Sự tăng trưởng không đồng đều giữa các khu vực

Một phần của tài liệu thực hiện tăng trưởng vì người nghèo (Trang 45 - 48)

3 Năm 200, đồng bằng sông Hồng chiếm 19% tổng sản lượng so với 51% của vùng đồng bằng sông Cửu Long ở phía nam (Haughton và các cộng sự 2004).

4.2Sự tăng trưởng không đồng đều giữa các khu vực

Một sự đánh đổi thứ hai trong quá trình tăng trưởng của Việt Nam là sự không cân đối giữa các vùng hiện đang tồn tại và tăng lên. Như chúng tôi đã đề cập ở phần trên, vùng đông nam bộ, đồng bằng sông Hồng và ở một mức độ thấp hơn là vùng ven biển nam trung bộ đã là những trung tâm phát triển năng động của Việt Nam thu hút phần lớn các hoạt động đầu tư nước ngoài và nội địa. Triển vọng của Việt Nam bắt kịp với các nước đi trước và hiện đại hoá nền kinh tế dường như phải tâp trung vào việc phát triển các trung tâm trọng điểm này vì chúng đã trở thành nơi tập trung sự đổi mới và thu hút lượng lao động có trình độ học vấn

cao hơn. Một thực tế là các chính sách hỗ trợ cho các vùng kém phát triển hơn ngày càng khó khăn trong việc phục vụ các mục tiêu tăng trưởng thuần tuý.

Mặt khác, do hầu hết người nghèo sống ở ngoài các vùng trọng điểm phát triển nên tính chất vì người nghèo của sự tăng trưởng lại đòi hỏi phải có sự phân đối đồng đều hơn. Trong một nghiên cứu rất chi tiết về sự phân bố không gian của tình trạng nghèo ở Việt Nam, Minot và các cộng sự (2003) phát hiện là 96% sự khác biệt trong tỷ lệ nghèo tại các huyện có thể được giải thích bằng mức độ chi tiêu bình quân đầu người. Vì vậy, việc giảm nghèo trong các khu vực nghèo có thể được thực hiện tốt nhất bằng cách hỗ trợ phát triển kinh tế trong tất cả các khu vực của đất nước.

Người ta có thể cho rằng sự phát triển của các vùng trọng điểm có thể được coi là một hiện tượng tự nhiên của quá trình phát triển kinh tế phù hợp với “mô hình kinh tế cốt lõi và ngoại vi” của học thuyết địa lý kinh tế mới (Krugman 1991). Thực tế, các khu vực trọng điểm có chi phí vận chuyển tâm hơn, có chí phí chuyển tiền nội bộ thấp hơn và có tính kinh tế của quy mô, tất cả những yếu tố này góp phần tạo nên môi trường sáng tạo và sự chuyển giao kiến thức tốt hơn. Các vùng trọng điểm có lợi thế so sánh với sự sẵn có của các yếu tố sản xuất và sự phân công lao động sâu sắc hơn. Chúng đã trở thành những cửa ngõ để đi vào thị trường thế giới. Cũng có thể cho rằng việc các vùng trọng điểm hoạt động tốt cũng là những lợi ích tốt cho các vùng ngoại vi vì hai lý do. Đầu tiên, là sự tăng trưởng ở các vùng trọng điểm có tác động tích cực tới sự tăng trưởng ở các vùng ngoại vi trong giai đoạn sau thông qua sự lan truyền kiến thức, vốn và thu nhập. Cụ thể là những người dân di cư đến làm việc tại các vùng trọng điểm có thể chuyển tiền về cho gia đình ở các vùng ngoại vi và đó có thể là một trong những công cụ mạnh để xử lý sự chênh lệch đang gia tăng trong thu nhập. Nếu tác động tới phúc lợi ở các vùng ngoại vi cũng giống như ở những vùng trọng điểm thì sự bất bình đẳng nói chung giữa hai khu vực sẽ không tăng lên một cách liên tục. Thứ hai, sự tăng trưởng ở các vùng trọng điểm tạo ra phúc lợi hỗ trợ cho các biện pháp tái phân phối phục vụ cho những vùng ngoại vi.

Các quan sát diễn biến hiện tại trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam có phần trái ngược với quan điểm về mối quan hệ giữa các vùng trọng điểm phát triển kinh tế và các vùng ngoại vi. Đầu tiên như đã được phân tích trong suốt tài liệu này, sự bất bình đẳng giữa các khu vực và các tỉnh của Việt Nam đang tăng lên. Các vùng ngoại vi không có xu hướng được hưởng lợi do sự phát triển từ các vùng trọng điểm không đủ mạnh để làm giảm tình trạng chênh lệch trong phát triển. Và theo lý thuyết phát triển về sự xích lại gần nhau tân cổ điển thì các tỉnh nghèo cũng không có xu hướng bắt kịp một cách tự động và nhanh chóng với các tỉnh và khu vực giàu có hơn (Bonschab và Klump 2003). Thứ hai là ngày bản thân các khu vực trọng điểm phát triển cũng không phải hưởng lợi từ sự phát triển của mình mà không phải trả giá. Các thách thức về kinh tế và xã hội cần phải giải quyết do số lượng người di dân tăng đã đươc thảo luận ở phần 3.3. Hơn nữa, sự phát triển kinh tế mạnh mẽ ở các vùng trọng điểm đã làm môi trường xuống cấp đáng kể. Ví dụ, các thành phố phát triển nhanh nhưng cơ sở hạ tầng không đủ phải chịu ô nhiễm không khí, rác thải, điều kiện vệ sinh nghèo nàn gây ô nhiễm nước thải v.v. Thứ ba, sự tái phân phối tài chính từ người giàu cho người nghèo thuờng chỉ rất nhỏ. Đây là lý do tại sao định hướng tăng trưởng vì người nghèo thương kêu gọi một chiến lược phát triển nhằm vào sự cân bằng hơn trong việc tăng trưởng giữa các khu vực ở Việt Nam.

Những tác động của sự tăng trưởng cao những không đồng đều và sự tăng trưởng đồng đều hơn đối với việc giảm tình trạng nghèo đã được đưa ra trong dự báo về tình trạng nghèo của Agarwal và Beard (2001) trên cơ sở số liệu từ cuộc điều tra VLSS 1997/98. Kết quả từ các tình huống khác nhau có thể được quan sát ở Hình 4.2. Trong tình huống cơ sở với

giải thiết là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế là 5%/năm, mức độ co giãn của tình trạng nghèo đối với tăng trưởng là 1.3% và sự phân bố nghèo giữa các khu vực là không đổi, thì tình trạng nghèo quốc gia có thể giảm xuống 20% vào năm 2010 như kế hoạch của chương trình CPRGS của Việt Nam. Tỷ lệ tương trưởng cao hơn ở mức 7%/năm với sự bất bình đẳng giữa các khu vực được giữ nguyên sẽ chỉ làm tình trạng nghèo giảm xuống còn 15%. Sự tăng trưởng không đồng đều giữa các khu vực với hai khu vực trọng điểm phát triển là vùng đông nam bộ và đồng bằng sông Hồng tăng trưởng trung bình 5% trong khi vùng ven biển nam trung bộ (vùng trọng điểm thứ ba) tăng trưởng với tốc độ bằng một nửa và các vùng khác chỉ tăng trưởng ở tốc độ 1% tất nhiên sẽ dẫn tới mức độ chênh lệch giàu nghèo cao hơn và chỉ giảm tỷ lệ nghèo quốc gia xuống còn 23% vào năm 2010. Tuy nhiên, kết quả tốt nhất trong việc dự đoán tình trạng nghèo đạt được thông qua một chiến lược tăng trưởng đồng đều. Tỷ lệ tăng trưởng đồng đều 5% có thể đạt được trong toàn bộ các vùng (thành thị và nông thôn) nên tỷ lệ tăng trưởng vì người nghèo cho tất cả các nhóm dân số có thể bằng với tốc độ tăng trưởng trung bình và từ đó tỷ lệ nghèo quốc gia có thể giảm xuống còn 13% vào năm 2010.

Hình 4.2 Dự báo về tình trạng nghèo giai đoạn 2000-2010

Nguồn: Trung tâm phát triển quốc tế (2002) trên cơ sở số liệu của Agarwal và Beard (2001) Bây giờ, chúng ta có thể xác định con đường giảm nghèo của Việt Nam kể từ năm 2000 đến nay. Như chúng tôi đã giải thích ở phần 2.1, sự mất cân đối giữa các vùng trong vấn đề tăng trưởng đã tăng cho tới năm 2002 với vùng tây bắc, ven biển bắc trung bộ và Tây Nguyên đang tăng tỷ lệ nghèo của mình trong tổng số của cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 1998-2003 là trên 6.5% (CIEM 2004) và như vậy nó gần với dự báo về mức độ tăng trưởng cao hơn là tình huống cơ sở. Mặt khác, mức độ co giãn của tình trạng nghèo đối với sự tăng trưởng ở Việt Nam đã giảm sau năm 1998. Trên cơ sở mức độ co giãn là 1.2%, WB (2003) đã tính toán là hai tác động cùng nhau sẽ làm tăng tỷ lệ nghèo lên chút ít vào năm 2015 trong tình huống tốc độ tăng trưởng là 7% lên mức 16%. Trong cùng nghiên cứu (WB 2003, tr. 58), WB cũng xây dựng một “tình huống nhìn về phía trước” trong trường hợp tốc độ tăng trưởng cao khi mà các gia đình dân tộc thiểu số ở vùng nông thôn có mức tăng chi tiêu thấp hơn nhiều so với các khu vực khác. Điều này dẫn tới tỷ lệ nghèo quốc gia năm 2010 ước tính là 21%.

Với việc không chắc chắn về sự tăng trưởng liên tục ở tốc độ cao như những gì đã diễn ra ở Việt Nam trong vòng 15 năm qua và xác suất cao của việc giảm mức độ co giãn của

tình trạng nghèo đối với tăng trưởng, các tình huống nói trên chỉ có thể đưa ra những bức tranh rất chung về những đánh đổi có thể xảy ra. Tuy nhiên, những dự báo đều mang tính xây dựng xét theo khía cạnh là tình trạng nghèo có thể được giảm đi nhiều hơn cho dù tốc độ tăng trưởng thấp hơn nếu sự tăng trưởng đó được chia đều hơn cho các khu vực. Điều này làm việc xem xét các phương pháp làm giảm sự mất cân đối hiện thời hiệu quả nhất trở nên đáng quan tâm.

Một phần của tài liệu thực hiện tăng trưởng vì người nghèo (Trang 45 - 48)