Những vấn đề tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại thành phố châu đốc tỉnh an giang (Trang 75 - 76)

8. Kết cấu của luận văn

2.3.2.Những vấn đề tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, du lịch Châu Đốc vẫn còn tồn tại, hạn chế nhƣ: chƣa tạo ra đƣợc những sản phẩm du lịch đặc trƣng, có chất lƣợng, mang thƣơng hiệu Châu Đốc để hấp dẫn khách du lịch. Chính vì vậy, hàng năm số lƣợng khách lƣu trú, đặc biệt là khách quốc tế đến thành phố Châu Đốc còn hạn chế, đóng góp của ngành du lịch trong tổng thể kinh tế - xã hội của thành phố chƣa cao.

Ngoài ra, ứng xử trong du lịch của một số hộ kinh doanh cũng chƣa thân thiện, chuyên nghiệp; vẫn còn tình trạng chèo kéo khách du lịch; các loại hình du lịch còn đơn điệu chƣa đủ sức giữ chân du khách; môi trƣờng du lịch, sản phẩm và các dịch vụ du lịch chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách tham quan; nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn yếu và thiếu, cán bộ quản lý du lịch chƣa đƣợc đào tạo

67

chuyên sâu, thiếu đội ngũ hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch; đội ngũ lễ tân, nhân viên trong các nhà hàng, khách sạn, trình độ chƣa đồng đều, trình độ ngoại ngữ còn yếu; khách sạn chƣa đáp ứng nhu cầu lƣu trú; thiếu các dịch vụ khác phục vụ nhu cầu của khách du lịch; công tác thông tin xúc tiến du lịch tuy đã có nhiều cố gắng, nhƣng các chƣơng trình quảng bá giới thiệu chƣa đƣợc thực hiện theo chiều sâu, nội dung quảng bá chƣa đậm nét, phong phú.

Nền kinh tế nƣớc ta phát triển chƣa cao, trình độ khoa học - công nghệ còn rất hạn chế. Đây là một thách thức đặc biệt lớn đối với hoạt động quản lý, điều hành của Nhà nƣớc về kinh tế nói chung và hoạt động du lịch nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng có mặt chậm sửa đổi, chƣa đồng bộ, thiếu nhất quán và thiếu thông thoáng; việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật Du lịch còn chậm, chƣa kịp thời, gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nƣớc về du lịch ở các địa phƣơng, nhất là ở cấp huyện, cấp xã. Mặt khác, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao nên công tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực này có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực khác nhau, do đó đòi hỏi phải có sự phối hợp, đổi mới liên tục mới theo kịp đà phát triển của thời đại.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại thành phố châu đốc tỉnh an giang (Trang 75 - 76)