3 Năm 200, đồng bằng sông Hồng chiếm 19% tổng sản lượng so với 51% của vùng đồng bằng sông Cửu Long ở phía nam (Haughton và các cộng sự 2004).
83.9 80.6 38.6 21.0 Các mặt hàng có hàm lượng
nông nghiệp cao
nông nghiệp cao
khoáng chất cao
2.4 1.2 4.3 2.1
2.4 1.2 4.3 2.1
2.4 1.2 4.3 2.1 nhân lực cao 1.1 2.5 5.6 12.7 Nguồn: Jenkins (2000)
Bên việc tác động vào mức tăng trưởng chung, tự do hoá thương mại ở Việt Nam cũng có tác động tới sự phân phối thu nhập của các khu vực. Trong một nghiên cứu về sự xích lại gần nhau của các tỉnh ở Việt Nam trong giai đoạn 1995-2000, Bonschab và Klump nhận thấy mức độ mở cửa thương mại có ý nghĩa thông kế và tác động thuận chiều tới sự tăng trưởng ở các tỉnh nghèo. Mức độ thương mại hoá các sản phẩm nông nghiệp tăng (WB 2003, tr. 41), lợi ích từ việc chuyên môn hoá trong các ngành phi trồng trọt có hàm lượng lao động cao và ích lợi của trình độ học vấn tăng lên ở các tỉnh có mức độ mở lớn hơn (WB 2003) đã góp phần vào tác động tới tình trạng nghèo.
3.6 Những thay đổi về cơ chế
Việc thay đổi quan hệ giữa các đơn vị của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương là yếu tố chủ chốt trong việc cải cách khu vực công của Việt Nam trong suốt thập kỷ 90. Phân quyền là chiến lược quan trọng nhất của Việt Nam để đối phó với những rào cản về hành chính và sự tập trung hoá quá mức cần thiết của một đất nước các các điều kiện tự nhiên, kinh tế và dân tộc rất đa dạng. Hội nghị trung ương 8 đã đề ra các cải cách năm 1995 (Vasavakul 2002). Mục tiêu của chương trình cải cách hành chính công (PAR) là chuyển trách nhiệm tài chính và chính trị cho các chính quyền địa phương để tạo điều kiện cho việc triển khai các mục tiêu đầy tham vọng của các chiến lược giảm nghèo ở Việt Nam như