THỜI TRUNG CỔ: (Từ 221 trước TC đến 684 sau TC)

Một phần của tài liệu Khí công dưỡng sinh Việt Nam (Trang 35 - 38)

II. Luyện vòng Nhâm Ðốc Chung

THỜI TRUNG CỔ: (Từ 221 trước TC đến 684 sau TC)

Vào năm 249 B.C. trước Thiên Chúa, nhà Chu mất ngôi về tay Tần Thủy Hoàng. Vì biết cách áp dụng chính sách phú quốc cường binh, Tần Thủy Hoàng đã diệt được 5 nước: Sở, Hàn, Ngụy, Triệu và Yên. Sau đó, vào năm 221 B.C. trước Thiên Chúa, Tần Thủy Hoàng tận diệt luôn nước Tề, thống nhất đất Trung Hoa, và lập nên nhà Tần, với một chế độ quân chủ chuyên chế, tại kinh đô Hàm Dương.

Để chống giữ giặc Hung nô từ phương Bắc, Tần Thủy Hoàng cho thực hiện "Vạn Lý Trường Thành", dài hơn 1400 dặm, dọc theo biên giới, vùng núi rừng thung lũng, từ Lâm Thao, tỉnh Cam Túc đến tận Sơn Hải Quan. Công trình xây cất này đã gây nên biết bao tốn kém công quỹ , và xương máu, khổ cực từ phía dân chúng.

Hơn nữa, vì muốn thống nhất tư tưởng ngôn luận, nhà Tần ra lệnh đốt bỏ tất cả sách vở, và bắt chôn sống hơn 460 học trò. Về phương Nam, nhà Tần đem quân chinh phụcc xứ Bách Việt, và di dân hơn 50 vạn để khai hoang lập ấp.

Vào thời nhà Tần, môn kiếm thuật vẫn còn thịnh hành, và được minh chứng qua truyện "Kinh Kha Hành Thích Vua Tần" trong sử ký có ghi nhận: "Kha bàn về kiếm thuật trái ý với Nhiếp Cái. Về sau, Kha đâm không trúng Tần Thủy Hoàng, Lỗ Câu Tiễn có nói rằng:-Tiếc thay Kha không tinh luyện môn kiếm thuật."

Đến đời Nhị Thế Hoàng (năm 209 B.C. 206 B.C. trước Thiên Chúa)vì chính sách quá khắc nghiệt của nhà Tần, dân chúng khắp nơi nổi lên chống lại chính quyền, nhưng đều bị quân Tần đánh dẹp, duy chỉ còn lại binh của Lưu Bang ở đất Bái, và Hạng Võ ở đất Ngô, có đủ sức chống cự với quân Tần.

Sau cùng, binh của Lưu Bang chiếm được thành đô Hàm Dương, tiêu diệt nhà Tần. Tiếp theo, Lưu bang đánh dẹp được Hạng Võ. Vào năm 206 B.C. trước Thiên Chúa, Lưu bang lên ngôi vua, hiệu là Hán Cao Tổ, lập nên nhà Hán (Tây và Đông Hán), truyền ngôi được 425 năm.

Theo Hán sử, vào triều nhà Hán, các môn Thủ Bác (võ đánh tay đá chân), Giốc-Để (đấu vật cổ truyền), Đạo Dẫn (nội công hô hấp) và Kiếm Thuật (kể cả các binh khí khác), đều được vua Hán nâng lên hàng quốc sách, được đặt năng trong chương trình huấn luyện binh sĩ. Nhà vua chỉ thị mở các kỳ thi võ dũng, tuyển chọn những người giỏi võ để bổ sung vào tướng lãnh.

Cũng như, trong Hán Thư ở mục "Nghệ Văn Chí" có đề cập đến "Binh Kỹ Xảo", gồm có 13 thiên, ở thiên thứ 6 có ghi nhận về môn thủ Thủ Bác (võ đánh tay đá chân) được xếp vào "Binh Kỹ Xảo" để áp dụng trong việc huấn luyện cho binh sĩ. Ở mục "Vũ Đế Ký" có ghi chép: "... Vào mùa Xuân năm Nguyên Phong thứ ba (năm 113 B.C trước Thiên Chúa), nhà vua chỉ thị tổ chức hội thi đấu Giốc Để (đấu vật cổ truyền)..." cũng như ở mục "Phương Kỷ Lược" có chép: "... Hoàng Đế có thuật Tạp Tử Bộ Dẫn, gồm có mười hai quyển, trong đó đề cập đến phương pháp đạo dẫn".

Ngoài ra, trong sách "Dưỡng Tín Mệnh Lục" có các chương "Phục Khí Liệu Bệnh Đạo Dãn Án Ma" trình bày về các phương pháp tập luyện hô hấp khí công và nội công tâm pháp.

Do đó, môn Đạo Dẫn (Nội Công Tâm Pháp) đã có từ xưa, các quyền thuật gia đã áp dụng môn này để hổ trợ cho võ thuật, tăng phần sức mạnh thân tâm.

Vào đời Hán Hoàn Đế và Linh Đế (năm 147 A.C, sau Thiên Chúa) quan Hổ Bôn là Vương Việt rất giỏi về kiếm thuật và nổi tiếng ở kinh sử. Cũng như môn đồ của ông là Sử A, người gốc Hà Nam được sự chân truyền kiếm thuật của ông.

Đến cuối đời Hàn, môn kiếm thuật vẫn còn thịnh hành. Theo sách "Điển Luận" của Tào Phi có chép "Kiếm pháp ở bốn phương đều khác nhau, duy chỉ kiếm pháp ở kinh sư là hay nhất".

Vào thời Tam Quốc (năm 220 A.C sau Thiên Chúa), y sư Hoa Đà sáng chế phương pháp thể dục dưỡng sinh "Ngũ Cầm Hí" dựa trên các động tác và tính chất của năm loài thú rừng như Cọp, Gấu, Nai, Khỉ, Chim. Cũng như môn kiếm thuật vẫn được phổ biến rộng rãi, và được xem là môn chính yếu căn bản phát sinh ra các môn binh khí khác như thương, côn, chỉa ba, câu liêm, yển nguyệt đao, đơn đao, kích, ... Lúc bấy giờ các danh tướng giỏi về các môn binh khí như Lữ Bố giỏi về môn đánh kích, Tào Phi lúc tuổi trẻ giỏi về môn đánh song kích, cũng như Đặng Triển, quan Phân Úy Tướng Quân nhà Ngụy rất giỏi về kiếm thuật với tay không, Đặng Triển có khả năng đoạt được đao, kiếm, kích...

Theo Tấn Sử (265 A.D. sau Thiên Chúa), Trần A là người giỏi về trường mâu và đại đao. Bỉnh Tiên giỏi về lối dùng mâu. Sang thời Nam Bắc Triều (năm 420 589 A.D sau Thiên Chúa) vào năm 520 đến 529 Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa từ Ấn Độ đã khai sáng Thiền Tông và võ thuật Thiếu Lâm Tự tại Tung Sơn tỉnh Hồ Nam. Võ thuật Thiếu Lâm Tự được người Trung Hoa xem là một tổ phái ngoại gia quyền, danh trấn giang hồ. Về sau, các đệ tử Thiếu Lâm đã sáng lập ra nhiều chi phái Thiếu Lâm như Thiếu Lâm Bắc Phái Sơn Đông và các danh gia Nam Phái như Hồng Gia, Lý Gia, Lưu Gia, Thái Gia, và Mặc Gia.

Vào đời vua Lương nguyên Đế (552 A.D sau Thiên Chúa) Trình Linh Tiển tự Nguyên Điều người phủ Vi Châu tỉnh Giang Nam sáng chế môn Thái Cực Quyền, truyền xuống cho Trình Cũng Nguyệt, rồi đến Trình Tất, môn Thái Cực Quyền được đổi tên thành "Tiểu Cửu Thiên" gồm có mười bốn thế và hai ca quyết "Dụng Công Ngũ Chi" và "Tứ Tính Qui Nguyên".

Sau nhà Tùy (589 618 A. D) đến nhà Đường hưng khởi (618 907) tinh thần võ sỉ đạo Trung Hoa lên cao độ, do bởi chiến công của mười ba vị thiền sư Thiếu Lâm Tự, giúp vua Đường Thái Tông

(627 650) dẹp giặc Vương Thế Sung. Từ đó, võ phái Thiếu Lâm Tự vang danh khắp cả Trung Hoa. Theo Trình Xung Đẩu trong "Thiếu Lâm Côn Pháp Xiểng Tông": "... Lúc đó các nhà sư có công gồm có mười ba người, chỉ có Đàm Tông được vua phong cho làm Đại Tướng Quân, còn mười hai vị không muốn làm quan, nên được vua ban cho bốn chục khoảnh đất đai".

3. Thời Cận Cổ: (684 A.C. sau T.C. đến 1,277 A.C. sau T.C.)

Vào thời Vũ Tắc Thiên Hoàng Đế (684 705 A.C. sau T.C.), các kỳ thi võ dũng được mở rộng thường xuyên để tuyển chọn nhân tài giỏi võ, bổ nhiệm vào chức võ quan. Theo Đường thư, vào đời nhà Đường, có Hám Lăng giỏi về Lưỡng Nhân Đao (Dao hai lưỡi), nếu dao dài khoảng một trượng được gọi là Thách Đao. Cũng như, Uất Trì Kính Đức giỏi dùng Giáo (hay còn gọi Sóc), và với tay không ông ta có thể cướp được Giáo (Sóc) của đối thủ.

Theo sách "Thái Cực Quyền Thế Độ Giải" của Hứa Vũ Sinh, vào đời Đường, Hứa Tuyên Bình có trueỳn dạy môn Thái Cực Quyền, còn gọi là "Tam Thất Thế", vì nổi tiếng chỉ có 37 thế, liên tục với nhau, tiếp diên không dứt. Do đó, cũng được gọi là "Trường Quyền". Yếu quyết gồm có "Bát Tự Ca", "Tâm Hội Luận", "Chu Nhân Đại Dụng Luận", "Thập Lục Quan yếu Luận", và "Công Dụng Ca". Về sau, môn này được truyền lại cho Tống Viễn Kiều.

Ngoài ra, họ Du cũng có truyền dạy môn Thái Cực Quyền, cũng được gọi là "Tiên Thiên Quyền", hay là "Trường Quyền". Họ Du học được từ Lý Đảo Tử, ở núi Võ Đang, thời nhà Đường.

Theo Ngũ Đại Sử, vào thời Ngũ Đại (907 955 sat T.C.), Vương Ngạn Chương là người giỏi về Thiết Thương. Cũng như, vua Đường Trang Tông (923 sau T.C.) rất thích môn Giốc Để (đấu vật), thường đấu thắng Vương Đô, nên thường tự kiêu.

Về phép Đạo Dẫn hô hấp, theo sách Di Kiên Chí của Hồng Mại có ghi: Năm Chính Hòa thứ bảy (1111.) đời Huy Tông nhà Tống, Lý Tự Củ làm Khởi Củ Lang thường tập phép hô hấp gọi là "Trường Sinh An Lạc Pháp".

Vào triều đại nhà Tống (950 A.C 1,275 A.C. sau T.C.), theo mục "Quyền Kinh" trong sách Kỷ Hiệu Tân Thư của Thích Kế Quang, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn có sáng chế 32 thế Trường Quyền, gọi là Thái Tổ Môn, và các bộ quyền khác như: Lục Bộ Quyền, Hầu Quyền, Hoa Quyền. Những môn quyền này tuy có tên khác nhau, nhưng nói chung, đều có những điểm đại đồng và tiểu dị. Ngoài ra, theo trueỳn thuyết, người đời còn cho rằng môn Hồng Quyền là do Tống Thái Tổ sáng chế(???)

Vào đời Tống, danh tướng Dương Nghiệp rất giỏi về Thương Pháp, và dòng họ Dương đã nổi tiếng về "Lể Hoa Thương:. Theo sách "Kỷ Hiệu Tân Thư" của Thích Kế Quang, Thương Pháp của nhà họ Dương có thính chất biến hóa, rất huyền diệu. Cho nên, người đời sau không thể hiểu được ý nghĩa sâu rộng của nó. Hoặc có người biết đến, nhưng vẫn giữ kín không truyền dạy ra, hoặc có thể có ý dạy sai lệch với chân truyền. Vì vậy, Thương pháp của nhà họ Dương không được phổ thông bằng Thương Pháp của hai nhà họ Mã và Sa. Thương Pháp của hai nhà họ Mã và Sa đều có chỗ hay, nhưng cách dùng đánh xa hay gần đều có nhiều điểm khác nhau. Về Thương Pháp của nhà họ Dương, với tay cầm đốc thương và đưa thương ra rất dài, vừa có hư có thực, vừa có lỳ có chính, vừa có hư hư thực thực, vừa có kỳ kỳ chính chính. Lúc tiến lên dũng mạnh, lúc lui về nhanh nhẹn. Thế thương diêu động rất độc hiểm, lúc bất động vững chắc như núi Thái Sơn, lúc di động nhanh chóng như điện xẹt. Vì vậy, lúc bấy giờ, ngọn "Lê Hoa Thương" của họ Dương chưa có ai sánh kịp.

Cũng như, theo sách "Trần Kỷ" của Hà Lương Thần nhận định: "Thương pháp của nhà họ Dươngdùng cả trường lẫn đoản, hư thực đều thích nghi, lúc tiến lên tinh nhuệ không thể chống đỡ, lúc

lui mau lẹ không nghỉ kịp. Thiên hạ gọi vô địch, chỉ có thế Hoa Thương pháp của nhà họ Dương mà thôi."

Theo Tống sử, Lữ Động Tân, người ở Quan Tây, giỏi về kiếm thuật. Trương Uy giỏi dùng côn gỗ (gọi là Tử Đại Trùng), và côn tròn dài khoảng 6 thước.

Theo truyền thuyết, Nhạc Phi (Vũ Mục), danh tướng nhà Tống đã sáng chế ra môn đô vật để dạy cho binh sĩ biết cách đáng cận chiến, với tay không và sức mạnh của toàn thân, áp dụng kỹ thuật quật ngã đối thủ té nhào xuống đất, cũng như với đôi tay chân không khóa bắt đối thủ. Môn đô vật được sáng chế từ sự phối hợp các kỹ thuật của môn Giốc Để cỏ truyền Trung Hoa và các nguyên tắc trong các môn: Câu, Nả, Tiêu, Khấu,...

Một phần của tài liệu Khí công dưỡng sinh Việt Nam (Trang 35 - 38)