Khái quát về thành phố Châu Đốc

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại thành phố châu đốc tỉnh an giang (Trang 44 - 45)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.Khái quát về thành phố Châu Đốc

2.1.1.Vị trí địa lý

Châu Đốc là thành phố trực thuộc tỉnh An giang, sát biên giới Việt Nam với Vƣơng quốc Campuchia, cách Thành phố Long xuyên 54 km theo Quốc lộ 91. Đông bắc tiếp giáp huyện An phú; Tây bắc giáp Campuchia; phía Đông giáp huyện Phú Tân; phía Nam giáp huyện Châu Phú; phía Tây giáp huyện Tịnh Biên.Thành phố Châu Đốc có 07 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: phƣờng Châu Phú A; phƣờng Châu Phú B; phƣờng Núi Sam; phƣờng Vĩnh Mỹ; phƣờng Vĩnh Nguơn(có tài liệu ghi nhầm là Vĩnh Ngƣơn); xã Vĩnh Châu; xã Vĩnh Tế.

Châu Đốc có vị trí địa lý khá đặc biệt nằm ở ngã ba sông, nơi sông Hậu và sông Châu Đốc gặp nhau; giữa 4 cửa khẩu kinh tế là: cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên - huyện Tịnh Biên, cửa khẩu quốc gia Khánh Bình - huyện An Phú và cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xƣơng - thị xã Tân Châu. Từ vị trí này, thành phố Châu Đốc đƣợc xem là cửa ngõ giao thƣơng quan trọng của tỉnh An giang và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là nơi tập trung hàng hoá buôn bán với Vƣơng quốc Campuchia qua cả hai đƣờng thuỷ và đƣờng bộ.

Thành phố Châu Đốc thuộc vùng đồng bằng của tỉnh An Giang do phù sa sông Hậu bồi đắp. Địa hình thấp dần theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam. Ở trung tâm có Núi Sam đột khởi lên giữa đồng bằng tạo nên cảnh quan độc đáo. Phía đông có sông Châu Đốc và sông Hậu chảy theo chiều Bắc - Nam. Phía Tây có kênh Vĩnh Tế chạy song song với biên giới Campuchia, nối liền với thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Địa hình chia cắt bởi các kênh rạch ngang dọc. Với địa hình đa dạng, Châu Đốc có điều kiện phát triển về thƣơng mại, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp.

36

Hình 2.1. Bảng đồ hành chính Thành phố Châu Đốc

Nguồn: http://chaudoc.angiang.gov.vn/

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại thành phố châu đốc tỉnh an giang (Trang 44 - 45)