Chi tiêu vì người nghèo

Một phần của tài liệu thực hiện tăng trưởng vì người nghèo (Trang 36 - 38)

3 Năm 200, đồng bằng sông Hồng chiếm 19% tổng sản lượng so với 51% của vùng đồng bằng sông Cửu Long ở phía nam (Haughton và các cộng sự 2004).

3.4 Chi tiêu vì người nghèo

Chi tiêu của chính phủ có thể tác động tới sự tăng trưởng vì người nghèo trực tiếp và gián tiếp theo nhiều cách. Nó có thể cung cấp những tài sản chiến lược cho người nghèo như cho lao động giản đơn (bằng cách đầu tư vào sức khoẻ và kế hoạch hoá gia đình) hoặc vốn nhân lực (bằng cách đầu tư vào hệ thống giao dục). Thông qua việc đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan nhà nước có thể có ảnh hưởng quan trọng tới cơ cấu sản xuất giữa các ngành nghề và giữa các vùng. Cuối cùng, cũng có các biện pháp trực tiếp để cải thiện tình hình của người nghèo. Sau khi xem xét sơ lược những phương pháp gián tiếp, chúng ta sẽ tập trung vào những phương pháp trực tiếp trong chương này.

Các lĩnh vực được chi tiêu của chính phủ nhằm hỗ trợ người nghèo ở Việt Nam bao gồm giáo dục, sức khoẻ, kế hoạch hoá gia đình, chương trình đầu tư công (PIP), chương trình quốc gia đặc biệt về xoá đói giảm nghèo (HEPR), chương trình 135 cho đầu tư ở tuyến xã và các chương trình đặc biệt cho các dân tộc thiểu số do Uỷ ban Dân tộc Miền núi (CEMMA) quản lý. Tỷ lệ chi tiêu của chính phủ cho các dịch vụ y tế giảm từ 5% năm 1994 xuống còn 3% năm 2002 trong khi chi tiêu cho giáo dục tăng từ 7.8% lên 10.4% và một số chi tiêu xã hội khác tương đối ổn định ở mức 30% (WB 2003).

Tình trạng giáo dục và sức khoẻ là những thành phần chính của vốn nhân lực của người nghèo. Như được nói tới ở chương 2.2, trình độ học vấn của các chủ hộ có tác động đáng kể tới trình trạng nghèo. Từ khi bắt đầu đổi mới, khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động giáo dục dã thay đổi. Hệ thống giao dục công đã thu học phí từ năm 1989 dù ở các trường tiểu học vẫn áp dụng nguyên tắc không thu học phí. Luật Giáo dục Tiểu học và Luật Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em được ban hành năm 1991 có tầm quan trọng đặc biệt . Việt Nam đã không còn trợ cấp toàn bộ các dịch vụ xã hội và vai trò các trường tư thục đã tăng lên. Giáo dục cơ bản bao gồm 5 lớp ở bậc tiểu học, 4 lớp ở bậc trung học cơ sở. Sau đó hoặc là 3 lớp ở bậc phổ thông trung học hoặc là các trường dạy nghề hoặc đào tạo kỹ thuật. Các bậc học cao hơn mất khoảng từ 3 tới 6 năm. Hệ thống trường công có sự phân cấp. Điều này làm việc cấp kinh phí cho hệ thống giáo dục trong tương lai phụ thuộc vào tiến trình cải cách cơ chế trong khu vực nhà nước.

Sự chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam cũng đã mang lại những thay đổi to lớn trong lĩnh vực y tế với việc trách nhiệm của nhà nước đã giảm xuống. Đã có những dấu hiệu về sự suy giảm sức khoẻ của người nghèo so với người giàu do hạn chế trong việc sử dụng dịch vụ y tế. Quyết định số 139 của Chính phủ về quỹ chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo (HCFP) được ban hành năm 2002 đã thay đổi những biểu hiện này ở cấp tỉnh (WB 2003). Với sự hỗ trợ của chính quyền tỉnh, quỹ này được sử dụng để mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo hoặc để trả tiền khám chữa bệnh trực tiếp cho bệnh viện hoặc các cơ sở của chính phủ khác. Biện pháp mới này một lần nữa là dấu hiệu của trách nhiệm ngày càng tăng của các cơ quan ở địa phương trong việc chi tiêu vì người nghèo trong tương lai.

Tác động tới tình trạng nghèo và sự tăng trưởng của chương trình đầu tư công trong giai đoạn 1996-2000 (lên tới trên 200 dự án đầu tư quy mô lớn với giá trị trên 300000 tỷ đồng) đã được Larsen và các cộng sư nghiên cứu vào năm 2004. Với tỷ trọng đầu tư của nhà nước đang tăng lên ở Việt Nam sau cuộc khủng hoảng Châu Á cùng với sự giảm tỷ lệ tăng trưởng hàng năm, các phân tích kinh tế vĩ mô cũng cho thấy những dấu hiệu rõ ràng của sự tăng tỷ lệ vốn trên sản lượng. Quan điểm kinh tế vi mô ở cấp tỉnh có thể tập trung vào các sản phẩm và mạng lưới công cộng có liên quan tới việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Ước tính chi thêm 1% GDP vào việc đầu tư công sẽ làm giảm tỷ lê nghèo xuống 0.5%. Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh sự bất bình đẳng rất lớn giữa các vùng. Trong khi nhiều khoản đầu tư công cộng đi tới các tỉnh giàu hơn thì kết quả của PIP lại cao hơn ở các tỉnh nghèo (chênh khoảng 2 tới 3 lần). Vì vậy, việc tái phân bổ đầu tư công sang các tỉnh nghèo có thể cải thiện tình trạng nghèo nói chung.

Cho dù có những quy đặc biệt cho những vùng có tỷ lệ dân tộc thiểu số cao nhưng tỷ lệ nghèo của hầu hết các dân tộc này vẫn cao và thậm chí còn đang tăng lên. Các chiến lược phát triển tiêu chuẩn dường như bỏ quên những nhu cầu của nhóm người này vốn là những người nghèo nhất của Việt Nam. Những quỹ đặc biệt mà Uỷ ban Dân tộc Miền núi chuyển xuống những “vùng thiểu số” thường xuyên không đến được các dân tộc thiểu số mà lại tới tay các hộ người Kinh đa số sống ở vùng đó. Như phát thiện của Van de Walle và Gunewardena (2001) các dân tộc thiểu số nghèo và người Kinh có những mô hình tạo thu nhập rất khác nhau. Nếu những khác biệt này không được tính tới bằng những biện pháp can thiệp hết sức cụ thể thì tính hiệu quả các các chương trình đặc biệt sẽ rất thấp. Điều này đặc biệt đúng đối với vùng tây bắc nơi tỷ lệ tăng trưởng vì người nghèo đã là âm trong giai đoạn thứ 2.

Chương trình xoá đối giảm nghèo được chính thức triển khai năm 1998 kết hợp nhiều chương trình công cộng khác ở cấp trung ương đã được tiến hành từ trước đó rất lâu. Một số chương trình hướng trực tiếp vào những hộ nghèo trong khi một số khác lại hướng vào những

xã nghèo. Ví dụ những chương trình hướng trực tiếp vào những hộ nghèo là chương trình cấp giấy chứng nhận hộ nghèo và thẻ bảo hiểm y tế, cả hai đều cho phép người dân khám bệnh miễn phí tại các bệnh viện công. Các chương trình khác trong khuôn khổ chương trình xoá đói giảm nghèo giảm hoặc miễn học phí cho học sinh đến trường hoặc cho tiếp cận những khoản vay ưu đãi từ ngân hàng người nghèo nay đổi tên thành Ngân hàng Chính sách Xã hội. Năm 2001, Chương trình xoá đói giảm nghèo sát nhập với chương trình tạo việc làm và trở thành chương trình xoá đói giảm nghèo và tạo việc làm. Đặc biệt mức độ bao phủ của việc miễn giảm học phí trong chương trình HEPR là khá cao. Nó đã tiếp cận được tới 1/7 số người nghèo nói chung và 1/5 số người nghèo về lương thực (WB 2003, tr. 87) và có ảnh hưởng rõ nét về mặt thống kê đối với tỷ lệ đến trường của trẻ em trong diện đối tượng của chương trình. Việc lựa chọn hộ nghèo được phân cấp cho đại diện của xã và trưởng thôn làm cho mức độ tham gia và kiểm soát xã hội của chương trình là rất cao.

Chương trình 135 cũng được triển khai vào năm 1998. Đây là một chương trình phát triển kinh tế xã hội quốc gia nhằm hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính cho các xã nghèo đặc biệt là các xã ở vùng núi cao hẻo lánh. Nguồn lực của chương trình này được sử dụng cho thủy lợi, trường hợp, xây dựng trung tâm xã v.v. Vì vậy, việc triển khai các chương trình phân cấp và các chương trình đầu tư công ở khu vực nông thôn là rất phù hợp. Nó bao gồm các khoản trợ cấp tài chính cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ tại các xã nghèo và hẻo lãnh. Các nguồn vốn được chuyển trực tiếp cho xã và huyện trên cơ sở hàng năm. Một số vấn đề trong việc tham gia và kiểm soát chương trình đã dẫn tới một số trường hợp sử dụng tiền không đúng mục đích. Số lượng vốn tương quan thuận chiều với mức độ của cải của khu vực và hầu hết vốn được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Chỉ một lượng rất nhỏ được sử dụng cho các hoạt động phi nông nghiệp.

Trong một phân tích diễn biến tĩnh và động của việc chi tiêu vì người nghèo ở Việt Nam, Van de Walle (2004) đã đưa ra một kết luận rất đáng nghi ngại. Do số vốn tại cấp địa phương phụ thuộc và mức độ phát triển tương đối của địa phương đó nên các khoản trợ cấp thường không góp phần giúp các khu vực nghèo bắt kịp các khu vực khác. Các xã giàu hơn thì nhận được nhiều vốn hơn cả về tuyệt đối lẫn tương đối. Đồng thời, các hệ thống trợ cấp xã hội hiện tại là không hiệu quả trong việc bảo vệ các hộ có nguy cơ tái nghèo. Mức độ hiệu quả cao hơn của chương trình cấp xã hội trong việc giảm nghèo sẽ không chỉ đòi hỏi sự theo dõi tốt hơn tại địa phương mà còn đòi hỏi mức độ chia sẻ nhiều hơn ở cấp trung ương và việc tái phân phối thông qua ngân sách trung ương. Vì vậy, cũng trong lĩnh vực này, chi tiêu vì người nghèo trong tương lai của Việt Nam sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự thay đổi cơ chế trong khu vực nhà nước.

Một phần của tài liệu thực hiện tăng trưởng vì người nghèo (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w