II. Luyện vòng Nhâm Ðốc Chung
THỜI THƯỢNG CỔ: (trước thời nhà tần, 221 b.c trước thiên chúa)
Theo truyền thuyết thần thoại Trung Hoa, vào thời thái cổ hỗn mang, ông Bàn Cổ được sinh ra bởi khí thiêng vũ trụ. Sau đó khoảng hơn mười tám ngàn năm, trời đất mới bắt đầu khai lập theo định luật thiên nhiên. Dần dần, vạn vật và loài người xuất hiện trên quả đất. Trong giai đọan này, các nhà chép sử gọi là thời đại Tam Hoàng, khoảng tám mươi mốt ngàn năm. Theo sử ký của Tư Mã Thiên năm 145 80 BC trước Thiên Chúa), Tam Hoàng gồm có Thiên Hoàng, Địa Hoàng và Nhân Hoàng. Theo sách Thượng Thư Đại Truyện, vua Toại Nhân dạy người biết dùng lửa (tức là thời đại phát minh lửa) Vua Phục Hy dạy người biết cách đánh cá, săn bắn thú rừng (tức là thời đại du mục). Vua Thần Nông dạy người biết làm ruộng vườn, giao dịch họp chợ (tức là thời đại canh nông).
Tiếp theo Tam Hoàng, truyền xuống thời đại Ngũ Đế (khoảng hơn 474 năm). Ngũ Đế cũng có nhiều thuyết khác nhau. Theo sách sử, thời đại Ngũ Đế gồm có các vua: Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu và Đế Thuấn. Thực ra, năm tên của Ngũ Đế không phải là tên vua, chính là tên của các bộ tộc thời xưa.
Sau đó, Đế Thuấn nhường ngôi lại cho vua Vũ, thuộc bộ tộc Hạ, để lập nên triều đại nhà Hạ, bắt đầu cho chế độ quân chủ thế tập, cha truyền con nối ngôi vua. Nhà Hạ truyền ngôi được 422 năm, gồm những đời vua như: Vũ, Khải, Thái Khang,, sau cùng là Nhà Hạ bị diệt vong, bởi sự nổi lên của vua Thang, nguyên là tù trưởng của bộ tộc Thương, vua Thang thâu gồm nhiều bộ tộc khác nhau, để dựng nên triều đại nhà Thương, bắt đầu đóng đô tại vùng đất Hà Nam, thuộc tỉnh Sơn Tây ngày nay. Mãi đến đời thứ tám nhà Thương, vua Bàn Canh dời đô sang đất thuộc bộ tộc Ân, cho nên nhà Thương còn được gọi là nhà Ân từ đó. Triều đại nhà Thương (hoặc Ân) truyền ngôi được 661 năm.
Tại Trung Hoa, các món binh khí bằng đá như: dao đá, búa đá, tên đá,cuốc đá, mác đá, chày đá,, đã đào được ở các vùg đất thuộc làng Ngưỡng Thiều, huyện Thăng Trì, tỉnh Hồ Nam. Theo các nhà khảo cổ, những di tích binh khí bằng đá nầy đã xuất hiện cách nay khoảng 5,000 nam. Điều này chứng tỏ rằng võ thuật Trung Hoa đã khai sinh vào thời Thượng Cổ.
Theo truyền thuyết Trung Hoa, vua Hoàng Đế (năm 2697. B.C. trước Thiên Chúa) là thủy tổ của Hán tộc, từ miền Bắc, dùng kỹ thuật (Giốc-Để) đấu vật cổ truyền Trung Hoa, đã chiến thắng tù trưởng Xi-Vưu (Chi-You) của Miêu tộc, và chiếm lấy miền đất lưu vực sông Hoàng Hà, vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ ba trước Thiên Chúa.
Cũng như, dựa vào những hình khắc vẽ trên các di tích bằng xương, các nhà khảo cổ cho rằng phương thuật (Giốc-Để) đấu vật cổ truyền vẫn còn được áp dụng trong các đời vua nhà Thương (năm 1783 1134.B.C.trước Thiên Chúa).
Hơn nữa, các kỹ thuật (Giốc-Để) đấu vật cổ truyền này còn được thể hiện trong các vũ điệu dân tộc cổ truyền, qua hình ảnh hai vũ công, đầu mang sừng, giống như hai con bò đang lừa thế ôm vật, với đội cặp sừng đánh hút vào nhau.
Đến đời vua nhà Ân (hay Thương), bộ tộc Ân thường đánh nhau với các bộ tộc khác, cho nên, việc chế tạo những vũ khí bằng đồng rất là phát đạt như: cung, tên, giáo, dao, búa, thương,. Bằng chất đồng. Theo bốc từ ở Ân Khư, trong cuộc chiến tranh với các bộ tộc Thổ Phương và Lữ Phương, người Ân có khi giết chết hơn 2600 người, kẻ địch bị bắt về làm nô lệ.
Theo sách sử, nhà Thuong (Ân) truyền ngôi được 661 năm, đến đời vua Trụ, vì tham tàn vô đạo, bị diệt vong, về tay người con của Văn Vuong là Vũ Vương. Văn Vương là hậu duệ thuộc dòng dõi tù trưởng (tên Khí) ở đất Thai, vào đời vua Nghiêu và Thuấn, từ phương Bắc di cư đến chân núi Kỳ Sơn, thuộc tỉnh Thiểm Tây ngày nay.
Vào năm 1134 B.C trước Thiên Chúa, vũ Vương lên ngôi vua, đóng đô ở đất Cảo Kinh, lập nên triều đại nhà Tây Chu, bắt đầu chế độ phong kiến. Đến năm 770 B.C. trước Thiên Chúa, vua Bình Dương đời đô về Lạc Dương, bắt đầu cho nhà Đông Chu. Nhà Chu truyền ngôi được 885 năm (từ 1134 249 B.C. trước Thiên Chúa).
Theo sử liệu, thời đại nhà Chu là giai đoạn bắt đầu của thời đại kim khí, và các tư tưởng triết học Trung Hoa. Thuật bắn cung và dùng chiến mã xa cũng được phát sinh, với sự hưởng ứng mãnh liệt của giới thượng lưu trí thức. Thuật bắn cung, lúc bấy giờ đã được xem trọng, như là một phần nghi lễ văn hóa, tập quán xã hội, một nghệ thuật cần thiết, trong chương trình giáo dục học đường cho các học sinh ở lớp tuổi từ 15 đến 20.
Theo sử ký của Tư Mã Thiên, vào thời Xuân Thu và Chiến Quốc (722- 221 B.C. trước Thiên Chúa), người Trung Hoa đã biết dùng sắt, để thay thế chất đồng, trong việc chế tạo binh khí. Vào thời kỳ này là lúc nhà Đông Chu bắt đầu suy tàn, tiến dần đến diệt vong. Những lãnh chúa ở các địa phương nổi lên chiếm đất, hùng cứ lập nên những vượng quốc tự trị. Xã hội Trung Hoa, lúc bấy giờ, gặp phải nhiều nỗi bất công, trộm cướp, loạn lạc khắp nơi. Những vị anh hùng, hiệp sĩ, giỏi võ hảo tâm, tự nguyện đứng lên thế thiên hành đạo, trừ gian diệt bạo, để giúp đỡ bênh vực dân lành, sức yếu thế cô.
Vào thời Xuân Thu (772 481 B.C. trước Thiên Chúa), Trung Hoa có hơn 160 nước lớn nhỏ, dưới quyền thống trị của nhà Chu. Sang đến thời Chiến Quốc (từ 481- 221 BC trước Thiên Chúa) trải qua nhiều cảnh chiến tranh, các nước lớn mạnh lần lần thôn tính các nước nhỏ yếu, co nên, nhiều nước bị cảnh diệt vong, chỉ còn lại 7 nước lớn mạnh, tranh hùng với nhau, tạo nên một cuộc chiến quốc sử lâu dài giữa các nước như: Sở, Hàn, Ngụy, Triệu, Yên, Tề, và Tần.
Trong thời Xuân Thu và Chiến Quốc, thuật đánh kiếm đã được phổ biến rộng rãi, khắp cả hai miền Nam và Bắc Trung Hoa. Điều ấy đã được minh chứng trong sách "Ngô Việt Xuân Thu"