3 Năm 200, đồng bằng sông Hồng chiếm 19% tổng sản lượng so với 51% của vùng đồng bằng sông Cửu Long ở phía nam (Haughton và các cộng sự 2004).
3.5 Các chính sách vĩ mô
Một thách thức chủ yếu trong những nỗ lực cải cách trước đây của Việt Nam là đảm bảo cân bằng kinh tế vĩ mô. Trong suốt phần lớn thập kỷ 80, nền kinh tế phải gánh chịu mức lạm phát cao từ 100% đến 200% và đôi khi là lạm phát phi mã. Điều trớ trêu là lạm phát lại một phần của kết quả của các biện pháp cải cách. Các cải cách kinh tế vĩ mô trong các doanh nghiệp nhà nước và trong hệ thống giá đã giảm bớt sự méo mó trên thị trường và làm tăng trưởng kinh tế cao hơn nhưng cũng làm yếu đi việc kiểm soát kinh tế vĩ mô. Việc Nam đã xây dựng một nền “kinh tế hỗn hợp” với các thành phần kế hoạch hoá xã hội chủ nghĩa lớn nhưng chính phủ thì không kiểm soát trực tiếp việc phân bổ nguồn lực, kiểm soát giá cả và thu nhập. Đồng thời, quan hệ ba bên giữa ngân sách, ngân hàng trung ương và các doanh nghiệp quốc doanh vẫn là khu vực chưa được đụng chạm tới. Khi các lực lượng thị trường có ảnh hưởng mạnh hơn, Việt Nam đã chịu áp lực tăng giá và theo đó là tăng lương cho những người làm
công ăn lương. Vì vậy, cả giá và lương đã tăng mạnh, và lạm phát cùng với thâm hụt ngân sách cũng tăng. Đến năm 1986 tỷ lệ lạm phát đã trên 700% (Hung 1999).
Sự cần thiết của mối liên hệ giữa các cải cách vi mô và các cải cách vĩ mô toàn diện cuối cùng cũng được nhận thức trong chương trình ổn định toàn diện vào năm 1989. Chương trình cải cách này đưa ra việc tự do hoá hầu hết các loại giá cả, phá giá tiền đồng, giảm trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước, thiết lập các hạn chế ngân sách mạnh hơn và tái cơ cấu cơ sở thuế và chính sách thuế cùng với việc khuyến khích khu vực tư nhân phát triển. Những chính sách này đã mang lại kết quả tức thời với tỷ lệ lạm phát giảm xuống còn khoảng 35% và tốc độ tăng trưởng tăng lên 8% trong cùng năm đó. Tỷ lệ lạm phát có tăng giảm trong thập kỷ 90 nhưng không bao giờ cao như trong những năm 80. Đến cuối thập kỷ 90, lạm phát không còn là một vấn đề nữa.
Việc kiểm soát lạm phát của Việt Nam không trực tiếp tác động vào những người nghèo nhất. Tác động “vì người nghèo ở mức độ cao” trong việc kiểm soát lạm phát, như được Dollar và Kraay (2000) và Ghura (2002) đưa ra chỉ phần nào phù hợp trong hoàn cảnh của Việt Nam. Lạm phát giảm mang lại lợi ích cho những người ăn lương theo hai cách: sức mua của đồng lương được tăng trực tiếp và sự phát triển kinh tế. Tỷ lệ lạm phát cao không chỉ làm chậm sự tăng trưởng kinh tế mà còn ảnh hưởng xấu tới sức mua của bộ phận làm công ăn lương. Hầu hết người nghèo của Việt nam không có thu nhập từ việc làm trong giai đoạn lạm phát cao. Dưới 20% dân số tham gia vào đội ngũ làm công ăn lương so với trên 60% làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và thường không trông cậy vào thị trường. Các hộ gia đình trồng trọt được nâng mức thu nhập ròng từ tỷ lệ lạm phát thấp hơn do gạo được sản xuất ra được tái phân phối để đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước. Trong giai đoạn lạm phát cao, mức giao nộp bắt buộc tăng lên 80% sản lượng (so với mức 50% và 60% trước đây) (Doanh 2002). Hơn nữa, do kinh tế vĩ mô được ổn định nên mức độ biến động giá gạo chỉ bằng 1/5 so với thời kỳ có lạm phát cao (Goletti và Minot 2000). Cuối cùng quá trình đổi mới đã thúc đẩy sự dịch chuyển từ khu vực trồng trọt sang khu vực làm công ăn lương nên việc kiểm soát được lạm phát không chỉ tạo tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững mà còn tác động tới một bộ phận lớn hơn dân số lao động nếu không nói là những bộ phận nghèo nhất.
Từ những cải cách vĩ mô sâu rộng năm 1989, Việt Nam đã có những nỗ lực để loại bỏ mối liên hệ giữa chính trị và kinh tế trong khu vực tài chính quốc doanh và các doanh nghiệp quốc doanh bằng việc áp dụng các cơ chế thị trường trong cả 2 lĩnh vực này và tạo ra các điều kiện kinh tế vĩ mô tốt hơn. Các cải cách khu vực tài chính được diễn ra theo hai giai đoạn. Giai đoạn đầu được đánh dấu bởi sự kết thúc của hệ thống ngân hàng một cấp và việc thành lập hệ thống ngân hàng hai cấp với ngân hàng nhà nước (SBV) là ngân hàng trung ương và 4 ngân hàng thương mại quốc doanh được thành lập. Ngoài ra, nhiều ngân hàng cổ phần và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng được phép hoạt động. Giai đoạn 2 bắt đầu từ sau cuộc khủng hoảng Châu Á và hiện vẫn đang tiếp diễn được đánh dấu bởi 2 luật ngân hàng năm 1998 (cho phép Ngân hàng Nhà nước được độc lập nhiều hơn và tự do hoá lãi suất) và việc tiếp tục cổ phần hoá các ngân hàng thương mại quốc doanh (Kovsted và các cộng sự 2003, Klump và Spitzenpfeil 1998).
Tương tự, các doanh nghiệp nhà nước cũng phải đối mặt nhiều hơn với thị trường. Quan trọng nhất là số lượng doanh nghiệp nhà nước đã giảm từ 12000 năm 1991 xuống còn 6000 vào giữa năm 1994 do sát nhập và giải thể. Hình thức cải cách được ưa chuộng nhất hiện nay là cổ phần hoá tức là giao quyền sở hữu cho các cán bộ quản lý và công nhân của công ty. Tuy nhiên, việc cổ phần hoá mới chỉ tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước nhỏ nhất mà chưa độc đến các công ty độc quyền lớn của nhà nước có hàm lượng vốn cao. Mức
vốn trung bình của các công ty được cổ phần hoá là 6 tỷ VND so với mức 1700 tỷ VND của các doanh nghiệp do trung ương quản lý, chênh lệch 280 lần (Klump 2003).
Tự do hoá thương mại và mở cửa nền kinh tế là những bước cơ bản trong quá trình tăng trưởng hướng vào xuất khẩu. Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, AFTA và APEC, đã ký một số hiệp định thương mại song phương và hiện đang đàm phán ra nhập WTO. Ý nghĩa của sự hội nhập sâu hơn này vào thị trường thế giới có ảnh hưởng sâu rộng, bao gồm cả việc loại bỏ sự bất hợp lý giữa giá trong nước và giá quốc tế, bỏ quota xuất khẩu, giảm trợ cấp, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, các công ty nước ngoài tiếp cận thị trường nhiều hơn, giảm thuế thương mại v.v (Schmidt 2003, Tarp và Roland-Holst 2002). Hầu hết các chính sách này đã được thực hiện và việc tăng tốc là rất có thể sau khi Việt Nam ra nhập WTO. Bảng 3.2 cho thấy mức độ tăng trưởng hướng vào xuất khẩu đóng góp vào sự tăng trưởng và giảm nghèo ở Việt Nam. Hàm lượng xuất khẩu đã thay đổi mạnh trong quá trình đổi mới và sự tăng mạnh của những hàng hoá tận dụng được lợi thế lao động giản đơn của và nguồn vốn nhân lực tương đối phát triển của Việt Nam.
Bảng 3.5 Hàm lượng các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1981-1998
Tỷ trọng trong tổng giá trị các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu
1981-1985 1986-1990 1991-1995 1996-1998