Đánh giá, kết luận từ phân tích số liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Phân tích tác động chính sách lãi suất đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Quân Đội (Trang 43 - 44)

Ngân hàng TMCP Quân Đội 4.1 Các kết luận từ phân tích dữ liệu nghiên cứu

4.1.2.Đánh giá, kết luận từ phân tích số liệu thứ cấp

 Lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội chịu tác động mạnh từ chính sách lãi suất của nhà nước

Mặc dù cơ chế lãi suất thỏa thuận đã được nhiều ngân hàng áp dụng trong đầu năm 2010 nhưng về cơ bản cơ chế lãi suất của Việt Nam vẫn là cơ chế khống chế lãi suất. Nhà nước quy định mức lãi suất trần, lãi suất sàn áp dụng chung cho tất cả các ngân hàng. Qua phân tích ở phần trên, ta thấy lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội có mối tương quan chặt với lãi suất cơ bản và lãi suất liên ngân hàng. Năm 2008, lãi suất cơ bản được điều chỉnh 7 lần, lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng theo đó mà có sự khác biệt lớn giữa các tháng, các quý trong năm. Năm 2009, mức lãi suất cơ bản ổn định, chính sách giữ cho mức lãi suất tương đối thấp, giảm chi phí vốn vay, kích thích các chủ thể kinh tế hoạt động kinh doanh sản xuất. Lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội giảm mạnh, thấp hơn nhiều mặt bằng lãi suất năm 2007, 2008. Về lãi suất liên ngân hàng, so sánh sự biến động của lãi suất liên ngân hàng bình quan theo tháng sẽ thấy ở hầu hết các thời điểm lãi suất cho vay liên ngân hàng đều thấp hơn lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Tuy nhiên, lãi suất liên ngân hàng bình quân theo tháng chưa cho thấy có một số thời điểm như tháng 2 năm 2008, lãi suất liên ngân hàng cao gấp 2-3 lần lãi suất cho vay. Nguyên nhân do tình trạng căng thẳng thanh khoản buộc ngân hàng phải huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng.

 Chính sách lãi suất và tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân Đội

Về mặt lý thuyết, các chủ thể trong nền kinh tế vay vốn khi kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận cao hơn chi phí vốn vay. Lãi suất cho vay chịu tác động trực tiếp từ lãi suất cơ bản và lãi suất liên ngân hàng. Khi lãi suất cơ bản và lãi suất liên ngân hàng

Khoa: Kinh tế

cận nguồn vốn, tổng dư nợ có xu hướng giảm hoặc tốc độ tăng trưởng chậm lại. Tốc độ tăng tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân Đội năm 2008, 2009 lần lượt là 35,5% và 87,9%. Năm 2008, lãi suất cho vay trung bình rất cao

(16,7%), tổng dư nợ tín dụng có tốc độ tăng trưởng thấp. Năm 2009, lãi suất cho vay giảm mạnh, tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng có tốc độ tăng trưởng ít thấy. Vậy lãi suất cho vay giảm làm tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân Đội tăng.

 Chính sách lãi suất và tốc độ tăng của thu nhập, lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Quân Đội.

Thu nhập và lợi nhuận của Ngân hàng phụ thuộc nhiều vào tổng dư nợ tín dụng. Như đã phân tích ở phần trên, lãi suất cơ bản và lãi suất liên ngân hàng thấp tổng dư nợ tín dụng tăng nhanh, cùng với nó là thu nhập và lợi nhuận tăng. Vậy chính sách lãi suất tác động mạnh đến thu nhập và lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Quân Đội.

 Chính sách lãi suất và tỷ lệ nợ xấu, hệ số an toàn vốn của Ngân hàng TMCP Quân Đội

Lãi suất cho vay tăng, khả năng trả nợ của doanh nghiệp giảm. Tỷ lệ nợ xấu tăng. Năm 2008, ngoài khó khăn chung của nền kinh tế, một lượng lớn các doanh nghiệp vay vốn vào thời điểm lãi suất cho vay tăng cao. Tỷ lệ nợ xấu cũng tăng mạnh so với năm 2007. Thời gian sau đó, khi mà lãi suất cơ bản giảm, cùng với việc công bố gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn, các nhà quản lý vĩ mô rất lo ngại về việc tiền không đi vào nền kinh tế, các doanh nghiệp có hành vi đảo nợ. Xét ở góc độ những doanh nghiệp vay vốn tại thời điểm lãi suất cho vay đạt đỉnh, áp lực trả nợ rất khó khăn so với việc lãi suất cho vay giảm đi một nửa vào thời điểm đầu năm 2009.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động chính sách lãi suất đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Quân Đội (Trang 43 - 44)