Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 67 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
67
Dung lượng
0,98 MB
Nội dung
“Thực hiện tăng trưởng vì người nghèo” Nghiên cứu chung của AFD, BMZ (GTZ, Ngân hàng phát triển KfW ), DFID, và Ngân hàng Thế giới Nghiên cứu trường hợp của Việt Nam Rainer Klump và Thomas Bonschab Tháng 10/2004 Tài liệu này thuộc một bộ tài liệu nghiên cứu về 14 quốc gia ở Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ Latin và Đông Âu. Bộ nghiên cứu này là một phần của chương trình làm việc về “thực hiện tăng trưởng vì người nghèo” (OPPG), một sáng kiến chung của AFD, BMZ (GTZ, Ngân hàng Phát triển KfW ), DFID và Ngân hàng Thế giới. Chương trình làm việc về OPPG nhằm tư vấn tốt hơn cho các chính phủ về những chính sách hỗ trợ cho sự tham gia của người nghèo vào quá trình tăng trưởng. Các sản phẩm khác của sáng kiến về OPPG bao gồm một báo cáo tổng hợp chung, một ghi nhận về các phương pháp nghiên cứu khi phân tích tác động phân phối của sự tăng trưởng, các nghiên cứu kinh tế lượng đa quốc gia, các tóm tắt nghiên cứu trong lĩnh vực này và sáu tài liêu tổng hợp về: các chính sách cơ cấu và kinh tế vĩ mô, thể chế, thị trường lao động, nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi tiêu vì người nghèo, và giới. Các nghiên cứu trường hợp về các quốc gia và các tài liệu tổng hợp sẽ được công bố vào năm 2005. Toàn bộ các nghiên cứu trường hợp về các quốc gia có thể tìm thấy trên trang web của các tổ chức tham gia: BMZ www.bmz.de, DFID www.dfid.gov.uk, GTZ www.gtz.de, Ngân hàng Phát triển KfW www.kfw- entwicklungsbank.de/EN/Fachinformationen và Ngân hàng Thế giới www.worldbank.org. Để biết thêm thông tin, xin liên hệ: AFD: Jacky Amprou Amprouj@afd.fr BMZ: Birgit Pickel Pickel@bmz.bund.de DFID: Manu Manthri M-manthri@dfid.gov.uk và Christian Rogg C-rogg@dfid.gov.uk GTZ: Hartmut Janus Hartmut.Janus@gtz.de Ngân hàng Phát triển KfW : Annette Langhammer Annette.Langhammer@kfw.de Ngân hàng Thế giới: Louise Cord Lcord@worldbank.org và Ignacio Fiestas Ifiestas@worldbank.org 1 Thomas Bonschab* và Rainer Klump* Thực hiện tăng trưởng vì người nghèo: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam Bản dự thảo cuối cùng 9/2004 (sửa đổi) Giới thiệu Ba mươi năm sau chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc, Việt Nam được coi là một “con hổ” Châu Á tiềm năng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và những thành công nổi bật trong việc giảm nghèo. Tuy nhiên, những thành tựu này chỉ có được sau khi các nhà lãnh đạo cộng sản nắm quyền thực hiện những cải cách kinh tế cơ bản từ giữa những năm 80 để đối phó với sự khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Dưới tên gọi « đổi mới », các chính sách cải cách nhằm vào việc tự do hoá kinh tế trong nước và tái hội nhập với bên ngoài để bắt kịp với các nước Châu Á láng giềng đã thành công dù những cải cách này chưa được hoàn tất. Trong tài liệu này, chúng tôi sẽ tìm hiểu về những vấn đề sau: - Cách thức đo lường sự tăng trưởng vì người nghèo ở Việt Nam. - Các nhân tố và chính sách tác động tới sự tăng trưởng vì người nghèo ở Việt Nam. - Tại sao sự chênh lệch tăng trưởng vì người nghèo phân bố theo khu vực địa lý có thể phát sinh - Những triển vọng cho sự tăng trưởng vì người nghèo tiếp theo ở Việt Nam trong bối cảnh đang thay đổi liên tục. * Trường Đại học Tổng hợp Frankfurt. Chúng tôi xin đặc biệt cảm ơn Julie Litchfield và Phạm Thái Hưng (Đại học Tổng hợp Sussex) và Patricia Prüfer (Đại học Tổng hợp Frankfurt) cho sự hỗ trợ trong việc xử lý các số liệu về các hộ gia đình ở Việt Nam và Lê Đăng Doanh (Bộ Kế hoạch Đầu tư, Hà Nội), Nguyễn Thị Tuệ Anh (Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương, Hà Nội) vì đã chia sẻ với chúng tôi những kinh nghiệm sâu rộng về số liệu và các ảnh hưởng của cải cách kinh tế Việt Nam. 2 Mục lục CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ, XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG VÀ KHUÔN KHỔ CHO VIỆC PHÂN TÍCH TĂNG TRƯỞNG VÌ NGƯỜI NGHÈO 1.1 Điều kiện lịch sử cho các cuộc cải cách kinh tế đổi mới năm 1986 1.2Xu hướng chung về phát triển, giảm nghèo và bất bình đẳng 1.3Khuôn khổ nghiên cứu cho việc phân tích tăng trưởng vì người nghèo ở Việt Nam CHƯƠNG 2 SỰ PHÂN BỐ CỦA TÌNH TRẠNG NGHÈO VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ TĂNG TRƯỞNG VÌ NGƯỜI NGHÈO Ở VIỆT NAM 2.1 Sự phân bố tình trạng nghèo ở Việt Nam 2.2 Đo lường sự tăng trưởng vì người nghèo ở Việt Nam 2.3Động lực của sự tăng trưởng ở Việt Nam CHƯƠNG 3 CÁC YẾU TỐ VÀ CHÍNH SÁCH TÁC ĐỘNG TỚI NGƯỜI NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 3.1 Các chính sách về yếu tố thị trường và các yếu tố sản xuất 3.2 Các ngành sản xuất và chính sách đối với các ngành sản xuất 3.3 Sự phát triển nông thôn và sự tăng trưởng ở thành thị 3.4 Chi tiêu vì người nghèo 3.5 Các chính sách vĩ mô 3.6 Những thay đổi về cơ chế CHƯƠNG 4 SỰ ĐÁNH ĐỔI GIỮA TĂNG TRƯỞNG VÀ TĂNG TRƯỞNG VÌ NGƯỜI NGHÈO 4.1 Tự do hoá thương mại hơn nữa 4.2 Sự tăng trưởng không đồng đều giữa các khu vực 4.3 Chi tiêu công cho các khu vực nông thôn CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN CHO CHÍNH SÁCH 5.1 Đầu tư vào nguồn nhân lực 5.2 Hỗ trợ sự phát triển của khu vực tư nhân 5.3 Xử lý vấn đề di dân nội bộ 5.4 Thực hiện quá trình phân quyền TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 4 Các phụ lục Phụ lục 1: Các khái niệm về chuẩn nghèo ở Việt Nam Phụ lục 2: Diễn biến tình trạng nghèo ở Việt Nam Phụ lục 3: Tính toán số liệu điều tra các hộ gia đình Phụ lục 4: Tính toán sự tác động của các yếu tố đến tăng trưởng Phụ lục 5: Các phương pháp được sử dụng trong việc tính toán mức độ đánh đổi 5 Danh sách các bảng BẢNG 1.1.A: THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA VIỆT NAM SO VỚI CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG QUAN TRỌNG BẢNG 1.2.B (A) CÁC CHỈ SỐ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM TỪ 1980-2001 BẢNG 0.C TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO (CHÍNH PHỦ VẪN GIỮ NGUYÊN NGUỒN THU) HÌNH 2.1 (A): SỰ CHÊNH LỆCH VỀ TỐC ĐỘ GIẢM NGHÈO GIỮA CÁC VÙNG (TÍNH THEO TỶ LỆ %) Hình 2 1 (b): Tỷ lệ nghèo giữa các dân tộc năm 2002 Hình 2.2 (a) Đường cong về tác động của tăng trưởng Hình 3.2 Sản lượng gạo và lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam 1986-2001 Hình 4.2 Dự báo về tình trạng nghèo giai đoạn 2000-2010 6 Chương 1 Bối cảnh lịch sử, xu hướng phát triển chung và khuôn khổ cho việc phân tích tăng trưởng vì người nghèo 1.1 Điều kiện lịch sử cho các cuộc cải cách kinh tế đổi mới năm 1986 Việt Nam có diện tích 331.000 km2 trải dài từ Trung Quốc ở phía Bắc xuống Vịnh Thái Lan ở phía Nam. Với dân số 79,7 triệu người năm 2002, mật độ dân số bình quân là 240 người/km2. Việt Nam được chia làm 3 miền Bắc, Trung, Nam với 64 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương với 7 khu vực là: Miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, (bao gồm cả Hà Nội), duyên hải bắc trung bộ, duyên hải nam trung bộ, Tây Nguyên, đông nam bộ (bao gồm cả trung tâm tài chính lớn nhất là TP. HCM- trước đây là Sài Gòn) và đồng bằng sông Cửu Long. Việt Nam có nhiều dân tộc với dân tộc Kinh chiếm đa số. Dân tộc Kinh có khoảng 65 triệu người và sống ở tất cả các tỉnh dù họ tập trung đặc biệt là vùng đồng bằng và các trung tâm thành thị. Hơn 10% dân số còn lại trên 50 dân tộc thiểu số, chủ yếu là sống ở vùng nông thôn (Bhushan và các công sự, 2001). Nhìn chung, 20% dân số sống ở thành thị và 80% sống ở nông thôn. Việt Nam giành được độc lập từ Pháp, được công nhận chính thức bằng hiệp định Geneva năm 1954. Tại thời điểm đó, mức độ phát triển của Việt Nam cũng tương tự như các nước Châu Á láng giềng. Thu nhập đầu người không bị bỏ cách quá xa so với các nước láng giềng và cao hơn 50% so với thu nhập đầu người ở Trung Quốc, nước láng giềng quan trọng và cũng là đối phương trong quá khứ (xem hình 1.1). Bảng 1.1.a: Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam so với các nước láng giềng quan trọng Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam so với (%) 1950 1960 1970 1975 1980 1990 1998 1998 1995 1999 Thái Lan 80.5 74.1 43.4 36.2 29.7 22.4 21.1 27.0 22.5 30.1 Hàn Quốc 85.5 72.3 37.6 22.5 18.4 11.9 11.8 13.8 11.2 13.2 Indonesia 78.3 78.4 61.6 47.2 40.5 41.3 42.1 54.6 41.8 55.5 Trung Quốc 149.9 118.7 93.9 81.2 71.0 56.0 52.9 52.8 54.0 57.3 Nguồn: Số liệu từ 1950-1998 được lấy từ nghiên cứu của Van Arkadie và Mallon (2001), các số liệu bổ sung cho năm 1995 và 1999 được lấy từ cơ sở dữ liệu tăng trưởng vì người nghèo của Ngân hàng Thế giới. Cũng giống như nhiều nước Đông Á khác, Việt Nam có đặc điểm là nhiều lao động giản đơn và thiếu đất. Việt Nam có điều kiện địa lý thuận lợi với khả năng tiếp cận biển và các cảng tốt dọc bờ biển dài của mình. Đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc và đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam có các khu vực trồng lúa màu mỡ. Trong hàng thế kỷ, Việt Nam có quan hệ văn hoá và kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc ở phía bắc và với nhiều quốc gia quanh vịnh Thái Lan ở phía nam. Tuy nhiên, Việt Nam đã không thể tận dụng những tiền đề thuận lợi của mình do đất nước bị chia cắt thành 2 miền Bắc, Nam từ năm 1955 đến 1975 với hai hệ thống chính trị và kinh tế khác nhau. Cả hai miền đều được sự hỗ trợ của các đồng minh đã xung đột trong một cuộc chiến đẫm máu và chỉ kết thúc vào năm 1975 khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ. Từ năm 1955, miền Bắc đã áp dụng những nguyên tắc cộng sản. Nông dân và thợ thủ công được tập hợp lại, khu vực tư nhân bị loại bỏ và một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung có trọng tâm là công nghiệp nặng với các doanh nghiệp nhà nước lớn được xây dựng. Đồng thời chính sách của chính phủ nhằm vào chăm sóc sức khoẻ và giáo dục ở trình độ cao. Đến 7 đầu năm 1958, nạn mù chữ đã thực sự được giải quyết xong ở miền Bắc. Một cuộc cải cách ruộng đất sớm tạo ra sự phân phối đất đai tương đối bình đẳng giữa các hộ gia đình 1 . Ngược lại, miền Nam vốn được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Hoa Kỳ đã xây dựng một cơ chế tư bản chủ nghĩa gắn với các thị trường quốc tế với sự tập trung mạnh mẽ vào công nghiệp nhẹ và dịch vụ. Dù con đường đi của mỗi miền đều có ưu nhược điểm song nhìn chung Việt Nam đã thụt lùi đáng kể so với các nền kinh tế Đông Á trong giai đoạn này (xem hình 1.1) do quá nhiều nguồn lực đã được sử dụng cho chiến tranh. Việc áp dụng một chiến lược phát triển cho Việt Nam chỉ có thể được thực hiện khi đất nước tái thống nhất năm 1975. Cho dù có những quan ngại, thậm chí ngay cả trong nội bộ Đảng Cộng sản, nhưng chiến lược phát triển này đã dựa vào hệ thống xã hội chủ nghĩa của miền Bắc để được thực hiện tại miền Nam. Toàn bộ đất đai được tập trung lại, thị trường dần bị loại bỏ, giá cả được kiểm soát và nỗ lực xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa chính thống với việc kế hoạch tập trung cao độ việc sản xuất và đầu tư theo mô hình Liên Bang Xô Viết. Hình 1.1 cho thấy thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã thụt lùi thêm so với các nước láng giềng. Rõ nét nhất là Việt Nam đã mất đi sự hỗ trợ từ Trung Quốc vốn đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Sự căng thẳng về chính trị với Trung Quốc và các đồng minh của Trung Quốc trong thời gian này đã dẫn đến nhưng mẫu thuẫn quân sự như Việt Nam đưa quân vào Cam Pu Chia năm 1978 và chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 1979. Những lý do kinh tế và chính trị đã khiến nhiều người gốc Hoa vốn là xương sống của nền kinh tế thị trường ở miền Nam Việt Nam phải di cư. Trong thời gian này, vị thế của Việt Nam so với các nước láng giềng lại tồi tệ hơn và có lẽ điều quan trọng nhất là khoảng cách với Trung Quốc đã tăng lên một cách đáng kể. Việt Nam bị cô lập về kinh tế và chính trị không chỉ từ Hoa Kỳ mà còn từ Trung Quốc và hầu hết các nước láng giềng Châu Á. Việc tiếp cận với các nguồn vốn từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới hay Ngân hàng Phát triển Châu Á bị Hoa Kỳ ngăn chặn cho đến tận năm 1993. Chỉ có Liên Xô, nước vốn đang phải chịu khủng hoảng kinh tế ngày càng tăng có ủng hộ về tài chính và chính trị cho Việt Nam cho dù những hỗ trợ này ngày càng giảm dần. Tình hình này không thể kéo dài nên nhu cầu cần có cải cách kinh tế cơ bản là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo chính trị của Việt Nam vẫn còn chưa hiểu hết khái niệm cải cách toàn diện. Việc chỉnh sửa cơ chế kế hoạch hoá tập trung được thực hiện một cách rời rạc và từ từ ở mức độ vi mô trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ năm 1981, cơ chế “khoán sản phẩm” cho phép nông dân sử dụng một số khoảnh đất một cách độc lập với chính sách hợp tác xã hoá và vì vậy đó là một thử nghiệm về cơ chế thị trường. Ngoài ra, một số doanh nghiệp nhà nước cũng được hoạt động theo xu hướng thị trường hơn. Tuy nhiên, những cuộc cải cách đầu tiên này không động chạm tới những vấn đề chủ chốt về giá cả, nguyên tắc tài chính và việc quản lý kinh tế vĩ mô. Do đó, thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại tăng một cách báo động, và lạm phát cũng tăng lên tới đỉnh điểm 700% vào năm 1986. Biến động trong sản xuất lúa gạo giữa thập kỷ 80 đã dẫn tới nạn đói tại một số tỉnh nông thôn và làm cho việc nhập khẩu gạo là cần thiết dù đất nước còn thiếu ngoại tệ và sự hỗ trợ từ bên ngoài đang giảm xuống. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã thông qua một kế hoạch cải cách toàn diện hơn dưới cái tên là “Đổi mới” vào năm 1986. Đại hội đã thay thế những người đã lãnh đạo đất nước từ thời kỳ chiến tranh và bầu ra những nhà lãnh đạo mới với ông Nguyễn Văn Linh giữ chức Tổng bí thư của ĐCSVN (cho đến năm 1991) và ông Đỗ Mười là Thủ tướng Chính phủ (từ năm 1988 đến 1991) 1 Cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới về hệ số Ginis đối với sự phân phối đất đai cho (Bắc) Việt Nam trong năm 1960 là 0.583 là mức thấp nhất của thế giới vào thời điểm đó. 8 người sau này trở thành Tổng bí thứ (cho tới năm 1997). Người kế nhiệm vị trí đứng đầu ĐCSVN là ông Lê Khả Phiêu (tới năm 2001) và ông Nông Đức Mạnh (từ 2001 đến nay). Cuộc đổi mới đã nhận thức rõ vai trò quan trọng của nền kinh tế đa thành phần và có kỷ luật hơn đối với việc quản lý kinh tế vĩ mô. Theo chiều hướng này, chế độ phân phối đối với rất nhiều hàng hoá được bãi bỏ vào năm 1987, và nhiều loại giá cả được điều chỉnh theo giá thị trường tự do. Tính đến năm 1990, hầu hết giá các mặt hàng là do thị trường quyết định. Việc rút quân khỏi Cam Pu Chia vào năm 1989 và việc Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm vận năm 1993 đã mở ra một con đường cho sự tái hội nhập về kinh tế và chính trị của Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Sau một thập kỷ cải cách, Việt Nam đã có thể đuổi kịp với những nước láng giềng đi trước và ít nhất thì cũng chấm dứt sự tiếp tục tụt hậu so với Trung Quốc. Thành công này là điều quan trọng cho sự hỗ trợ chính trị đang tiếp diễn của lãnh đạo ĐCSVN cho quá trình đổi mới. Chiến lược phát triển bền vững mới được áp dụng trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tuy nhiên, nó có thể tính tới kinh nghiệm của Trung Quốc nơi mà các cải cách kinh tế đã cho thấy những thành công từ cuối những năm 1970 cũng như những “con rồng Châu Á” tại khu vực đông bắc và đông nam Á. Các nhà lãnh đạo của Việt Nam đã thu được nhiều bài học từ các nước láng giềng thành công (Leipziger và Thomas 1993): (1) sự tăng trưởng bền vững trong một nền kinh tế thị trường phải dựa trên xu hướng hướng ngoại, sự ổn định kinh tế vĩ mô và đầu tư vào con người, (2) nền kinh tế thị trường có thể phù hợp với việc kiểm soát xã hội, tức là nhà cầm quyền có thể cho rằng sự thành công về kinh tế là thành tựu riêng của họ và (3) tăng trưởng đi kèm với công bằng là khả thi theo nghĩa là nền kinh tế thị trường không nhất thiết phải tạo ra tình trạng nghèo đói và bóc lột. Ngoài ra, những điều kiện bên ngoài và điều kiện lịch sử sau đây cũng góp phần vào sự mở đầu thành công của quá trình chuyển đổi kinh tế: (1) sự kế thừa nền kinh tế thị trường ở miền Nam và sự linh hoạt và tính thực tế với cơ chế quản lý kinh tế tập trung là đặc trưng của hệ thống kinh tế của miền Bắc trong những năm chiến tranh (2) Gần ba triệu người Việt sống ở các nước phát triển hơn trên khắp thế giới đã hỗ trợ tài chính cho gia đình của mình cùng với sự chuyển giao kiến thức và mạng lưới kinh doanh quốc tế, (3) sự thống trị của nông nghiệp, khu vực mà sự cải cách kinh tế có thể diễn ra nhanh và đơn giản hơn so với các nhà máy công nghiệp lớn thuộc sở hữu nhà nước (4) về mặt địa lý, Việt Nam nằm trong khu vực phát triển nhanh nhất thế giới. Những điều kiện thuận lợi này giúp Việt Nam có khả năng bắt kịp các nước Châu Á láng giềng về kinh tế từ một vị trí bị bỏ cách khá xa như được nêu ở Bảng 1.1. 1.2 Xu hướng chung về phát triển, giảm nghèo và bất bình đẳng Do sự khởi đầu mạnh mẽ của công cuộc đổi mới, Việt Nam đã có được những thành công đáng kể về mặt phát triển và tăng trưởng kinh tế. Bảng 1.2(a) tóm tắt một số thành tựu chính. Với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7% trong cả giai đoạn, Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á và dịch SARS gần đây cũng không chấm dứt được thành tựu nổi bật này cho dù tốc độ tăng trưởng kinh tế đầu những năm 1990 không quá cao. Trong cả giai đoạn, tốc độ tăng dân số đã giảm đáng kể (White và các công sự, 2001) nên tốc độ tăng trưởng thu nhập đầu người trung bình trong cả giai đoạn là 5% còn ấn tượng hơn. Ngoài ra, chỉ số HDI cũng tăng lên cho thấy những dấu hiệu phát triển tích cực. Bảng 1.2.b (a) Các chỉ số tăng trưởng và phát triển của Việt Nam từ 1980-2001 9 Các chỉ số 1980-1986 1987-1991 1992-1997 1988-2001 1987-2001 Tăng trưởng GDP thực tế hàng năm (%) 4.88 5.05 8.77 6.04 6.8 Tốc độ tăng dân số hàng năm (%) 2.2 1.9 1.9 1.5 1.8 Tăng trường GDP theo đầu người (%) 2.66 3.15 6.87 4.54 5 GDP theo đầu người tính theo sức mua tương đương và giá cố định năm 1996 (nghìn VND) 1045,986 (1984) 1190,056 (1990) 1521,767 (1995) 1957,481(19 99) Dân số (triệu người) 54 (1980) 66 (1990) 72 (1995) 78 (2000) HDI 0,582 (1985) 0.603 (1990) 0.646 (1995) 0.688 (2000) Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cơ sở dự liệu tăng trưởng vì người nghèo của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng thế giới (2003) và UNDP. Để đơn giản hoá, kinh nghiệm tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới có thể được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất (1986-1991) kết thúc với sự ổn định kinh tế vĩ mô tạo đà cho sự tái hội nhập với thị trường quốc tế. Sự hội nhập này diễn ra trong giai đoạn thứ hai với những thành công rực rõ và tốc độ tăng trưởng cao nhất (1992-1997) kéo dài cho tới cuộc khủng hoảng Châu Á. Từ năm 1998, một giai đoạn tăng trưởng mới đã bắt đầu trong đó tận dụng nguồn nội lực cho tăng trưởng là chủ yếu trong khi việc tự do hoá khu vực đối ngoại vẫn tiếp diễn. Việt Nam đã ra nhập khu vực tự do mậu dịch của ASEAN (AFTA) năm 1995, trở thành thành viên chính thức của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) năm 1998, ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ vào tháng 12/2001 và hiện đang đàm phán đề trở thành thành viên của WTO. Những đặc trưng cụ thể hơn của ba giai đoạn phát triển này sẽ được phân tích chi tiết dưới đây Bảng 1.2 (b) Các chỉ số về nghèo ở Việt Nam giai đoạn 1990-2002 Các chỉ số về nghèo và bất bình đẳng (%) 1990 1993 1998 2002 Tỷ lệ nghèo quốc gia (GSO) 65 58.1 37.4 28.9 Tỷ lệ nghèo lương thực (GSO) 24.9 15.0 10.9 Chênh lệch nghèo (GSO) 18.5 9.5 6.9 Chênh lệch nghèo bình phương 8.3 3.6 2.6 Tỷ lệ nghèo của Bộ LĐ-TB-XH (cả nước) 25 16 12.4 Tỷ lệ 1$/ngày theo quốc tế 50.8 39.9 16.4 13.6 Tỷ lệ 2$/ngày theo quốc tế 87 80.5 65.4 58.2 Nguồn: Ngân hàng thế giới (2003), Uỷ ban lãnh đạo của CPRGS (2003) và MPI Bảng 1.2 (b) cho thấy công cuộc đổi mới đã mang lại kết quả khá ấn tượng cho việc giảm nghèo ở Việt Nam. Sự khác biệt giữa các định nghĩa về tiêu chuẩn nghèo được giải thích ở Phụ lục 1. Ước tính trước năm 1986, tỷ lệ nghèo ở Việt Nam là từ 74 đến 78% (Dollar và Litvack 1998). Dù chuẩn nghèo nào được áp dụng thì tất cả các số liệu trên đều cho thấy là sau khi thực hiện các cải cách kinh tế, tỷ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm hơn một nửa chỉ trong một thập kỷ. Mức độ và sự nghiêm trọng của tình trạng nghèo thậm chí còn giảm xuống nhanh hơn. Sự giảm nghèo của ở các nước đang phát triển khác trên thế giới gần như không thể so sánh với Việt Nam (xem nghiên cứu của Ngân hàng thế giới 2003). Thành tựu này không hề bị giảm sút ngay cả khi so sánh với các nước Châu Á khác mà còn cho thấy mức độ cần 10 [...]... giảm nghèo toàn diện chỉ có thể được thực hiện nếu tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức cao như trong quá khứ và sự gia tăng về bất bình đẳng có thể được hạn chế Hình 1.2 Những xu hướng chính về tăng trưởng, giảm nghèo và sự bất bình đẳng 11 Nguồn: xem Bảng 1.2 (a)-(c) 1.3 Khuôn khổ nghiên cứu cho việc phân tích tăng trưởng vì người nghèo ở Việt Nam Từ cách nhìn chung, sự tăng trưởng vì người nghèo. .. nghiên cứu chung cho việc phân tích tăng trưởng vì người nghèo Chi tiêu vì người nghèo Chính sách vĩ mô Thay đổi cơ chế Các yếu tố sản xuất Các ngành sản xuất Tăng trưởng vì người nghèo Các khu vưc sản xuất Đất đai Nông nghiệp Lao động giản đơn Lao động có kỹ Công nghiệp năng Vốn Dịch vụ Rural areas Tăng trưởng và phân Trợ cấp trong khu vực phối thu nhập/ chi tiêu của người nghèo Urban areas Trợ cấp liên... trong tương lai trong vấn đề tăng trưởng vì người nghèo Điều cuối cùng này sẽ được tiếp tục xem xét ở Chương 4 khi chúng tôi thảo luận 3 sự đánh đổi chủ yếu giữa các chiến lược vì tăng trưởng và vì người nghèo của Việt Nam Sự đánh đổi đầu tiên có liên quan đến tốc độ tự do hơn nữa đối với khu vực đối ngoại, sự đánh đổi thứ hai có liên quan tới sự gia tăng mất cân đối về tăng trưởng giữa các khu vực và... ngờ là việc chi tiêu vì người nghèo của khu vực công có vai trò quan trọng và thậm chí còn quan trọng hơn trong tương lai nên việc quản lý sự phân quyền về hành chính tài chính và chính trị sẽ là một yếu tố then chốt cho những thành tựu về tăng trưởng vì người nghèo trong tương lai của Việt Nam Chương 2 Sự phân bố của tình trạng nghèo và các nguyên nhân của sự tăng trưởng vì người nghèo ở Việt Nam 2.1... tăng trưởng vì người nghèo (RPPG) vốn áp dụng tỷ trọng cao hơn cho sự tăng trưởng về chi tiêu/thu nhập của người nghèo Trong cả hai giai đoạn nói trên, RPPG là cao nhưng thấp hơn mức trung bình của tốc độ tăng trưởng chung (xem Bảng 2.2(a)) Do mức độ tăng trưởng trung bình giảm trong giai đoạn thứ hai nên RPPG cũng giảm Tuy nhiên, mức độ giảm tương đối của RPPG là rõ ràng hơn so với tốc độ tăng trưởng. .. sự tăng lên của hệ số Gini chung Tuy nhiên, điều quan trọng là tất cả các nhóm đều có được sự tăng trưởng về thu nhập trong quá trình cải cách Về mặt này thì sự tăng trưởng của Việt Nam mang tính vì người nghèo Hình 2.2 (a) Đường cong về tác động của tăng trưởng Một dạng thức tương tự của sự phát triển giữa tất cả các nhóm cùng với sự bất bình đẳng tăng lên được thể hiện qua việc tính toán tốc độ tăng. .. 10-45) và các nghề khác/không nghề nghiệp 18 2.2 Đo lường sự tăng trưởng vì người nghèo ở Việt Nam Trong phần này, tính chất vì người nghèo của sự tăng trưởng ở Việt Nam được đo lường một cách định lượng Các chi tiết của các phương pháp đo lường được mô tả ở Phụ lục 2 Việc phân tích bắt đầu với việc xây dựng các đường cong tác động của tăng trưởng (GIC) từ số liệu trong ba cuộc khảo sát các hộ gia đình... hướng chung đối với sự tăng trưởng và phân phối bằng việc xem xét các chính sách có ảnh hưởng tới các yếu tố sản xuất và năng xuất tương đối của các yếu tố sản xuất ở Việt Nam Bảng 2.2(a) Tốc độ tăng trưởng chung vì người nghèo 1993-1998 (1) Tốc độ tăng trưởng trung 6.74 bình cả giai đoạn Tỷ lệ % tăng trung bình 6.24 RPPG cho nhóm nghèo nhất 5.54 RPPG cho FGT(0) theo 5.73 chuẩn nghèo quốc gia RPPG cho... và nông thôn ở Việt Nam Bảng 2.2 (e) Tốc độ tăng trưởng vì người nghèo ở thành thị và nông thôn Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của các khu 1993-1998 1998-2002 vực (%) Thành thị Nông thôn Thành thị Tốc độ tăng trưởng trung bình cả giai 10.1 5.74 4.74 đoạn Tỷ lệ % tăng trung bình 9.68 5.55 4.25 RPPG cho nhóm nghèo nhất 8.79 4.92 2.06 RPPG cho FGT(0) theo chuẩn nghèo 8.86 5.25 1.61 quốc gia Thay đổi hệ số... với việc giảm nghèo cho chuẩn nghèo đã tiến thêm về phía trung tâm của phân phối Các hộ gia đình nằm rất gần với chuẩn nghèo chỉ cần một tác động tăng trưởng nhỏ là có thể vượt qua chuẩn này Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là khả năng tái nghèo cũng tăng lên Bảng 2.2 (c) Phân tích sự thay đổi tình trạng nghèo (hiệu ứng trung bình) của DattRavallion Thay đổi tỷ lệ nghèo quốc gia • Do tăng trưởng • Do . đo lường sự tăng trưởng vì người nghèo ở Việt Nam. - Các nhân tố và chính sách tác động tới sự tăng trưởng vì người nghèo ở Việt Nam. - Tại sao sự chênh lệch tăng trưởng vì người nghèo phân bố. trạng nghèo Không gian Dân tộc Giới Tăng trưởng vì người nghèo Hình 1.3 Khuôn khổ nghiên cứu chung cho việc phân tích tăng trưởng vì người nghèo 13 gián tiếp của các chi tiêu vì người nghèo. thôn và sự tăng trưởng ở thành thị 3.4 Chi tiêu vì người nghèo 3.5 Các chính sách vĩ mô 3.6 Những thay đổi về cơ chế CHƯƠNG 4 SỰ ĐÁNH ĐỔI GIỮA TĂNG TRƯỞNG VÀ TĂNG TRƯỞNG VÌ NGƯỜI NGHÈO 4.1 Tự