Kết quả điều tra số liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Phân tích tác động chính sách lãi suất đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Quân Đội (Trang 30 - 42)

kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội 3.1.Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề

3.3.2.Kết quả điều tra số liệu thứ cấp

3.3.2.1. Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội

Đầu năm 2009, nền kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn. Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Quân Đội đã đặt mục tiêu ”giữ vững ổn định, phát triển an toàn, hiệu quả”. Khép lại năm 2009, hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội được đánh dấu bằng một loạt các sự kiện nổi bật: Vốn điều lệ tăng lên 5.300 tỷ đồng (gấp 1,5 lần năm 2008), các chỉ số cơ bản đều tăng gần gấp đôi, Đón nhận một loạt các giải thưởng về uy tín và thương hiệu như: "Doanh nghiệp dịch vụ được hài lòng nhất", “Thương hiệu mạnh”, “Thanh toán quốc tế xuất sắc”...

Tổng tài sản đạt 69.008 tỷ đồng, tăng 55,5% so với năm 2008 và tăng 132% so với năm 2007, đáp ứng được nhu cầu mở rộng quy mô của Ngân hàng. Huy động vốn của Ngân hàng TMCP Quân Đội có sự tăng trưởng mạnh. Tổng vốn huy động là 59.279 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2008, gấp 2,5 lần so với năm 2007. Lợi nhuận tăng 68% trong khi năm 2008 chỉ tăng 41%.

Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của ngân hàng rất khả quan và cao hơn mức trung bình của toàn ngành. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) đạt 2,49%, tăng 0,8% so với năm 2008. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn sở hữu tăng 0,2%, đạt 24,7%.

Bảng3.1: Số liệu kết quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội 2007-2009 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền (triệu đồng) Chênh lệch +/- Chênh lệch % Số tiền

(triệu đồng) Chênh lệch +/- Chênh lệch % Tổng thu nhập 1.054.432 1.638.084 583.652 155,3 2.653.511 1.015.427 161,9 Tổng chi phí 360.885 555.438 194.553 153,9 784.059 228.621 141.1 Tổng tài sản 29.623.582 44.346.106 14.722.524 149,6 69.008.288 24.662.182 155,6 Vốn chủ sở hữu 3.549.866 4.676.653 1.126.787 131,7 7.495.508 2.818.855 160,2 Lợi nhuận trước thuế 608.986 860,883 251.897 141,3 1.506.070 645.187 174,9 Lợi nhuận sau thuế 492.608 696.205 203.597 141,3 1.173.727 477.522 168,5 Tổng dư nợ 11.613.232 15.740.716 4.127.484 135,5 29.588.005 13.847.289 187,9 Huy động vốn 23.136.534 36.529.453 13.392.919 157,8 59.279.787 22.750.334 162,2 ROA (%) 2,82 2,41 -0,41 2,49 0,8

ROE (%) 24,7 24,5 -0,2 24,7 0,2

Khoa: Kinh tế

Biểu đồ 3.1: Thu nhập, chi phí, lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Quân Đội 2007-2009

3.3.2.2. Biến động chính sách lãi suất và lãi suất cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội

3.3.2.2.1.Diễn biến chính sách lãi suất 2007-2009

 Lãi suất cơ bản

Lãi suất cơ bản năm 2007: Năm 2007, thị trường tiền tệ không có những cú sốc lớn, tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ tăng trưởng tín dụng đều khả quan. Mức lãi suất cơ bản được NHNN ấn định là 8,25% và mức lãi suất này được duy trì suốt năm 2007.

Lãi suất cơ bản năm 2008: Năm 2008, việc thắt chặt tiền tệ đầu năm và nới lỏng dần cuối năm đã tạo nên tần suất điều chỉnh chính sách nhiều chưa từng có trong lịch sử. Đó là 8 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu; 5 lần điều chỉnh dự trữ bắt buộc và lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc; 3 lần nới biên độ tỷ giá....Quý I/2008: CSTT bắt đầu thắt chặt. Lãi suất được điều chỉnh tăng nhẹ từ 8,25% lên 8,75%. QuýII và III/2008: CSTT tăng cường thắt chặt. Lãi suất tiếp tục điều chỉnh tăng mạnh lên tới 14%- mức cao nhất trong nhiều năm qua. Quý IV/2008: CSTT nới lỏng. Lãi suất diễn biễn ngược chiều, liên tục được điều chỉnh giảm theo từng tháng, cuối tháng 12 là 8,5%.

Khoa: Kinh tế

Lãi suất cơ bản năm 2009: Năm 2009, để đối phó với khủng hoảng kinh tế, chính sách tiền tệ được nới lỏng, chính sách lãi suất theo đó cũng có nhiều điểm khác biệt so với năm 2008. Thay vì mức lãi suất cơ bản tăng cao và liên tục biến đổi, lãi suất cơ bản năm 2009 được điều chỉnh giảm từ 8,5% (tháng 1/2009) giảm xuống 7% (tháng 2/2009). Mức lãi suất này được duy trì suốt từ tháng 2/2009 đến tháng 12/2009 được điều chỉnh tăng lên 8%.

Biểu đồ 3.2 : Diễn biến lãi suất cơ bản 2007 - 2009

 Lãi suất liên ngân hàng

Tổng số vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng của các NHTM được NHNN khống chế không vượt quá 20% tổng huy động. Theo thông tin từ NHNN, một số ngân hàng thương mại cổ phần đã thông qua một số quỹ đầu tư và công ty con của mình để cho vay dưới dạng tiền gửi mặc cả lãi suất đối với các ngân hàng khác. Việc ấn định tỷ lệ 20% là nhằm đảm bảo tránh rủi ro hệ thống. Tuy nhiên chính tỷ lệ này khiến thị trường liên ngân hàng giảm đi vai trò điều hoà nguồn vốn, nguồn vốn không được khơi thông, và lãi suất khó giảm.

- Năm 2007 lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm dao động quanh mức 6%, tăng cao hơn vào Quý I và Quý IV nhưng nhìn chung khá ổn định, không có đột biến lớn.

Khoa: Kinh tế

Biểu đồ 3.3: Diễn biến lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm năm 2007

- Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm năm 2008: Cuối Quý I/2008, trước tình hình lạm phát có dấu hiệu gia tăng, NHNN bắt đầu sử dụng CSTT thắt chặt thông qua việc tăng lãi suất, tăng dự trữ bắt buộc. Các giải pháp rút tiền từ lưu thông nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát mà NHNN áp dụng liều lượng và thời gian thực hiện chưa thích hợp. Kết quả là thanh khoản của một số ngân hàng thương mại nhỏ bị giảm sút nghiêm trọng dẫn đến cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng nổ ra đẩy lãi suất huy động và cho vay liên tiếp kịch trần, thậm chí lãi suất qua đêm liên tục gia tăng kỷ lục buộc ngân hàng thương mại phải siết chặt các khoản cho vay ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh. Lãi suất liên ngân hàng tăng cao chóng mặt. Đặc biệt lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn một tuần ngày 15/2/2008 lên tới 30,1%/năm; ngày 18/2/2008 lập một kỷ lục mới khi lên tới 33%/năm, ngày 19/2/2008 kỷ lục cao hơn nữa lên tới 43%/năm, gấp 2 – 3 lần lãi suất NHTM vay được của NHNN. Không phải làm gì, các NHTM Nhà nước kiếm được các khoản lãi lớn. Một tình trạng vốn chạy lòng vòng đẩy lãi suất lên cao trong nền kinh tế hiện nay, rõ ràng tác động tiêu cực chung đến tăng trưởng GDP, đến hiệu quả nền kinh tế và tính an toàn của hệ thống NHTM. Lãi suất liên ngân hàng giữ ở mức cao cho thấy sự khan hiếm vốn trong nền kinh tế.

Lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm duy trì ở mức cao đến giữa Quý III thì giảm liên tục cho đến cuối năm 2008.

Khoa: Kinh tế

Biểu đồ 3.4: Diễn biến lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm năm 2008 - Lãi suất liên ngân hàng 2009

Nhằm mục tiêu bình ổn kinh tế, vượt khủng hoảng, Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp cung ứng tiền vào lưu thông. Lãi suất liên ngân hàng rất ổn định từ Quý I đến Quý II. Sang Quý III có tăng nhẹ và vào cuối năm khi nền kinh tế đã hồi phục, lãi suất cho vay liên ngân hàng tăng mạnh lên tới 10%.

Khoa: Kinh tế

3.3.2.2.2. Biến động lãi suất cho vay 2007-2009 của Ngân hàng TMCP Quân Đội

Lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội được căn cứ dựa trên lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố, cân đối giữa tổng vốn huy động, dư nợ tín dụng... của ngân hàng.

Bảng dưới đây sẽ phản ánh được diễn biến lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội thời gian 2007-2009. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.2: Lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội

Thời gian Lãi suất

cho vay (%) Quý I/2007 12,33 Quý II/2007 12,35 Quý III/2007 12,34 Quý IV/2007 12,34 Quý I/2008 12,85 Quý II/2008 15,8 Quý III/2008 20,2 Quý IV/2008 17,9 Quý I/2009 9,5 Quý II/2009 9,8 Quý III/2009 10,4 Quý IV/2009 11,8

Nguồn: Phòng Kế Toán, Ngân hàng TMCP Quân Đội

Biểu đồ 3.6: Lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội 2007 - 2009

Trong năm 2007, thị trường tiền tệ tương đối ổn định, tổng dư nợ tín dụng, tỷ lệ lạm phát không có những biến động bất thường. Lãi suất cơ bản được Ngân hàng Nhà nước ấn định là 8,25% và duy trì trong suốt năm 2007. Mức lãi suất cho vay rất ổn định, lãi suất cho vay trung bình theo quý dao động trong khoảng 12,33% đến 12,35%.

Sang đến năm 2008, những bất ổn kinh tế vĩ mô khiến Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh mức lãi suất cơ bản, tác động mạnh đến lãi suất cho vay của

Khoa: Kinh tế

Ngân hàng TMCP Quân Đội. Trong một năm, lãi suất cơ bản được điều chỉnh 7 lần theo những xu hướng trái ngược nhau. Vào Quý I, tăng trưởng tín dụng nóng, Ngân hàng nhà nước tăng lãi suất cơ bản từ 8,25% đến 8,75%. Mức lãi suất này được duy trì đến cuối Quý II rồi đột ngột tăng lên tới 12%, đạt đỉnh ở mức 14% vào tháng 8 năm 2008 khi nền kinh tế đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Đến tháng 10 năm 2008, kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, lãi suất cơ bản giảm dần từ 14% xuống 13%, 12% và đến cuối năm 2008 là 8,5%.

Lãi suất cho vay của Ngân hàng Quân Đội diễn biến cùng chiều với sự biến động của lãi suất cơ bản. Lãi suất cho vay Quý I năm 2008 chỉ tăng nhẹ so với năm 2007, nhưng sang Quý II, mức lãi suất đạt tới 15,8%. Sang Quý III, lãi suất cho vay lên tới 20,2% và có giảm vào Quý IV (17,9%). Lãi suất cho vay giảm liên tục trong năm 2009. Mặt bằng lãi suất giảm mạnh so với năm 2008 và thấp hơn cả năm 2007. Diễn biến chung của mức lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội là tăng dần từ Quý I đến Quý IV theo đà hồi phục

3.3.2.2.3. Mối liên hệ giữa lãi suất cơ bản, lãi suất liên ngân hàng và lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội.

Biểu đồ sau đây sẽ cho thấy rõ sự biến động trong lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội so với sự biến động của lãi suất cơ bản và lãi suất thị trường liên ngân hàng.

Khoa: Kinh tế

Biểu đồ 3.7: Lãi suất cơ bản của NHNN, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm và lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội 2007-2009

Tổng hợp diễn biến lãi suất cơ bản, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội ta nhận thấy có sự tương quan cùng chiều giữa 3 loại lãi suất này. Thông thường, lãi suất cơ bản thường cao hơn lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm. Nhưng suốt từ Quý II đến Quý IV năm 2008, lãi suất liên ngân hàng cao hơn đáng kể so với lãi suất cơ bản. Việc áp dụng quy định lãi suất cho vay không vượt quá 150% lãi suất cơ bản làm méo mó thị trường. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đi vay với mức lãi suất vượt 150% lãi suất cơ bản. Lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội luôn sát mức 150% lãi suất cơ bản trừ thời gian từ Quý II, Quý III năm 2008, điều này phần nào cho thấy sự hợp lý hóa lãi suất cho vay. Giá vốn không thể hiện đầy đủ thông qua lãi suất cho vay mà còn thể hiện thông qua các phí dịch vụ, khoản phụ phí hay các thỏa thuận ngầm giữa Ngân hàng và chủ thể vay vốn.

3.3.3.2. Tác động của chính sách lãi suất phản ánh qua các chỉ tiêu tài chính

3.3.3.2.1. Chính sách lãi suất và tổng dư nợ tín dụng

Tổng dư nợ tín dụng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng cạnh tranh của các tổ chức tín dụng. Lãi suất cho vay là chi phí của vốn vay. Nếu mức lãi suất không hợp lý, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Sự biến động của lãi suất tác động mạnh đến tổng dư nợ tín dụng.

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa lãi suất và tổng dư nợ tín dụng ta thấy: Năm 2008, cả tổng dư nợ tín dụng và lãi suất cho vay đều tăng nhưng tốc độ tăng của tổng dư nợ chậm hơn mức tăng của lãi suất. Còn năm 2009, lãi suất cơ bản và lãi suất liên ngân hàng giảm đáng kể, tổng dư nợ tín dụng tăng từ 15.704 tỷ đồng đến 29.588 tỷ đồng (tăng 88,4%).

Khoa: Kinh tế

Biểu đồ 3.8: Chính sách lãi suất và tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân Đội 2007-2009

3.3.3.2.2 Chính sách lãi suất và thu nhập, lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Quân Đội 2007-2009

Lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Quân Đội tăng liên tiếp trong 3 năm. Tốc độ tăng của chi phí năm 2008, 2009 lần lượt là 53,9% và 41,1%. Lợi nhuận có tốc độ tăng cao hơn, năm 2008 tăng 41,3% và năm 2009 là 74,9%. Mối quan hệ giữa chính sách lãi suất, tổng thu nhập và lợi nhuận sau thuế được biểu thị thông quan biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 3.9: Mối quan hệ giữa chính sách lãi suất, tổng thu nhập và lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng TMCP Quân Đội 2007-2009.

Khoa: Kinh tế

bản tính theo năm thì chưa thấy hết được tác động của chính sách lãi suất đến các chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của ngân hàng. Tiến hành phân tích kỹ hơn vào một số thời điểm như vào tháng 2, tháng 3 năm 2008: Lãi suất cơ bản không quá cao nhưng do sự khan hiếm vốn trên thị trường, các NHTM buộc phải vay vốn trên thị trường liên ngân hàng để đảm bảo tính thanh khoản. Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn một tuần tăng mạnh, tăng liên tiếp, mức lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn một tuần vào tháng 2 năm 2008 có thời điểm lên tới 30%, 43%. Phải huy động vốn với lãi suất cao trong khi lãi suất cho vay bị giới hạn không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản khiến thu nhập và lợi nhuận trong tháng 2, tháng 3 của Ngân hàng TMCP Quân Đội thấp hơn nhiều so với mức lợi nhuận bình quân theo tháng.

3.3.3.2.3 Chính sách lãi suất và tỷ lệ nợ xấu, hệ số an toàn của vốn

Tỷ lệ nợ xấu và hệ số an toàn của vốn là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn của các tổ chức tín dụng. Hoạt động tín dụng chịu rất nhiều rủi ro từ rủi ro tín dụng, rủi ro pháp lý, rủi ro ngoại hối...Ngân hàng TMCP Quân Đội luôn luôn kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ quá hạn. Nợ xấu năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là: 1,01%, 1,81%, 1,72%. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu thấp hơn nhiều so với mức chung bình của ngành nhưng cũng thấy rõ năm 2008, khi lãi suất cho vay tăng mạnh, tỷ lệ nợ xấu cũng tăng rất mạnh (tăng 0,8%). Năm 2009, khi lãi suất cho vay giảm, tỷ lệ nợ xấu cũng giảm.

Hế số an toàn vốn năm 2007 của Ngân hàng TMCP Quân Đội là 14,21%, năm 2008 giảm xuống còn 12,35%, năm 2009 tăng lên 13,4%. Năm 2008, khi lãi suất cho vay tăng, hệ số an toàn vốn giảm. Năm 2009, khi lãi suất cho vay giảm, hệ số an toàn của vốn tăng.

Khoa: Kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 3.10: Mối quan hệ giữa lãi suất cơ bản, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất cho vay, hệ số an toàn vốn và tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Quân Đội năm

Khoa: Kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích tác động chính sách lãi suất đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Quân Đội (Trang 30 - 42)