Thời Hiện Đại (1644 1912)

Một phần của tài liệu Khí công dưỡng sinh Việt Nam (Trang 39 - 41)

II. Luyện vòng Nhâm Ðốc Chung

5. Thời Hiện Đại (1644 1912)

Vào đầu đời vua Thanh Thế Tổ (1644), Nhan Nguyên, tự Tập Trai, là một bậc đại Nho, vừa giỏi quyền thuật, vừa sành đao pháp. Có lần, ông bẻ cành trúc làm đao, để đấu võ với Lý Mộc Thiên được vài hiệp, và đâm trùng vào cổ tay của họ Lý. Lý Mộc Thiên rất giỏi võ, nhưng cũng phải bị thua phục. Nhan Nguyên còn giỏi về lối đánh song đao đang lúc cỡi ngựa. Nhan Nguyên có những người bạn rất giỏi võ nghệ như: Nhiễm Hoài Phác, là một quyền sư giỏi về song đao và đơn đao, Ngụy Tú Thắng có tài nhẩy cao đến nóc nhà, Ngũ Công Sơn Nhân và Dương Dủ Hựu đều giỏi về đao và thương pháp. Cả hai dều học ở Lý Cương Chủ, một trong những học trò của Nhan Nguyên.

Vào cuối đời nhà Thanh, Vương Chính Nghị, người vùng Kinh Tân, nổi tiếng về đại đao, người đời gọi ông là Đại Đao Vương Ngũ. Họ Vương có dạy cho Đàm Tự Đồng. Vào năm 1900, họ Vương qua đời, trong cuộc loạn Quyền Phỉ.

Mê Tung Môn là môn võ gia truyền của nhà họ Hoắc, truyền đến đời thứ 7 Hoắc Nguyên Giáp. Mê Tung Môn được dạy tại Tinh Võ Hội, Thượng Hải do Hoắc Nguyên Giáp sáng lập. Về sau, môn quyền thuật chính được dạy tại Tinh Võ Hội là Nhị Lang Môn do Triệu Chân Quần lãnh đạo.

Theo Thích Kế Quang, Thiên Trật Trương là sáng tổ của môn võ Địa Đường. Ơ miền Bắc Trung Hoa, Địa Đường Môn thường dùng những kỹ thuật trường Quyền làm căn bản. Trái lại, ở vùng Giang nam, Địa Đường Môn lại áp dụng kỹ thuật của Đoãn Đả làm nền tảng. Môn Túy Bát Tiên rất được xem trọng trong phái Địa Được(ường. Vào thời cận đại, ở Hà Bắc, Trương Cảnh Phúc, tự là Giới Thần, nổi tiếng về Địa Đàng Môn, và đã từng dạy môn võ này, tại Trung Hoa Thể Dục Hội, Thượng Hải.

Hai môn võ Phế Quải và bát Cực đã được phổ biến, nhưng về nguồn gốc của hai môn này không được biết. Về hình thức và kỹ thuật, môn Bát Cực có vẻ chậm chạp. Trái lại, môn Phế Quải có vẻ linh hoạt và hữu dụng. Cả hai có tính chất mềm dẻo nhất trong các loại quyền cương mãnh Bắc phái.

Hai môn Bát Quái Chưởng và Hình Ý Quyền thuộc về nội gia quyền. Vào thế kỷ thứ 17, môn Bát Quái được phổ biến rộng rãi, tại hai miền Bắc và Nam Trung Hoa, nhưng người ta vẫn chưa được biết về xuất xứ của môn này. Theo sách "Lam Triều Ngoại Sử" có ghi: "Năm 1798, vua Thanh Gia Khánh năm thứ 2, ở Sơn Đông, huyện Tế Ninh, Hoa Bắc, Vương Trường truyền dạy quyền pháp cho Phùng Khắc Thiện. Đến mùa xuân Canh Ngọ (năm Gia Khánh thứ 15), Ngưu Lương Thần theo học với Phùng Khắc Thiện,và nhận thấy quyền pháp nầy có tám phương bộ, nên gọi là Bát Quái."

Môn Hình Ý Quyền xuất xứ từ tỉnh Sơn Tây, Hoa Bắc, truyền rộng qua Hồ Bắc, Hồ Nam và Bắc Kinh vào thế kỷ 17. Môn Hình Ý dựa vào triết lý Ngũ Hành, d0ể dẫn đạo kỹ thuật thực hành.

Vào thế kỷ 17, đầu đời nhà Thanh, Vương Lang, người miền Nam Trung Hoa, sáng chế ra môn võ Bọ Ngựa (Ngựa Trời), dựa vào sự phối hợp môn Hầu Quyền cùng với những động tác của giống Bọ Ngựa. Đến cuối đời Thanh, môn võ Bọ Ngựa có thêm 3 chi phái, tại miền Hoa Bắc như sau: Bọ Ngựa Lục Hợp Pháp do Huy Sơn người tỉnh Sơn Đông, Hoa Bắc, biến chế thành nhuyễn thuật, Bọ Ngựa Bát Bộ Tấn do Trương Hoa Long biến chế dựa vào bát bộ tấn pháp làm nền tảng, và Bọ Ngựa Thất Tinh Pháp dựa vào lối di chuyển tréo buớc theo hình ngôi sao, phối hợp với lối đánh tay hình móc ngoéo (như hổ trảo).

Một phần của tài liệu Khí công dưỡng sinh Việt Nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)