Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại thành phố châu đốc tỉnh an giang (Trang 45 - 46)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.2.Điều kiện tự nhiên

Thành phố Châu Đốc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mang những đặc tính chung của khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ bình quân hàng năm 250C - 290C, nhiệt độ cao nhất từ 360C - 38 0C, nhiệt độ thấp nhất hàng năm thƣờng xuất hiện vào tháng 10, dƣới 18oC. Khí hậu hàng năm chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với gió mùa Tây Nam; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau trùng với gió mùa Đông Bắc; lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1500mm. Khí hậu, thời tiết thành phố Châu Đốc có

37

nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, thích nghi với các loại cây trồng; đặc biệt là cây lúa và cây màu. Thành phố ít chịu ảnh hƣởng của gió bão nhƣng chịu sự tác động mạnh của chế độ thuỷ văn gây nên hiện tƣợng ngập lụt, sạt lỡ đất bờ sông…

Theo đặc điểm thổ nhƣỡng, Châu Đốc có 6 nhóm đất chính; trong đó nhóm phù sa ngọt và phù sa có phèn chiếm 72% diện tích tự nhiên. Phần lớn đất đai của Châu Đốc rất màu mỡ, có độ thích nghi để canh tác, phù hợp với nhiều loại cây lƣơng thực, cây ăn trái, một số cây công nghiệp nhiệt đới và một phần diện tích có khả năng dành cho chăn nuôi. Trữ lƣợng nguồn nƣớc của thành phố khá dồi dào, có thể khai thác và phục vụ sản xuất công nghiệp, sinh hoạt. Rừng ở Châu Đốc đa phần là rừng đồi núi với diện tích 210ha, tập trung chủ yếu ở Núi Sam. Trong đó, rừng trồng khoảng 99ha, còn lại là rừng tự nhiên thuộc rừng ẩm nhiệt đới, đa số là cây lá rộng với 154 loài cây quý hiếm, thuộc 54 họ.

Thành phố Châu Đốc ngày nay còn là trung tâm du lịch của tỉnh An Giang và Đồng bằng sông Cửu Long, là thành phố đồng bằng đặc biệt có sông, có núi với phong cảnh tự nhiên hấp dẫn và nhiều di tích lịch sử - văn hoá đƣợc xếp hạng cấp Quốc gia và cấp địa phƣơng(cấp Tỉnh); địa điểm du lịch phong phú đa dạng đƣợc trải đều và liên hoàn trên toàn thành phố. Hạ tầng kỹ thuật đƣợc đầu tƣ mới, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển; thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng, đời sống nâng cao, nhu cầu vui chơi giải trí từng bƣớc đƣợc phát triển đã tạo điều kiện cho ngành du lịch thu hút khách đến tham quan ngày càng đông. Du khách phần lớn là viếng Miếu bà Chúa Xứ Núi Sam, hàng năm có trên 4 triệu lƣợt khách đến tham quan, hành hƣơng. Ngoài ra, du khách còn có thể ngồi thuyền tham quan dòng sông Hậu, dạo quanh làng bè, khu chợ nổi trên sông và sang Cồn Tiên tham quan thánh đƣờng Hồi Giáo, xem nghề dệt thổ cẩm truyền thống của ngƣời Chăm An giang và mua sắm hàng hoá, đặc sản tại chợ Châu Đốc nhƣ: mắm thái, đƣờng thốt nốt, khô bò, khô cá tra phồng…

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại thành phố châu đốc tỉnh an giang (Trang 45 - 46)