1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tác động chính sách lãi suất đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Quân Đội

59 689 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 638,5 KB

Nội dung

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả sẽ đi sâu phân tích chính sách lãi suất. Lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu... là công cụ chủ yếu giúp thực thi chính sách lãi suất. Hiện Việt Nam vẫn đang áp dụng cơ chế khống chế lãi suất. Nhà nước không ấn định các mức lãi suất, mà quy định các mức lãi suất trần, lãi suất sàn tạo thành khung giới hạn để trong đó các ngân hàng, các tổ chức tín dụng xác định lãi suất kinh doanh.

Trường Đại học Thương mại Khoa: Kinh tế “ Phân tích tác động chính sách lãi suất đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Quân Đội”. Bộ môn: Kinh tế vĩ mô Đoàn Thị Hằng - K42F4 1 Trường Đại học Thương mại Khoa: Kinh tế DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng3.1: Số liệu kết quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội 2007- 2009 Error: Reference source not found Bảng 3.2: Lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội Error: Reference source not found Bộ môn: Kinh tế vĩ mô Đoàn Thị Hằng - K42F4 2 Trường Đại học Thương mại Khoa: Kinh tế DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ Hình 2.1: Tác động của lãi suất đến tống sản lượng, việc làm của nền kinh tế khi lãi suất giảm……………………………………………………………………….11 Hình 2.2: Tác động của lãi suất đến tống sản lượng, việc làm của nền kinh tế khi lãi suất tăng…………………………………………………………… 11 Biểu đồ 3.1: Thu nhập, chi phí, lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Quân Đội 2007-2009 29 Biểu đồ 3.2 : Diễn biến lãi suất cơ bản 2007 - 2009 . Error: Reference source not found0 Biểu đồ 3.3: Diễn biến lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm năm 2007 Error: Reference source not found1 Biểu đồ 3.4: Diễn biến lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm năm 2008 Error: Reference source not found2 Biểu đồ 3.5: Diễn biến lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm năm 2009 Error: Reference source not found2 Biểu đồ 3.6: Lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội 33 Biểu đồ 3.7: Lãi suất cơ bản của NHNN, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm và lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội 2007-2009 34 Biểu đồ 3.8: Chính sách lãi suất và tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân Đội 2007-2009 Error: Reference source not found5 Biểu đồ 3.9: Mối quan hệ giữa chính sách lãi suất, tổng thu nhập và lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng TMCP Quân Đội 2007-2009. 37 Biểu đồ 3.10: Mối quan hệ giữa lãi suất cơ bản, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất cho vay, hệ số an toàn vốn và tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Quân Đội năm 2007-2009……………………………………………………………………37 Bộ môn: Kinh tế vĩ mô Đoàn Thị Hằng - K42F4 3 Trường Đại học Thương mại Khoa: Kinh tế DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHTƯ: Ngân hàng Trung ương NHTM: Ngân hàng Thương mại TMCP: Thương mại Cổ phần Bộ môn: Kinh tế vĩ mô Đoàn Thị Hằng - K42F4 4 Trường Đại học Thương mại Khoa: Kinh tế Chương 1: Tổng quan về đề tài 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Cụm từ liên tục được nhắc đến như: “Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ”, “Việt Nam nên tiếp tục thắt chặt tiền tệ để kìm chế lạm phát'”, Bình ổn kinh tế không chỉ dựa vào thắt chặt tiền tệ”, “Chính sách tiền tệ đã “phanh” quá gấp” đã phản ánh phần nào mức độ quan trọng của chính sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô. Cùng với chính sách tài khóa, nó là công cụ chủ yếu giúp điều tiết cung, cầu tiền trong lưu thông, từ đó tác động tới các chỉ số khác như lạm phát, tỷ giá hối đoái, cán cân xuất nhập khẩu, vốn đầu tư nước ngoài, kiều hối Nội dung quan trọng nhất của chính sách tiền tệ là chính sách lãi suất. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả sẽ đi sâu phân tích chính sách lãi suất. Lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu là công cụ chủ yếu giúp thực thi chính sách lãi suất. Hiện Việt Nam vẫn đang áp dụng cơ chế khống chế lãi suất. Nhà nước không ấn định các mức lãi suất, mà quy định các mức lãi suất trần, lãi suất sàn tạo thành khung giới hạn để trong đó các ngân hàng, các tổ chức tín dụng xác định lãi suất kinh doanh. Điểm qua diễn biến lãi suất phải kể đến thời điểm 11/6/2008, lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam được tăng từ 12% năm lên 14%/năm. Trong khi đó, ngày 19/5/2008, Ngân hàng Nhà nước đã tăng mạnh lãi suất cơ bản từ mức 8,75% một năm lên 12%. Ngay sau khi nâng mức lãi suất cơ bản, các NHTM và quốc doanh đồng loạt nâng lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Cả lãi suất cho vay và lãi suất huy động liên tiếp lập “đỉnh”. Với mức lãi suất này, cùng với tác động khủng hoảng kinh tế đã tác động mạnh đến nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của các doanh nghiệp cũng như hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng. Mối quan tâm lớn nhất của doanh nghiệp và người dân là việc điều hành chính sách lãi suất cần kịp thời, linh hoạt và đặc biệt tránh đưa ra một cách đột ngột, ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư. Bộ môn: Kinh tế vĩ mô Đoàn Thị Hằng - K42F4 5 Trường Đại học Thương mại Khoa: Kinh tế Về thị trường liên ngân hàng, việc cho vay và huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng có tác dụng điều hoàn cung cầu nguồn vốn, tăng khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Có thời điểm ghi nhận mức lãi suất lên tới 30%, 43%, cao gấp 2-3 lần mức lãi suất tái cấp vốn mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) áp dụng với các Ngân hàng Thương mại (NHTM). Trong những tháng đầu năm 2009, có rất nhiều tranh luận trong việc bỏ lãi suất cơ bản, thực thi cơ chế lãi suất thỏa thuận. Sự nóng lên của lãi suất và doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng cho thấy cùng với đà tăng trưởng kinh tế, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp tăng mạnh, hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng cũng biến đổi theo. Vậy chính sách lãi suất có tác động như thế nào, tác động trên những phương diện gì của hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng và trường hợp cụ thể là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội? Nhận thấy tầm qua trọng của chính sách lãi suất, tôi xin đi sâu nghiên cứu đề tài: “ Phân tích tác động chính sách lãi suất đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Quân Đội”. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Đề tài sẽ tập trung phân tích tác động chính sách lãi suất đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Quân Đội. Để làm được điều này, tác giả sẽ làm rõ một số vấn đề sau đây: - Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế - Nghiên cứu chính sách lãi suất trong thời gian gần đây. - Tương ứng với sự biến động của chính sách lãi suất, thị trường tài chính biến động theo chiều hướng nào. - Trường hợp Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Quân Đội : Thực tế sự biến động của chính sách lãi suất ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến các chỉ tiêu tài chính. 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống lại các lý thuyết về lãi suất, chính sách lãi suất. - Hệ thống lại các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính. Bộ môn: Kinh tế vĩ mô Đoàn Thị Hằng - K42F4 6 Trường Đại học Thương mại Khoa: Kinh tế - Phân tích, đánh giá tác động của chính sách lãi suất đến hệ thống ngân hàng thương mại. - Tác động của chính sách lãi suất đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân Đội. - Ứng phó của Ngân hàng Thương mại khi có sự thay đổi trong chính sách lãi suất. - Hoàn thiện chính sách lãi suất của Ngân hàng nhà nước nhằm hạn chế những rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của hệ thồng Ngân hàng thương mại. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Do giới hạn về thời gian, khả năng nghiên cứu và sự hạn chế về mặt số liệu sẵn có, tác giả sẽ giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau: - Không gian: Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Quân Đội - Các biến số sử dụng: Lãi suất, lợi nhuận, chi phí, thu nhập, tỷ lệ nợ xấu, hệ số an toàn của vốn. - Thời gian: 2007-2009. Các biến số phản ánh hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội sẽ được phân tích, so sánh trong thời gian năm 2007 – 2009. - Đối tượng vay vốn là Khách hàng Doanh Nghiệp. 1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp Ngoài phần mục lục, tóm lược, lời cảm ơn, lời cam kết, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt và các phụ lục, luận văn được chia thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về lãi suất và chính sách lãi suất Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề chính sách lãi suất ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Chương 4: Những kết luận và đề xuất nhằm hạn chế tác động chính sách lãi suất đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Bộ môn: Kinh tế vĩ mô Đoàn Thị Hằng - K42F4 7 Trường Đại học Thương mại Khoa: Kinh tế Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về lãi suất và chính sách lãi suất 2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản: 2.1.1. Lãi suất Là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu. 2.1.2. Ngân hàng Trung ương Là một định chế quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, độc quyền phát hành tiền tệ, là Ngân hàng của các Ngân hàng, thực hiện chức năng tổ chức điều hòa lưu thông tiền tệ trong phạm vi cả nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền. 2.1.3. Ngân hàng thương mại Là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế quốc dân. 2.1.4. Chính sách lãi suất Là chính sách lãi suất của Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) và các ngân hàng thương mại (NHTM), trong những thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội. • Chính sách lãi suất của NHTƯ: Là cách thức quản lý và điều tiết thị trường. Chính sách lãi suất của NHTƯ có thể thực hiện theo hai hướng: Chính sách can thiệp trực tiếp và chính sách tự do hóa lãi suất. Bộ môn: Kinh tế vĩ mô Đoàn Thị Hằng - K42F4 8 Trường Đại học Thương mại Khoa: Kinh tế Chính sách can thiệp trực tiếp là việc NHTƯ quy định lãi suất trần, lãi suất sàn, lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu để áp dụng cho từng loại khách hàng, từng nghiệp vụ tín dụng trên thị trường. Chính sách tự do hóa lãi suất là chính sách mà trong đó NHTƯ không đưa ra những khống chế giới hạn biến động lãi suất thị trường. Mức lãi suất thị trường được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu tín dụng. • Chính sách lãi suất của NHTM: Theo chính sách này, các NHTM đưa ra mức lãi suất kinh doanh và lãi suất điều hòa vốn nội bộ trong toàn hệ thống của mình trên cơ sở tuân thủ lãi suất chỉ đạo của NHTƯ. 2.2. Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu 2.2.1. Phân loại lãi suất 2.2.1.1. Căn cứ tiêu thức quản lý vĩ mô • Lãi suất sàn và lãi suất trần: Là lãi suất thấp nhất và lãi suất cao nhất do Ngân hàng Trung ương ấn định, hoặc do Ngân hàng thương mại quy định trong hệ thống của nó, trong nghiệp vụ huy động vốn và cho vay. Lãi suất sàn và lãi suất trần hình thành khung lãi suất, các NHTM xây dựng lãi suất kinh doanh trong phạm vi của khung này. • Lãi suất cơ bản: Khoản 12 điều 9 của Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam (Luật số 01/1997/QH10) đã chỉ rõ: “Lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Trung ương công bố làm cơ sở cho các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác ấn định lãi suất kinh doanh”. Tác dụng của lãi suất quản lý vĩ mô là điều chỉnh và thống nhất các hoạt động tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế. Lãi suất cơ bản do NHTƯ xác định và công bố trên cơ sơ tình hình thực tế và mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. Lãi suất cơ bản là lãi suất có tác dụng chi phối tất cả các loại lãi suất khác hình thành trong nền kinh tế thị trường, đó là loại lãi suất chiếm vị trí quan trọng trong cơ chế thị trường nói chung và trong cơ chế thị trường có điều kiện như ở nước ta hiện nay. 2.2.1.2. Căn cứ vào tiêu thức nghiệp vụ tín dụng Bộ môn: Kinh tế vĩ mô Đoàn Thị Hằng - K42F4 9 Trường Đại học Thương mại Khoa: Kinh tế • Lãi suất tiền gửi: Là lãi suất huy động vốn, dùng để tính lãi phải trả cho người gửi tiền. Lãi suất tiền gửi có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào thời hạn loại tiền gửi. Sự biến động của lãi suất tiền gửi không chỉ ảnh hưởng tới quy mô nguồn vốn của các ngân hàng, mà còn ảnh hưởng mạnh đến khối tiền và qua đó ảnh hưởng tới lạm phát. Chính vì vậy, việc áp dụng chính sách tăng lãi suất tiền gửi có hiệu quả cao trong kiềm chế, đẩy lùi lạm phát. • Lãi suất cho vay: được áp dụng để tính lãi tiền vay mà người đi vay phải trả cho người cho vay. Về nguyên tắc mức lãi suất cho vay bình quân phải cao hơn mức lãi suất tiền gửi bình quân, và có sự phân biệt giữa khoản vay với thời hạn cho vay và mức độ rủi ro. Sự thay đổi lãi suất cho vay có ảnh hưởng đến quy mô cho vay và khả năng cung ứng tiền vào lưu thông. • Lãi suất chiết khấu: Là lãi suất cho vay ngắn hạn của NHTM đối với khách hàng dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến thời hạn thanh toán. • Lãi suất tái chiết khấu: Là lãi suất cho vay ngắn hạn của NHTƯ đối với các NHTM và tổ chức tín dụng khác dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá chưa tới thời hạn thanh toán. Lãi suất tái chiết khấu do NHTƯ ấn định cho từng thời kỳ, căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ. Lãi suất này được dùng để kiểm soát và điều tiết sự biến động lãi suất trên thị trường. Đối với NHTM, lãi suất tái chiết khấu là lãi suất gốc để từ đó ấn định lãi suất chiết khấu và lãi suất cho vay khác. • Lãi suất thị trường liên Ngân hàng: Là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay vốn trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất thị trường liên ngân hàng được ấn định hằng ngày vào mỗi buổi sáng. Nó được hình thành bởi quan hệ cung cấp vốn của các NHTM và các tổ chức tín dụng khác và chịu sự chi phối của lãi suất tái chiết khấu. Lãi suất liên ngân hàng biến động từng ngày và phản ánh mức độ khan hiếm của vốn trên thị trường liên ngân hàng từ đó phản ánh sự khan hiếm vốn trong nền kinh tế. Bộ môn: Kinh tế vĩ mô Đoàn Thị Hằng - K42F4 10 [...]... suất đến hoạt động cho vay vốn đầu tư đối với khách hàng là doanh nghiệp hiện nay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Cũng là phân tích ảnh hưởng của chính sách lãi suất, nhưng đề tài này tập trung phân tích đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương, còn trong đề tài này, tôi nghiên cứu tác động đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội Luận văn: “Ảnh hưởng chính sách lãi suất đến hoạt. .. chính sách lãi suất thông qua công cụ là lãi suất cơ bản, trong đề tài của mình, tôi phân tích tác động của chính sách lãi suất đến lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội, từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội - Tính mới của đề tài: Nghiên cứu tác động của chính sách lãi suất trong bối cảnh kinh tế mới: Khủng hoảng toàn cầu, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh. .. dụng lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng để phân tích tác động của chính sách lãi suất Bộ môn: Kinh tế vĩ mô 18 Đoàn Thị Hằng - K42F4 Trường Đại học Thương mại Khoa: Kinh tế 2.4.3 Lãi suất cho vay của Ngân hàng Thuwog mại Cổ Phần Quân Đội với dối tượng là khách hàng doanh nghiệp 2.4.2.1 Lãi suất cho vay Như đã phân tích ở phần trên, có rất nhiều cách phân loại lãi suất Nếu như lãi suất. .. thường niên năm 2007, 2008, 2009 của Ngân hàng TMCP Quân Đội 31 Đoàn Thị Hằng - K42F4 Trường Đại học Thương mại Khoa: Kinh tế Biểu đồ 3.1: Thu nhập, chi phí, lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Quân Đội 2007-2009 3.3.2.2 Biến động chính sách lãi suất và lãi suất cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội 3.3.2.2.1.Diễn biến chính sách lãi suất 2007-2009  Lãi suất cơ bản Lãi suất cơ bản năm 2007: Năm 2007,... cung, cầu tiền tệ, lãi suất trần, lãi suất sàn, lãi suất cơ bản Tuy nhiên, mỗi Ngân hàng đều có mức lãi suất riêng nhằm cạnh tranh, thu hút sự chú ý của khách hàng Tác giả sẽ nghiên cứu riêng đối với trường hợp lãi suất cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội Ngân hàng TMCP Quân Đội: là loại hình NHTM, khác với NHTƯ Mục đích hoạt động của ngân hàng trung ương là ổn định giá trị của tiền tệ, ổn... thế giới Chính sách lãi suất có tính đặc thù trong giai đoạn khủng hoảng, chỉ hạ lãi suất cho vay chứ không hạ lãi suất tiền gửi, thực hiện chính sách tiền tệ thông qua chính sách tài khóa Nghiên cứu ảnh hưởng chính sách lãi suất đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội, không phải Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương và không nghiên cứu riêng trên địa bàn tỉnh Hải Dương 2.4 Phân định... cần linh hoạt, thận trọng, kết hợp với chính sách tài khóa Còn trong nghiên cứu của mình, tôi không chỉ dừng lại ở phân tích tác động của chính sách lãi suất đến các chỉ tiêu về dư nợ cho vay, lợi Bộ môn: Kinh tế vĩ mô 16 Đoàn Thị Hằng - K42F4 Trường Đại học Thương mại Khoa: Kinh tế nhuận mà còn đưa ra các giải pháp hạn chế tác động của chính sách lãi suất đến hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội Nghiên... hay thua lỗ 2.2.2 Vai trò của lãi suất đến nền kinh tế Lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất liên ngân hàng là những nội dung chủ yếu của chính sách lãi suất, một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng của nền kinh tế thị trường Nó tác động đến tất cả các doanh nghiệp sử dụng vốn vay nói riêng và từ đó tác động đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân nói chung... chưa tới thời hạn thanh toán Còn lãi suất cho vay là các khoản vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của NHTM đối với khách hàng Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ đi sâu phân tích lãi suất cho vay chứ không phân tích lãi suất tiền gửi, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu 2.4.2.2 Lãi suất cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội Lãi suất cho vay của mỗi tổ chức tín dụng đều được... môn: Kinh tế vĩ mô Đoàn Thị Hằng - K42F4 Trường Đại học Thương mại Khoa: Kinh tế 3.3.2.2.2 Biến động lãi suất cho vay 2007-2009 của Ngân hàng TMCP Quân Đội Lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội được căn cứ dựa trên lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố, cân đối giữa tổng vốn huy động, dư nợ tín dụng của ngân hàng Bảng dưới đây sẽ phản ánh được diễn biến lãi suất cho vay của Ngân hàng

Ngày đăng: 17/07/2014, 12:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w