Ngoài ra, trong lúc tập luyện, hầu hết các môn trongTrường Quyền đều tập trung vào các điểm: tiến thoái nhanh lẹ, nhảy và tọa một cách nhẹ nhàng, khítrầm thế vững, biến hóa linh động, đư
Trang 2VÕ THUẬT Mục lục
NAM PHÁI NỘI GIA
BỘ MÁY HÔ HẤP TRONG KHÍ CÔNG:
Khí Công Bài Bốn - Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên
I Luyện Nhâm Mạch và Ðốc Mạch Riêng (áp dụng phương pháp thở hai thời)
II Luyện vòng Nhâm Ðốc Chung
Khí Công Bài Năm - Luyện Tinh - Khí - Thần và Nội Lực
THỜI THƯỢNG CỔ: (trước thời nhà tần, 221 b.c trước thiên chúa)
THỜI TRUNG CỔ: (Từ 221 trước TC đến 684 sau TC )
3 Thời Cận Cổ: (684 A.C sau T.C đến 1,277 A.C sau T.C.)
4 Thời Cận Đại: (1277 1644 sau T.C)
5 Thời Hiện Đại (1644 1912)
Trang 3NAM PHÁI NỘI GIA
GS Vũ Đức N.D.
Vào thời thượng cổ tại Trung Hoa võ thuật được bắt nguồn từ các môn võ sơ khai như: Giốc Để(đấu vật cổ truyền), Thủ Bác (Đánh Tay Đá Chân), Đạo Dẫn (Hô Hấp Dưỡng Sinh) và Kiếm Thuật(Đánh Kiếm)
Về sau, vì muốn trao dồi kỹ thuật chiến đấu, và sức khỏe thâ tâm, bốn môn võ cổ điển này đã đượcngười ta phát huy và phối hợp lại thành hệ thống võ thuật Trung Hoa, gồm có hai ngành chính yếu:Quyền Thuật và Binh Khí Ngày xưa, võ thuật Trung Hoa được mệnh danh là "Kỷ Kích" hay "QuốcKỷ" Vào thời cận đại, người ta gọi là "Wu Shu" tại lục địa Trung Hoa, và "Kung Fu" tại các nướckhác trên thế giới
Tại Trung Hoa, vì ảnh hưởng với các yếu tố: Hoàn cảnh địa lý, triết lý tôn giáo, và kỹ thuật thựchành, võ thuật Trung Hoa đã phát sinh ra hàng trăm võ phái lớn nhỏ khác nhau, qua các thời đại
Từ thời thượng cổ đến đầu triều Minh (1368), nguồn gốc lịch sử của các võ phái rất là mơ hồ,không có tài liệu dẫn chứng Hầu hết, chỉ dựa vào các truyền thuyết không được rõ ràng
Kể từ triều đại nhà Minh (1368 – 1660) về sau, xuất xứ và cách truyền dạy của các võ phái, tươngđối được rõ ràng, xuyên qua các tài liệu sách sử
Hoàn cảnh địa lý đã đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống con người và võ thuật Chonên, trên đại thể, hầu hết, giới võ lâm Trung Hoa đã đồng thuận dùng sông Dương Tử (Trường Giang),làm giới tuyến cho địa phận Nam Bắc, nơi khai sinh các võ phái Do đó, võ thuật Trung Hoa đượcchia thah hai phái căn bản: Nam và Bắc phái Vì vậy người ta thường nói "Nam Quyền, Bắc Cước"
Nam phái được đại diện bởi ba võ phái: Võ Đang Thái Cực Quyền, Bát Quái Quyền, và Hình ÝQuyền
Bắc phái gồm có rất nhiều võ phái khác nhau Xuất xứ từ miền bắc, các võ phái nổi danh ThiếuLâm, Trường Quyền, Đoàn Đả, và Địa Đàn
Ngoài ra, vì ảnh hưởng tríết lý tôn giáo và nguồn gốc khai sáng, danh từ "nội gia" và "ngoại gia"còn được dùng thêm cho Nam Phái và Bắc phái Tức là hai nguồn võ thuật: nội phát và ngoại nhập
Nội Gia (hay Nam phái)
Vì ba võ phái Võ Đang Thái Cực Quyền, Bát Quái Quyền, và Hình Ý Quyền đều được ảnh hưởngbởi triết lý đạo dẫn của Lão Trang, và Kinh Dịch cũng như nguồn gốc khai sáng tại nội địa Trung Hoa
Kỹ thuật thực hành của Nội Gia có những đặc tính như: nhu nhuyễn, chậm chạp, vòng cầu, nội lực, tĩnhchế động, tư thế ngắn hẹp
Ngoại gia (hay Bắc Phái)
Hầu hết các võ phái ngoại gia đều được ảnh hưởng bởi các triết lý tôn giáo cũng như nguồn gốckhai sáng do từ nước ngoài du nhập vào Trung Hoa: Thiếu Lâm từ Phật Giáo đến Ấn Độ, Đàn Thoái từHồi Giáo ở Tây Tạng Kỹ thuật thực hành của ngoại gia có những đặc tính như cương mãnh, nhanhnhẹn, đường thẳng, ngoại lực, năng động, tư thế dài rộng
Sau đây là nguồn gốc lược sử của một số võ phái nổi tiếng đại diện cho hai nhóm Nam Phái (NộiGia) và Bắc Phái (Ngoại Gia):
NAM PHÁI (NỘI GIA)
1 VÕ ĐANG PHÁI (THÁI CỰC QUYỀN)
Võ Đang Phái tọa lạc tại núi Võ Đang Sơn thuộc Tiêu Anh phủ, nằm giữa hai phần đất Giang Tây
và Hà Nam
Trang 4Sáng tổ là Trương Quân Bảo, đạo hiệu là Trương Tam Phong sống vào cuối đời nhà Nguyên(Mông Cổ) và đầu đời nhà Minh, tổ tiên gốc ở Long Hổ Sơn, tỉnh Giang Tây Thuở nhỏ, ông theo họcđạo Nho và đạo Lão Vào triều Nguyên, vua Huệ Tôn (Thuận Đế), niên hiệu Nguyên Thống (năm1333) ông thi đỗ Mậu Tài (Tú Tài ngày nay) và làm quan Lịnh ở Trung Sơn và Bắc Lăng Về sau ôngdứt bỏ đường công danh để chu du thiên hạ Ông đã từng theo học võ và Phật tại Tung Sơn Thiếu Lâm
Tự khoảng 10 năm Vì nhận thấy võ thuật Thiếu Lâm Tự thuộc về cương quyền ngoại tráng, cho nên khithành đạo sĩ tu luyện tại núi Võ Đang, ông đã khai sáng Võ Đang quyền pháp, với đặc tính nhu nhuyễntrong kỹ thuật, phối hợp với nội lực tĩnh luyện Cũng như triết lý Lão Trang và Dịch Kinh được ápdụng dẫn đạo thực hành Môn quyền ổi danh nhất của Võ Đang phái là "Thái Cực Quyền" đượcTrương Tam Phong sáng chế vào thế kỷ 14 Theo sách "Thái Cực Quyền Luận" của Vương Tông Nhạc
có ghi: "Những điều bàn luận trong sách này đều căn cứ vào tài liệu truyền dạy của Trương TamPhong tiên sinh, để giúp hào kiệt trong thiên hạ, tăng thêm tuổi thọ, sống lâu, chớ không nghĩ đếnchuyện dùng Thái Cực Quyền để làm phương tiện chiến đấu với kẻ địch"
Theo mục "Phương Kỷ Truyện" trong Minh sử có chép" "Trương Toàn Nhất có tên thật là TrươngQuân Bảo, đạo hiệu là Trương Tam Phong dung mạo khôi ngô, thân giống rùa, lưng giống hạc, tai to,mắt tròn, râu cứng như kích Dù trời nóng hay lạnh, Trương Tam Phong thường mặc một bộ quần áo,đầu đội nón, mỗi ngày ăn hơn một đấu gạo, và đi hơn trăm dặm đường Ông cùng học trò đi chơi núi
Võ Đang, vì thích phong cảnh nơi đây, ông đã lập ra lều cỏ trên núi Võ Đang để tu luyện Vua MinhThái Tổ nghe tiếng vào năm Hồng Vũ thứ 14 tức năm 1382, có sai sứ đến tìm ông nhưng không gặp"
Theo Hoàng Tông Hy, một học giả đời Thanh cho rằng Trương Tam Phong sống vào đời Bắc Tông(950 – 1275) Còn có thuyết cho rằng Trương Tam Phong sinh ngày 9 tháng 4 năm 1247, triều Nguyên,sống đến triều Minh, thọ trên 200 tuổi Theo Quốc Kỷ Luận Lược của Từ Triết Đông, những thuyết nàykhông đáng tin cậy
Về nguồn gốc môn Thái Cực Quyền có tất cả là 4 truyền thuyết: 1 Trương Tam Phong là sáng tổ(vào cuối đời Nguyên đầu đời Minh); 2 Vào đời Đường (618 – 907) Thái Cực Quyền được phát triểnbởi bốn nhà: Hứa Tuyên Bình, người phủ Vi Châu, Giang Nam, Du Lưu Châu, người phủ Ninh Quốc,Giang Nam, Trình Linh Tiển, tự Nguyên Điều, người phủ Vi Châu, Giang Nam và Ân Lợi Hanh 3.Vào cuối đời Minh 91618 – 1644) Trần Vương Tinh, người thuộc Trần Gia tại làng Trần Gia 4 Vàotriều Thanh vua Càn Long 91736 – 1797), Vương Tông Nhạc, người tỉnh Thiểm Tây trong lúc đi ngangqua làng Trần Gia Cấu, tỉnh HỒ Nam trông thấy dân làng đang tập luyện môn nhuyển quyền Thái CựcTrần Gia Hôm sau, ông đến tiếp xúc và được dân làng nể phục, sau những lần thử đấu với các võ sưTrần Gia Vương Tông Nhạc đã nhận lưu lại dạy Thái Cực Quyền cho dân làng Trần Gia Từ đó, TrầnGia Thái Cực Quyền có ha hệ phái đứng đầu bởi: Trần Hữu Bổn (Tân phái), Trần Trường Hưng (cựuphái) và Trần Thanh Bình (Tiểu gia) Về sau Dương Phúc Khôi, tự Lộ Thiền theo học với TrầnTrường Hưng, rồi cải biến thành Dương Gia Thái Cực Quyền Dương Phúc Khôi (Lộ Thiền) có bangười học trò là anh em họ Vũ: Vũ Trừng Thanh, Võ Hà Thanh (tự là Võ Nhượng) và Võ Như Thanh
Võ Hà Thanh (tự Võ Nhượng) đến làng Trần Gia Cấu (Hồ Nam) học thêm với Trần Thanh Bình (Tiểugia phái) rồi cải biến thành "Vũ Gia Thái Cực Quyền"
2 BÁT QUÁI QUYỀN (hay BÁI QUÁT CHƯỞNG)
Bát Quái là một trong ba phái thuộc Nội Gia Nam Phái, danh từ Bát Quái được rút ra từ DịchKinh, tạm hiểu là sự biến động truyền điệu trong tám phương hướng Vì vậy kỹ thuật chính yếu của BátQuái Quyền (Chưởng) chuyền dùng bọ pháp và chưởng pháp làm trung tâm vận chuyển, biến hóakhông ngừng trong vị thế bốn phương tám hướng
Nguồn gốc Bát Quái Quyền (Chưởng) vẫn chưa được xác định Câu hỏi vẫn còn đặt ra Do ai, từđâu, và lúc nào phát sinh ra nó? Theo sách "Lam Triều Ngoại sử" có ghi: "Vào năm 1798, triều Thanh
Trang 5vua Gia Khánh năm thứ hai ở huyện Tế Ninh, tỉnh Sơn Đông, miền Hoa Bắc, Vương Trường có truyềndạy quyền pháp cho Phùng Khắc Thiện Đến mùa xuân Canh Ngọ (năm Gia Khánh thứ 15), NgưuLương Thần theo học quyền pháp này với Phùng Khắc Thiện và nhận thấy quyền pháp có tám phương
bọ nên gọi là Bát Quái Từ đó, môn Bát Quái được lưu truyền cho đến nay đã hơn trăm năm."
Đến đời vua Thanh Quang Tự thứ sáu (1881), môn Bát Quái Quyền phát triển cực thịnh khắpTrung Hoa, nhất là ở Bắc Kinh, có nhiều vị tiền bối về Bát Quái Quyền như các ông: Đổng Hải Xuyên(1798 – 1879), người tỉnh Hồ Bắc học được môn Bát Quái từ một đạo sĩ ở miền núi Đổng Hải Xuyênrất giỏi và nổi tiếng nhất ở Bắc Kinh, được xem như một Chưởng Môn về Bát Quái, có nhiều học trònổi tiếng như Vi Phước, Trịnh Đình Hoa, Tống Vĩnh Tường, Mã Duy Kỳ, Ngụy Cát, Lý Văn Bảo,Đoàn Phúc, Lý Tồn Nghĩa
Về sau, Đổng Hải Xuyên kết bạn với danh thủ Quách Vân Thâm về Hình Ý Quyền, sau trận thửthách ngang tài Từ đó, hai người kết hợp hai môn cùng dạy cho các học trò
Trong số các học trò của Đổng Hải Xuyên có Trịnh Đình Hoa rất giỏi, nổi tiếng ở Hoa Bắc TrịnhĐình Hoa có học trò giỏi nhất là Tôn Lộc Đường
Về kỹ thuật Bát Quái, theo sách "Bát Quái Quyền Học" của Tôn Lộc Đường có ghi: "Trong DuThân Bát Quái Liên hoàn chưởng có chưa mười tám đường La Hán Quyền, gồm bảy mươi hai tuyệtthoái, 72 ám cước, đến như các môn điểm huyệt, kiếm thuật, và các môn võ khí cũng chứa trong BátQuái Quyền Do đó, về hình thức môn Bát Quái rất giuống như các quyền thuật ngoại gia Bắc Phái,nhưng đặc điểm chuyên dùng bộ pháp tròn Hoán Hành, và thay đổi tay Hoán Chưởng làm chính tông,được gọi là "Du Thân Bát Quái" gồm có ba loại: thượng bàn, trung bàn, và hạ bàn Các thế thượng bàn
đã thấp, trung bàn và hạ bàn còn thấp hơn Trong lúc xoay chuyển bộ pháp dùng rất hẹp và nhanh nhẹn,với dụng ý né tránh thế công của địch, để phản kích vào mặt sau lưng của địch Trong lúc đối địch,thân và ý phải chuyển động nhưng khí phải trầm Các động tác về tay gồm có thập chưởng, đơn hoánchưởng, dùng để biến chuyển phối hợp với bốn bộ pháp linh động Trong thập chưởng, đơn hoánchưởng và song hoán chưởng làm gốc, còn lại là tám chưởng chủ yếu Bốn bộ pháp gồm có: Khởi,Lạc, Khấu và Bài Nhằm rèn luyện cho thân thủ được nhanh nhẹn, kỹ thuật của Bát Quái gồm có bốnđặc điểm như sau: Nhất Tẩu (chạy, bước lẹ), Nhị thị (trông, nhìn thấy rõ ràng), Tam Tọa (xuống bộ,ngồi thấp), và Tứ Phiên (nhà lộn, thoát ra khỏi)
3 HÌNH Ý QUYỀN
Theo truyền thuyết, Nhạc Phi Vũ (Vũ Mục 1103 – 1142) Trung Liệt Tướng Quân vào đời vua TốngCao Tông là sáng tổ của môn Hình Ý Quyền Nhưng về kỹ thuật, người thừa kế và địa phương truyền
bá môn này như thế nào? Không ai biết đến, vì không có tài liệu lưu truyền
Mãi về sau, đến giữa thời của cuối đời Minh và đầu đời Thanh (1637 – 1662), Cơ Tế Khả, tự làLong Phong, người ở Bồ Châu, tỉnh Sơn Tây rất giỏi quyền thuật và thương pháp Một hôm, Cơ LongPhong đến học đạo tại núi Chung Nam Sơn, và được một lão dị nhân truyền dạy môn Hình Ý Quyền vàtrao cho quyển "Ngũ Quyền Kinh" của Nhạc Vũ Mục với nỗi dung ghi chép các phép Ngũ hành và cáchình vẽ liên hoàn quyền của Thập Nhị Thú Hình Đồ như Long, Hổ, Ưng, Hùng (Gấu), Xà, Cáp (bồcâu), Yến, Kê, Diều (tên một loại chim), Mã, Hầu, Qui Tất cả đều dựa vào hình thể động tác mà rút racái ý nghĩa Đó cũng là chủ yếu của môn Hình Ý Quyền Từ đó, Cơ Long Phong kiên tâm nghiên cứuluyện tập mà đại ngộ và phát huy môn này đến chỗ cực thịnh Cơ Long Phong có nhai người học trò rấtgiỏi là Tào Kế Vũ, người Sơn Tây làm quan Thiểm Tây tỉnh Viên Tổng Trấn vào thời vua ThanhKhang Hy (1662 – 1722) và mã Học Lễ, người ở Lạc Dương, Hà Nam
Vào niên hiệu Hàm Phong (1811), hai anh em Đới Long Bang và Đới lăng Bang theo học với Tào
Kế Vũ và rất nổi tiếng về Hình Ý Quyền tại Sơn Tây Về sau, Lý Năng Nhiên có tên là Lạc Năng hayPhi Vũ, người ở Thâm Châu, tỉnh Trực Lệ, vốn thích quyền thuật, thường đi buôn ở Thái Cốc, nghe
Trang 6danh tiếng Đới Long Bang giỏi về Hình Ý Quyền đến xin theo thụ huấn được chín năm Sau khi về quê,
Lý Năng Nhiên thâu nhận học trò và rất nổi tiếng ở Hà Bắc Học trò rất giỏi của Lý Năng Nhiên gồm
có Quách Vân Thâm, người Thâm Châu (Quách Vân Thâm kết bạn với Đổng Hải Xuyên, một danh thủBát Quái Quyền, do đó mà hai môn Hình Ý và Bát Quái được dạy chung cho các học trò của hai phái),Lưu Kỳ Lan, người Thâm Châu, Trương Thủ Đức, người Kỳ Châu, Tống Thế Vinh, người Uyển Bình,
Xa Nghị Trai, người Thái Cốc, Bạch Tây Viên, người Đại Hưng, Lưu Hiếu Lan, người Hà Giang, vàThọ Nhiễu Trai, người Tân An
Quách vân Thâm có một số học trò rất giỏi như Hứa Chiêm Ngao, Tiền Quản Lương, Lý TồngNghĩa, Lý Khuê Nguyên, Trương Chiếm Khôi,
Còn Mã học Lễ khi về đến Hà Nam thâu nhận rất đông học trò Trong os học trò giỏi nhất như mãTầm Nguyên, người Hà Nam và Trương Chí Thanh, người Nam Dương Về sau, Trương Chí Thanhtruyền dạy cho Lý Chính, người Lỗ Sơn Lý Chính truyền lại cho Turơng Tu, người Lỗ Sơn Trương Tudạy lại cho Gia Trang Đỗ, rồi Gia Trang Đỗ dạy lại cho An Đại Khánh, người Trường An An ĐạiKhánh dạy lại cho Bảo Hiến Đình Đó là chi phái Hình ý Quyền ở Hà Nam một thời danh tiếng
Môn Hình Ý Quyền rất là đơn giản, ít biến hóa, người tập chuyên tâm dễ thuần thục Cả ba mônThái Cực, Bát Quái, và Hình Ý thuộc Nội Gia Quyền đều có liên quan mật thiết lẫn nhau
BẮC PHÁI NGOẠI GIA
Trong quyền thuật, Bắc Phái hay Ngoại Gia bao gồm rất nhiều các môn võ khác nhau, được xuất
xứ từ các địa phương Hoa Bắc Cũng như, triết lý tôn giáo và nguồn gốc khai sáng được du nhập từnước ngoài Về kỹ thuật thực hành, Bắc Phái Ngoại Gia có những đặc tính căn bản như: cương mãnh,nhanh nhẹn, năng động, trực diện, đường thẳng, ngoại lực, tư thế dài rộng,…Căn cứ vào các môn võnổi tiếng, người ta nhận thấy có 3 loại tổng quát như: Trường Quyền, Đoản Đả, và Địa Đàng (theosách "Quốc Kỷ Luận Lược" của Từ Triết Đông)
Trong Trường Quyền, một số môn nổi tiếng như: Thái Tổ, Nhị Lang, Mê Tung, Bát Cực, Phiên Tử,Tra Quyền, Hồng Quyền,… đều có những điểm đại đồng và tiểu dị Thí dụ như môn Phiên Tử sởtrường về luyện tay, môn Phê Quải chuyên luyện về chưởng pháp, còn Tra Quyền chuyên luyện vềbước di chuyển Đó là nét độc đáo của mỗi môn Ngoài ra, trong lúc tập luyện, hầu hết các môn trongTrường Quyền đều tập trung vào các điểm: tiến thoái nhanh lẹ, nhảy và tọa một cách nhẹ nhàng, khítrầm thế vững, biến hóa linh động, đường quyền dài rộng,…
Về Đoản Đả, các môn nổi tiếng nhất là Miên Trường Đoản Đả, Lục Lộ Đoản Đả của Đàn ThoáiMôn, Thiên Cang Thủ ở vùng Giang Nam, Đối Đả của phái Hồng Tháo,… đều áp dụng quyền phápnghiêm ngặt, thủ pháp kín đáo
Còn Địa Đàng chuyên về nhào lộn, nổi tiếng nhất Lục Hợp Môn, Hầu Quyền, Túy Bát Tiên,…
Về sau, cả ba môn Trường Quyền, Đoản Đả và Địa Đàng đều được một số các võ phái phối họplại với nhau Sau đây là nguồn gốc và lược sử một số các môn võ nổi tiếng đại diện cho Bắc PháiNgoại Gia Quyền:
1 Đàm Thoái và Đàn Thoái Quyền:
Môn võ Đàm Thoái hay còn gọi là Đàn Thoái được du nhập vào Trung Hoa, từ những người theođạo Hồi ở Tây Tạng, khoảng thế kỷ thứ mười bốn, rất thịnh hành ở tỉnh Sơn Đông, Hoa Bắc Về kỹthuật, môn này có hai nhánh Những người theo học 12 lộ quyền thường gọi là Đàm Thoái Còn nhữngngười theo học 10 lộ quyền lại gọi là Đàn Thoái Vào thời nhà Thanh, Hoắc Nguyên Giáp, người ở HàBắc, xuống phương nam sáng lập Tinh Võ Hội ở Thượng Hải, và phổ biến môn Đàm Thoái, rất đôngngười theo học Về sau, Mã Vĩnh Trinh là người nổi tiếng giỏi nhất về môn Đàm Thoái ở Thượng Hải
2 Tra Quyền hay Xoa Quyền:
Tra Quyền hay còn gọi là Xoa Quyền là một môn võ cổ của Trung Hoa, thuộc Bắc Phái, xuất xứ từ
Trang 7các tín đồ Hồi Giáo người Trung Hoa, thuộc các tỉnh Tân Cương, Thanh Hải, và Cam Túc, vào thế kỷthứ 14 Môn này có cùng nguồn gốc với môn Đàm Thoái Cả hai đều được thịnh hành vào thế kỷ thứ
17 tại Trung Hoa Theo sách Kỷ Hiệu Tân Thư Quyền Kinh của Thích Kế Quang, nhà họ Ôn có 72đường hành quyền, cùng một dụng ý như Tra Quyền
3 Nga Mi Võ Phái:
Vào thời vua Minh Tuyên Tôn (1426 sau T.L) tại núi Nga Mi Sơn, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, võ pháiNga Mi được sáng lập, do nữ sáng tổ Chu Tú Anh, xuất thân từ dòng họ Chu gia giỏi võ, danh tiếngnhiều đời, tại tỉnh Sơn Đông, Hoa Bắc Thuở nhỏ, vì cha mất sớm, hai anh em Chu Đức Kiệt và Chu
Tú Anh được chú ruột, Chu Đức Võ Thượng Nhân, nuôi dưỡng và truyền dạy võ nghệ rất cẩn thận
4 Không Động Võ Phái:
Võ Phái Không Động được xuất hiện tại núi Không Động, tỉnh Cam Túc, một nơi núi rừng âm u,lạnh lẽo, với một xuất xứ mù mờ, nguồn gốc sáng lập không được xác định Cách thu nhận môn đồ rấtkhắt khe và hạn chế
5 Võ Phái Địa Đàng:
Võ Phái Địa Đàng chuyện luyện về các kỹ thuật nhảy nhào, lăn lộn, té người xuống đất Theo sáchQuyền Kinh của Thích kế Quang, tổ sư của môn võ này là Thiên Trật Trường Ơû miền Hoa Bắc, võphái này áp dụng phối hợp với kỹ thuật Trường Quyền Trái lại, ở vùng Giang Nam, kỹ thuật của Đoản
Đả được phối hợp làm căn bản Ngoài ra, môn võ Túy Bát Tiên rất được xem trọng trong võ phái ĐịaĐàng Về sau, Trương Cảnh Phúc, tự là Giới Thần, rất nổi tiếng về Địa Đàng, ở Hà Bắc Oâng đã từngxuống Hoa Nam, dạy môn Địa Đàng cho Trung Hoa Thể Dục Hội, tại Thương Hải
6 Côn Luân Võ Phái:
Vào thời vua Minh Thành Tổ, niên hiệu Vĩnh Lạc (1403 – 1425 T.L.) nhà vua xuất công khố trùng
tu ngôi cổ tự Bích Vân, trên dãy núi Côn Luân Sơn, thuộc đất Lương Châu, huyện Tiêu Dương, tỉnhThanh Hải, để cấp cho Chu Đức Võ Thượng Nhân trụ trì tu luyện, và sáng lập võ phái Côn Luân
Gần ngày tạ thế, Chu Đức Võ Thượng Nhân đã kế truyền chức Chưởng Môn phái Côn Luân choChu Đức Kiệt, một người cháu ruột, cũng là một cao đồ đắc ý nhất của ngài Ngài còn lưu truyền lại bíkíp "Thái Dương Trường Kiếm Pháp", cùng với thanh bảo kiếm Thái Dương, do ngài dày công nghiêncứu chế tạo, cũng như, môn thuốc giang hồ "Tiêu Nhục Phấn" (còn gọi là Mãng Xà Diệp), cách chế tạothuốc phấn này do sư phụ của ngài truyền lại
Trước kia, Chu Đức Võ Thượng Nhân được thụ giáo với sư phụ Huyền Vân Trưởng Lão, tại BạchVân Miếu, trên dãy núi Cửu Huyền Sơn, miền bắc quan ngoại, biên giới Mông Cổ Nguyên sư phụHuyền Vân Trưởng Lão, vào thuở thiếu thời, đã tình cờ khám phá ra lá cây "Tiêu Nhục Diệp" (hayMãng Xà Diệp) qua sự chỉ điểm của người tiều phu Mông Cổ, cư ngụ bên chân núi Cửu Huyền Sơn.Loại lá "Tiêu Nhục Diệp" chỉ mọc trong rừng rậm, nơi có nhiều mnag xà lui tới, vì giống mãng xà cósẵn chất giải độc trong máu, nên khi ăn loại lá cây này, mãng xà không bị nguy hiểm, mà còn tiêu hóađược con thịt vừa mới nuốt vào trong bụng Ngoài ra, bất cứ động vật nào nhiễm phải chất độc của lá
"Tiêu Nhục Diệp", đều bị nguy hiểm đến tánh mạng, vì nhục thể sẽ bị tiêu hủy, từ từ tan ra thành nước.Trên đường giang hồ hành hiệp, mỗi khi muốn làm sạch, tiêu mất thi thể đối phương, người hiệp sĩ chỉcần cho một lượng vừa phải của "Tiêu Nhục Phấn" vào vết thương trên tử thi Sau vài phút đồng hồ, tửthi dần dần bị tan biến thành nước mà tiêu mất
7 Tung Sơn Thiếu Lâm Tự:
Võ phái Tung Sơn Thiếu Lâm Tự do Đạt Ma Tổ Sư sáng lập, vào năm (520 – 529 sau T.L.), tạinúi Tung Sơn, tỉnh Hồ Nam, là một danh môn chính phái, có nề nếp kỷ cương, trong suốt gần 15 thế kỷ.Thiếu Lâm Tự đã được mọi người mến mộ, có thành tích lừng lẫy, danh trấn giang hồ, được giới võlâm kính nể như một ngôi sao Bắc Đẩu, trên vòm trời võ lâm Trung Hoa
Trang 8Kể từ đời nhà Đường, sau chiến công oanh liệt của 13 vị thiền sư Thiếu Lâm Tự, giúp vua ĐườngThái Tông (năm 627 sau T.L.) dẹp được giặc Vương Thế Sung, từ đó, võ phái Thiếu Lâm vang danhkhắp Trung nguyên.
Trong suốt thời nhà Minh (1368 – 1644 T.L.), võ phái Thiếu Lâm Tự ở vào thời hưng thịnh, sách
"Thiếu Lâm Côn Pháp Xiểng Tông" được biên soạn phổ biến, do Trình Xung Đẩu, tự Tông Du, người
ở Tân Đô, sau khi học võ thuần thục với hai vị thiền sư Thiếu Lâm là Hồng Kỷ và Hồng Chuyển, hai vịnày đã nổi danh nhất về côn pháp, vào thời vua Minh Vạn Lịch (1573 – 1616 sau T.L.) Đến đời vuaMinh Sùng Trinh (1628), tướng Thẩm Thụy Trinh đã mời các nhà sư Thiếu Lâm Tự: Hồng Kỷ vàHồng Tín đến Thái Thượng dạy võ cho binh sĩ Khi nhà Minh mất về Thanh triều (1644), các cựu thầnvăn võ và tôn thất nhà Minh, phần đông, trốn ẩn trong chùa Thiếu Lâm Tự, để ẩn dật và chuyên tâmgắng sức luyện võ, mưu tìm cơ hội khôi phục quốc gia
Sau cùng, Thiếu Lâm Tự đã ở vào thời cực thịnh, vang danh trong phong trào "Phản Thanh PhụcMinh" của dân Hán, vào thời Mãn Thanh
Ngoài ra, Tung Sơn Thiếu Lâm Tự còn là một lò luyện võ sản xuất biết bao ngoại đồ cao đẳng,nhân tài võ dũng, giang hồ hiệp sĩ, giúp dân giúp nước, khắp nơi trên lãnh thổ Trung Hoa, trong nhữngthế kỷ vừa qua Cũng như, một số chi nhánh Thiếu Lâm Tự địa phương Nam Bắc đã được các cao đồphát huy như Hồng Gia, Lưu Gia, Lý Gia, Thái Gia, và Mặc gia,… cũng như, rất nhiều võ phái lớn nhỏđược sáng lập tại các địa phương Trung Hoa, đáng kể đến như: Quảng Châu Thiếu Lâm Nam Phái,Thiếu Lâm Bạch Hạc Phái, Thái Sơn Thiếu Lâm Bắc Phái (hay Sơn Đông),…
8 Quảng Châu Thiếu Lâm Nam Phái:
Quảng Châu Thiếu Lâm Nam Phái được đặt trụ sở tại chùa Tam Vân Tự, tọa lạc tại phía đôngngoại thành Quảng Châu, tỉnh Phúc Kiến Ngôi vhùa này đã được xây cất vào thời vua Đường TúcTông, niên hiệu Càn Nguyên (756 sau T.L.) Vào đời vua Minh Thành Tổ, niên hiệu Vĩnh Lạc (1403sau T.L), vị trụ trì Ngũ Chấn Thiền Sư đến từ Thiếu Lâm Tự, phát động huấn võ cho các vị thiền sưtrong chùa Tam Vân Tự Ngũ Chấn Thìn Sư, dáng người cao lớn khỏe mạnh, là sư đệ của chiêu Đức
Sư Trưởng, Tung Sơn Thiếu Lâm Tự lúc bấy giờ Vào triều nhà Minh, những vị thiền sư tại Tam Vân
Tự đã có lần vang danh trong cuộc chiến thắng bọn "Nụy Khấu" (cướp biển người Nhật) đến cướp phádân lành, thuộc vùng ven biển, tỉnh Phúc Kiến Đến đời Mãn Thanh, vì tham gia vào phong trào "PhảnThanh Phục Minh" ngôi chùa này đã bị chính quyền Mãn Thanh đốt phá, và các vị thiền sư đã phải bôn
ba trốn tránh tại các tỉnh lân cận như Quảng Đông, Quảng Tây,…và âm thầm phát huy tinh thần võ dũngcủa Thiếu Lâm Nam Phái
9 Thiếu Lâm Bạch Hạc Phái:
Thiếu Lâm Bạch Hạc Phái tu luyện tại chùa Long Sơn Tự, trên núi Bạch Hạc Sơn (hay Long Sơn),thuộc huyện Quan Đồ, phía Tây tỉnh Vân Nam Võ phái này được sáng lập bởi Nhứt Khánh Thiền Sư,vào hàng sư đệ của Trí Dõng Thiền Sư (Trí Dõng là thầy dạy của Chiêu Đức và Ngũ Chấn Thiền Sư)
Vì xuất xứ từ Thiếu Lâm Tự, cho nên, cách luyện tập của Bạch Hạc phái đã được Nhứt Khánh Thiền
Sư áp dụng giống y như tại Tung Sơn Thiếu Lâm Tự Nhứt Khánh Thiền Sư thọ được 91 tuổi Đệ nhấtcao đồ của ngài là Thượng Thái Lão Ni Sư Trưởng lên kế nghiệp, và chỉ truyền dạy 10 ni cô, đều rấtgiỏi võ nghệ
Vào đời vua Thanh Cao Tôn, niên hiệu Càn Long (1736 – 1796 sau T.L.), Bạch Hạc Phái tại LongSơn Tự được truyền đến Ngũ Mai Lão Ni Sư Trưởng, lúc bấy giờ, danh nghĩa Bạch Hạc Phái lẫy lừngtrong chốn giang hồ hành hiệp
10 Thái Sơn Thiếu Lâm Bắc Phái (hay Thiếu Lâm Bắc Phái Sơn Đông):
Thái Sơn Thiếu Lâm Bắc Phái, Sơn Đông, được đặt trụ sở tu luyện tại Chùa Bạch Vân Tự, trên núi
Mã Dương Cương, thuộc dãy Thái Sơn, tỉnh Sơn Đông, miền Hoa Bắc Nữ sáng tổ Âu Dương Bích Nữ
Trang 9trụ trì tu luyện, và khai sáng võ phái này, vào thời vua Minh Tuyên Tôn (1426 sau T.L.) Xuất thân từmột gia đình yêu chuộng võ thuật, cha của Âu Dương Bích Nữ là Âu Dương Tòng Thiện, một ngoại đồcao đẳng của Tung Sơn Thiếu Lâm Tự, thuộc hàng sư huynh trên Chiêu Đức Thiền Sư, cả hai là bạnđồng môn, cùng thụ huấn với sư phụ Trí Dõng Thiền Sư.
Nguyên tổ tiên dòng họ Âu Dương, trải qua nhiều đời, rất giàu có và ham chuộng văn học nghệthuật Vào đời vua Tống Nhân Tôn (1023 sau T.L.), Âu Dương Tu, tự là Vĩnh Thúc người ở đất LưLăng, thi đỗ tiến sĩ, và được giữ chức Thái Tử Thiếu Sư trong triều Tống Nhân Tôn Về sau, ông xin
từ quan, về quê làm trí sĩ, hiệu là Lục Nhất Cư Sĩ, biên soạn sách "Văn Trung Tập" được lưu truyềntrong văn học sử Trung Hoa
Về sau, họ Âu Dương, qua nhiều đời tại Tô Châu, chuyên về việc kinh doanh, trở nên một họ giàulớn, có nhiều ruộng đất, và nhiều cổ phần lớn trong các hiệp hội kinh doanh lớn Đến đời Âu DươngTòng Thiện, ngoài văn học còn ham chuộng võ nghệ, sẵn có sức khỏe và trí thông minh, từ thuở bé, cha
mẹ đã mời danh sư về nhà truyền dạy võ cho ông Đến năm 15 tuổi, ông được phép theo học võ tạiTung Sơn Thiếu Lâm Tự, với sư phụ Trí Dõng Thiền Sư Đến năm 21 tuổi, việc học tập thập bát ban
võ nghệ đều tinh thông Sau khi hạ san Thiếu Lâm Tự, Âu Dương Tòng Thiện giao dịch rất rộng rãi,thường kết giao với các hảo hán giang hồ, dị nhân quái khách, đạo sĩ thiền sư, và tao nhân mặc khách.Cho nên, tại Tô Châu, và khắp mọi nơi lân cận, họ Âu Dương đã vang danh, mọi người đều biết đến.Trong trang trại, lúc nào cũng tấpn ập bạn bè, hàng trăm thực khách từ bốn phương đến thăm viếng lưungụ Vì vậy, khách giang hồ đã đặt tước hiệu cho Âu Dương Tòng Thiện là "Trai Mạnh Thường"
Âu Dương Tòng Thiện có hai con trai là Tòng Cát, Tòng Đức, và một gái là Âu Dương Bích Nữ
Cả ba anh em họ Âu Dương đều ham chuộng võ nghệ, và được cha tập luyện ngay từ thuở nhỏ, theophương pháp chính tông Thiếu Lâm Tự Ngoàira, các tay hảo hán giang hồ qua lại Âu Dương Trang,còn mang ra những đòn hay thế lạ của các võ phái khác nhau, để chỉ dạy cho ba anh em Âu Dương.Khi đến tuổi 17, lần lượt, cả ba đều được đưa lên Thiếu Lâm Tự, theo học tập hai năm liền với sư phụChiêu Đức Sư Trưởng Cả ba anh em Âu Dương đều tinh thông thập bát ban võ nghệ, và đặc biệt giỏi
về tài cung tiển và kỵ mã Riêng về Âu Dương Bích Nữ, nàng thường sử dụng Thiết phiến, một võ khí
cá nhân đặc biệt, do Chiêu Đức Sư Trưởng chế ra Đó là một cây quạt xếp bằng sắt, có 6 dóng đầunhọn Khi xếp chụm lại giống như cây giản vuông bằng sắt Lúc thuận tiện, muốn lấy đầu đối thủ, bấtngờ xòe ra thành cây quạt, với 6 dóng đầu nhọn, cổ đối thủ sẽ bị tiện đứt như bị cưa cắt Bích Nữ sửdụng món võ khí này rất tinh vi, cho nên, giới giang hồ gọi nàng là "Thiết Phiến Cô"
Vào thời vua Minh Thành Tổ, năm Vĩnh Lạc thứ 10, với tư cách công dân trung nghĩa, gia đình ÂuDương Tòng Thiện đã lập được đại công, trong việc cứu mạng nhà vua thoát hiểm, và giúp vua phá vỡcuộc âm mưu phản loạn của nhóm Thuận Vương, tránh được cuộc nội chiến tương tàn, khiến cho dânchúng lầm than, khốn khổ Do đó, Âu Dương Tòng Thiện đã được vua Minh Thành Tổ sắc phong tước
"Trung Dũng Hầu", và toàn gia đình họ Âu Dương được phép dùng chữ "Trung Dũng Tô Châu Đệ NhấtGia"
(Theo sách "Giang Hồ Kỳ Văn, 1930" của tác giả Tề Phong Quân)
Trang 10"Khí" (Energy) tức là năng lực, năng lượng Khí thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như:Nhiệt năng, cơ năng, quang năng, điện năng, hóa năng, năng lực tinh thần,
Khí và vật có sự liên hệ mật thiết với nhau Khí cấu tạo ra vật, và cùng kết hợp với vật Vật hoạtđộng sinh ra khí Cũng như, cơ quan có sự liên hệ mật thiết với cơ năng Cơ năng quyết định sự hìnhthành và phát triển cơ quan Cơ quan ssinh hoạt biến thành cơ năng Nhà khoa học Einstein đã giảithích sự liên hệ giữa khí và vật bằng phương trình E = mc 2 nănglượng khí bằng khối lượng nhân vớibình phương tốc độ ánh sáng Năng lượng khí và khối lượng vật chỉ là một, nhưng p hai hình thức khácnhau Khi khối lượng vật chất bị phá hủy, kết quả sẽ sinh ra năng lượng khí được tỏa ra
Về phương diện sinh lý, cơ thể con người là một thể chất hóa hợp của những tế bào, phân tử,nguyên tử khác nhau Tùy theo những yếu tố và điều kiện sống chung quanh (như: thực phẩm, nướcuống, không khí, thời tiết, xã hội ), nguồn năng lực (khí) trong cơ thể được gia tăng, hay bị suy giảm.Trong đời sống hàng ngày, nguồn năng lực (Khí) đóng một vai trò rất quan trọng, trong sự liên quanmật thiết giữa cơ thể và tâm trí con người Cũng như, hơi thở qua việc hô hấp không khí là một yếu tốquan trọng nhất, trong tiến trình phát sinh năng lực (Khí) con người Qua tiến trình hô hấp không khí,dưỡng khí (oxygen) trong không khí được gạn lọc như một nhiên liệu căn bản, dùng đốt cháy thựcphẩm, để sinh ra năng lực (khí), thán khí (carbon dioxide), và nước, theo phương trình hoá học nhưsau:
Food + Oxygen ® Energy + Carbon Dioxide + Water
(Đồ ăn) + (Dưỡng khí) ® (Năng lực) + (Thán khí) + (Nước)
năng lựv (khí) được sinh ra từ phản ứng hóa học của dưỡng khí và đồ ăn, được dùng bồi dưỡng,điều hòa nhiệm vụ não bộ, và các bộ phận trong cơ thể, cũng như, tạo nên một sức mạnh chịu đựng,dẻo dai về thể chất lẫn tinh thần Để có nguồn năng lực (khí) sung mãn, trong đòi sống khỏe mạnh,ngoài hai yếu tố cần thiết phải có như dưỡng khí (Oxygen) (trong khí trong lành), và thức ăn tươi tốt(đầy đủ chất dinh dưỡng), người ta cần phải có thêm những yếu tố hỗ trợ khác, không kém phần quantrọng như: nước uống tinh khiết, ánh sáng mặt trời, nghỉ ngơi tịnh dưỡng, tâm trí quân bình, và vậnđộng thể dục
HÔ HẤP VÀ SỰ SỐNG:
Hô hấp (hít thở) không khí đóng một vai trò quan trọng nhất, trong sự sống con người Do đó, hôhấp là để sống, sống cần phải hô hấp, vì hô hấp tạo nên hơi thở, và nguồn sinh lực (khí) trong conngười Nếu hơi thở chấm dứt, tiếp theo, sự chết đến ngay với con người
Sau một công việc mệt nhọc, hay một ngày lao tâm, lao lực, người ta áp dụng một số phương pháp
hô hấp (hít thở) không khí đúng cách Kết quả nhận thấy cơ thể khỏe mạnh, tinh thần tươi tỉnh Sinh lựcđược phục hồi, nhờ vào sự biến năng của dưỡng khí (oxygen), được không khí mang vào cơ thể
Hơi thở của một người khỏe mạnh bình thường được gọi là hơi thở tự nhiên, cần phải hội đủ bốnđặc tính: yên lặng, thanh thản, nhẹ nhàng, và điều hòa Hơi thở của họ biểu lộ một cách dễ dàng, nhẹnhàng, liên tục, không cảm thấy mệt mỏi, không bị ràng buộc bởi bất cứ điều kiện nào, kể cả việc ýthức về hơi thở Nói một cách khác, hoi thở khỏe mạnh tự nhiên là hơi thở không dài, không ngắn, êmđềm, và đều đặn Khi đạt được hơi thở như thế, người ta cảm thấy nhận được sự khỏe khoắn, nhẹnhàng trong cơ thể, tình cảm an hòa, tinh thần bình tĩnh, trong một linhhồn minh mẩn
Tuy nhiên, đối với người bệnh hoạn, sức khỏe yếu kém, hơi thở của học thường có vẻ mệt nhọc, dosức cố gắng mà ra Hơi hít vào vô cùng ngắn, thở ra thường kéo dài, đôi khi, ngược lại Những người
có hơi thở mất bình thường như thế, thể chất và tinh thần của họ trở nên yếu đuối, đời sống tình cảm bất
an, để đưa đến những nỗi lo âu, buồn nản, thiếu ý chí kiên nhẫn, trong công việc hàng ngày Tiếp tụcnhư thế, trong một thời gian lâu dài Điều kiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của họ sẽ gặp nhiều khókhăn Do đó, hơi thở của những người này cần được chăm sóc cẩn thận, trong lúc tập luyện khí công
Trang 11Dần dần, với thời gian, khí công có thể giúp họ phục hồi được hơi thở tự nhiên, khỏe mạnh bìnhthường.
Nhịp độ thở trung bình của một người khỏe mạnh bình thường là mười tám hơi thở (ra vào) trongmột phút Trong tiến trình tập luyện khí công, thời gian cho mỗi hơi thở (ra vào) càng lúc cần đượckéo dài thêm Vì vậy, khi đến giai đoan tiến bộ, học viên nên tập để nhịp độ thở trung bình giảm xuống,nghĩa là giảm dần số lần của hơi thở (ra vào) trong một phút
Các nhà thiền sư, đạo sĩ thường tập giữ cho nhịp độ thở (ra vào) từ 5 xuống tới 2 hơi thở (ra vào)trong một phút Với tư thế ngồi thiền tịnh tâm, họ có thể tập kéo dài trong 30 phút Có hai cách thôngthường để giữ cho nhịp độ thở giảm xuống như: tạo nên hơi thở nhẹ nhàng, hay đưa hơi thở sâu xuốngbụng dưới (đan điền)
BỘ MÁY HÔ HẤP TRONG KHÍ CÔNG:
Đối với học viên mới nhập môn khí công, điều quan trong nhất là việc hiểu biết về sinh lý căn bảncủa các bộ phận liên quan đế tiến trình hô hấp của con người như sau:
Nhiệm vụ của phổi:
Bộ máy hô hấp của con người gồm có hai lá phổi, và những bộ phận trung gian, để dẫn không khí
ra vào hai lá phổi như: mũi, miện, yết hầu, thanh quản, khí quản và cuống phổi Hai lá phổi được nằm
ở hai bên đường trung tuyến trong lồng ngực, và ngăn cách bởi quả tim Lá phổi bên phải gồm có bathùy Lá phổi bên trái có hai thùy
Nơi tận cùng của ống khí quản được tiếp nối với hai cuống phổi lớn, và các động mạch, để dẫnvào bên trong hai lá phổi trái phải Từ đó, hai cuống phổi lớn và các động mạch, càng vào bên trongphổi, càng được phân chia thành nhiều chùm nhánh nhỏ dần, để dẫn đến tận cùng những túi nhỏ chứakhông khí (gọi là Khí bào)
Bên trong mỗi lá phổi, được cấu tạo bởi vô số, khoảng 600 triệu túi nhỏ chứa không khí (Khí bào),chia thành hiều chùm khí bào, đi song song với nhiều chùm mạch máu lớn nhỏ chằng chịt Phổi đượccấu tạo bởi những mô mềm xốp, co dãn và có nhiều lỗ hình thức như một tổ ong Mỗi túi nhò khí bàochứa đựng một phần không khí được hít vào Từ đó, dưỡng khí (oxygen) được thấm xuyên qua thànhcủa các phế mao quản Sau đó, máu hữu dụng hóa dưỡng khí (oxygen) và thải trừ thán khí (carbondioxide) cùng những chất cặn bã, do máu góp nhặt được trong hệ thống Nếu thiếu sự hiện diện củamáu, những túi nhỏ khí bào sẽ bị thất thoát nguồn dưỡng khí (oxygen), và được thay vào bằng thán khí(carbon dioxide)
Thể tích của hai lá phổi ở người trưởng thành, trung bình chứa từ 4 đến 6 lít không khí, hoặc tươngđương với số lượng không khí được chứa trong quả bóng rổ (basketball) Nếu những mô tầng của hai
lá phổi được tráng mỏng ra trên mặt phẳng, diện tích của nó có thể phủ lên một nửa sân chơi quần vợt.Bên ngoài mỗi lá phổi được bao phủ bởi mặt trong của màng phổi vững chắc Mặt ngoài của màngphổi này được dính vào thành trong lồng ngực Vùng ở giữa màng phổi là một chất nước nhờn, để chohai lá phổi di chuyển linh động, trong lúc hít thở không khí
Vai trò hoành cách mô:
Thân người được chia làm hai phần: phần trên là lồng ngực, phần dưới là bụng Hai phần nàyđược ngăn cách bởi một "Hoành Cách Mô" (một màng thịt gân có hình nón chóp bầu) Sự co dãn củalồng ngực và hoành cách mô đã đóng một vai trò chủ yếu trong tiến trình hít thở không khí
Lồng ngực chứa đựng hai lá phổi và tim, được bao phủ bởi bộ xương sườn và xương ức Khi híthơi vào, hai lá phối bắt đầu nở lớn dần dần và gây nên sự kích thích các bắp thịt liên tiếp giữa các
Trang 12xương sườn Chính các bắp thịt này tác dụng tạo nên sự di động của bộ xương sườn, để cho lồng ngựcđược căng phồng lên Do đó, bên trong lồng ngực có thêm một khoảng trống đủ sức chứa thể tích giatăng của hai lá phổi Đây là loại thở bằng ngực (hay thở trung bình), không có sự ảnh hưởng của hoànhcách mô Phần chủ yếu là sự dãn nở lớn tối đa của lồng ngực, để đạt được một số lượng dưỡng khí(oxygen) lớn nhất, trong một thể tích không khí tối đa ở vào vùng giữa của hai lá phổi.
Đối với loại thở sâu (hay thở thấp, Đan Điền), khi hít hơi vào, không khí không bị dừng lại ở vùnggiữa của hai lá phổi như nói trên, nhưng không khí được đưa sâu xuống phần dưới của hai lá phổi.Đồng thời tạo nên một sức ép trên mặt chóp bầu của hoành cách mô, khiếncho hoành cách mô bị đẩythấp xuống phía bụng dưới, khoảng 4 phân (centimeters) Động tác này tạo nên một khoảng trống, giữamặt trên hoành cách mô và phía dưới của hai lá phổi Do đó, không khí gia tăng làm cho phần đáy củahai lá phổi, dãn nở thêm xuống phía dưới Trong khi đó, tất cả những túi nhỏ khí bào, ở vùng dưới hai
lá phổi, phải hoạt động tích cực, để có một sự dãn nở lớn gia tăng tối đa Được như thế, các túi nhỏkhí bào mới đạt được một thể tích tồn trữ không khí tối đa Điều này rất quan trọng, vì cần phải có một
số lượng dưỡng khí (oxygen) tối đa, để thay vào chỗ của số thán khí (carbon dioxide) cần được loại
bỏ ra ngoài, cũng như cần một số dưỡng khí (oxygen) để dùng vào việc tác dụng phản ứng biến thểtrong phổi
Ngoài ra, sức ép của hoành cách mô hướng xuống bụng dưới, đã khiến cho một số máu dư đang ứđọng trong các nội tạng, và màng ruột được ép dồn vào bên trong các tĩnh mạch Cũng như, tạo nên sựkích thích cho đôi dây tah kinh thái dương, giúp cho tâm trí trở nên thanh tịnh
Không khí được thổ ra là buớc sau cùng cần thiết, trong tiến trình hô hấp Song song với không khíđược thở ra, hai lá phổi co thắt nhỏ lại dần dần, cùng lúc với lồng ngực hạ thấp xuống, vì các bắp thịtgiữa bộ xương sườn giảm dần tính kích thích, rồi trở lại bình thường Do đó, sức ép của hoành cách
mô bị mất ảnh hưởng, rồi hoành cách mô bật hướng lên, theo sức đàn hồi tự nhiên Đồng thời tạo nênmột sức đẩy hướng thượng, tác động vào phần đáy của hai lá phổi, giúp gia tăng sức ép từ dưới đáyphổi, tống mạnh không khí dơ bẩn, còn ứ đọng lại từ đáy phổi ra ngoài
(Trích trong sách sắp xuất bản "Khí Công Dưỡng Sinh" của Vũ Đức Hiền Âu)
GS Vũ Đức, N.D.
Trang 13Khí Công
Khí Công Bài Một - Khái Lược Về Khí Công
GS Ngô Gia Hy - VS Trần Huy Phong
ÐỊNH NGHỈA
Khí là nguồn năng lực sống của con người Khí luân lưu trong khắp cơ thể theo các đường Kinhmạch vào Lục phủ ngũ tạng Khí biểu hiện dưới cả hai dạng vật chất và tinh thần, nhưng mắt ta khôngnhìn thấy được (không được lầm lẫn giữa Khí và Không Khí Không khí là khí trời, là phương tiện để
ta hô hấp trong lúc luyện Khí.)
Mỗi người sinh ra đều mang trong cơ thể một lượng khí nhất định, nhiều ít tuỳ theo từng người Ðó
là Khí trời cho, tức Khí thụ hưởng từ cha mẹ, còn gọi là Tiên Thiên Khí hay Khí Bẩm Sinh NgoàiTiên Thiên Khí, hàng ngày con người còn tiếp thụ một lượng Khí từ bên ngoài vào cơ thể mình xuyênqua đồ ăn thức uống, không khí, ánh sáng, vũ trụ tuyến và môi trường sống nói chung Loại khí này gọi
là Hậu Thiên Khí (tức Khí Có Sau)
Khí Công: Là công phu tập luyện để điều hòa, phát huy tích luỹ và sử dụng hai loại khí nói trên.Hai loại khí ấy phối hợp và cộng hưởng với nhau làm thành Chân Khí Chân Khí thịnh thì người khỏe,khi suy thì người yếu, khi rối thì người bệnh, khi kiệt thì người chết
Có thể nói, Khí Công là gốc của các phái võ Nội Gia, là căn cốt của mọi phương pháp dưỡng sinhÐông A Hình thành từ các Phép Ðạo Dẫn của Ðạo Gia, phối hợp với Môn Phái Thiền Tông Ðạt Ma
Sư Tổ, Khí Công triển khai qua dịch học đã trở nên rất phong phú và mỗi ngày một phát triển nhất làdựa vào y học hiện đại Lấy nguyên lý Quân Bình Âm Dương, Ðiều Hòa Ngũ Hành làm căn bản trongluyện khí Khí công làm gia tăng nội lực, một mục tiêu mà mọi võ gia đều mong muốn Lại nữa, cũngtrên căn bản này, các Võ Gia còn có thể tự trị bệnh và hơn thế, trị bệnh cho người khác, thể hiện TinhThần của Võ Ðạo
Phương pháp luyện tập Khí Công không khó, nhưng muốn luyện tập Khí Công thành tựu thì phải cóquyết tâm cao và tốn nhiều công phu Cũng ví như cách học làm thơ, cách chơi các nhạc cụ thì khôngkhó nhưng muốn trở thành một thi sĩ, một nhạc sĩ có tài thì khó hơn Chính vì vậy có người nói muốnluyện thành Khí Công thì phải có "cơ duyên" Nhưng điều chắc chắn là bất cứ ai nếu yêu thích KhíCông và kiên trì luyện tập theo đúng phương pháp thì cũng sẽ đạt được một kết quả nhất định, đủ đểgiúp cho thân thể kháng kiện, kịch phát năng lực bản thân, điều trị được nhiều loại bệnh tật của chínhmình và của người khác như các loại bệnh về Tim mạch - Thần Kinh - Tê Thấp - Thận Suy - Các loạibệnh về hô hấp, tiêu hóa, các loại bệnh liên quan đến cột sống v.v Tập Khí Công còn làm gia tăngtuổi thọ Ðối với các võ sinh luyện Khí Công còn tích lũy nội lực, tập trung tâm ý, ngõ hầu phát huy tối
đa hiệu quả của đòn thế
KỶ THUẬT LUYỆN KHÍ
Trang 14Các phương pháp luyện khí thay đổi tùy theo các Trường Phái Ðại để có năm Trường Phái chính:Ðạo Gia - Phật Gia - Y Gia - Võ Gia.
Phương pháp của Ðạo Gia chủ yếu tạo sự kháng kiện cả thể xác và tâm hồn Phương pháp này dạycách phát triển trau dồi Tâm Chất và sự sống Nghĩa là nhấn mạnh cả về hai mặt: luyện tập và suytưởng
Phương pháp của Phật Gia đặt nặng về sự điều hòa phần Tâm, tức là gạt bỏ mọi tạp niệm để đầu
Tuy các phương pháp của các Trường Phái có sự khác biệt nhưng chúng vẫn không nằm ngoài banguyên tắc chính: Tĩnh Luyện, Ðộng Luyện, và Tĩnh Ðộng Luyện Cả ba nguyên tắc này đều có 3 mặt:Luyện Tâm (tức Ðiều Tâm), Luyện Thở (tức Ðiều Tức) và Luyện Hình (tức Ðiều Thân)
Luyện Tâm (Ðiều Tâm): Bắt buộc phải gạt bỏ mọi suy nghì, ưu tư và tình cảm để đầu óc trống rỗnghoặc phải tập trung ý niệm vào một điểm để đưa trí não vào một trạng thái đặc biệt Cách luyện nàygọi là Ðịnh Thần
Luyện Thở (Ðiều Tức): Những bài tập thở gồm: Nạp Khí - Vận Khí - Xả Khí - Bế Khí, đều phải
Phương pháp khí công trong võ thuật còn gọi là: Nội Công Nội công là phương pháp luyện tậpnhững phần bên trong của cơ thể con người (không luyện cơ bắp như thể thao) Luyện bên trong tức làphương pháp luyện để:
- Kinh mạch điều hòa (luyện Kinh Mạch)
- Thần kinh vững mạnh (luyện Tâm)
- Lục phủ ngũ tạng được kích phát và kháng kiện (luyện Phủ Tạng)
Muốn "luyện bên trong" chủ yếu là phải vận dụng hơi thở Thở đúng phương pháp là cơ bản củaviệc luyện công Thở tự nhiên hàng ngày là thở Vô Thức Thở Nội Công là thở Có Y¨ Thức Thở chủđộng theo phương pháp đã được nghiên cứu công phu
CÁCH THỞ NỘI CÔNG
A Thở Bụng: là cách thở chủ yếu, trong Nội Công gọi là "Thở Thuận".
Trong khi luyện thở có thể Nằm - Ngồi - Ði - Ðứng đều được cả, nhưng bao giờ cũng phải giữ choxương sống thật thẳng
Nằm: Trên một mặt bằng cứng (không nệm, không gối đầu) hai tay để úp xuôi theo thân mình
Trang 15Ngồi: Ngồi xếp bằng theo lối bán già hay kiết già tùy ý Cũng có thể ngồi trên ghế, không dựa lưng,hai chân để xuôi xuống sàn một cách ngay ngắn, hai tay buông xuôi xuống hoặc để trên hai bắp vế Giữlưng thẳng góc với mặt ghế.
Ðứng: Ðứng thật thẳng như thế "Nghiêm" nhưng hai chân ngang rộng khoảng 25cm cho vững Haitay buông xuôi thoải mái, không co cứng cơ
Ði: Hai chân di động nhưng giữ thân người thật thẳng Dù ở tư thế nào hai tay và hai vai đều buônglỏng thoải mái Trước khi thở phải gạt bỏ tạp niệm Tập trung ý vào hơi thở
Lưu ý: chữ Khí dùng ở đây chỉ là Khí Trời, tức Hơi Thở, không phải là Chân Khí như đã địnhnghĩa
B Thực Hành
Nạp Khí: Hít khí trời thẳng vào bụng dưới, tất nhiên bụng dưới sẽ căng lên
Vận Khí: Nín thở, dồn hơi vào Ðan Ðiền (cách vùng bụng dưới rốn khoảng 3-4cm) rồi dồn khíluân lưu theo Kinh Mạch
Xả Khí: Thở ra hết, thót bụng lại, từ từ nhẹ nhàng cho hơi ra hết
Bế Khí: Ngưng thở trong lúc bụng trống rỗng, nhíu cơ hậu môn lại và tưởng tượng khí của toàn cơthể trở về Ðan Ðiền
Một vòng thở đủ bốn nhịp như thế gọi là Phép Thở 4 Thì
Lưu ý:
Cả 4 thì đều phải: Êm, Nhẹ, Ðều Ðặn Kết hợp co cơ và giãn cơ, nhưng giãn cơ là chính
Tự điều hòa 4 nhịp sao cho vừa phải để cảm thấy thoải mái, dễ chịu Nếu chỉ Nạp, Vận, và Xả màkhông Bế Khí thì đó là phép thở 3 thì
Nếu chỉ Nạp và Xả không thôi thì đó là phép thở 2 thì Các Ðạo Gia thường áp dụng lối thở hai thì
và lấy thư giãn là chủ yếu
Những người bị bệnh do cao huyết áp, bệnh Tim mạch, bệnh Hen Suyễn chỉ nên thở 2 thì Thở thậtđều, nhẹ và êm
C Thở Ngực (Còn gọi là Thở Nghịch):
Lúc Nạp Khí, Ngực căng lên, Bụng thót lại Lúc Xả Khí, Ngực xẹp xuống, Bụng hơi phình ra PhépThở Nghịch rất tốt cho Phế Nang Thượng, tạo sự cường tráng Người mới tập thở mỗi ngày nên chialàm nhiều lần, mỗi lần khoảng 5, 10 phút và thật đúng giờ, trong tư thế Ði - Ðứng - Ngồi - Nằm đềuđược cả
Khi đã thở quen, dần dần tăng thời gian tập lên Những nhà Khí Công chuyên nghiệp họ thở hầunhư suốt ngày, dĩ nhiên trừ lúc ăn no, làm việc nặng, ngủ nghỉ Ðây mới chỉ là những cách thở căn bảntrong Khí Công Thở đúng cách theo các tư thế khác nhau là chúng ta bắt đầu bước vào con đườngluyện tập Khí Công hay Nội Công vậy
Trang 16Khí Công Bài Hai - Phương Pháp Luyện Khí
VS Trần Huy Phong
Trang 17Khí là nguồn năng lực sống của con người (vital energy) Có hai loại Khí: Khí Tiên Thiên do cha
mẹ truyền thụ, Khí Hậu Thiên do ta tiếp thụ qua dinh dưỡng và môi trường sống Khí luân lưu khắp cơthể, qua các đường Kinh Mạch vào lục phủ ngũ tạng Khí biểu hiện dưới cả hai dạng vật chất và tinhthần (các nhà khoa học đã dùng máy móc để thí nghiệm và xác minh điều đó), nhưng với mắt thường takhông nhìn thấy được Không bao giờ được lầm lẫn Khí và Khí Trời (tức không khí), vì không khí(air) chỉ là một trong những phương tiện, dùng để hô hấp trong khi Luyện Khí
Võ lâm Trung Nguyên thường truyền tụng một câu nói rất nổi tiếng:
Lực bất đả quyền
Quyền bất đả công
Luyện vũ bất luyện công
Ðáo lão nhất trường không.
Có nghĩa là "người chỉ có sức khỏe không thôi thì không thể đánh người giỏi quyền pháp, và người
có quyền pháp không thắng được người có Khí Công Tập võ mà không luyện Khí Công thì khi về già
sẽ không còn gì nữa"
Những Phương Pháp Thở Thông Thường Ðể Chuẩn Bị Luyện Khí
Lưu ý: Thở đúng phương pháp là phần cơ bản của việc luyện Công Thở hàng ngày là thở tự nhiên,thở vô thức Thở Khí Công hay Nội Công là thở có ý thức, thở theo phương pháp Các bài thở thôngthường này, chưa cần thiết phải áp dụng những phương pháp Nhập Tĩnh, Thu Công
Tư Thế: Trong khi luyện thở, có thể Nằm - Ngồi - Ðứng đều được cả, nhưng bao giờ cũng phải chođầu, cổ và xương sống thật thẳng thì Khí mới có thể lưu thông được
Nằm: trên một mặt bằng và cứng (không nệm, không gối đầu), hai tay để úp, xuôi theo thân mình.Hai chân duỗi thẳng, gót chân chạm nhau, mũi bàn chân ngả ra hai bên Tư thế nằm áp dụng cho nhữngngười sức khỏe quá yếu, hoặc những người thiếu máu, không thể ngồi lâu được
Ngồi: ngồi xếp bằng theo lối bán già hay kiết già tùy ý, cũng có thể ngồi trên ghế, không dựa lưng,hai chân để xuôi xuống sàn một cách tự nhiên, ngay ngắn, hai tay buông xuôi xuống hoặc để trên haibắp vế Ðiều quan trọng là phải giữ cho đầu, cổ xương sống xuống đến hậu môn ở trên một đườngthẳng Ngồi là tư thế đúng nhất và tốt nhất cho việc Luyện Khí´
Ðứng: Hai chân đứng song song, dang rộng khoảng 25cm, cho vững, hai tay buông xuôi theo thânngười, hai đầu gối hơi chùng xuống một chút, nặng ở hai gót chân, buông lỏng hai vai Tư thế đứngdùng để tập luyện nhiều động tác quan trọng
Dù ở tư thế nào, thân, vai, bụng đều buông lỏng, thoải mái Trước khi thở phải gạt bỏ hết mọi ýnghĩ, tập trung tinh thần vào hơi thở Trước khi Luyện Khí nên biết Thư Giãn Không biết Thư Giãn thìkết quả Luyện Khí sẽ bị giới hạn rất nhiều:
Thư giãn Cơ Bắp: buông lỏng tất cả dường gân, thớ thịt: từ đầu ngón tay cho tới tứ chi, vai, bụng
và toàn thể thân người, coi như toàn thân mềm nhũn ra, không còn một trương lực nào cả
Thư giãn Tâm Thần: để bộ não từ từ tan biến đi, không còn một ý thức nào nữa, không nghe, khôngthấy, không biết gì nữa, cứ để tâm chìm vào hư vô Mới đầu khó thực hiện, nhưng sau sẽ quen dần.Ðộng tác Thư Giãn sẽ giúp ta thấy nhẹ nhàng, khoan thai, dễ chịu sau những giờ làm việc căng thẳng.Thư giãn thoải mái xong mới bắt đầu tập luyện
I Thở Bụng (còn gọi là thở Thuận):
Trang 18Phương pháp thở bụng 2 thời liên tục: ngồi bán già hay kiết già, hay ngồi trên ghế hoặc đứng, hoặcnằm trên mặt phẳng và cứng, không gối đầu, mục đích giữ cho đầu, cổ, lưng thật thẳng, hai tay buôngxuôi.
Nạp Khí: Từ từ hít hơi vào thẳng bụng dưới theo phương pháp: đều, nhẹ, êm, sâu (khi đầy, bụnghơi phình ra)
Xả Khí: ngay khi đó, từ từ thở ra cũng đều- nhẹ - êm và thở ra hết
Ghi chú quan trọng:
- Hít vào và thở ra đều bằng mũi
- Công thức: mới tập theo công thức 3-3 (nghĩa là hít vào trong 3 giây và thở ra cũng đúng 3 giây,nghĩa là thở 10 vòng trong 1 phút Cách đếm: ba trăm lẻ một, ba trăm lẻ hai, ba trăm lẻ ba cứ đếmđều đặn là rất đúng, nếu cần lấy đồng hồ ra căn lại cách đếm cho chính xác hơn), dù ta có thể tập dàihơn cũng đừng cố, phải tập ít nhất trong 3 tuần lễ mới có thể tăng dần
Về sau, khi đã tập luyện vững vàng rồi, ta có thể theo công thức: 5-5 (tức 5 vòng thở ra một phút)hoặc 6-6 (tức 6 vòng thở trong một phút) Một người bình thường, thở trung bình 15 vòng trong 1 phút,nếu nay ta thở chỉ còn 10 vòng/phút là đã khá tốt rồi
So sánh với nhịp thở của một loài động vật: gà mái 30 nhịp/phút, chó 28 nhịp/phút, mèo 24nhịp/phút, ngựa 16 nhịp/phút, rùa 2 nhịp/phút Nếu nhiều công phu tập luyện, sau này ta có thể thở từ 2nhịp hay 1 nhịp trong một phút thì tuổi thọ của ta có thể tăng lên như loài rùa Mặt khác, khi thở chậm,nhịp tim cũng sẽ đập chậm lại và đều hơn Giả thử nhịp tim đang từ 90 giảm xuống 60 lần/phút, tức làtiết giảm được 30 lần/phút Nếu tính trong một năm thì sẽ tiết giảm được: 30 lần x 60 x 24 x 365 ngày
= 15,768,000 lần
Tập đúng: thân thể tráng kiện, da mặt hồng hào, sáng láng, mắt sáng, tinh thần thoải mái dễ chịu.Tập sai: Nồng độ CO2 trong máu quá cao, gây ra các triệu chứng dễ nhức đỉnh đầu và vùng gáy.Tim bị hồi hộp, ăn không tiêu gặp trường hợp này, xả trong một tuần lễ sẽ khỏi (xem cách XẢ ở phầnThụ Công - đoạn chót bài 4)
Phương pháp thở bụng 3 thời: công thức 3-3-3 hoặc 4-4-4 Nghĩa là Nạp Khí trong 3 giây Sau đódồn khí xuống Ðan Ðiền (tức huyệt Khí Hải - cách lỗ rốn khoảng từ 3 tới 4 cm), ngưng tụ khí tại đótrong 3 giây, làm cho đan điền căng lên, đồng thời ta nhíu hậu môn và đường tiểu tiện lại Sau đó,buông lỏng tất cả và từ từ Xả Khí ra trong 3 giây, cho không khí ra hết, xả xong lại tiếp tục Nạp Khí,thở cho vòng kế tiếp, liên tục không ngừng Sự ngưng tụ khí tại Ðan Ðiền này rất quan trọng sẽ giảithích sau
Phương pháp thở bụng 4 thời: công thức 3-3-3-3 về sau khi thở đã quen có thể áp dụng công thức4-4-4-4 hoặc cao hơn nữa (nhưng đừng cố quá sẽ có hại!) Nạp trong 3 giây, ngưng tụ tại Ðan Ðiềntrong 3 giây, nhíu hậu môn và đường tiểu tiện lại, như nói ở đoạn trên Sau đó buông lỏng tất cả, Xả(tức thở ra nhẹ, đều, êm trong 3 giây cho hết không khí) Khi bụng đã xẹp hết hơi, ta Bế Khí, tức làngưng thở hoàn toàn, để bụng trống rỗng trong 3 giây rồi lại tiếp tục Nạp Khí cho vòng kế tiếp
Ghi chú: Việc thở phải điều hòa, liên tục, nhịp nhàng và bao giờ cũng phải Êm - Nhẹ - Ðều - Dài.Thở hấp tấp, vội vàng, cốt cho đủ số là hoàn toàn vô ích!
Nên khai thác triệt để hơi thở trong ngày: nếu ta chỉ tập thở trong những buổi chính thức theo đúngnghi thức, thì nhiều lắm, mỗi ngày, ta cũng chỉ tập được hai buổi (mỗi buổi khoảng nửa giờ mà thôi) vàtất nhiên kết quả chỉ có giới hạn Nhưng theo lối thở phổ thông trình bày ở trên, ta có thể thở bất cứ lúcnào, bất cứ tại đâu, tại văn phòng, trong xưởng, trong phòng khách, tại nơi đang làm việc v.v Ta khaithác được rất nhiều dịp thở trong ngày mà những người xung quanh không hay biết, theo kiểu "tích tiểuthành đại", lâu dần thành thói quen Càng thở nhiều càng thấy thoải mái dễ chịu không bị mệt mỏi, căngthẳng, chán nản, mất tinh thần Tất nhiên không nên thở lúc ăn no, uống say hoặc lúc làm việc nặng
Trang 19Lý giải theo Y-học Tây phương:
Khi ta tập các cơ bắp như tập tay, tập chân, tập cổ, tập ngực v.v ta thường dùng các dụng cụ như
tạ, dây kéo, para fix, parallel, hoặc hít đất, nhẩy xổm, bơi lội v.v Nhưng nếu ta muốn tập các bộphận bên trong như Tim, Gan, Tì, Phế, Thận (ngũ tạng) hoặc Dạ Dầy, Mật, Bàng Quan, Tam Tiêu, RuộtNon, Ruột Già (lục phủ) nhất là các Kinh Mạch và Thần Kinh, thì chúng ta tập ra sao?
Người xưa dạy ta tập bằng cách Thở Khí Công: khi ta Nạp không khí vào phần Hạ Phế (phổi dưới)
- nói là thở Bụng, nhưng thực tế, không bao giờ không khí có thể vào thẳng bụng được Không khí vàophần Phổi dưới, nó sẽ nở ra, đẩy Cơ Hoành và Cơ Bụng xuống, làm cho Lục Phủ Ngũ Tạng bị ép nhẹxuống Khi ta Xả Khí, Cơ Hoành và Cơ Bụng lại nâng Lục Phủ Ngũ Tạng lên Như vậy, toàn bộ các cơquan trong người ta cứ liên tục bị nhồi lên, ép xuống một cách nhẹ nhàng, nhu nhuyễn, như vậy các bộphận bên trong của ta đã được "thoa bóp bằng hơi một cách vô cùng êm ái" Nói cách khác, Lục PhủNgũ Tạng của ta đã được tập luyện bằng những đệm hơi rất vi tế Một khi các bộ phận trong người đãđược tập có phương pháp như thế thì tất nhiên chúng sẽ trở nên linh hoạt, không bị u trệ và hoạt độngtốt hơn, do đó Kinh Mạch của ta sẽ vận hành đều hòa hơn Mặt khác, vì phải tập trung tinh thần, khôngsuy nghĩ vẩn vơ, điều này sẽ giúp cho Thần Kinh của chúng ta vững vàng, Tâm không bị giao động, âmdương được quân bình
Tập như thế, tức là Tập Bên Trong - Công Phu Tập Luyện Bên Trong- Tức là Tập Nội Công vậy.Ghi chú: Nếu chịu khó tập Thở Nội Công liên tục đều dặn, sau 3 tháng sẽ có kết quả cụ thể: ngườikhỏe mạnh, năng động, vui tươi, giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol, giảm huyết áp (nếucó), ăn uống, tiêu hóa tốt, sinh lý mạnh và có thể chữa khỏi những chứng bệnh thông thường
Trang 20Khí Công Bài Ba - Luyện Khí
VS Trần Huy Phong
Khí Công của Vovinam - Việt Võ Ðạo, có những nét đặc thù riêng, mục đích để luyện Tâm Thântheo nguyên lý Cương Nhu Phối Triển Chủ yếu luyện Khí Công để Dưỡng sinh, bảo kiện, tăng cườngthể lực để tự chữa một số bệnh cho chính bản thân và nếu khá hơn, có thể phát công để trị bệnh chongười khác Ðặc biệt là có khả năng tập trung sức mạnh của Tâm Thân, áp dụng trong tự vệ và chiếnđấu
Tôi đã dự định viết một cuốn "Nội Công Nhập Môn Việt Võ Ðạo" từ mấy năm trước, nhưng khôngmay tôi bị lâm trọng bệnh, nên chưa thực hiện được Do yêu cầu của một số môn sinh, đề nghị tôi viếttiếp một vài bài nữa sau bài "Khái Lược Về Khí Công" đăng trong tập san Việt Võ Ðạo - Trở VềNguồn xuất bản năm 1993 Mặc dù đang tiếp tục điều trị bệnh tại Pháp (đợt 3), tôi cũng cố gắng đápứng lời yêu cầu của các bạn
Thời gian: Người xưa chia thời gian theo giờ sinh thái rất phức tạp, ngày nay ít ai theo được Tốtnhất là nên tập vào lúc bình minh, hoặc vào những giờ rảnh rỗi, không bị công việc chi phối là được
Không nên luyện công trong lúc ăn no, uống say, chỉ tập khi bụng đã nhẹ (sau bữa ăn khoảng 2giờ)
Không tập khi đau yếu, hoặc khi làm việc quá mệt mỏi
Không giao hợp trước và sau buổi tập
Uống một ly nước đun sôi để nguội trước và sau buổi tập
2 Chuẩn bị tư tưởng
Trước khi tập thở Nội Công, điều quan trọng trước hết là phải chuẩn bị Y¨ Niệm và Tư Tưởng:hãy buông bỏ tất cả không còn hình ảnh nào vương vấn trong tâm ta nữa, không lo lắng, ưu tư, yêughét gì nữa cuộc đời dù có ghê gớm đến đâu, ta cũng nên "vứt bỏ ra ngoài trong chốt lát, để Tâmđược thực sự an bình, thư thái (điều Tâm)
3 Tư thế mẫu
Hướng ngồi nên theo hướng Nam Bắc (quay mặt về hướng Bắc cho hợp với Ðịa từ, nhưng cũngkhông cần quan trọng hóa) Ngồi kiết già hay bán già đều được cả, miễn sao thấy thoải mái Áp dụng
Trang 21các nguyên tắc sau:
Lưng thẳng, cổ thẳng, đầu ngay ngắn, cằm hơi thu lại
Bụng lỏng, hai vai và hai tay buông lỏng, toàn thân thư giãn (điều thân) cho hai mạch
Nhâm Ðốc và 12 kinh thông
Miệng ngậm để giữ Khí, lưỡi cong đặt trên vòm ếch để thông giữa hai mạch Nhâm Ðốc, nếu cónước miếng thì nuốt đi
Hai lòng bàn tay để ngửa, chồng lên nhau, đặt ở vị trí bụng dưới Con Trai tay trái chồng lên trên,con Gái tay phải chồng lên trên
Mắt nhắm để định thần, tư tưởng tập trung dùng Ý dẫn Khí, vì vậy phải thuộc vị trí của các đạihuyệt (coi bảng hướng dẫn)
Ðầu tiên hơi thở phải tự nhiên, đều đặn (điều Tức)
Nhập Tĩnh: Tập trung tinh thần, ta nhẩm đọc bài Kệ, trong ý:
Lưng thẳng, vai mềm, bụng lỏng ra,
Gát phăng ý nghĩ khỏi đầu ta,
Ðiều hơi, vận khí theo phương pháp,
Óc cố, tâm yên, tiến rất xa
(Óc cố có nghĩa là đầu óc chỉ tập trung cố định vào một điểm như hơi thở chẳng hạn)
Nếu Tâm vẫn chưa thực sự yên tĩnh, ta nhẩm đọc bài Kệ sau đây:
Chẳng mừng giận, cũng không yêu ghét,
Chẳng thương xót, cũng không lo buồn,
Ðã không ham muốn, có chi sợ hãi,
Ðể lòng thanh thản, an nhiên tự tại
Ta dồn tất cả các khí "Âm Dương" của trời đất ấy, tích tụ vào Ðan Ðiền, nén thành một trái cầu ngũsắc, to như một quả cam Ta vận hành cho trái cầu này quay tròn trong Ðan Ðiền, theo chiều quay củakim đồng hồ và ngược lại Trái cầu này sẽ phát ánh sáng, soi sáng Lục Phủ Ngũ Tạng của ta, rồi soisáng khắp các Kinh Mạch và cơ thể ta, có thể đó chỉ là do ta tưởng tượng ra mà cũng có thể là thật ánhsáng đó mỗi lúc một sáng, soi toả khắp cơ quan trong người Hiện tượng này có thể chỉ là ý niệm,nhưng cũng có thể là sự thật Người Tây phương sẽ khó có thể cảm nhận được hiện tượng này
Trái cầu ấy chính là Khí Hậu Thiên của Trời Ðất, kết hợp với Khí Tiên Thiên vốn đã sẵn có trong
cơ thể ta để tăng cường, phối hợp, làm thành Chân Khí, mà Chân Khí là cái gốc của sự sống, nó lưu
Trang 22hành, cung ứng cho các Kinh Mạch và Nội Tạng của ta Trái cầu "Chân Khí" đó, sau khi cung ứng chocác nội tạng và Kinh Mạch, nó sẽ mờ dần và nhỏ dần, chỉ còn là một điểm sáng Nhưng sau đó ta lạitiếp tục thở, tiếp tục Nạp trái cầu lại càng lớn và sáng trở lại và cứ thế tiếp tục mãi cho đến hếtbuổi tập Trung bình, mỗi buổi tập ít nhất cũng phải kéo dài trong 30 phút, ta sẽ tiếp thụ được thêmChân Khí.
Trang 23Khí Công Bài Bốn - Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên
VS Trần Huy Phong
Ghi chú: Vòng Tiểu Chu Thiên (còn gọi là Vòng Nhâm Ðốc Mạch) xưa kia được coi như mộtphương pháp Khí Công bí truyền vì Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên duy trì sự quân bình Âm Dương Khíluôn vận hành theo vòng khép kín, không bao giờ ngừng, tầm mức tác dụng rất cao vào toàn bộ KinhMạch và chức năng của Phủ Tạng
Hướng đi của hai mạch Nhâm Ðốc
Mạch Nhâm thuộc Âm (thuộc phía trước thân ngực, bụng của ta)
Mạch Ðốc thuộc Dương (thuộc phía sau lưng, chạy qua đỉnh đầu của ta)
Theo luật Âm giáng (đi xuống), Dương thăng (đi lên) thì:
Mạch Nhâm sẽ đi từ huyệt Thừa Tương (huyệt nằm ở giữa cằm, cách môi dưới độ 1cm), đi xuốngtheo đường giữa bụng, xuống đến huyệt Hội Âm (huyệt Hội Âm nằm ở chính giữa bộ phận sinh dục vàhậu môn)
Mạch Ðốc sẽ đi ngược lên, đi từ huyệt Trường Cường (huyệt này nằm ở điểm chót của đốt cộtsống cuối cùng, ngay đầu hậu môn), chạy ngược lên, qua đỉnh đầu, xuống tới huyệt Ngân Giao (là huyệtnằm ở chính giữa vòm miệng, thường gọi là hàm ếch)
Vì vậy, trong tập luyện vòng Tiểu Chu Thiên, cũng như luyện các phương pháp Khí Công khác,lưỡi luôn phải uốn cong, đặt lên nóc hàm ếch, tại vùng huyệt Ngân Giao, nhằm khép kín vòng ÂmDương, để Khí không bị phân tán
Nhập Tĩnh: Ngồi bán già hay kiết già, hoặc ngồi trên ghế, từ huyệt Bách hội (đỉnh đầu) qua sốnglưng, xuống huyệt Hội Âm đều nằm trên một trục thẳng
I Luyện Nhâm Mạch và Ðốc Mạch Riêng (áp dụng phương pháp thở hai thời)
Luyện Nhâm Mạch
Thở vào: từ từ dẫn Khí theo Mạch Nhâm, đi từ huyệt Thừa Tương xuống huyệt Hội Âm
Thở ra: từ từ dẫn Khí theo Mạch Nhâm, đi từ huyệt Hội Âm đi ngược lên huyệt Thừa Tương
II Luyện vòng Nhâm Ðốc Chung
Thông suốt hai mạch mà không cảm thấy vướng víu, do đó cần tập trung Ý để Khí có thể chạy dễdàng
a Phương pháp thứ nhất: Luyện vòng Tiểu Chu Thiên theo hai hơi thở (mỗi hơi hai thời).
** Hơi thở thứ nhất:
Thở vào: dẫn Khí từ huyệt Thừa Tương, xuống tới huyệt Khí Hải, hay Ðan Ðiền
Thở ra: dẫn Khí từ huyệt Khí Hải xuống Hội Âm rồi theo Ðốc Mạch lên huyệt Trường Cường,
Trang 24đồng thời co thắt hậu môn để đẩy Khí lên.
** Hơi thở thứ hai:
Thở vào: dẫn Khí từ huyệt Trường Cường cho tới huyệt Ðại Chùy (huyệt này nằm dưới các đốtxương cổ, nhưng ngay ở đốt xương sống đầu tiên, khi ta cúi đầu xuống, ở phần giáp xương cổ và lưng
có một cục xương nhô cao, sát bên dưới đốt xương đó là huyệt Ðại Chùy)
Thở ra: dẫn Khí từ huyệt Ðại Chùy cho tới huyệt Nhân Trung
b Phương pháp thứ hai: Luyện nguyên vòng Tiểu Chu Thiên bằng một chu kỳ thở
Thở vào: tưởng tượng Khí nhập vào huyệt Thừa tương, dẫn xuống qua huyệt Khí Hải, tới Hội Âm(trong 5 giây)
Thở ra: Co thắt hậu môn, đẩy Khí từ huyệt Hội Âm, ngược theo cột sống, chạy lên đỉnh đầu (huyệtBách Hội), rồi tới huyệt Nhân Trung (trong 5 giây)
Cứ thế tiếp tục không ngừng nghỉ cho đến hết buổi tập Ðến khi kết thúc buổi tập, lúc thở ra, ta sẽdẫn Khí xuống thẳng Ðan Ðiền
c Phương pháp thứ ba: Luyện hai vòng Tiểu Chu Thiên bằng một chu kỳ thở:
Thở vào: dẫn Khí đi từ huyệt Thừa Tương, chạy suốt hai mạch Nhâm Ðốc đến huyệt Nhân Trung.Thở ra: cũng dẫn Khí chạy suốt hai mạch Nhâm Ðốc, nhưng ở vòng cuối, dẫn Khí chạy thẳng xuốngÐan Ðiền
d Phương pháp thứ tư:Luyện nhiều vòng Tiểu Chu Thiên bằng một chu kỳ thở ba thời:
Tạm ngưng thở: dẫn Khí chạy lướt qua vòng Nhâm Ðốc mạch
Thở vào: tụ Khí đầy ở huyệt Thừa Tương Ngưng thở: Tập trung ý, dẫn Khí chạy theo đường NhâmÐốc mạch từ 3 đến 4 lần nhanh Ở vòng cuối cùng dẫn Khí xuống Ðan Ðiền
Thở ra: tưởng tượng Khí tỏa ra khắp vùng bụng dưới
e Phương pháp thứ năm:Vận Khí chạy ngược vòng Nhâm Ðốc Mạch Sau khi đã tập thành
thục, ta có thể:
1 Vận Khí chạy ngược với đường đi tự nhiên trên vòng Nhâm Ðốc:
Thở vào: Vận Khí từ huyệt Hội Âm ngược lên đường giữa bụng, lên huyệt Thừa Tương (luyệnNhâm Mạch)
Thở ra: vận Khí từ huyệt Thừa Tương, lên mặt, qua đỉnh đầu, chạy dọc xương sống xuống Hội Âm,
về Ðan Ðiền
2 Vận Khí chạy ngược xuôi, qua lại, tới lui trên suốt vòng Nhâm Ðốc:
Có khi, chỉ cần dùng lưỡi, để lên vòm miệng (hàm ếch), hơi thở tự nhiên bình thường, tự độngvòng Nhâm Ðốc vận hành chạy liên tục không ngừng nghỉ Tất nhiên phải đạt tới giai đoạn nhuầnnhuyền lắm thì mới có thành tựu như vậy được
Ghi chú: Những huyệt khó vượt qua trên mạch Ðốc:
Huyệt Trường Cường (nằm ở đốt xương cùng của cột sống), từ Hội Âm lên Trường Cường phảiqua hậu môn, là một đường cong vì thế, ta phải co thắt hậu môn để giúp đẩy Khí lên
Huyệt Mệnh Môn (nằm trong khối thận, khoảng chính giữa trục Ðan Ðiền và cột xương sống.) Khidẫn Khí qua Mệnh Môn, ta chỉ cần tập trung Y¨, cho chạy chậm lại một chút là có thể vượt qua dễdàng
Huyệt Não Hộ (nằm trên vùng gáy, dưới Bách Hội, ngang với huyệt Ấn Ðường ở phía trước), vìKhí phải vượt qua đường hõm, vòng cung của gáy nên khó đi, nhưng nếu ta tập trung Y¨, cho chạychậm lại một chút thì Khí sẽ vượt qua dễ dàng
Người mới tập vòng Tiểu Chu Thiên, lúc đầu chưa thấy cảm giác gì Nhưng sau thời gian tập quen,
ta tập trung được Tâm Ý, dẫn Khí đi đúng hướng, không bị phân tán, lúc đó ta sẽ thấy một luồng chânKhí chạy thành vòng cung trên suốt vòng Nhâm Ðốc
Trang 25Tầm quan trọng của vòng Nhâm Ðốc: luyện vòng Nhâm Ðốc là sự giao hòa giữa Tiên Thiên (mạchÐốc vốn là di sản của cha mẹ), và Hậu Thiên (mạch Nhâm được tiếp thụ từ đời sống bên ngoài).
Luyện Tiểu Chu Thiên làm thanh khiết và quân bình Âm Dương, tránh được sự rối loạn chức năngcủa Phủ Tạng Luyện vòng Tiểu Chu Thiên là bước đầu tác động vào Tinh - Khí - Thần, tiến tới bài tập
để "Tinh biến thành Khí, Khí biến thành Thần"
Trang 26Khí Công Bài Năm - Luyện Tinh - Khí - Thần và Nội Lực
VS Trần Huy Phong
A Tinh - Khí - Thần
Tinh, Khí, Thần là tam Bảo của con người, không có chúng thì chúng ta không thể tồn tại được.Tinh - Khí - Thần cũng đều có Tiên Thiên và Hậu Thiên, do đó đều có thể luyện tập để trở nên tăngtiến, sung mãn
Tinh Tiên Thiên: (còn gọi là Nguyên Khí) là tinh chất cốt lõi của con người, vốn là do Âm Dươngcủa cha mẹ truyền lại, vì vậy, Tinh là nguồn mạch của sự sống, nó duy trì tính chất di truyền của geneDNA
Tinh Hậu Thiên: (còn có tên gọi là Thiên Ðịa Khí và Thủy Cốc Khí) có chức năng duy trì và bùđắp cho sự tiêu hao của Tinh Tiên Thiên, do ta hấp thụ từ trời đất (tiết thực, dinh dưỡng, thu nạp trongnhững môi trường sống nói chung)
Phân biệt như vậy cho có nguồn gốc, thực ra Tinh Tiên Thiên hay Tinh Hậu Thiên cùng giao hòalàm một và ta gọi chung là Tinh Khí
Sách Hoàng Ðế Nội Kinh cho rằng Tinh tích tụ tại Thận, điều này cũng không sai vì Thận nên hiểu
là cơ quan bao hàm cả cơ quan sinh dục, trong đó có tinh hoàn và buồng trứng Hai Khí giao hòa vớinhau, bổ túc cho nhau để tạo thành một dạng chung gọi là Chân Khí, hàng ngày luân lưu trong các kinhmạch và Lục Phủ Ngũ Tạng của ta
Chân Khí lại chia thành:
Vinh Khí: luân lưu trong các Kinh Mạch và Tạng Phủ với chức năng điều hòa và tăng cường chosức mạnh của Kinh Mạch và Nội Tạng Vinh Khí mạnh hay yếu tùy thuộc rất nhiều và tiết thực, vì vậychúng ta phải rất cẩn thận trong việc ăn uống.Vệ Khí: không đi theo Kinh Mạch mà lại đi vào da thịt
Vệ Khí khuếch tán mạnh có thể đi vào vùng rỗn của khoang ngực, bụng Tập thở bằng Cơ Hoành (ởbài 2) có thể làm cho Vệ Khí rất có lợi trong luyện tập võ thuật, nó giúp cho gân, xương, cơ bắp của tatrở nên vững chắc và bảo vệ thân thể ta chống chọi với những thay đổi của môi trường xung quanh(như trong thiết bố sam)
Thầnlà chủ đạo của não Thần có liên quan mật thiết với Tâm, nên mới nói Tâm tàng Thần ÐanÐiền của Thần đóng ở Ấn Ðường và phía sau là Bách Hội (đỉnh đầu) Nói tóm lại, Tinh là gốc của sựsống, được nuôi dưỡng hàng ngày bởi Khí sinh sau và chịu ảnh hưởng của Chân Khí và Nguyên Khí.Mục tiêu tối hậu của Khí Công là luyện Tinh thành Khí - Luyện Khí thành Thần (trong dịp khác, tôi sẽtrình bày bài tập này)
Tinh - Khí - Thần xét cho cùng chỉ là một Tinh và Thần chỉ là hai dạng khác nhau của Khí Tinh làtrạng thái gốc, Thần là trạng thái thăng hoa của Khí Ba trạng thái này có liên hệ mật thiết với nhau và
có tác động qua lại rất hài hòa
B Nội Lực
Nội lực là sức mạnh bên trong cơ thể con người, ai cũng có Nội Lực, chỉ nhiều ít khác nhau màthôi Nội lực cũng có hai dạng: bẩm sinh và tự tạo Rất nhiều người, trời sinh ra đã có sẵn một nội lựcphi thường và cũng không ít người, khi ra đời chỉ có một sức mạnh yếu kém, nhưng nhờ bền chí luyệntập đúng phương pháp, cũng trở nên những con người có sức mạnh siêu phàm
Cái gốc của Nội Lực là Tinh - Khí - Thần, nên muốn luyện Nội Lực thì ta phải đi từng bước.Trước hết luyện Tinh - Khí - Thần, sau đó phải biết phương pháp luyện tập để thúc đẩy nội lực lên