II. Luyện vòng Nhâm Ðốc Chung
4. Thời Cận Đại: (1277 1644 sau T.C)
Đến thời nhà Nguyên (1277 1368 sau T.C), theo Nguyên sử, Vương Anh là người giỏi về song đao, được gọi là Đao Vương. Đặng Bật giỏi về song kiếm.
Theo sách Trần Kỷ của Hà Lương Thần, "Phép Phân Giáo" của Biên Trang Tử, "Phép Khởi Lạc" của Vương Tu, "Phép Cố Ứng" của Lưu Tiên Chủ, "Phép Thiển Điện" của Mã Minh Vương, "Phép Xuất Thủ" của mã Khôi. Đó là kiếm pháp của năm nhà đều có truyền lại đời sau.
Năm 1351, Hàn Sơn Đông, người ở Loan Thành, thuộc Hà Bắc, cùng với cha là Hàn Thế, tự nhận là dòng dõi vua Huy Tông nhà Tống, với mục đíchkháng chiến chống nhà Nguyên, hai cha con họ hàn sáng lập Bạch Liên Giáo (Hoa Sen Trắng) và lợi dụng việc truyền bá võ thuật và Phật giáo để tạo thế lực, trong việc tuyển mộ tín đồ đệ tử, dần dần, Bạch Liên Giáo tạo được uy thế khắp nơi trên đất Trung Hoa. Sau khi hàn Sơn Đông tạ thế, các vị kế nghiệp lợi dụng tinh thần thấp kém, mê tín dị đoan của quần chúng, mà đi sai mục đích cách mạng, và lâm vào đường tà đạo, làm nhiều điều hỗn loạn, dâm bôn, có nhiều thành tích xấu xa, trong chốn giang hồ.
Vào thời nhà Minh (1368 1644 sau TC), môn Bát Phiên Quyền của môn phái Bát Thiển Phiên được truyền dạy rộng rãi trong quần chúng. Về sau, vào đời Thanh, Trần Tử Chính rất nổi tiếng về môn quyền này, tại vùng Hà Bắc, cũng như ông đã truyền dạy môn Bát Phiên Quyền tại Tinh Võ Hội, Thượng Hải.
Về môn Đô Vật, lúc bấy giờ, Trần Nguyên Bân là võ sư rất nổi tiếng, đã truyền dạy môn Đô vật cho một số người Nhật Bản (có lẽ, môn Nhu Thuật Nhật bản đã bị ảnh hưởng từ Đô vật Trung Hoa từ đời nhà Minh chăng????)
Cũng như, Mã lương Thường đã có dịp phát triển môn Đô vật, khi làm quan Trấn Thủ Sứ ở đất Tế Nam. Ong đã đào tạo ta nhiều nhân tài đô vật trong nhóm bộ hạ của ông, giỏi nhất gồm có: Vương Chấn Sơn và Doãn Chiếm Khôi. Về sau, Doãn Chiếm Khôi xuống phương nam phát động, dạy môn này, nhưng rất tiếc, miền nam Trung Hoa không phải là đất dụng võ của môn Đô Vật.
Về kiếm thuật vào đời nhà Minh, Thạch Diện, tự là Kính Nham, người ở Thường Thục, theo học kiếm thuật với cảnh Quật. Sau đó, Kính Nham dạy lại cho Lục Thế Nghị, người ở Thái Thượng, và Trần Hồ, người ở Thông Uy.
Ngoài ra, Dũ Đại Du, một danh tướng nhà Minh, đã từng theo Lý Lương Khâm học lối đánh trường kiếm.
Theo sách "Quốc Kỷ Luận Lược" của Từ Triết Động, vào đời nhà Minh,các danh tướng như Dũ Đại Du, và Thích Đế Quang đều giỏi về côn pháp. Cũng như, những người thiện dụng côn pháp còn có Lý Lương Khâm, Lưu bang Hiệp, Lâm Diêm,Ngoài ra còn có lối côn pháp Thanh Điền không được biết xuất xứ từ đâu?
Năm 1368, đạo sĩ Trương Tam Phong sáng lập võ Đang Phái, tại núi Võ Đang Sơn, thuộc Tiêu Anh Phủ, nằm giữa hai phần đất Giang Tây và Hà Nam. Võ Đang Phái truyền bá môn nội gia quyền Trung Hoa, một môn võ thuộc nhuyễn thuật khác với cương quyền của phái Thiếu Lâm Tự (ngoại gia quyền), và nổi danh với môn Thái Cực Quyền.
Vào thời Minh Thành Tổ (1403 1425), Chu Đức Võ Thượng Nhân sáng lập võ phái Côn Luân, tại Côn Luân Sơn, tỉnh Thanh Hải.
Vào thời nhà Minh, một số cao đồ của Tung Sơn Thiếu Lâm Tự, ở phía đông thành Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, vào đời Minh thành Tổ, niên hiệu Vĩnh Lạc (1403) do Ngũ Chấn Thiền Sư trụ trì huấn võ.
Thiếu Lâm Bạch Hạc tại chùa Long Sơn Tự, tọa lạc trên núi Long Sơn (còn gọi là Bạch Hạc Sơn), thuộc huyện Quan Đồ, phía tây tỉnh Vân Nam, do Nhứt Khánh Thiền Sư sáng lập. Ngài viên tịch lúc 91 tuổi. Đệ nhất cao đồ của ngài là Thượng Thái lão Ni Sư Trưởng kế nghiệp, vào thời vua Minh Thành Tổ (1403).
Thiếu Lâm Thái Sơn Bắc Thái (còn gọi là Thiếu Lâm Sơn Đông), tại chùa Bạch Vân Tự, trên núi Mã Dương Cương, thuộc dãy núi Thái Sơn, tỉnh Sơn Đông, miền Bắc Trung Hoa, do nữ Sáng tổ Âu Dương Bích Nữ trụ trì, vào thời vua Minh Tuyên Tôn, niên hiệu Tuyên Đức (1426). Họ Âu Dương nguyên là một ngoại đồ cao cấp rất nổi danh của Tung Sơn Tiếu Lâm Tự.
Ngoài ra, võ phái Nga Mi còn được ra đời vào thời vua Minh Tuyên Tôn (1426), tại núi Nga Mi Sơn, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, do nữ Sáng tổ Chu Tú Anh, em gái của Chu Đức Kiệt Chưởng môn võ phái Côn Luân thời bấy giờ.
Cũng như, võ phái Không Động được xuất hiện tại núi Không Động Sơn, thuộc tỉnh Cam Túc, ít thu nhận môn đồ, và có một lai lịch mù mờ, không ai biết rõ nguồn gốc và kỹ thuật huấn luyện của võ phái này.
Vào đời vua Minh Thần Tôn, niên hiệu vạn lịch (1573 1616), Trình Xung Đẩu, tự là Tông Du, người ở Tân Đô, theo học côn pháp với các nhà sư Thiếu Lâm: Hồng Kỷ và Hồng Chuyển Thiền Sư. Trình Xung Đẩu có soạn ra sách "Thiếu Lâm Côn Pháp". Theo sách "Trần Kỷ" của Hà Lương Thần có luận về côn pháp như sau: "Côn pháp ở vùng Đông Hải, Biên Thành và của Dũ Đại Du có nhiều phần giống nhau. Cũng như, cách trueỳn dạy có nhiều điểm rất là giới hạn. Côn pháp của Thiếu Lâm là Dạ Xoa côn pháp, gồm có Tam Đường: Tiền, Trung và Hậu. Tiền Đường côn còn gọi là Đơn Thủ Dạ Xoa. Trung Đường Côn còn gọi là Âm Thủ Dạ Xoa, giống như Đao Pháp. Hậu Đường côn còn gọi là Hiệp Côn Đới Bổng. Các nhà sư ở Ngưu Sơn giỏi về lối côn pháp này."