tới phân phối trực tiếp hàng tôm trên thị trường Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định song phương Việt Nhật đến hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật (Trang 37 - 40)