3 Năm 200, đồng bằng sông Hồng chiếm 19% tổng sản lượng so với 51% của vùng đồng bằng sông Cửu Long ở phía nam (Haughton và các cộng sự 2004).
4.3 Chi tiêu công cho các khu vực nông thôn
Sự đánh đổi cuối cùng có thể xuất hiện trong những khoản chi tiêu công nhằm mục đích cải thiện các điều kiện cho tăng trưởng trong tương lai, góp phần vào việc giảm tỷ lệ nghèo và trong trường hợp tốt nhất là đạt được cả hai mục đích đồng thời. Với những hạn chế ngân sách rất chặt chẽ ở tất cả các cấp, chính phủ sẽ phải lựa chọn ưu tiên cho các khoản chi tiêu công phù hợp với chiến lược phát triển chung. Chiến lược vì người nghèo có thể lựa chọn những ưu tiên khác với các chiến lược vì sự tăng trưởng đơn giản khác. Với thực tế là hầu hết người nghèo ở Việt Nam đều liên quan tới sản xuất nông nghiệp ở khu vực nông thôn, Fan và các cộng sự (2003) trong một nghiên cứu gần đây đã điều tra về lợi ích của nhiều khoản chi tiêu công cho phát triển nông nghiệp và giảm nghèo. Việc điều tra này dựa trên bộ số liệu của các tính trong năm 2000 của MOF, MARD và CIEM. Một mô hình gồm 3 phương trình đã được xây dựng để giải thích diễn biến trong sản xuất nông nghiệp, tình trạng việc làm phi trồng trọt và tình trạng nghèo ở vùng nông thôn. Các khoản chi tiêu công trong nghiên cứu nông nghiệp, thuỷ lợi, xây dựng đường xá, giáo dục và trong việc cung cấp điện, điện thoại được mô hình hoá như là những yếu tố đầu vào cho ít nhất là 1 trong 3 khu vực sản xuất. Kết quả ước lược được tóm tắt ở Bảng 4.3
Bảng 4.3 Tác động của chi tiêu công tới tăng trưởng và tình trạng nghèo ở khu vực nông thôn Việt Nam
Nghiên cứu phát triển nông nghiệp
Thủy lợi Đường xá
Điện Viễn
thông
Giáo dục
Lợi ích trong sản xuất nông nghiệp (Giá trị sản lượng so với chi tiêu)
11.00 0.76 3.50 2.49 6.73 5.34
Số lượng giảm nghèo
(người/tỷ VND) -246.52 -23.29 -102.52 -90.71 -207.38 -164.60
Nguồn: Fan và các cộng sự (2003)
Các số liệu trên cho thấy đầu tư của chính phủ vào nghiên cứu nông nghiệp đã có tác động giảm nghèo lớn nhất, sau đó là đầu tư vào viễn thông, giá dục, đường xá và điện. Thật bất ngờ là đầu tư vào thuỷ lợi có tác động ít nhất đối với tình trạng nghèo ở vùng nông thôn. Một điều thú vị là thứ tự trong việc giảm nghèo cũng giống với lợi ích trong sản xuất nông nghiệp. Dường như không có sự đánh đổi trong việc lựa chọn ưu tiên cho việc đầu tư của chính phủ. Chi tiêu công cho việc nghiên cứu phát triển nông nghiệp của Việt Nam chỉ chiếm 1.7% tổng mức chi tiêu công cho nông nghiệp trong thập kỷ 90 trong khi của Thái Lan là 10% và Trung Quốc là 6%. Việc tăng các khoản chi này không chỉ có tác động tích cực tới sản xuất nông nghiệp mà còn tác động tích cực tới số lượng việc làm phi trồng trọt thông qua mức năng suất cao hơn trong ngành nông nghiệp.
Một điều có thể cũng đáng ngạc nhiên là tác động của việc đầu tư cho giáo dục không cao. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vào từng khu vực thì kết quả có thể thay đổi. Lợi ích của giáo dục và tác động của việc giảm nghèo có quan hệ mật thiết với mức độ phát triển của từng vùng và có lợi ích cao nhất trong nông nghiệp (12.10) và tác động giảm nghèo lớn nhất (-253.46) ở miền đông nambộ phát triển, lợi ích của giáo dục trong nông nghiệp là thấp nhất ở vùng núi phía bắc nghèo khó (2.46) và có tác dụng giảm nghèo ít nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (-82.39). Kết quả nghiên cứu củng cố quan điểm là kết quả của đầu tư công vào giáo dục về thúc đẩy tăng trưởng và giảm nghèo tăng thuận chiều với trình độ phát triển của các vùng mà thường những vùng phát triển lại có tỷ trọng nông nghiệp thấp.
Chương 5 Kết luận cho chính sách 5.1 Đầu tư vào nguồn nhân lực
Với quyết định tiếp tục con được chuyển đổi kinh tế và hội nhập sâu hơn với thị trường quốc tế, Việt Nam đã tự cam kết với mình trong việc thực hiện các cải cách cơ cấu sâu rộng. Việc tuân thủ hơn nữa các tiêu chuẩn quốc tế về mặt luật phát, chính trị và kinh tế đã là một phần của những việc phải làm trong các thoả thuận thương mại với các đối tác kinh tế toàn cầu trong những năm gần đây nhưng vẫn còn nhiều thay đổi quan trọng cần thực hiện trước mắt do khả năng ra nhập WTO vào năm 2005. Việc là thành viên của WTO đòi hỏi các cải cách mang tính thị trường trong hầu hết tất cả các ngành của nền kinh tế.
Trong suốt nghiên cứu này, bất bình đẳng giữa các khu vực đang tăng lên đã là một trở ngại cho sự tăng trưởng vì người nghèo rõ ràng ở Việt Nam. Mối đe doạ này đối với chiến lược tăng trưởng vì người nghèo thậm chí còn nguy hiểm hơn với sự phát triển kinh tế trong tương lai khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Sự hội nhập hơn nữa của Việt Nam vào thị trường thế giới thông qua thương mại và FDI sẽ tiếp tục và tạo cơ hội cho tăng trưởng. Tuy nhiên, chiến lược tự do hoá nhanh chóng cũng sẽ mang lại rủi ro ảnh hưởng tới mức sống của người nghèo ít nhất là trong ngắn hạn hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp qua việc giảm thuế xuất nhập khẩu và ảnh hưởng tới nguồn vốn triển khai các chương trình chính sách xã hội. Mặt khác, chính áp lực cạnh tranh từ bên ngoài mang lại sự cần thiết cho việc hoàn tất việc cải cách các doanh nghiệp nhà nước đang yếu kém. Đi kèm với những lợi ích về hiệu quả từ việc tự do hoá thương mại, những tổn thất về việc làm do khu vực nhà nước bị thu hẹp cũng cần được cân đối và điều này thường được bù đắp tốt nhất bằng việc mở rộng khu vực tư nhân nội địa. Điều này lý giải tại sao như phát triển của khu vực tư nhân có tầm quan trọng chiến lược không chỉ cho sự tăng trưởng trong tương lai mà còn cho cả sự giảm tình trạng nghèo ở Việt Nam.
Trên tổng số, sự tăng thu nhập và giảm tình trạng nghèo đã đi kèm với việc tăng các chỉ số về nguồn nhân lực, được đo lượng bằng trình độ học vấn và sức khoẻ. Tuy nhiên, lợi ích của công cuộc đổi mới công được chia sẻ một cách cân đối. Mức tăng thu nhập và nguồn nhân lực của người giàu nhiều hơn của người nghèo. Sự chênh lệch về nguồn nhân lực tăng lên tạo ra gánh nặng cho tính chất vì người nghèo của sự tăng trưởng ở Việt Nam. Sự bất bình đẳng về thu nhập có thể được điều chỉnh dễ hơn rất nhiều so với sự bất bình đẳng về nguồn nhận lực vốn là cơ sở cho sự tăng trưởng trong tương lai. Do sự tăng trưởng trong tương lai của Việt Nam phải thiên về phía có hàm lượng nhân lực cao- như các con hổ Châu Á khác- nên sự gia tăng bất bình đẳng về nguồn nhân lực không chỉ đưa ra các giới hạn cho sự giảm nghèo trong tương lai mà còn cả giới hạn cho sự tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao. Sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao có thể góp phần làm tăng sự chênh lệch về nguồn nhân lực khi mà mức lương cao làm tăng chi phí cơ hội cho thời gian đầu tư vào sức khoẻ và giáo dục. Điều này là đặc biệt đúng cho những người nghèo làm việc trong khu vực không chính thức.
Vì vậy, các biện pháp nhằm tăng nguồn nhân lực cho người nghèo vừa mang tính vì người nghèo, vừa mang tính vì sự tăng trưởng.
Giai đoạn tiếp theo của quá trình đổi mới sẽ đưa ra thách thức cho vai trò truyền thống của nhà nước và đòi hỏi kỹ năng nhiều hơn từ các nhà hoạch định chính sách và công chức nhà nước. Vai trò mới của hệ thống hành chính cộng sẽ bao gồm thành phần vì sự phát triển trong khi nhà nước sẽ đảm bảo và phát triển hơn nữa các thành tố cơ bản cho một nền kinh tế thị trường bền vứng: sự cạnh tranh bên trong và bên ngoài có hiệu quả cũng như là sự ổn định kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, nhà nước phải quan tâm tới vấn đề vì người nghèo. Các chương trình trọng điểm nhằm tăng nguồn nhân lực cho người nghèo thông qua các dịch vụ y tế và giáo dục tốt hơn để cải thiện cơ sở hạ tầng tại các vùng hẻo lánh và để xử lý các vấn đề xã hội của các dân tộc thiểu số một cách thoả đáng sẽ là những thành phần cơ sở của chính sách xã hội trong tương lai. Tuy nhiên, có rất nhiều lĩnh vực mà chính quyền nên giữ vai trò là người hỗ trợ hoặc đầu mối hơn là người duy nhất triển khai các cải cách tại tất cả các cấp. Các hạn chế ngân sách sẽ đòi hỏi nhà nước phải giảm bớt một số mặt can thiệp truyền thống của mình và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân hoặc nhà nước và tư nhân kết hợp chẳng hạn như trong việc nâng cấp đường xá. Vai trò mới của nhà nước sẽ là tham vọng trong một số lĩnh vực. Nó dựa vào đội ngũ cán bộ công chức có đủ năng lực không tham nhũng (hoặc ít nhất là không nhiều). Nó phải dựa trên những thông tin chính xác và cập nhật hơn vê tình hình kinh tế xã hội của người nghèo ở vùng nông thôn hoặc vùng hẻo lánh hơn là những gì đang có hiện nay. Đồng thời, nó phải tìm cách huy động các nguồn vốn cho các chương trình vì người nghèo mà không gây ra những khó khăn tài chính nghiêm trọng cho khu vực hỗ trợ tăng trưởng.