8. Kết cấu của luận văn
1.7.1. Tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang đƣợc nhiều ngƣời biết đến là vùng đất du lịch nổi tiếng ở khu vực ĐBSCL, qua danh thắng nổi bật là đảo Phú Quốc và hòn Phụ Tử. Kiên Giang có trung tâm là thành phố Rạch Giá - một thành phố biển duy nhất ở miệt vƣờn sông nƣớc, kế đến là địa danh Hà Tiên - một thời vang bóng với "thập cảnh" xƣa. Ngoài ra, Kiên Giang có nền văn hóa phong phú, thể hiện qua các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, ẩm thực, các làng nghề đậm chất truyền thống nhƣ đan đệm bàng, dệt chiếu Tà Niên, nắn nồi Hòn Đất, làm hàng thủ công mỹ nghệ bằng đồi mồi, làm huyền phách ở Hà Tiên. Nhiều lễ hội đƣợc tổ chức hàng năm.
Những năm gần đây, du lịch Kiên Giang đã có sự phát triển đáng khích lệ. Tính từ năm 2013 đến 2017, Kiên Giang đã đón khoảng 20,4 triệu lƣợt khách, trong đó có 1,1 triệu lƣợt khách quốc tế, tăng trƣởng bình quân hằng năm là12,2%. Hệ thống cơ sở lƣu trú toàn tỉnh có hơn 14.000 phòng, trong đó 3.455 phòng đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao; doanh thu du lịch đạt 8.525 tỷ đồng. Các chuyến bay, chuyến tàu ra Phú Quốc rất đông hành khách, nhất là trong dịp TếtNguyên đán vừa qua, các
31
hãng hàng không, tàu cao tốc phải tăng chuyến mới đủ cho nhu cầu đi lại(Xuân Quang, 2018).
Bài học kinh ngiệm quản lý nhà nước về hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang:
Thứ nhất, việc nắm bắt đƣợc thời cơ để có những định hƣớng phát triển du lịch cho phù hợp với tình hình thức tế của tỉnh; triển khai thực hiện tốt pháp luật và các chính sách phát triển du lịch nhằm tạo lập môi trƣờng pháp lý, kinh tế, xã hội và kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sự phát triển du lịch ở địa phƣơng.Thứ hai, trong quá trình phát triển, Kiên Giang đã và đang triển khai nhiều chính sách đồng bộ, đặc biệt là chính sách khuyến khích, thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào khai thác ngày càng có hiệu quả các tiềm năng du lịch địa phƣơng.