0
Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Đánh giá tác động của chính sách lãi suất đối với hoạt động kinh doanh chung của hệ thống NHTM và trong hoạt động kinh doanh của Ngân

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI (Trang 44 -48 )

Ngân hàng TMCP Quân Đội 4.1 Các kết luận từ phân tích dữ liệu nghiên cứu

4.1.3. Đánh giá tác động của chính sách lãi suất đối với hoạt động kinh doanh chung của hệ thống NHTM và trong hoạt động kinh doanh của Ngân

doanh chung của hệ thống NHTM và trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội

4.1.3.1. Đánh giá chung chính sách lãi suất của Nhà nước

Khoa: Kinh tế

những điều chỉnh đột ngột trong chính sách lãi suất năm 2008. Trước biến động khó lường của nền kinh tế, chính sách lãi suất của Việt Nam trong thời gian 2007- 2009 là áp dụng cơ chế khống chế lãi suất. Lãi suất liên ngân hàng được ấn định hằng ngày, phản ánh kịp thời diễn biến trên thị trường liên ngân hàng.

4.1.3.2. Ưu điểm trong chính sách lãi suất

Đạt mục tiêu kinh tế vĩ mô: Có nhiều quan điểm trái chiều về điều hành chính sách tiền tệ nói chung và chính sách lãi suất nói riêng. Nhìn nhận mặt tích cực của chính sách lãi suất, ta rút ra một số ưu điểm cơ bản sau đây:

 Đối với tình hình kinh tế nói chung:

Năm 2008: Trước bối cảnh diễn biến phức tạp của thị trường tài chính toàn cầu và lạm phát cao, chính sách lãi suất đã phát huy tác dụng khi kiềm chế được lạm phát, duy trì tốc độ tăng trưởng.

Năm 2009 được xem là năm khá thành công với chính sách tiền tệ. Chính phủ điều hành chính sách này linh hoạt và ít sốc hơn năm 2008; năm 2009, hệ thống tài chính ngân hàng đã trở lại trạng thái bình thường và ổn định; thị trường tiền tệ thông suất và qua đó NHTM cho vay ra được, các doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay.

Cơ chế truyền dẫn của các biện pháp điều hành lãi suất đã có hiệu lực và hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh của NHTM và lãi suất thị trường, thể hiện là lãi suất cho vay, lãi suất thị trường liên ngân hàng đã biến động xoay quanh các mức lãi suất chủ đạo của NHNN.

 Đối với Ngân hàng TMCP Quân Đội

- Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của Ngân hàng TMCP Quân Đội: Lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội chịu ảnh hưởng trực tiếp của từ chính sách lãi suất. Đặc biệt trong năm 2009, lãi suất cơ bản và lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức thấp hơn đáng kể so với năm 2007, 2008. Lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng giảm. Các chỉ tiêu về tổng dư nợ tín dụng, lợi nhuận, thu nhập tăng rất mạnh.

Khoa: Kinh tế

hàng năm 2009 tác động tích cực đến thanh khoản của Ngân hàng, đồng thời các chỉ số như tỷ lệ nợ xấu giảm, hệ số an toàn của vốn tăng.

4.1.3.3. Hạn chế trong chính sách lãi suất

- Biến động nhanh, các chủ thể trong nền kinh tế khó thích ứng kịp. Năm 2008, việc thắt chặt tiền tệ đầu năm và nới lỏng dần cuối năm đã tạo nên tần suất điều chỉnh chính sách nhiều chưa từng có trong lịch sử. Đó là 8 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu; 5 lần điều chỉnh dự trữ bắt buộc và lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc; 3 lần nới biên độ tỷ giá, 2 lần tăng mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Việc lãi suất cơ bản biến đổi mạnh gây khó khăn cho Ngân hàng TMCP Quân Đội trong việc cân đối nguồn vốn. Các chỉ tiêu chủ yếu như dư nợ cho vay, doanh thu, lợi nhuận có tốc độ tăng chậm hơn nhiều so với trong điều kiện lãi suất cơ bản, lãi suất liên ngân hàng bình ổn, duy trì ở mức thấp.

- Cơ chế khống chế lãi suất: Về mặt vi mô, cơ chế khống chế lãi suất gây ra tình trạng dư cầu thiếu cung. Doanh nghiệp phải tìm nhiều cách để tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Ngân hàng để đảm bảo được lợi nhuận biên và không vi phạm vào các yêu cầu về khung lãi suất cho vay và lãi suất huy động đã thu thêm những khoản phụ phí, phí dịch vụ. Những méo mó này gây ra tổn thất nguồn lực cho xã hội đáng ra phải được sử dụng vào những mục đích có ích hơn. Mặt khác lãi suất cho vay lại không phản ánh chính xác lãi suất thực trên thị trường. Về mặt vĩ mô, cố gắng duy trì lãi suất thấp trong hoàn cảnh nền kinh tế đang có nguy cơ lạm phát cao và cán cân thanh toán thâm hụt (sức ép phá giá lên nội tệ) là một chính sách sai lầm.

- Nhiều thời điểm lãi suất thị trường liên ngân hàng biến động vượt xa so với các mức lãi suất chủ đạo của NHNN như lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu. Minh chứng rõ nhất là lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn một tuần ngày 15/2/2008 lên tới 30,1%/năm; ngày 18/2/2008 lập một kỷ lục mới khi lên tới 33%/năm, ngày 19/2/2008 kỷ lục cao hơn nữa lên tới 43%/năm, gấp 2 – 3 lần lãi suất NHTM vay được của NHNN. Điều này cho thấy nhiều thời điểm lãi suất cơ bản không phản ánh kịp sự khan hiếm vốn trên thị trường. Lãi suất liên ngân hàng tăng cao tác động trực tiếp tới doanh thu, lợi nhuận, dư nợ cho vay của Ngân hàng

Khoa: Kinh tế

TMCP Quân Đội. Chính sách lãi suất trong trường hợp này không điều chỉnh kịp thời so với diễn biến lãi suất trên thị trường, giảm hiệu lực điều tiết vĩ mô.

Việc tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng với doanh số giao dịch lớn và lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm, vốn trái với thông lệ thị trường cho thấy khoảng chênh lệch giữa nhu cầu vay và khả năng cung tiền của các NHTM là rất lớn. Một con số được đưa ra từ Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cho thấy, trong lúc dư nợ cho vay tăng trưởng khoảng 35%, nhưng cung tiền chỉ tăng được 25%.

Việc ấn định tỷ lệ 20%, khiến các ngân hàng thừa vốn không thể cho vay, và ngân hàng thiếu vốn không thể vay trên thị trường liên ngân hàng đã khiến các ngân hàng “lách” luật thông qua việc bơm vốn cho quỹ đầu tư và công ty con của mình để các đơn vị này gửi (cho vay) các ngân hàng khác. Và khi một phần nguồn cung “chạy” khỏi thị trường liên ngân hàng, thì lãi suất một số kỳ hạn tăng là dễ hiểu. Doanh số giảm, và lãi suất cao có thể thể hiện thị trường liên ngân hàng chưa phát huy hết vai trò điều hoà cung cầu vốn

4.1.3.4. Nguyên nhân những hạn chế của chính sách lãi suất

- Thị trường tiền tệ còn sơ khai, non trẻ, trình độ phát triển thấp

- Không kiểm soát được lượng tiền trong lưu thông. Lượng tiền mặt trong lưu thông quá lớn và các giao dịch ngầm ở Việt Nam diễn ra phổ biến dẫn đến không kiểm soát được lượng tiền trong lưu thông.

- Tăng trưởng tín dụng các năm gần đây luôn có sự chênh lệch khá lớn so với chỉ tiêu đề ra. Năm 2007, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là 30%, thực tế đạt 37%. Năm 2008, chỉ tiêu ban đầu 25% -27%, thực tế 37%. Chênh lệch giữa tăng trưởng vốn huy động và vốn vay. Tình trạng này kéo dài suốt từ năm 2007 đến nay. Cụ thể, năm 2007, tăng trưởng tín dụng là 53.9%, trong khi đó tăng trưởng huy động chỉ đạt 46.1%; năm 2008 hai chỉ số này lần lượt là 25.4% và 20.3%; năm 2009 lần lượt là 37.4% và 28.7%. Mức chênh lệch kéo dài và quá lớn trên buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để hút tiền, đồng thời tăng lãi suất cho vay để giảm cầu tiền, gây áp lực lên lạm phát.

Khoa: Kinh tế

Bài học về kiểm soát tín dụng. Cho đến nay vấn đề tăng tưởng tín dụng cho nền kinh tế vẫn là chủ đề đáng quan tâm của thị trường. Năm 2009 tăng trưởng tín dụng đã vượt định hướng là một bài học về quản lý. Hơn thế nữa, chính sự tăng trưởng tín dụng như vậy chắc chắn có tác động đến lãi suất cả trên phương diện vĩ mô và vi mô.

Về mặt vi mô, sự ước tính về tăng trưởng tín dụng theo định hướng từ đầu năm chắc chắn đã phần nào làm phá vỡ kế hoạch kinh doanh của từng NHTM và từ đó ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp.

Bài học về sẵn sàng chống sốc lãi suất. Với thực tế về nguồn vốn của doanh nghiệp và khả năng quản trị tài chính của doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua, chúng ta dễ thấy rằng các doanh nghiệp khá dễ tổn thương trước các cú sốc tiền tệ, nhất là sốc về lãi suất.


Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI (Trang 44 -48 )

×