2.1 Đường cong tác động của tăng trưởng
Đường cong tác động của tăng trưởng (GIC), như Ravallion và Chen (2001) giải thích, cho thấy tốc độ tăng trưởng của một nhóm thay đổi ra sao theo mức chi tiêu thực tế với giá năm 1998. M ộ t l o ạ t c á c đ ư ờ n g GIC đ ư ợ c t ạ o r a b ằ n g l ệ n h s t a t a sau đây:
gicurve using filename [w= hhsizewt], var1(rlpcex1)
var2(rlpcex1) ginmean meangr [yperiod(#)]
Trong lệnh này, filename là tên file trong năm thứ 2; hhsizewt tỷ trọng hộ gia đình, rlpcex1 chi tiêu đầu người thực tế theo giá năm 1998 ở cả 2 năm; tuỳ chọn
ginmean là tăng trưởng sản lượng bình quân là một đường thẳng trên đồ thị ; tuỳ
chọn meangr bình quân tốc độ tăng trưởng và cũng thể hiện bằng một đường thẳng trên đồ thị; yperiod(#) là tuỳ chọn để chuyển tốc độ tăng trưởng trong cả một giai đoạn thành tốc độ tăng trưởng hàng năm. Việc chuyển đổi được thực hiện bằng công thức sau: {[(tốc độ cả giai đoạn+1)^(1/years)]-1} theo cách của Ravallion và Chen (1991).
Các đường GIC được thể hiện trên đồ thị cho 3 giai đoạn 1993-1998; 1998-2002; và 1993- 2002. Trong mỗi giai đoạn, có hai đường GIC thể hiện tốc độ tăng trưởng cho nhóm theo tốc độ tăng bình quân và trung bình tốc độ tăng hàng năm. Giai đoạn giữa hai cuộc điều tra VLSS1992/93 và 1997/8 được coi là có thời gian 5 năm, vì số liệu về chi tiêu danh nghĩa được cung cấp từ 1/1993-1/1998 và khoảng thời gian giữa hai cuộc điều tra có thể được tính theo số liệu này. Tương tự, số năm của giai đoạn 1998-2002 được tính từ 1/1998-1/2002 tức là 4 năm.
Đường GIC cho cả giai đoạn 1993-2002 có dạng sau đây:
Bên cạnh đường GIC, lệnh gicurve còn cho tốc độ tăng trưởng vì người nghèo của Ravallion và Chen của 20% người nghèo nhất, tỷ lệ nghèo quốc gia và tỷ lệ nghèo lương thực, chỉ số Watts sử dụng chuẩn nghèo quốc gia và chuẩn nghèo lương thực. Trong khi những con số
này chỉ tính đến sự thay đổi trong phần phối dưới mức chuẩn nghèo đã chọn thì tốc độ tăng trưởng bình quân được tính lại sử dụng thông tin từ toàn bộ phân phối. Cách đo lường tăng trưởng vì người nghèo này phù hợp với khái niệm về tỷ lệ tăng trưởng có tỷ trọng cân bằng do Klasen đưa ra(2003).
2.2 Mức độ co giãn của tình trạng nghèo đối với tăng trưởng
Mức độ co giãn của tình trạng nghèo đối với tăng trưởng được tính toán cho cả chuẩn nghèo quốc gia và chuẩn nghèo lương thực (với giá năm 1998 như đã nói ở phần trên), sử dụng các chỉ số FGT ước lượng tình trạng nghèo và chỉ số Watts. Các chỉ số FGT được tạo ra bởi lệnh sau đây trong STATA :
povdeco rlpcex1 [w= hhsizewt[, pline(#)
trong đó pline(#)là 1790 và 1287 là chuẩn nghèo quốc gia và chuẩn nghèo lương thựciii. C h ỉ s ố Watts đ ư ợ c t í n h s ử d ụ n g l ệ n h : poverty rlpcex1 [w= hhsizewt[, pline(#) w, trong đó tuỳ chọn cho kết quả của chỉ số Wattsiv.
Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của tất cả các chỉ số nghèo và chi tiêu thực tế đầu người (giá năm 1998) trong 3 giai đoạn được ước lượng sử dụng phương pháp chuyển đổi của Ravallion và Chen (2003). Mức độ co giãn tình trạng nghèo đối với tăng trưởng sau đó được tính sử dụng phương pháp do Kakwani và Pernia (2000) đề xuất. Họ đo tỷ lệ phần trăm thay đổi trong tình trạng nghèo với tỷ lệ phần trăm thay đổi trong chi tiêu thực tế theo đầu người.
2.3 Phân phối bất bình đẳng và tăng trưởng đối với việc giảm nghèo (Phân tích theo Datt- Ravallion)
Sự thay đổi tình trạng nghèo giữa hai thời điểm có thể được phân tích thành 3 thành phần. Thành phần do tăng trưởng là sự khác biệt giữa hai chỉ số nghèo với điều kiện là sự phân phối không thay đổi. Thành phần do tái phân phối là sự thay đổi tình trạng nghèo nếu trung bình của cả hai phân phối là không đổi. Phần còn lại cho thấy mức độ thay đổi tình trạng nghèo do sự tương tác giữa tăng trưởng và phân phối. Phương pháp phân tích này do Datt và Ravallion (1992) xây dựng.
Việc phân tích theo phương pháp của Datt-Ravallion được thực hiện bằng lệnh STATA sau:
gidecomposition varname [w= hhsizewt], var1(rlpcex1)
var2(rlpcex1) pline1(#) pline2(#)
trong đó pline1(#) pline2(#) là các chuẩn nghèo ở năm thứ nhất và thứ 2. Tương tự như các cách tính khác, chuẩn nghèo quốc gia và chuẩn nghèo về lượng thực được sử dụng để phân tích trong 3 giai đoạn.
2.4 Phân tích theo các ngành (Phân tích Huppi-Ravallion)
Sự thay đổi tình trạng nghèo giữa hai thời điểm có thể được phân tích thành 3 thành phần:
thành phần trong nội bộ vùng cho thấy sự thay đổi tình trạng nghèo trong nội bộ một vùng
với điều kiện các tỷ lệ dân số của các vùng không đổi. Thành phần do di chuyển dân số cho biết tình trạng nghèo trong thời điểm đầu tiên được giảm xuống bao nhiêu do sự thay đổi tỷ
lệ dân số giữa các vùng. Thành phần tương tác phát sinh từ sự tương quan giữa hai thành phần trên, dấu của thành phần tương tác cho biết người dân có chuyển sang các vùng khác khi tình trạng nghèo giảm xuống hay không
Việc phân tích này được Huppi và Ravallion (1991) đề xuất và được thực hiện bằng lệnh STATA sau:
sedecomposition using filename, var1(rlpcex1) var2(rlpcex1) pline1(#)
pline2(#)
Lệnh này được áp dụng cho khu vực thành thị, nông thôn và cho 7 vùng của Việt Nam (theo sự phân chia năm 1998)
Phụ lục 4: Tính toán sự đóng góp của các yếu tố sản xuất tới tăng trưởng
Doanh và các cộng sự (2002) cũng như Fan và các cộng sự (2003) đã tính mức năng suất chung (hay còn gọi là phát triển công nghệ Hicks trung tính) và sự đóng góp của các yếu tố sản xuất vào sự phát triển trên cơ sở hàm sản xuất Cobb-Douglas cho nền kinh tế Việt Nam và như vậy thể hiện mức co giãn không đổi của sản xuất đối với các yếu tố đầu vào và (với giải thiết là cạnh tranh hoàn hảo) cũng là tỷ trọng đầu vào của các yếu tố đó. Trong trường hợp đơn giản nhất khi sản lượng Y được sản xuất chỉ từ hai đầu vào là vốn K và lao động L, sự co giãn của sản lượng đối với vốn là π K và với lao động là π L=(1- π K) . Tốc độ tăng của mức năng suất chung (TFP)có thể được tính theo công thức sau:
(1) dTFP = dY - π K dK - (1- π K) dL TFP Y K L
Tăng trưởng sản lượng chung được đo trên cơ sở GDP với mức giá năm 1994. Lao động được đo bằng số lượng việc làm, bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên. Số liệu về vốn được tính bằng phương pháp kiểm kê thường xuyên (perpetual inventory method) trong đó coi các loại vối là như nhau và áp dụng tỷ lệ khấu hao là 5%/năm. Tất cả các số liệu trước 1990 đều phải rất cẩn thận và chỉ có thể cung cấp thông tin về những xu hướng rất chung.
Tỷ lệ trong thu nhập của vốn được giả thiết ở mức cơ sở là 0.4 (lao động là 0.6). Phân tích về mức độ nhạy cảm cũng xem xét các giá trị khác là 0.3 và 0.5. Vấn đề trong việc xác định một phương pháp đo lường đáng tin cậy cho tỷ lệ trong thu nhập của vốn là không có khái niệm thu nhập của vốn trước thời kỳ đổi mới và tỷ lệ đầu tư trong khu vực nhà nước vẫn cao trong khi việc tính toán khả năng sinh lợi của vốn trên thị trường là cực kỳ phức tạp. Các tác giả đã tìm được một số bằng chứng là giá trị của π K được đưa ra là quá cao do họ cũng ước lượng lại với giả thiết là π K = 0.196 và π L = 0.659 để ngỏ khả năng của một yếu tố sản xuất thứ ba có thể tồn tại.
Dựa trên giả thiết cơ sở, việc tính toán của Doanh và các cộng sự (2002) cho thấy một trong những thành tựu của đổi mới bắt đầu vào năm 1986 là sự thay đổi trong khả năng sinh lời của vốn. Trước đố mới, lượng vốn đo được trong nền kinh tế đã giảm xuống (có thể là do không có khái niệm chi phí vốn và giá cả thực sự có ý nghĩa về mặt kinh tế), sau khi đổi mới bắt đầu, sự đóng góp của vốn vào tăng trưởng tăng lên không ngừng. Cụ thể giai đoạn 1998-1999 có thể thấy sự tăng lên rất đáng kể khi hai phần ba tỷ lệ tăng trưởng là do sự tăng của vốn. Đóng góp của lao động trong sự tăng trưởng GDP sau đổi mới không nổi bật. Vào cuối những năm 1980, nó có giá trị tương đối cao rồi giảm xuống trong những năm 1990 và đạt mức thấp nhất vào năm 1996 và 1997 sa đó lại bắt đầu tăng lên. Cuối cùng, trong những năm đầu của đổi mới, mức tăng năng suất chung có thể giải thích cho 2/3 sự tăng trưởng, sau đó giảm xuống 1/3 trong những năm đầu thập kỷ 90 rồi xuống thấp hơn 1/3 sau cuộc khủng hoảng Châu Á.
Các phân tích về tính nhạy cảm cho thấy mức co giãn đối với vốn thấp nghĩa là tầm quan trọng của mức năng suất chung sẽ cao. Vì vậy, điều này đòi hỏi có những phân tích thêm về những yếu tố ảnh hưởng tới mức năng suất chung. Một trong những yếu tố rõ ràng không được tính tới trong những phân tích đơn giản nhất về TFP là vốn nhân lực Mở rộng việc tính toán TFP sang cả vốn nhân lực sẽ đòi hỏi kiến thức tốt không chỉ về sự tăng trưởng nguồn vốn nhân lực mà còn về mức co giãn của sản lượng với nguồn vốn nhân lực này.
Phụ lục 5: Các phương pháp sử dụng trong việc tính toán mức độ đánh đổi