Luyện Nội Lực

Một phần của tài liệu Khí công dưỡng sinh Việt Nam (Trang 28 - 30)

II. Luyện vòng Nhâm Ðốc Chung

d. Luyện Nội Lực

Luyện Tinh - Khí -Thần chính là những phương pháp luyện Nội Lực cơ bản, vì chính chúng là những chất liệu để gia tăng nội lực. Nhưng sau đây có ba phương pháp mà nếu tập luyện đúng cách thì Nội Lực sẽ gia tăng nhanh chóng: Ðó là tập luyện 3 vòng xoay trên cơ thể.

Vòng xoay thứ nhất là Xoay Cổ. Vòng xoay thứ hai là Xoay Hai Vai.

Vòng xoay thứ ba là Xoay Vòng Cột Sống Vùng Thắt Lưng.

Phương pháp

Ðứng trung bình tấn, tập trung hết Tâm Y¨ vào nơi tập luyện. Nạp Khí đầy bụng dưới - nín thở (Bế Khí).

Quay cổ: cắn chặt hai hàm răng, vận tối đa gân, xương cơ Cổ lên một trương lực thật cao. Từ từ quay cổ sát theo thân người (đầu lúc nào cũng sát xuống xương vai- lưng - ngực), quay nhanh dần, nhanh dần, sau đó quay ngược lại... quay cho đến khi nào hơi thể hết, cần phải thở ra thì ngưng. Thở sâu 3 hơi, để lấy sức và tiếp tục quay vòng thứ hai. Trung bình nam 7, nữ 9.

Quay vai: cắn chặt hai hàm răng, nắm chặt hai tay, vận hết xương, gân ở hai vai và hai tay... quay vòng tay theo hai vai từ phía sau ra phía trước, mỗi lúc một nhanh dần, sau đó quay ngược lại, cũng nhanh dần. Khi hơi thở đã hết thì ngưng lại. Tạm ngưng, thở sâu ba hơi để lấy lại sức và tiếp tục quay vòng thứ hai. Trung bình Nam 7, Nữ 9.

Xoay Cột Sống (đây là vòng xoay quan trọng nhất và cũng khó nhất): cắn chặt hai hàm răng, căng cứng phần bụng dưới, hai tay nắm thật chặt, dang rộng ra hai bên, cúi gục người xuống, xoay quanh vòng bụng, quanh thắt lưng, từ phải sang trái, thân người phải bẻ gập sang các phía, lúc ngửa thì lưng song song với mặt đất. Lúc nghiêng thì sườn phải gập hẳn sang một bên, quay nhanh dần, nhanh dần, sau đó quay ngược lại, cũng nhanh dần. Khi hơi thở đã hết thì ngưng lại. Tạm ngưng, thở sâu ba hơi để lấy lại sức, tiếp tục quay vòng thứ hai. Trung bình: Nam 7, Nữ 9.

Ðây là ba vòng quay quan trọng, trong lúc quay phải vận hết Khí lực trong người, tập trung Tâm Y¨ cao độ, nên việc luyện tập khá vất vả, nhưng nhờ đó mà Nội Lực sẽ được phát triển sung mãn, nhanh chóng.

Những bài tập Khí Công còn nhiều. Ngoài Ðộng Công còn có Tĩnh Công. Trong chương trình đã được phổ biến (giới hạn) còn có bài Khí Công Quyền, thuộc loại "động công", vừa ứng dụng để luyện Khí, vừa ứng dụng trong kỹ thuật chiến đấu. Một chương trình khác là "Nhị Thập Bát Tú," bao gồm 28 tư thế Ðộng Công, luyện tập để dưỡng sinh và tự chữa bệnh cho mình và cho người khác.

Lưu ý: người ta nói "Tập Khí Công rất dễ, ai cũng có thể tập được, chỉ không có duyên với nó mà thôi, nhưng muốn giỏi về Khí Công thì lại rất khó," theo tôi phần đông không chịu tập đều đặn, hoặc Tâm - Y¨ bị phân tán vì công việc (cứ lo ra vớ vẩn), không thể tập trung được, hoặc đời sống hàng ngày buông thả quá, nào hút thuốc, chơi khuya, ăn uống tự do quá độ v.v... Tuy nhiên nếu không thể nào theo đúng đươp pháp độ, thì cứ chịu khó tập thở đúng (theo bài 2) thì cùng giúp cho các bạn được rất nhiều trong khoa dưỡng sinh, bảo vệ sức khỏe, đó là cũng là một trong những mục tiêu của Môn phái ta.

2.THU CÔNG

Sau khi đã Nhập Tĩnh để tập luyện, sau giai đoạn kết thúc buổi tập, ta phải Thu Công để trở lại trạng thái bình thường. Trước khi Thu Công, phải có ý niệm chuẩn bị Thu Công.

Bước đầu tiên là Xả: phải buông lỏng các khớp toàn thân nhão hết ra, rời rạc ra, mắt mở nhìn ra xa. Từ từ hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng, nhưng chậm hơn, trung bình khoảng 20 lần, nhằm thải bớt khí CO2 tích tụ trong máu.

Bước hai: dùng song chưởng đẩy nhè nhẹ ra như đẩy một cái hộp (thở ra), xong lại co vào cũng nhè nhẹ như thế (trong 20 lần).

Bước ba: thoa hai bàn tay vào nhau cho thật nóng, rồi ấp vào hai mắt, tìm cảm giác có ánh sáng từ lòng bàn tay truyền vào mắt để tăng thị lực. Rồi dùng hai bàn tay vuốt mặt nhiều lần, rồi vuốt ngược lên đỉnh đầu cho đến khi thấy thoải mái.

Bước bốn: duỗi hai chân ra, dùng hai tay thoa bóp và vuốt mắt trên, rồi mắt dưới, rồi tay này vuốt tay kia, theo chiều trong rồi chiều ngoài.

Bước năm: dùng lưỡi xoay vòng trong vòng miệng nhiều lần, có nước bọt thì nuốt đi.

Bước sáu: hít hơi đầy bụng, xong từ từ cúi gập mình xuống (hai chân duỗi thẳng) thở ra chậm, lúc nâng người lên thì hít hơi vào (làm khoảng từ 5-7 lần).

Một phần của tài liệu Khí công dưỡng sinh Việt Nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)