3 Năm 200, đồng bằng sông Hồng chiếm 19% tổng sản lượng so với 51% của vùng đồng bằng sông Cửu Long ở phía nam (Haughton và các cộng sự 2004).
1986-1991 1992-1997 1998-2001 1986-2001 Sự co giãn của tăng trưởng theo
Sự co giãn của tăng trưởng theo
số lao động hàng năm (%)
Toàn bộ nền kinh tế 0.369 0.26 0.366 0.305
• Nông nghiệp 0.533 0.394 -0.177 0.374
• Công nghiệp -0.590 0.229 0.944 0.180
- Sản xuất công nghiệp na 0.294 0.790 0.371
• Dịch vụ 0.820 0.5 1.910 0.710
Mức tăng năng suất lao động hàng năm (%) (1987-1991) (1987-2001) Toàn bộ nền kinh tế 3.06 6.35 3.73 4.56 • Nông nghiệp 0.68 2.79 4.67 2.59 • Công nghiệp 6.91 10.04 1.41 6.71 • Dịch vụ 1.73 3.98 -3.12 1.34
Nguồn: Phạm Lan Hương và các cộng sự (2003)
Từ bảng trên, ta thấy trong giai đoạn đầu đổi mới, mức co giãn của tăng trưởng đối với việc làm trong nông nghiệp là cao nhất giữa các ngành. Nhưng nông nghiệp cũng phải gánh số lượng lao động trẻ ở nông thôn không có việc gì khác và số công nhân đưa ra từ các cải cách doanh nghiệp nhà nước nên năng suất trong nông nghiệp ở giai đoạn này là tương đối thấp. Một người đi ra từ các doanh nghiệp nhà nước chuyển sang làm tại khu vực tư nhân vốn rất nhỏ, mức năng suất thấp nhưng lại tăng trưởng với tốc độ rất cao. Trong giai đoạn thứ hai, mức năng suất chung tăng mạnh làm tăng thu nhập. Ngành có mức tăng năng suất cao nhất trong giai đoạn này là công nghiệp nhưng sự tăng công ăn việc làm trong công nghiệp vẫn còn khiêm tốn do đây là ngành có hàm lượng vốn cao, thuộc sở hữu nhà nước và/hoặc sản xuất hàng thay thế nhập khẩu. Vì vậy, mức co giãn của tăng trưởng đối với lao động trong công nghiệp vẫn thấp. Sau cuộc khủng hoảng Châu Á, khu vực tư nhân trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ bắt đầu tăng số lượng việc làm trong khi năng suất của những ngành này giảm. Nông nghiệp giảm số lượng việc làm nhưng đạt mức tăng năng suất cao nhất. Sự giảm tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP sự tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ đi kèm với sự tăng số lượng lao động được trả lương trong lực lượng lao động của Việt Nam (Gallup 2002). Năm 1998, lương là nguồn thu nhập chính của khoảng 18% hộ gia đình. Giai đoạn 1992-1998, mức lương trung bình theo giờ tăng 10,5%, một mức đáng kinh ngạc. Nhưng một lần nữa, có sự khác biệt giữa các vùng. Hai thành phố Hà Nội và TP.HCM chiếm tới 25% thị trường lao động được trả lương và cung cấp 80% lương cho khu vực nông thôn. Đây cũng là nơi có sự chênh lệch lương cao nhất. Ngược lại, các bên ngoài các thành phố lớn và trung bình, chúng ta có thể quan sát sự bất bình đẳng đã giảm bớt giữa hai lần điều tra. Điều này cho thấy vai trò của các vùng trọng điểm trong việc làm tăng sự bất bình đẳng về mặt không gian như sẽ được đề cập ở phần 3.3.
Do Việt Nam đã từng áp dụng cơ chế kế hoạch hoá tập trung nên các doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp. Trong nhiều năm, các nỗ lực cải cách đã tập trung vào việc tái cơ cấu trên 12000 doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động vào năm 1991 nhằm tăng tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh của chúng. Số lượng doanh nghiệp nhà nước đã giảm xuống còn khoảng 6000 vào giữa năm 1994 do việc sát nhập hoặc giải thể. Số lượng hiện tại vào khoảng 4700 doanh nghiệp (CIEM 2004). Dù việc cải cách các doanh nghiệp nhà nước là cần thiết cho việc tạo ra sự ổn định kinh tế vĩ mô và từ đó làm giảm tình trạng nghèo, song giảm quy mô của khu vực nhà nước cũng đi kèm
với việc nhiều người bị thất nghiệp đặc biệt là trong những năm đầu. Trong giai đoạn 1988- 1992, khoảng 1/3 trong số 800000 lao động trong các doanh nghiệp nhà nước vào năm 1988 là dư thừa (Dollar và Litvack 1998). Hơn nữa, có sự khác biệt giữa hai giới trong số những người bị mất việc. Khoảng 70% trong số này là phụ nữ với khoảng 20% số phụ nữ được trả lương trong năm 1992/1993 bị mất việc chỉ tính riêng trong năm 1990/91 (Rama 2002). Tuy nhiên, sự khác biệt về giới tính này giảm xuống theo thời gian và sự tiếp tục giảm quy mô các doanh nghiệp quốc doanh sẽ không gây thiệt thòi cho phụ nữ hơn là nam giới nữa. Trong những ngành mà các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam có tính cạnh tranh tương đối tốt như giày dép, da, dệt và quần áo may sẵn, lượng lao động nữ chiếm đa số và không có hiện tượng thuê quá nhiều lao động. Trong những năm 1990, sự chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ là khoảng 1/3. Hàm thu nhập Mincerian cho thấy ở khu vực tư nhân, chênh lệch đã giảm từ 38.9% năm 1992/1993 xuống còn 26.1% năm 1997/1998 và ở khu vực nhà nước giảm từ 28.8% xuống còn 18.5%.
Việt Nam vẫn duy trì chính sách can thiệp vào các ngành công nghiệp đặc biệt quan trọng. Sự phân biệt thế nào là đặc biệt quan trọng và thế nào không phải là đặc biệt quan trọng có thể được nhận thấy qua sự có mặt của các doanh nghiệp nhà nước. Với sự độc quyền hoặc ưu thế tuyệt đối của các doanh nghiệp nhà nước cùng với những vấn đề thường thấy trong năng suất lao động, điều này có thể làm tăng mức giá đầu vào một cách bất bình thường cho các doanh nghiệp khác. Ví dụ, khu vực tư nhân hiện đang phải chịu chi phí cao về viễn thông và năng lượng do không có những lựa chọn tốt hơn. Ưu thế tuyệt đối của các doanh nghiệp nhà nước trong ngành xi măng đã ảnh hưởng tới chi phí xây dựng, sự can thiệp vào ngành phân bón và các sản phẩm bảo vệ cây trồng ảnh hưởng tới các chi phí trong nông nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhà nước còn tham gia vào những ngành như xây dựng hoặc bán buôn lương thực và họ có thể làm chậm sự phát triển của khu vực tư nhân nếu họ có đủ quyền lực đối với thị trường. Các doanh nghiệp nhà nước phải cạnh tranh với khu vực tư nhân (nội địa hoặc nước ngoài) là các doanh nghiệp có hiệu quả nhất, ví dụ như trong lĩnh vực dệt hoặc may mặc.
Một trong những lý do chính của quá trình cải cách tương đối chậm của các doanh nghiệp nhà nước là sự liên hệ chặt chẽ giữa chính trị và kinh tế giữa các doanh nghiệp này và các ngân hàng thương mại nhà nước. Sự liên hệ được thể hiện qua tỷ trọng lớn các khoản nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước. Các thông tin về tỷ lệ nợ xấu rất hạn chế nhưng một số nghiên cứu ước lượng tỷ lệ này lên tới 30% (Kovsted và các cộng sự 2003). Với những vấn đề về nợ xấu không được giải quyết thì đầu tư vào khu vực sản xuất của Việt Nam và quá trình tăng trưởng vì người nghèo của Việt Nam cũng bị chậm lại. Các khoản nợ xấu làm giảm động cơ của người gửi tiền trong nước, quốc tế và các ngân hàng khác vào các ngân hàng thương mại nhà nước của Việt Nam. Các khoản nợ xấu cũng làm ảnh hưởng tới khả năng cho vay mới của chính các ngân hàng thương mại nhà nước. Các quy định hiện tại về nợ xấu đang hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả và từ đó tạo gánh nặng cho sự tăng trưởng của Việt Nam. Quan trọng nhất là trong những ngành mà các doanh nghiệp nhà nước có năng suất thấp, ưu thế của họ sẽ làm tăng giá đầu vào cho các doanh nghiệp khác. Ví dụ khu vực tư nhân đang phải chịu chi phí viễn thông và năng lượng cao do không có sự cạnh tranh thực sự với các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực này. Ưu thế của các doanh nghiệp nhà nước trong ngành xi măng cũng làm ảnh hưởng tới chi phí xây dựng, sự can thiệp vào ngành phân bón và các sản phẩm bảo vệ cây trồng làm ảnh hưởng tới chi phí sản xuất nông nghiệp (Klump 2003).
Trong giai đoạn tăng trưởng thứ ba của việt Nam, xem xét diễn biến của khu vực tư nhân là điều quan trọng. Năm 1991, Luật Doanh nghiệp lần đầu tiên được triển khai. Từ đó
số lượng doanh nghiệp đã tăng lên khoảng 5600 doanh nghiệp được đăng ký mỗi năm. Năm 2000, Luật doanh nghiệp sửa đổi được ban hành. Nó đơn giản hoá thủ tục đăng ký và xin giấy phép. Kết quả rất khả quan, trong giai đoạn 2000-2002, lượng đăng ký mới hàng năm tăng gấp 3 lên gần 19000. Sự ra đời thêm nhiều công ty tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động (Klump 2003). Trong khi trong giai đoạn 1995-1999, các công ty tư nhân nội địa chỉ tạo ra 4%-5% số việc làm mới thì trong giai đoạn 1999-2001, con số này ước tính là từ 15%-30%. Quan trọng hơn, sự phát triển này tạo ra sự dịch chuyển về khả năng tạo việc làm khỏi các công ty gia đình. Tuy nhiên, sự dịch chuyển này mới chỉ có ảnh hưởng hạn chế trong thị trường lao động chung. Hiện nay, các doanh nghiệp tư nhân nội địa chỉ chiếm 2.8% tổng số việc làm. Mô hình hoá cơ cấu việc làm với 21000 doanh nghiệp mới mỗi năm hiện nay tới năm 2010 cho thấy tỷ lệ này có thể tăng lên 8.8%. So sánh các con số này với các nền kinh tế chuyển đổi khác cho thấy nó quá nhỏ để có được kết quả đáng kể. Ví dụ, Liên Bang Nga bắt đầu ở một mức tương đương về tỷ lệ lao động trong các doanh nghiêp vừa và nhỏ vào thời điểm bắt đầu chuyển đổi và đã tăng tỷ lệ này lên khoảng 18% trong vòng 10 năm.
Có sự khác biệt về mặt địa lý trong số các doanh nghiệp đăng ký mới. Hà Nội và TP.HCM chiếm khoảng 30% trong giai đoạn 1997-1999. Sau khi luật doanh nghiệp được chỉnh sửa năm 2000, con số này tăng gấp đôi thành 60%. Các tỉnh lân cận chiếm khoảng 15%. Vì vậy từ năm 2000, chỉ có khoảng từ 25%-28% doanh nghiệp mới hoạt động ở các tỉnh nông thôn nơi sinh sống của hầu hết người nghèo. Lý do chính cho sự dịch chuyển các doanh nghiệp đăng ký mới ra các trung tâm thành thị chính là cơ sở hạ tầng tốt hơn (ví dụ khả năng tiếp cận tín dụng, tiếp cận khách hàng) và các thủ tục hành chính tốt hơn. Mặt khác, phân bố các doanh nghiệp mới giữa các tỉnh không đồng đều nhưng rộng hơn so với FDI cho thấy các tỉnh năng động hơn sẽ dễ được hưởng lợi từ sự phát triển này hơn ?(Dapice 2003).
Các doanh nghiệp tư nhân nội địa tập trung ở một số ít ngành. 51% các doanh nghiệp mới là thương mại và bán lẻ, lĩnh vực có sự hạn chế tham gia thấp với sự đòi hỏi về vốn và kiến thức không cao và không bị cạnh tranh từ các doanh nghiệp chiếm ưu thế và lại được ưu tiên của nhà nước. Một lĩnh vực khác là sản xuất tập trung chủ yếu vào chế biến thức ăn và sản xuất đồ gỗ và các sản phẩm dệt. Dù không thuộc lĩnh vực nông nghiệp nên có thể là một hình thức thay thế cho các doanh nghiệp gia đình dựa vào trồng trọt, nhưng các doanh nghiệp tư nhân có mức đa dạng hoá thấp. Đầu tư và R&D của các doanh nghiệp này còn rất thấp (chỉ khoảng 0.1% tổng doanh thu). Điều này có thể giải thích cho sự suy giảm tốc độ tăng trưởng của mức năng suất chung (Lê Đăng Doanh 2004). Vì vậy, khu vực tư nhân là yếu nhưng là một công cụ tiềm năng để tạo ra sự tăng trưởng.