Sự phát triển nông thôn và sự tăng trưởng ở thành thị

Một phần của tài liệu thực hiện tăng trưởng vì người nghèo (Trang 32 - 36)

3 Năm 200, đồng bằng sông Hồng chiếm 19% tổng sản lượng so với 51% của vùng đồng bằng sông Cửu Long ở phía nam (Haughton và các cộng sự 2004).

3.3 Sự phát triển nông thôn và sự tăng trưởng ở thành thị

Các chính sách phát triển vùng trọng điểm ở Việt Nam tập trung vào sự phát triển ở cái gọi là các vùng phát triển trọng điểm. Những vùng này bao gồm các tỉnh quanh Hà Nội (trong tam giác Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh như Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây), các tỉnh quanh Đà Năng (Thừa Thiên Huế, Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi) và TPHCM (tứ giác TPHCM, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu và Đồng Nai). Những khu vực này có tầm quan trọng đối với sự phát triển của cả nước. Tỷ trọng trong GDP của chúng tăng từ 42.5% năm 1990 lên 46.6% năm 1995 và 54% năm 2002. Chúng góp phần vào 60% sự tăng GDP, 72% trong mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp và 59% mức tăng trưởng của khu vực tư nhân. Ba vùng trọng điểm này chiếm 88.5% mức đầu tư nội địa và 96% FDI, 80% xuất khẩu và 67% thu nhập của nhà nước (Lê Đăng Doanh 2004).

Thậm chí thứ bậc giữa ba vùng trọng điểm này cũng rõ ràng. Vùng phía nam chiếm 33%, vùng phía bắc chiếm 23% và vùng miền trung chiếm 2.5% GDP. Các tỷ lệ này được dự

kiến tăng lên tới mức 35%, 23.5% và 4.6% và như vậy và tầm quan trọng của các vùng trọng điểm này tăng gấp đôi. Trong khi TPHCM và Hà Nội đương nhiên là những vùng phát triển trọng điểm thì vùng trọng điểm miền trung là kết quả của các hoạt động có chủ đích của chính phủ nhằm thúc đẩy sự phát triển công nghiệp tại các tỉnh nghèo hơn ở ven biển miền trung. Có một vài lý do cho việc đầu tư thêm một vùng phát triển trọng điểm ở miền trung của đất nước. Trong quá khứ, Huế đã từng là thủ đô của Việt Nam trong hơn một thế kỷ và Đà Nẵng là cảng biển quan trọng nhất của Việt Nam. Với sự cải thiện đáng kể về đường xá, nó cũng có thể trở thành càng biển chính của khư vực nam Lào và bắc Thái Lan. Tuy nhiên, bước đi chính trong việc phát triển vùng trọng điểm này là quyết định năm 1994 xây dựng một nhà máy lọc dầu ở Dung Quất, phía nam của Đà Nẵng. Khoản đầu tư này có trị giá 130 triệu USD mỗi năm. Cần nhớ rằng tốc độ tăng trưởng vì người nghèo của vùng ven biển nam trung bộ trong đó có Đà Nẵng trong giai đoạn 1998-2002 đã cao hơn mức trung bình và như vậy là cao hơn cả những vùng khác của đất nước. Đây có thể được xem là một biểu hiện là việc đầu từ cùng một lượng tiền như vậy vào đường xá, trường học, các công trình thủy lợi tại các khu vực nghèo hơn có thể tăng tính chất vì người nghèo hơn.

Tất cả các vùng phát triển trọng điểm này đã thành công trong việc thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài với hai vùng ở phía bắc và phía nam thích hợp hơn cho sự phát triển kinh tế chung. Tuy nhiên, chúng không không thể trực tiếp mang lại sự tăng trưởng cho các tỉnh nghèo hơn. Trở ngại chính là sự thiếu cơ sở vật chất bao gồm đường xá, hệ thống viễn thông, các dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác có liên quan tại các tỉnh nghèo (Lê Đăng Doanh 2004). Ngoài vai trò là xương sống cho sự tăng trưởng GDP liên tục của Việt Nam, các cơ hội việc làm ở các vùng phát triển trọng điểm này thu hút sự di dân từ các vùng nghèo hơn. Tác động của việc di dân đối với tình trạng nghèo và sự phát triển của các khu vực là không rõ ràng. Chính sách của chính phủ phân biệt hai loại di dân là di dân có tổ chức và di dân tự do trong đó di dân tự do không được khuyến khích. Một điều được nhất trí rộng rãi là các lý do kinh tế và việc tìm một nơi sống tốt hơn là những nguyên nhân chính của việc di dân tự do (ILO và các cộng sự 2003, Anh và các cộng sự 2003, Oxfarm 2003). Sự di dân phản ánh sự chênh lệch về thu nhập giữa các vùng và giữa khu vực nông thôn với các trung tâm thành thị hơn là các lý do về văn hoá, tôn giáo hoặc do kết hôn. Việc di dân là hậu quả tự nhiên của quyết định của chính phủ tăng sự phân tán của các lực lượng thị trường trong nền kinh tế và tác động đến ngay cả khu vực hẻo lánh cùng những người sinh sống ở đó, cải thiện dòng thông tin và cho phép mọi người biết được những có hội việc làm mới một cách tốt hơn. Dù vấn đề di dân gần đây đã được sự quan tâm ngày càng tăng nhưng số liệu đáng tin cậy về vấn đề này thì lại hạn chế. Cuộc điều tra VHLSS 2002 giúp rất ít trong việc phân tích các biểu hiện di dân do nó chỉ có câu hỏi về nơi sinh mà không có câu hỏi về thời gian di chuyển hoặc di chuyển vì lý do gì. Vì vậy, hầu hết các thông tin về sự di dân của Việt Nam được thu thập trong cuộc điều tra dân số và nhà ở năm 1999 bao gồm tất cả các tỉnh ở việt Nam (CCSC 2000) cũng như những cuộc phỏng vấn của những người liên quan trực tiếp như các cơ quan chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế. Cuộc điều tra tính toán sự thay đổi về cư trú giữa tháng 4/1994 và tháng 4/1999 và chỉ đề cập tới các hộ gia đình. Đáng tiếc là nó chỉ cung cấp một phần thông tin vì không phải mọi thông tin cần thiết về di dân đều được thu thập trong cuộc điều tra này. Ví dụ, nhưng người di chuyển không đăng ký tại nơi đến và không được tính là di dân. Tương tự, sự di chuyển tạm thời cho những nghề nghiệp ngắn hạn hoặc cho các lý do khác cần phải xa nhà thường xuyên cũng không được tính là di dân. Ngoài ra, cuộc điều tra chỉ ghi lại các thông tin về tại thời điểm điều tra chứ không có thông tin về thời điểm di dân nên các nhóm di dân từ trước đó không được đưa vào đối tượng điều tra.

Do những hạn chế này, các số liệu điều tra chỉ cho phép xác định một số biểu hiện di dân chung. Tính theo số lượng di dân, các số liệu cho thấy là 4.5 triệu người (tức là 6.5% tổng số dân trên 5 tuổi vào năm 1999) đã di chuyển chỗ ở trong giai đoạn 1994-1999. Tuy nhiên, cần nhớ rằng con số thực tế có thể cao hơn rất nhiều so với con số đăng ký và những người di dân tạm thời đã được tính đến và cuộc khảo sát sẽ được cập nhật thêm. Như có thể dự đoán từ sự tăng trưởng, hầu hết dòng người di dân đều do sự chênh lệch trong cơ hội việc làm và mức thu nhập. Mức di dân ròng là cao nhất ở TPHCM với 8.15% và tương đối cao ở Hà Nội (4.29%).

Tính theo tính chất xã hội và nhân khẩu, số liệu điều tra cho thấy người di dân chủ yếu là những người trẻ và những được có trình độ học vấn cao hơn (xem bảng 3.3). Theo cuộc điều tra thì 52% trong tổng số người di dân dưới 25 tuổi và chỉ có 10.5% trên 45 tuổi, so với tỷ lệ 48% và 20% số dân không di cư. Các số liệu cũng cho thấy dân di cư thường là những người giàu có hơn trong xã hội với khả năng vốn lao động tốt hơn. Rõ ràng là trình độ học vấn tạo động cơ cho việc di cư với ít nhất là 2 lý do. Thứ nhất là di chuyển để học tập và thậm chí trình độ học càng cao thì di chuyển càng nhiều. Thứ hai là trình độ học vấn cao hơn thương đi kèm với khả năng nhận thức tốt hơn về các cơ hội kinh thế và nắm giữ nhiều thông tin hơn về các cơ hội nghề nghiệp trên đất nước (Anh 2003). Vì vậy, việc học xong trung học dường như là một dấu mốc. Trên 16% so số người đã tốt nghiệp trung học đăng ký chuyển nơi cư trú trong giai đoạn 1994-1999.

Bảng 3.3Tình trạng di dân theo giới và trình độ học vấn

Tỷ lệ % di dân theo giới và trình độ học vấn

Tình trạng di dân Trình độ học vấn Dân không di

chuyển Di dân trongtỉnh Di dân ngoạitỉnh Tổng cộng Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Nam giới 20211256 93.2 747354 3.4 732630 3.4 21691240 100 Không đi học 1255214 96.2 28223 2.2 20841 1.6 1304278 100 Dưới tiểu học 3983720 95.9 98997 2.4 70575 1.7 4153202 100 Dưới trung học cơ sở 9507783 95.3 226684 2.3 244377 2.4 9978844 100 Dưới trung học phổ thông 2272178 92.1 104047 4.2 91581 3.7 2467806 100 Trung học phổ thông 2560729 84.9 199251 6.6 256963 8.5 3016943 100 Cao đẳng, đại học 614128 82.1 86718 1.6 47409 6.3 748255 100 Sau đại học 16702 80.1 3292 15.8 852 4.1 20846 100 Không biết 802 82.2 142 14.5 32 3.3 976 100 Phụ nữ 21723931 92.8 995467 4.3 700432 3.0 23419830 100 Không đi học 2998535 96.7 59961 1.9 43233 1.4 3101729 100 Dưới tiểu học 5377291 95.3 158875 2.8 105176 1.9 5641342 100 Dưới trung học cơ sở 9147150 93.8 334788 3.4 265354 2.7 9747292 100 Dưới trung học phổ thông 1670465 90.6 107400 5.8 65770 3.6 1843635 100 Trung học phổ thông 2095304 82.3 257693 10.1 192134 7.5 2545131 100 Cao đẳng, đại học 429167 80.6 75257 14.1 28282 5.3 532706 100 Sau đại học 4940 77.2 1355 21.1 10.9 1.7 6412 100 Không biết 1071 67.7 136 8.7 37.4 23.6 1583 100 Tổng cộng 41935188 93.0 1742821 3.9 1433062 3.2 45111071 100 Không đi học 4253749 96.5 88184 2.0 64073 1.5 4406006 100 Dưới tiểu học 9361011 95.6 257872 2.6 175752 1.8 9794635 100 Dưới trung học cơ sở 18654933 94.6 561472 .28 509732 2.6 19226137 100 Dưới trung học phổ thông 3942644 91.4 211447 4.9 157351 3.6 4311422 100 Trung học phổ thông 4656033 83.7 456944 8.2 449097 8.1 5562074 100 Cao đẳng, đại học 1043295 81.4 161976 2.6 76690 5.9 1280961 100

Sau đại học 21650 79.4 4646 17.0 961 3.5 27257 100

Nguồn: CCSC (2000)

Mối liên hệ giữa di dân và thị trường lao động được quyết định bởi mức độ vốn nhân lực của những người di dân. Chỉ 3.2% lượng di dân là người tàn tật. Không mấy ngạc nhiên khi các dân tộc thiểu số di dân rất ít chỉ chiếm khoảng 4% trong khi học chiếm tới 14% dân số. Theo số liệu điều tra thì khoảng 25% dân di cư làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản và gần 16% làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Khoảng 60% dân di cư làm việc trong khu vực tư nhân (tính cả những đơn vị nhỏ như hộ gia đình) và 9.6% làm việc trong khu vực của chính phủ.

Với tỷ lệ tương đối cân bằng giữa hai giới trong vấn đề di cư, số liệu điều tra cho thấy biểu hiện di cư của nam và nữ là giống nhau. Tuy nhiên, cũng có vài nghiên cứu chỉ ra những biểu hiện khác nhau giữa hai giới trong vấn đề di cư. So sánh với số liệu một cuộc điều tra trước đây vào năm 1989 cho thấy di chuyển ít nhiều chỉ là sự lựa chọn dành cho nam giới rồi mở rộng sang cả nữ giới trong thập kỷ 90. Điều này cho thấy sự tăng tính linh hoạt của phụ nữ một cách tương đối so với nam giới trong vấn đề này. Nếu tính cả việc di dân chủ yếu là để tìm nơi sống và thu nhập tốt hơn thì chúng ta có thể cho rằng sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thập kỷ vừa qua đã tạo cơ hội tốt hơn cho phụ nữ, thậm chí đưa họ thành “người chiến thắng” của quá trình phát triển (Anh và các cộng sự 2003).

Tuy nhiên, bức tranh vẫn là không rõ ràng. Trừ khu vực FDI, những phụ nữ di dân thường phải đối mặt với những bất lợi tại nơi chuyển tới như lương thấp hơn, bảo hiểm nghề nghiệp, xã hội và sức khoẻ kém hơn. Nhiều phụ nữ tìm được việc làm trong những ngành sử dụng nhiều lao động và phải làm việc trong những điều kiện hết sức khó khăn làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của họ (Oxfarm 2003, ILO và các cộng sự 2003, Anh và các cộng sự 2003). Diễn biến di dân ở Việt Nam có thể vẫn mang tính chất vì người nghèo đối với phụ nữ nhưng vấn còn nhiều bất lợi. Tuy nhiên, dù cho có những bất lợi này, nhưng những phụ nữ di dân lại đóng góp lớn nhiều vào sự phát triển vì người nghèo cho các thành viên gia đình họ ở nơi cũ do phụ nữ thường chuyển tiền cho gia đình nhiều hơn rất nhiều so với nam giới (ILO và các cộng sự 2003).

Cả phụ nữ và nam giới di cư đều sẵn sàng chuyển phần lớn thu nhập cho nơi ở cũ tuy mức độ có khác nhau song cũng phản ánh một thực tế là việc di cư thường là một chiến lược của cả hộ gia đình chứ không phải là một quyết định của cá nhân. Với khả năng tiếp cận đất trồng trọt và các cơ hội tạo thu nhập hạn chế, việc một hoặc vài thành viên gia đình di cư giúp tối đa hoá thu nhập của hộ gia đình và giảm rủi ro về kinh tế (Anh và các công sự 2003, IOS 1998). Tiền chuyển về từ những thành viên đã di cư thường là nguồn thu nhập quan trọng nhất cho các hộ gia đình và làm giảm rủi ro cho họ. Khảo sát của IOS từ năm 1998 cho thấy tiền chuyển về từ những thành viên đã di cư chiếm 60-70% thu nhập của các hộ gia đình ở nông thôn. Số tiền này thường được sử dụng cho mục đích tiêu dùng như mua các lương thực cơ bản hơn là cho đầu tư. Từ đó, dòng tiền chuyển về có thể được xem là một cơ chế tái thu nhập có tính chất vì người nghèo rất cao từ việc mở cửa nền kinh tế và từ sự tăng trưởng kinh tế nhanh. Đây chính là cơ chế dựa trên mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình và sự chấp nhận di dân đối mặt với những khó khăn của nơi mới để đổi lại mức sống cao hơn cho gia đình của mình (Oxfarm 2003). Tuy nhiên, tính chất vì người nghèo của cơ chế này lại bị giảm đi do thực tế được nêu ở phần trên là hầu hết những người di dân đều xuất phát từ những nhóm giàu hơn trong xã hội nên tiền họ chuyển về làm tăng sự bất bình đẳng của các khu vực nghèo.

Sự di dân ngày càng tăng phát sinh từ việc tập trung phát triển tai các vùng trọng điểm cũng đã tạo ra bộ mặt mới cho tình trạng nghèo. TPHCM và Hà Nội có rất nhiều người từ nơi

khác đến nên đã không thể đáp ứng nhu cầu về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ khác (WB 2003, ILO và các cộng sự 2003). Kết quả là việc di dân thường bị hạn chế về mặt chính trị ví dụ như bằng cách từ chối đăng ký thường trú, chỉ cho đăng ký tạm trú hoặc các tạo ra các hạn chế khác (Oxfarm 2003). Tuy nhiên, chừng nào mà các yếu tố kinh tế còn có mạnh như đã từng có thì những biệt pháp này có khả năng làm tăng chi phí cho những người di dân hơn là ngăn cản họ. Kết quả là số lượng người di dân phải sống một cách không chính thức tăng lên. Những người di dân không chính thức thường xảy ra với những lao động giản đơn, mức lương thấp và mức độ an toàn thấp. Sống một cách không chính thức cũng có nghĩa là không được đưa vào đối tượng của chương trình trọng điểm xoá đói giảm nghèo như cho vay vãi lai suất thấp, miễn học phí khi đến trường v.v. và thiếu khả năng tiếp cận tới đất đai, nhà cửa với nước sạch và các thiết bị vệ sinh (Oxfarm 2003, Anh và các cộng sự 2003, xem thêm phần sau). Rất nhiều người di dân không chính thức thuộc thị trường lao động ít được bảo vệ nhất (ILO và các cộng sự 2003). Một khi đã thuộc nhóm không chính thức, các điều kiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ yếu kém tạo ra những rào cản cho những người di dân khó có thể thoát ra được hoàn cảnh này (Anh và các cộng sự 2003).

Một trong những phát hiện quan trọng nhất là sự di dân vừa góp phần vào sự tập trung của cải vào những vùng phát triển trọng điểm nhưng cũng bù trừ lại bằng cách những người

Một phần của tài liệu thực hiện tăng trưởng vì người nghèo (Trang 32 - 36)