Về cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu Nhìn chung, các vấn đề lí thuyết được đề cập trong các công trình về hành độnghỏi và câu hỏi theo hướng ngữ nghĩa-ngữ dụng phù hợp v
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, xuất hiện khá nhiều các nghiên cứu về hành độngngôn từ tiếng Hàn và tiếng Việt Trong tiếng Hàn có các công trình nghiên cứu vềhành động thỉnh cầu và từ chối của tác giả Park Yong Ye [107], hành động từ chốicủa tác giả Heo Sang Hee [90], hành động khen của các tác giả Lee Won Pyo [103],Song Young Mi [117], hành động tiếp nhận và từ chối đối với hành động thỉnh cầucủa tác giả Jang Gyeung Hee [91], hành động giải thích của tác giả Je Hye Sook[92], hành động xin lỗi của tác giả Kim In Gyu [93], hành động hỏi của tác giả LeeJang Deuk [99]…Trong tiếng Việt có hành động thỉnh cầu của tác giả Nguyễn VănĐộ [17], hành động từ chối của các tác giả Nguyễn Phương Chi [12], Nguyễn ThịHai [24], hành động cam kết của tác giả Vũ Thị Tố Nga [49], hành động yêu cầucủa tác giả Tôn Nữ Mỹ Nhật [50], hành động cảm thán của tác giả Hà Thị Hải Yến[80], hành động chê của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến [82], hành động hỏi của tácgiả Mai Thị Kiều Phượng [53], Nguyễn Việt Tiến [69]…
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ giao lưu văn hóa vàhợp tác quốc tế toàn diện giữa hai nước Việt-Hàn, các nghiên cứu về ngôn ngữ-vănhóa Việt-Hàn ngày càng được quan tâm và đạt được những thành công đáng ghinhận Về ngôn ngữ và văn hóa có các tác giả Nguyễn Thùy Dương [16], Hoàng ThịYến [83]…; ngôn ngữ và đối chiếu ngôn ngữ có các tác giả Lưu Tuấn Anh [1], TrầnThị Hường [38], Lã Thị Thanh Mai [47], Park Ji Hoon [51]…; giảng dạy và thiết kếchương trình có các tác giả Ahn Kyong Hwan [2], Hoàng Thị Yến [84], Nguyễn LệThu [118]…; Hàn Quốc học có các tác giả Cao Thị Hải Bắc [5], Nguyễn Thu Vân[78], Trần Thị Bích Phượng [111]…
Kết quả khảo sát cho thấy: Nghiên cứu về câu hỏi và hành động ngôn từ đượcthực hiện bởi câu hỏi trong tiếng Hàn, tiếng Việt đạt được nhiều thành tựu to lớn.Tuy nhiên, chưa thấy xuất hiện các công trình nghiên cứu về hành động hỏi với tưcách là hành động ngôn từ cũng như hành động hỏi tiếng Hàn (trong mối liên hệ vớitiếng Việt) một cách toàn diện và hệ thống Điều này cho thấy: Nghiên cứu hành
Trang 2động hỏi chưa nhận được sự quan tâm đầy đủ trong khi hoạt động nhận thức phải sửdụng đến hành động hỏi như một “vòng khâu”, một công cụ quan trọng để xác địnhđối tượng, nhiệm vụ và định hướng tư duy, suy nghĩ [19, tr.2-3] Ngoài ra, yêu cầuvượt qua rào cản ngôn ngữ trong giao lưu quốc tế khiến nhu cầu học tập, nghiên cứutiếng Hàn, tiếng Việt ngày càng tăng Tuy hai nước có nhiều tương đồng do ảnhhưởng của văn hóa chữ Hán nhưng ngôn ngữ lại thuộc ngữ hệ khác nhau Về biểuhiện văn hóa bằng ngôn từ, hành vi ứng xử cũng có những nét khác biệt do đặctrưng dân tộc, hoàn cảnh tự nhiên và quá trình phát triển lịch sử Do vậy, kết quảnghiên cứu, đặc biệt là các điểm tương đồng và dị biệt về ngôn ngữ-văn hóa khithực hiện hành động hỏi sẽ có ích khi ứng dụng vào dạy-học tiếng Hàn và tiếng
Việt Vì những lí do trên, luận án “Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng Hàn và tiếng Việt)” ra đời sẽ phần nào đáp ứng nhu cầu xã hội về nghiên cứu và giảng dạy, dịch
thuật, giao lưu-hợp tác quốc tế giữa hai nước Việt-Hàn
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Phạm vi khảo sát lịch sử nghiên cứu vấn đề của luận án gồm các công trìnhnghiên cứu về hành động hỏi và phương tiện ngôn ngữ thực hiện hành động hỏi củacác tác giả Nguyễn Việt Tiến [69], Lee Jang Deuk [99]…, nghiên cứu về ngữ nghĩa-ngữ dụng của câu hỏi chính danh của các tác giả Lê Đông [19], Võ Đại Quang [54],Nguyễn Đăng Sửu [56]…, các nghiên cứu về nghĩa hàm ẩn của các loại câu chiatheo mục đích phát ngôn của tác giả Đặng Thị Hảo Tâm [58]…Chúng tôi xem xéttổng quan theo các phạm trù: i) Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu; ii) Khái niệmvà dấu hiệu nhận biết hành động hỏi; iii) Đặc điểm phương tiện ngôn ngữ của hànhđộng hỏi; iv) Hướng ứng dụng kết quả nghiên cứu Trên cơ sở đó, luận án đề xuất
hướng triển khai đề tài “Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng Hàn và tiếng Việt)”.
2.1 Về cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
Nhìn chung, các vấn đề lí thuyết được đề cập trong các công trình về hành độnghỏi và câu hỏi theo hướng ngữ nghĩa-ngữ dụng phù hợp với đặc trưng và nhiệm vụnghiên cứu Kết quả khảo sát cho thấy, cơ sở lí luận của các công trình đó thường làsự kết hợp của các lí thuyết khác nhau Ví dụ như: Các tác giả Cho Young Sim [85],
Trang 3Ryu Hyeon Mi [112, 113]…đề cập đến lí thuyết hội thoại, lí thuyết hành động ngôntừ; tác giả Nguyễn Thị Lương [46]…đề cập đến lí thuyết hành động ngôn từ, tínhtình thái và lí thuyết lập luận; các tác giả Võ Đại Quang [54], Nguyễn Đăng Sửu[57], Nguyễn Việt Tiến [69]…đề cập đến lí thuyết hành động ngôn từ, lí luận đốichiếu ngôn ngữ…Tuy nhiên, cơ sở lí luận của một vài công trình mới chỉ dừng lại ởmức độ tổng hợp, giới thiệu khái quát
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hành động hỏi tiếng Hàn với tư cách là hànhđộng ngôn từ yêu cầu cung cấp thông tin (trong liên hệ với tiếng Việt), kết quảnghiên cứu được ứng dụng vào thực tiễn dạy-học tiếng Hàn tại Việt Nam Vì vậy,
cơ sở lí luận được xác định là lí thuyết hành động ngôn từ và lí thuyết hội thoại Bêncạnh đó, lí luận đối chiếu ngôn ngữ giúp tách ra các nét tương đồng và dị biệt vềngôn ngữ-văn hóa trong thực hiện hành động hỏi Lí luận dạy-học ngôn ngữ là căn
cứ giáo học pháp của việc thiết kế mô hình ứng dụng Chúng tôi cố gắng vận dụngcác lí thuyết nêu trên vào việc xem xét hành động hỏi nhằm hoàn thành tốt cácnhiệm vụ nghiên cứu mà luận án đề ra
2.2 Về khái niệm và dấu hiệu nhận biết hành động hỏi
Qua nghiên cứu tổng quan, chúng tôi thấy trong tiếng Hàn và tiếng Việt có ít nhấthai cách hiểu về thuật ngữ “hành động hỏi”, cụ thể như sau:
Một là, “hành động hỏi” là hành động dùng kết cấu hỏi để yêu cầu cung cấp thôngtin hoặc thực hiện các mục đích giao tiếp khác như: yêu cầu thực hiện hành động(cầu khiến), thể hiện tình cảm, thái độ (biểu cảm)… (trong công trình của các tácgiả Mai Thị Kiều Phượng [53], Đặng Thị Hảo Tâm [58], Lee Jang Duk [99]…).Thực chất, đây là những nghiên cứu về ngữ nghĩa-ngữ dụng của câu hỏi theo hướngnghiên cứu ngữ pháp chức năng
Hai là, “hành động hỏi” là “hành động ngôn từ” (theo quan niệm của Austin)hướng tới yêu cầu cung cấp thông tin chưa biết cần biết, thực hiện bởi các phươngtiện ngôn ngữ có hình thái là kết cấu hỏi và các kết cấu khác (trong nghiên cứu củacác tác giả Nguyễn Thị Lương [46], Nguyễn Việt Tiến [69], Choi Myung Ok [86]
Trang 4Park Jong Gap [105], Seo Jung Mok [114]…) Luận án triển khai theo hướng ngữdụng học nên dùng thuật ngữ “hành động hỏi” theo cách hiểu thứ hai.
Dấu hiệu nhận biết câu hỏi dùng để hỏi, hành động hỏi và hành động ngôn từgián tiếp thực hiện bởi kết cấu hỏi được một số tác giả quan tâm và đề cập Các tácgiả Nguyễn Thị Thìn [65], Park Young Soon [108, 109], Seo Soon Hee [115]…đưa
ra dấu hiệu nhận biết câu hỏi dùng để hỏi trong sự khu biệt với các câu hỏi khôngdùng để hỏi Các tác giả Nguyễn Thị Lương [46], Nguyễn Thị Thìn [64, 65], LeeChang Duk [99]…đề cập đến dấu hiệu nhận biết hành động ngôn từ được thực hiệngián tiếp bởi kết cấu hỏi, dựa vào các dấu hiệu này, ta có thể tách ra hành động hỏitrực tiếp yêu cầu cung cấp thông tin Tác giả Mai Thị Kiều Phượng [53] tiến hànhnhận diện hành động hỏi trực tiếp (yêu cầu cung cấp thông tin chưa biết, cần biết)và hành động hỏi gián tiếp (theo tác giả là các hành động cầu khiến, biểu hiện tháiđộ/ tình cảm) của phát ngôn hỏi ở bình diện kết học, nghĩa học và dụng học
Có thể thấy, tiêu chí và cách phân loại, căn cứ định danh câu hỏi, quan niệm vềhành động hỏi trong các công trình liên quan đến hành động hỏi tiếng Hàn và tiếngViệt còn thiếu nhất quán Dấu hiệu nhận diện câu hỏi dùng để hỏi, hành động hỏiyêu cầu cung cấp thông tin được một số nhà nghiên cứu đề cập nhưng chưa đầy đủ.Đặc biệt, hành động hỏi yêu cầu cung cấp thông tin được thực hiện gián tiếp bởi cácbiểu thức không mang kết cấu hỏi chưa được chú ý và nhận diện
Trong thực tế, việc xác định một hệ thống thuật ngữ phù hợp để sử dụng trong mộtnghiên cứu cụ thể là cần thiết Trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu có trước,chúng tôi hệ thống và xác định các thuật ngữ sử dụng trong luận án Các tiêu chí,qui trình nhận diện hành động hỏi được xác định là căn cứ nhận diện hành độngngôn từ khi khảo sát, phân tích và thống kê xử lí tư liệu
2.3 Về phương tiện ngôn ngữ thực hiện hành động hỏi
Khảo sát các công trình liên quan cho thấy: Hai phương thức trực tiếp và giántiếp khi thực hiện hành động hỏi trong tiếng Hàn và tiếng Việt bước đầu nhận đượcsự quan tâm và đầu tư nghiên cứu Phương tiện ngôn ngữ thực hiện hành động hỏi
Trang 5trực tiếp là các biểu thức mang kết cấu hỏi Trong tiếng Hàn là 단단단단단-“câu hỏi
đơn thuần” của tác giả Seo Soon Hee [115]…, 단단단단단-“câu hỏi thuần túy”” trong
Park Young Soon [109]…Trong tiếng Việt là “câu hỏi chính danh” của tác giả Lê Đông [19], Cao Xuân Hạo [26], Võ Đại Quang [54]…, “câu nghi vấn chân chính” của tác giả Nguyễn Kim Thản [60], “ câu hỏi thẳng” của tác giả Lê Cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung [9], “câu hỏi thực” của tác giả Nguyễn
Việt Tiến [69] Thuật ngữ chỉ câu hỏi dùng để hỏi xuất hiện đa dạng, phong phútheo quan điểm của các nhà nghiên cứu Hàn ngữ và Việt ngữ
Phương tiện ngôn ngữ thực hiện hành động hỏi gián tiếp là các “cấu trúc ngônngữ không mang hình thức hỏi nhưng cũng có hiệu lực tại ngôn như câu hỏi” [69,tr.17] Theo tác giả Lee Jang Deuk [99, tr.63-64], hành động hỏi được thực hiện bởi
3 loại phương tiện ngôn ngữ: i) các biểu thức chứa các động từ thể hiện thái độ/trạng thái tường minh (이이이 이이이이 이이이이- Không biết cái này” là cái gì?); ii) biểu thức
kết cấu hỏi thực hiện hành động hỏi trực tiếp (이이 이이이가?- Cái này” là cái gì? ); iii)
sử dụng ngữ điệu hỏi lên cao ở cuối câu (이이?-Ở đây”?) Ngoài ra, còn có các biểu
thức có động từ (단단단단-trả lời…), hay tổ hợp từ (단단단단-cho biết, 단단 단단-nói cho )
yêu cầu cung cấp thông tin tường minh
Hồi đáp ngôn ngữ giúp nhận diện rõ hơn lực ngôn trung của hành động ngôn từ.Đây cũng chính là lí do các nghiên cứu về hành động hỏi và câu hỏi đều đề cập ítnhiều đến mối quan hệ giữa hỏi-trả lời/ đáp Trong Hàn ngữ có nghiên cứu của cáctác giả Ko Seung Hwan [95], Lee Eun Young [96], Lee Ik Hwan [97], Lee Ik Seup,Chae Wan [98], Park Young Soon [109], Yang Myung Hee [120], Trong Việtngữ có nghiên cứu của các tác giả Lê Đông [18,19], Nguyễn Chí Hòa [34], Võ ĐạiQuang [54], Đặng Thị Hảo Tâm [58], Nguyễn Thị Thúy [68], Lê Anh Xuân [74, 75,
76, 77], Nguyễn Thị Hoàng Yến [81] Nhìn chung, các tác giả đều quan tâm đến: i)mối quan hệ giữa hỏi và trả lời/ đáp, ii) mức độ nghi vấn và trả lời/ đáp, iii) các kiểuloại/ phương thức trả lời Điều này cho thấy, phản ứng của đối tượng tiếp nhận vàchịu ảnh hưởng trực tiếp của hành động ngôn từ đã được các nhà nghiên cứu chú ý
Trang 6Kết quả khảo sát cho thấy một vài hạn chế trong nghiên cứu đặc điểm các phươngtiện ngôn ngữ thực hiện hành động hỏi trong tiếng Hàn và tiếng Việt như sau: (1) Hành động hỏi gián tiếp với phương tiện ngôn ngữ không phải là kết cấu hỏichưa được quan tâm và đầu tư nghiên cứu một cách đầy đủ
(2) Hành động hỏi với tư cách là hành động ngôn từ trực tiếp thực hiện bởi kết cấuhỏi có vị trí khá mờ nhạt trong các nghiên cứu liên quan
(3) Các nhà nghiên cứu chưa chú trọng việc đồng thời xác định mức độ ảnhhưởng của các yếu tố như độ tường minh tiền giả định (đến vận động hội thoại…),hiện tượng tỉnh lược (đến độ tường minh của tiền giả định, thể hiện lịch sự…), phépdùng kính ngữ (đến hiệu quả giao tiếp)…trong thực hiện hành động hỏi
Để khắc phục những tồn tại trên, luận án tập trung phân tích “hành động hỏi y”êu cầu cung cấp (giải thích, lựa chọn, phán định và xác nhận) thông tin chưa biết/ chưa rõ cần biết/ cần làm rõ” Cụ thể là xem xét: i) Đặc điểm hành động hỏi trực
tiếp thực hiện bởi biểu thức có hình thái kết cấu hỏi; ii) Đặc điểm hành động hỏigián tiếp thực hiện bởi biểu thức không có hình thái kết cấu hỏi và hành động hỏithực hiện bởi các mô hình kết hợp các biểu thức hỏi Luận án thực hiện nghiên cứutheo hướng ngữ dụng học, dành sự quan tâm thích đáng đến hành động hồi đáp vàcác yếu tố tình thái-ngữ dụng trong ngữ cảnh giao tiếp tương tác ngôn ngữ cụ thể
2.4 Về hướng ứng dụng kết quả nghiên cứu
Trong tiếng Hàn, các tác giả Lee Jun Ho [100], Park Hye Kyoung [106] ứngdụng kết quả nghiên cứu vào dạy-học ngôn ngữ và dịch thuật; tác giả Choi Yeon[87] chú ý đến khó khăn của học viên Trung Quốc khi học tiếng Hàn Trong tiếngViệt, các tác giả Võ Đại Quang [54], Nguyễn Đăng Sửu [56] ứng dụng vào dạy-họcvà dịch thuật tiếng Anh, Nguyễn Việt Tiến [69] ứng dụng vào dạy-học tiếng Phápcho sinh viên Việt Nam; tác giả Cao Thị Thu [67] ứng dụng vào dạy học tiếng Việtcho sinh viên nước ngoài ; tác giả Phùng Thị Thanh [61], Nguyễn Thị Thìn, PhùngThị Thanh [66]…chú ý đến câu hỏi trong hội thoại dạy học ở phổ thông trunghọc Có thể nói, nghiên cứu về hành động hỏi và câu hỏi trong tiếng Hàn và tiếngViệt đã đạt được nhiều thành tựu, lĩnh vực có khả năng ứng dụng kết quả nghiên
Trang 7cứu khá rộng Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình đưa ra mô hình ứng dụng dựatrên căn cứ lí luận và thực tiễn, nguyên lí thiết kế tin cậy; một số mô hình gợi ý ítnhiều còn mang tính định hướng, chưa được thử nghiệm…
Trong luận án, chúng tôi thiết kế mô hình ứng dụng vào dạy-học tiếng Hàn, cụ thểlà rèn kĩ năng thực hiện hành động hỏi trong giờ học theo quan điểm giao tiếp Môhình ứng dụng thiết kế dựa trên lí luận về giáo học pháp và cơ sở thực tiễn dạy vàhọc tiếng Hàn ở Việt Nam Nguyên lí thiết kế được xác định dựa trên những căn cứ
lí luận và thực tế xác thực, có tính đến đặc điểm đối tượng người học và môi trườnggiao tiếp tại Việt Nam
Có thể thấy rằng, trong thực tế, vẫn thiếu vắng các nghiên cứu về hành động hỏiyêu cầu cung cấp thông tin tiếng Hàn (trong liên hệ với tiếng Việt) một cách hệthống Theo tổng quan nghiên cứu, hành động hỏi thường được xem xét với tư cáchlà một trong nhiều nghĩa ngữ dụng của kết cấu hỏi và theo hướng ngữ pháp chứcnăng chứ chưa được các tác giả tiếp cận như một hành động ngôn từ độc lập Vì
vậy, luận án “Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng Hàn và tiếng Việt)” mang tính thời
sự và góp phần lấp bớt các ô trống trong nghiên cứu hành động hỏi tiếng Hàn, tiếngViệt
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là “hành động hỏi” tiếng Hàn (trong mối liên hệ
với tiếng Việt) với tư cách là: “Hành động ngôn từ hướng tới y”êu cầu cung cấp (giải thích, lựa chọn, phán định, xác nhận) thông tin chưa biết/ chưa rõ cần biết/ cần làm rõ” Hành động hỏi trực tiếp, hành động hỏi gián tiếp, hành động hỏi thực hiện bởi mô hình kết hợp giữa các biểu thức (kết cấu hỏi và các kết cấu khác) được xem xét trong mối quan hệ với hành động hồi đáp và các yếu tố ngữ dụng-tình thái.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về hành động hỏi trong tiếng Hàn và tiếng Việt có phạm vi khá rộng
Vì vậy, luận án hướng sự quan tâm đến hành động hỏi yêu cầu cung cấp thông tin
Trang 8tiếng Hàn (trong liên hệ với tiếng Việt) được thực hiện trong giao tiếp hàng ngàynhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức chung Do hạn chế về điều kiện nghiên cứu,hướng thu thập và khảo sát tư liệu tiếng Việt với số lượng tương ứng với tư liệutiếng Hàn khó thực hiện Các trường hợp: thẩm vấn trong điều tra hình sự, hỏi đểkiểm tra mức độ nắm kiến thức trong dạy-học, hành động hỏi thực hiện bởi phươngtiện phi ngôn ngữ, ngữ điệu cũng nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của luận án
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là đưa ra một bức tranh khái quát về hành động hỏi tiếngHàn (trong liên hệ với tiếng Việt), góp phần nâng cao chất lượng dạy-học tiếngHàn, tiếng Việt như một ngoại ngữ; chất lượng dịch thuật Hàn-Việt, Việt-Hàn Mụcđích nghiên cứu đạt được sẽ góp phần khắc phục các hạn chế và lấp bớt các khoảngtrống trong nghiên cứu hành động hỏi và có khả năng ứng dụng vào thực tiễn đờisống xã hội và giao lưu-hợp tác quốc tế giữa hai nước Hàn-Việt
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án cần hoàn thành 3 nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Thứ nhất, xác định cơ sở lí luận cho triển khai các nội dung nghiên cứu Luận án
cần vận dụng thành quả nghiên cứu của lí thuyết hành động ngôn từ, lí thuyết hộithoại vào việc nghiên cứu đặc điểm hành động hỏi yêu cầu cung cấp thông tin Luậnán cũng cần chọn lí luận đối chiếu ngôn ngữ và lí luận dạy-học ngôn ngữ làm nềntảng cho thiết kế mô hình ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn dạy-học tiếngHàn ở Việt Nam Đây là nhiệm vụ quan trọng, hoàn thành tốt sẽ giúp luận án ítnhiều có đóng góp về lí luận và chuẩn bị cơ sở lí luận cho nghiên cứu
Thứ hai, phân tích đặc điểm hành động hỏi Hành động hỏi được xem xét trong
mối quan hệ gắn kết với hồi đáp và các yếu tố ngữ dụng-tình thái ảnh hưởng đếnviệc thực hiện hành động hỏi Luận án cũng tiến hành tổng hợp các nét tương đồngvà dị biệt về ngôn ngữ-văn hóa trong thực hiện hành động hỏi tiếng Hàn và tiếngViệt Đây là nhiệm vụ trọng tâm giúp dựng lên một bức tranh đa diện về đặc điểmcủa hành động hỏi tiếng Hàn trong mối liên hệ với tiếng Việt
Trang 9Thứ ba, thiết kế mô hình ứng dụng Luận án xác định căn cứ lí luận và thực tiễn,
nguyên lí thiết kế, trên cơ sở đó, đề xuất mô hình gợi ý ứng dụng kết quả nghiêncứu vào dạy-học tiếng Hàn theo quan điểm giao tiếp, với triết lí sư phạm lấy ngườihọc làm trung tâm của quá trình đào tạo Đây là nhiệm vụ cần thiết nhằm ứng dụngkết quả nghiên cứu của luận án vào đời sống xã hội, góp phần nâng cao chất lượngdạy-học tiếng Hàn tại Việt Nam
Việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ nghiên cứu trên đồng nghĩa với việc luận án đạtđược các mục tiêu cụ thể tương ứng và mục đích nghiên cứu đã đề ra
5 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5 1 Đặc điểm của tư liệu và các bước làm việc với tư liệu
Tư liệu chính của luận án là kịch bản và bản dịch tiếng Việt của phim truyền hìnhHàn Quốc Đây là nguồn tư liệu hội thoại tương tác, được con người sáng tác theo ýtưởng nghệ thuật và điển hình hóa từ cuộc sống hàng ngày nên khá gần gũi, chânthực Tuy nhiên, kịch bản phim truyền hình không phải là ngôn ngữ tự nhiên, lạiđược văn tự hóa nên ít nhiều tồn tại những hạn chế nhất định Để khắc phục nhượcđiểm này, chúng tôi bổ sung thêm tư liệu hội thoại được chọn và rút ra từ các tácphẩm văn học, giáo trình dạy tiếng, nguồn tư liệu ghi chép/ thu âm các tình huốnghội thoại mà người viết trực tiếp trải nghiệm hoặc chứng kiến trong giao tiếp thựctế
Luận án xác định lấy tiếng Hàn là ngôn ngữ cơ sở để nghiên cứu hành động hỏi,tiếng Việt chỉ được đề cập ở mức độ nhất định khi tách ra những điểm tương đồnghay dị biệt về ngôn ngữ-văn hóa trong thực hiện hành động hỏi Vì vậy, phạm vikhảo sát, thống kê, phân loại giới hạn ở tư liệu tiếng Hàn gồm 6438 phiếu Tư liệutiếng Việt là phần bản dịch nguồn tư liệu tiếng Hàn tương ứng (bản dịch kịch bảnphim đã được thẩm định và phát sóng trên các kênh của Đài truyền hình Việt Nam);có bổ sung thêm 752 phiếu tư liệu hội thoại chủ yếu rút tách ra từ các tác phẩm vănhọc hiện đại Việt Nam (được chọn dạy trong chương trình bậc phổ thông) Cácbước làm việc với tư liệu có thể tóm lược như sau:
Trang 10(1) Tách các đoạn thoại, trên phiếu ghi tên viết tắt tác phẩm/giáo trình; tên và tậpbộ phim/ thông tin về trang giáo trình/ tác phẩm hay cảnh trong phim…;
(2) Dựa vào các tiêu chí nhận diện hành động hỏi trực tiếp và gián tiếp (xác lậpdựa trên các yếu tố nội hàm tính nghi vấn), chúng tôi tiến hành nhận diện hành độnghỏi và khảo sát, phân loại phương tiện ngôn ngữ thực hiện hành động hỏi;
(3) Tách ra các khuôn hỏi làm cơ sở phân tích đặc điểm cấu trúc hình thái của cáctiểu nhóm biểu thức hỏi thực hiện hành động hỏi trực tiếp và gián tiếp; phân môhình kết hợp thành hai nhóm kết hợp ngoại vi đa biểu thức và nội tại đơn biểu thức; (4) Tách các đoạn thoại chứa tiền giả định tường minh và tiền giả định thiếutường minh để làm rõ ảnh hưởng của tiền giả định đến vận động hội thoại và cấutrúc đoạn thoại chứa cặp trao đáp hỏi-trả lời;
(5) Tổng hợp các phiếu có hiện tượng tỉnh lược trong biểu thức hỏi có kết cấu hỏi,tách thành các tiểu nhóm theo đặc điểm tỉnh lược;
(6) Thu thập các đoạn thoại chứa từ ngữ xưng hô điển hình, phân thành 3 nhómtheo mức độ đề cao, hạ thấp và bình thường…;
(7) Phân tích và tổng hợp các dạng hồi đáp ngôn ngữ (cung cấp thông tin vàkhông cung cấp thông tin, trả lời trực tiếp và trả lời gián tiếp) và phi ngôn ngữ… Trong quá trình khảo sát và phân loại tư liệu, chúng tôi chú ý phân tích đặc điểmyêu cầu đáp ứng nhu cầu nhận thức của hành động hỏi trực tiếp và gián tiếp dựa vàongữ cảnh Các đặc điểm và vai trò của các dạng hồi đáp, các yếu tố kèm lời/ phi lời,các tiểu từ tình thái, các từ/ ngữ/ phát ngôn đi kèm được đánh dấu trên phiếu tưliệu bằng các kí hiệu, màu sắc thống nhất để tiện phân loại, thống kê và sử dụngkhi phân tích và tổng hợp để viết các nội dung liên quan
5.2 Phương pháp nghiên cứu được chọn ứng dụng
Luận án “Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng Hàn và tiếng Việt)” phân tích đặc
điểm hành động hỏi tiếng Hàn trong mối liên hệ với tiếng Việt (ở những nét tươngđồng và dị biệt về ngôn ngữ-văn hóa dân tộc) dựa trên nguồn tư liệu tiếng Hàn,tiếng Việt hiện đại Tham khảo các chuyên khảo về phương pháp nghiên cứu, đặcbiệt là công trình của tác giả Nguyễn Thiện Giáp [22], vận dụng vào luận án với
Trang 11mục đích và tính chất của nhiệm vụ nghiên cứu đã được xác định, chúng tôi lựachọn và sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:
(1) Phương pháp miêu tả kết hợp định lượng và định tính;
(2) Phương pháp phân tích dụng học (ngữ cảnh hội thoại);
(3) Phương pháp so sánh-đối chiếu;
Các thao tác thống kê, phân loại; thủ pháp tổng hợp, khái quát hóa, mô hìnhhóa…cũng được sử dụng kết hợp linh hoạt để thực hiện 3 nhiệm vụ nghiên cứu
Với nhiệm vụ xác định cơ sở lí luận
Luận án kế thừa thành tựu nghiên cứu về hành động ngôn từ, vận dụng vào việcxác định khái niệm hành động hỏi; phân tích mối quan hệ giữa tính nghi vấn vàhành động ngôn từ trong biểu thức kết cấu hỏi Trên cơ sở đó, hệ thống và xác địnhcác thuật ngữ sử dụng trong luận án; xác định các tiêu chí, qui trình nhận diện hànhđộng hỏi Vận dụng lí thuyết hội thoại vào phân tích cấu trúc và đơn vị hội thoại;ảnh hưởng của các qui tắc hội thoại đến thực hiện hành động hỏi; xét mối quan hệcủa độ tường minh tiền giả định với vận động hội thoại; ảnh hưởng của các yếu tốngữ dụng…Lí luận về dạy-học theo quan điểm giao tiếp là căn cứ lí luận của thiếtkế mô hình ứng dụng ở chương 4 Lí luận về đối chiếu ngữ dụng được đề cập trongphương pháp nghiên cứu đặc điểm hành động hỏi dưới đây
Với nhiệm vụ nghiên cứu đặc điểm hành động hỏi
Tác giả Nguyễn Văn Chiến [13, tr.108-109] gọi đối chiếu ngữ dụng-ngôn ngữ họclà “ngữ dụng học tương phản ngôn ngữ” và xác định hai nhiệm vụ: i) xác lập các giátrị giao tiếp của các đơn vị ngôn ngữ ở phương diện cấu trúc-ngữ nghĩa (ứng vớinghiên cứu ngữ nghĩa-ngữ dụng của các loại câu phân theo mục đích phát ngôn); ii)nghiên cứu các phương tiện ngôn ngữ diễn đạt cùng một nội dung giao tiếp trong
ngôn ngữ đối chiếu; nhấn mạnh “giá trị giao tiếp” và các biến: Ai nói? Nói khi nào?/
ở đâu? của ngữ cảnh cụ thể (ứng với nghiên cứu các biểu thức thực hiện hành động ngôn từ với ảnh hưởng của các biến tố ngữ dụng) Luận án “ Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng Hàn và tiếng Việt)” hướng tới thực hiện nhiệm vụ thứ hai.
Trang 12Tác giả Lê Quang Thiêm [63, tr.343-344] cho rằng: Đối chiếu là một hệ thống,một tổng thể các phương thức, thủ pháp phân tích nhằm làm sáng tỏ cái chung vàcái riêng, cái giống và cái khác nhau của các ngôn ngữ Luận án của chúng tôi ứngdụng hướng “nghiên cứu đối chiếu một chiều” [39, tr.160-169], tức là: Lấy tiếngHàn là ngôn ngữ cơ sở, hành động hỏi trong tiếng Việt được đề cập ở mức độ thíchhợp nhằm tách ra điểm giống và khác về ngôn ngữ-văn hóa
Theo các nhà nghiên cứu, miêu tả cấu trúc-hình thái kết hợp với phân tích ngữcảnh là phương pháp chủ đạo để nghiên cứu hành động ngôn từ Vì vậy, chúng tôivận dụng phương pháp miêu tả kết hợp định lượng và định tính, phương pháp phântích ngữ dụng để làm rõ đặc điểm biểu thức ngôn hành hỏi và các mô hình kết hợp.Luận án tiến hành: i) Nhận diện hành động ngôn từ; ii) Sử dụng thao tác phân loại,thống kê theo các nhóm biểu thức; iii) Thực hiện việc miêu tả đặc điểm cấu trúc-hình thái của các biểu thức hỏi; iv) Mô hình hóa các khuôn hỏi đặc trưng và v) xéthành động hỏi trong sự gắn kết với hành động hồi đáp; vi) Phân tích ảnh hưởng củacác yếu tố ngữ dụng trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể Luận án cũng tổng hợp cácnét tương đồng và dị biệt trong thực hiện hành động hỏi tiếng Hàn và tiếng Việt.Các phát ngôn/ đoạn thoại điển hình được lựa chọn và phân tích nhằm tăng tínhthuyết phục, đảm bảo độ tin cậy và tính khách quan của nghiên cứu
Với nhiệm vụ xây dựng mô hình ứng dụng kết quả nghiên cứu
Luận án xác định căn cứ, mục đích, nguyên lí xây dựng mô hình ứng dụng trên cơsở tổng hợp, phân tích các vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan Trong phạm vi củaluận án, chúng tôi tiến hành thiết kế mô hình rèn kĩ năng thực hiện hành động hỏi(và hồi đáp) trong giờ học theo quan điểm giao tiếp; đề xuất hướng phân bố nộidung giảng dạy hành động hỏi cho người Việt học tiếng Hàn như một ngoại ngữ
6 Đóng góp của luận án
Với việc hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi hi vọng luận án
ít nhiều có những đóng góp về lí luận và ứng dụng thực tiễn như sau:
6.1 Về mặt lí luận
Trang 13Lí luận về tính nghi vấn trong lí thuyết hành động ngôn từ được vận dụng vào việchệ thống và xác định các thuật ngữ về câu hỏi và hành động hỏi để sử dụng trongluận án; xác lập các tiêu chí và các thao tác, qui trình nhận diện hành động hỏi Luận án phân tích ảnh hưởng của độ tường minh của tiền giả định đến diễn tiếncủa vận động hội thoại trong đoạn thoại chứa cặp trao đáp hỏi-trả lời tiếng Hàn vàtiếng Việt Tiền giả định thiếu rõ ràng, tường minh sẽ cần đến biểu thức tường minhhóa tiền giả định sau phản ứng (bằng lời hay phi lời) của người nghe Chỉ khi haibên giao tiếp có nhận thức và sở hữu chung về thông tin tiền giả định, vận động hộithoại mới diễn tiến bình thường, thông tin chưa biết cần biết mới được cung cấp Đặc điểm của hành động hỏi được làm rõ: i) Qua việc miêu tả chi tiết đặc điểmcác biểu thức hỏi (với các khuôn/ dạng thức hỏi) và các mô hình kết hợp nội tại đơnbiểu thức, mô hình kết hợp ngoại vi đa biểu thức; ii) Trong liên hệ với hồi đáp vàảnh hưởng của các biến tố ngữ dụng đa dạng Bên cạnh đó, các nét tương đồng và dịbiệt về ngôn ngữ-văn hóa trong thực hiện hành động hỏi tiếng Hàn, tiếng Việt đượcphân tích, tổng hợp và lí giải Luận án đưa ra một bức tranh đa diện về đặc điểmhành động hỏi yêu cầu cung cấp thông tin chưa biết cần biết trong tiếng Hàn (cóliên hệ với tiếng Việt) Đây là căn cứ cần thiết để thiết kế các mô hình ứng dụng vàodạy-học, rèn kĩ năng thực hiện hành động hỏi tiếng Hàn cho sinh viên Việt Nam
6.2 Về ứng dụng thực tiễn
Luận án đưa ra mô hình rèn kĩ năng thực hiện hành động hỏi dựa trên cơ sở lí luậngiáo học pháp và thực tiễn dạy và học tiếng Hàn, có tính đến đặc điểm người học vàmôi trường giao tiếp ở Việt Nam Mô hình ứng dụng được thử nghiệm trong hoạtđộng dạy và học cho sinh viên ngành tiếng Hàn và có kết quả ban đầu tương đối khảquan Qua đó, tác giả luận án mong muốn có đóng góp thiết thực vào việc nghiêncứu, giảng dạy và dịch thuật tiếng Hàn cho người Việt và tiếng Việt cho người Hàn
7 Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Danh mục các công trình liênquan đến luận án của tác giả, Phụ lục, luận án gồm 4 chương như sau:
Chương 1 Cơ sở lí luận nghiên cứu hành động hỏi
Chương 2 Đặc điểm hành động hỏi trực tiếp
Trang 14Chương 3 Đặc điểm hành động hỏi gián tiếp và hành động hỏi thực hiện bởi
mô hình kết hợp
Chương 4: Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào dạy-học
Trang 15CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU HÀNH ĐỘNG HỎI
1.1 Dẫn nhập
Nền tảng cơ sở lí luận vững chắc sẽ giúp việc giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt
ra đi đúng hướng và triệt để hơn Với đề tài “Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng Hàn và tiếng Việt)”, lí thuyết hành động ngôn từ (HĐNT) và lí thuyết hội thoại được
chọn làm cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu đặc điểm của HĐNT yêu cầu cung cấpthông tin (CCTT), đáp ứng nhu cầu nhận thức trong tương tác ngôn ngữ
Lí thuyết HĐNT là cơ sở để phân biệt lực ngôn trung của hành động hỏi (HĐH)trong mối quan hệ với các HĐNT khác Các điều kiện cơ bản của HĐNT trực tiếp,đặc điểm của các HĐNT gián tiếp, tính nghi vấn (TNV)…là những căn cứ xác thựcđể xác định: i) Các yếu tố của nội hàm TNV; ii) Tiêu chí nhận diện HĐH trực tiếpvà gián tiếp; iii) Thuật ngữ HĐH và các PTNN thực hiện HĐH…
HĐNT hỏi được thực hiện trong tương tác ngôn ngữ Vì thế, lí thuyết hội thoại vớinhững quan điểm về các đơn vị và qui tắc hội thoại; mối quan hệ giữa tiền giả định(TGĐ) với vận động hội thoại (VĐHT); các yếu tố kèm lời, phi lời…sẽ là nền tảng
lí luận cần yếu cho phân tích đặc điểm HĐH trong mối quan hệ với hành động hồiđáp và ảnh hưởng của các yếu tố ngữ dụng-tình thái
1.2 Lí thuyết hành động ngôn từ
Luận án vận dụng lí thuyết về HĐNT để xác định nội hàm khái niệm HĐH, phântích mối quan hệ giữa TNV và HĐNT, xác định các thuật ngữ liên quan đến HĐHđể sử dụng trong luận án, xác lập tiêu chí và qui trình nhận diện HĐH
1.2.1 Lí thuyết hành động ngôn từ và hành động hỏi
1.2.1.1 Nội hàm khái niệm hành động hỏi
Các hành động được thực hiện bằng các phát ngôn được gọi chung là “hành động
ngôn từ” (speech acts-단단단단) Thuật ngữ “speech acts” trong các ấn phẩm tiếng
Việt có các tên gọi khác nhau, ví dụ (vd): “hành động ngôn từ” của tác giả Cao
Trang 16Xuân Hạo [26], Nguyễn Thị Thanh Bình [6, 8], Nguyễn Văn Hiệp [31, 33], Đỗ Việt
Hùng [40]…; “hành động nói” của tác giả Diệp Quang Ban [4], “hành động nói (năng)” trong George Yule, Diệp Quang Ban hiệu đính [23]…, “hành vi ngôn ngữ”
của tác giả Đỗ Hữu Châu [10, 11], Nguyễn Văn Hiệp [28, 29, 32], Đặng Thị Hảo
Tâm [58]…; “hành vi ngôn từ” của tác giả Vũ Thị Thanh Hương [36]…
Austin trong “How to do things with words” [1962] quan niệm: Khi nói, ta thực hiện đồng thời ba hành động: “hành động tạo lời”, “hành động tại lời” và “hành động mượn lời” [11, tr.446-447] Searle xếp “hỏi” vào nhóm “điều khiển-
directive”1- có nội dung mệnh đề là yêu cầu hành động tương lai của người nghe Theo khảo sát của chúng tôi, trong Từ điển tiếng Việt [79, tr 454] không xuất
hiện mục từ “câu hỏi” hoặc “câu nghi vấn” Ngoài mục từ “hỏi 1” với nghĩa là
“dấu hỏi”, mục từ “hỏi 2” với tư cách là động từ (V) được giải thích như sau:
“Hỏi 2.đg 1 Nói ra điều mình muốn người ta cho mình biết với yêu cầu được trả lời Xin
hỏi một câu Hỏi đường Hỏi ý kiến Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ (tng.) 2 Nói ra điều mình đòi hỏi hoặc mong muốn ở người ta với yêu cầu được đáp ứng Hỏi mượn quy”ển sách Hỏi mua Hỏi giấy” tờ …”
HĐNT (1) hướng tới yêu cầu CCTT HĐNT (2) yêu cầu đối tượng giao tiếp thựchiện hành động Theo Lee Jang Deuk [99, tr.51-52]: Những nghi vấn nảy sinh tronghoạt động nhận thức được biểu đạt bằng phương tiện ngôn ngữ (PTNN) hay phingôn ngữ và yêu cầu hồi đáp bằng hành động “단단”-trả lời, sẽ trở thành “단단”-hành
động hỏi2
Luận án nghiên cứu “hành động hỏi” với tư cách là: “Hành động ngôn từ y”êu cầu cung cấp (giải thích, lựa chọn, phán định, xác nhận) thông tin chưa biết/ chưa rõ cần biết/ cần làm rõ”
1.2.1.2 Hành động hỏi trực tiếp và gián tiếp
1 Thuật ngữ “directive” của Searle được một số nhà Việt ngữ học như Nguyễn Thiện Giáp [20], Nguyễn Thị Thanh Bình [6, 7, 8], Vũ Thị Thanh Hương [35, 36]…dịch là “cầu khiến” Nguyễn Văn Hiệp [30, 32] dịch là
“khuyến lệnh” Theo tác giả [30, tr.116]: “Những tiều từ tình thái như “xem”, “đi”, “nghe” được coi là dấu hiệu ngôn hành của những phát ngôn thuộc nhóm khuyến lệnh”.
2 Tuy nhiên, khi nghiên cứu về các PTNN thực hiện HĐH (단단단단), tác giả xét cả nhóm câu hỏi thực hiện HĐNT gián tiếp-không thực hiện HĐH yêu cầu CCTT mà hướng tới thực hiện hành động trần thuật, mệnh lệnh, cầu khiến [99, tr.138]
Trang 17Tác giả Diệp Quang Ban [4, tr.109] viết: “Khi một kiểu câu được dùng đúng với
chức năng vốn có của nó, thì nó hoạt động với tư cách hành động nói trực tiếp (direct speech act); khi một kiểu câu hoạt động với một chức năng không phải vốn có của kiểu câu đó thì nó hoạt động với tư cách hành động nói gián tiếp (indirect speech act)” Như vậy, ta có thể xác định HĐH trực tiếp và HĐH gián tiếp như sau:
a Hành động hỏi trực tiếp
HĐH thực hiện bởi các biểu thức mang hình thức kết cấu hỏi là HĐH trực tiếp
Theo Searle, khi sử dụng trong giao tiếp thì một HĐH (question) được coi là chân
thực khi thỏa mãn 4 điều kiện (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu [11, tr 471]) sau:
Một là, điều kiện nội dung mệnh đề: Tất cả các mệnh đề hay hàm mệnh đề,
Hai là, điều kiện chuẩn bị: i) S (speaker) không biết lời đáp; ii) đối với S, cả với H(hearer) không chắc rằng thế nào H cũng CCTT lúc trò chuyện nếu S không hỏi,
Ba là, điều kiện chân thành: S mong muốn có được thông tin đó,
Bốn là, điều kiện căn bản: S nhằm cố gắng nhận được thông tin từ H
b Hành động hỏi gián tiếp
Thuật ngữ “indirect speech act” do Searle đặt ra: “Một HVTL (hành vi tại lời)
được thực hiện gián tiếp qua một HVTL khác sẽ được gọi là HVGT-(hành vi giántiếp) (dẫn theo Nguyễn Đức Dân [14, tr.59-60])3 Như vậy, HĐH gián tiếp yêu cầuCCTT thực hiện bởi các BTH không mang hình thức kết cấu hỏi
Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp [21, tr.207], HĐNT gián tiếp “được thực hiện ởnhững phát ngôn có quan hệ gián tiếp giữa một chức năng và một cấu trúc” Tác giả
Đỗ Hữu Châu [11, tr.495-497] cho rằng: HĐH gián tiếp có đặc điểm như cácHĐNT gián tiếp khác: i) Lệ thuộc mạnh vào ngữ cảnh; ii) Có một (hoặc một số)BTH đặc trưng; iii) Dấu hiệu hình thức là phát ngôn ngôn hành của HĐNT trựctiếp; iv) Bị qui định bởi thuyết lập luận, phương châm hội thoại, phép lịch sự Trong thực tế, việc nhận diện HĐH trực tiếp hay HĐH gián tiếp đều không dễ
dàng, ngay cả đối với người bản ngữ Xét ví dụ sau: ‘ Em có bút đỏ không?’ Phát
ngôn hỏi này có thể là HĐNT trực tiếp nếu dùng để hỏi Phát ngôn tiếp theo lời đáp
3 Hoàng Thị Yến chú giải nghĩa cụm từ viết tắt (HVTL, HVGT).
Trang 18‘Có ạ’ của học sinh có thể là: ‘Em hãy” dùng bút đỏ gạch chân phần ghi nhớ’ Phát
ngôn này cũng có thể là HĐNT gián tiếp nếu nó được dùng để yêu cầu Phát ngôn
hồi đáp ở đây có thể là: ‘Em có mang đây” ạ Cô cứ giữ lấy” mà chấm bài Em có những hai chiếc cơ’ Như vậy, để xác định một phát ngôn hỏi thực hiện một HĐH
trực tiếp hay một HĐNT gián tiếp nào khác phải căn cứ vào ngữ cảnh, hoặc ít nhấtlà trong quan hệ với lời hồi đáp Chúng tôi vận dụng thành tựu nghiên cứu về TNVcủa các nhà Hàn ngữ vào thực tiễn nghiên cứu HĐH tiếng Hàn (trong liên hệ vớitiếng Việt) để xác định các tiêu chí, qui trình nhận diện HĐH
1.2.2 Tính nghi vấn và hành động ngôn từ thực hiện bởi kết cấu hỏi
Nghi vấn là động lực của nhận thức Trong Từ điển tiếng Việt [79], “nhận thức”
được định nghĩa là: “quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong
tư duy; quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan hoặc kết quả
của quá trình đó” [tr.712]; “nghi vấn” được định nghĩa là: “nghi ngờ và thấy cần
được xem xét và giải đáp” [tr.677] Mức độ TNV quy định tính chất các HĐNTthực hiện bằng kết cấu hỏi và giúp nhận biết HĐH thực hiện bởi các kết cấu khác.Luận án xác định: i) Khái niệm câu hỏi, TNV; ii) Mức TNV của HĐNT thực hiệnbởi kết cấu hỏi; iii) Mối quan hệ giữa TNV và yêu cầu nhận thức của HĐH trựctiếp; iv) Thuật ngữ liên quan đến HĐH
1.2.2.1 Một số khái niệm tiền đề
a Khái niệm câu hỏi/ câu nghi vấn
Tác giả Cao Xuân Hạo [26, tr 95] cho rằng: “ngoài giá trị hỏi (y”êu cầu thông báo)”, câu hỏi còn “có thể có một (những) giá trị ngôn trung phái sinh (phủ định, khẳng định, tỏ ý ngờ vực, thách thức, tranh luận, v.v.) và trong nhiều trường hợp, cái giá trị ngôn trung “phái sinh” này” lại là công dụng và mục đích duy” nhất của câu nói, trong khi tính chất nghi vấn chỉ còn là một hình thức thuần túy”, may” ra chỉ góp một sắc thái tu từ nào đó cho câu nói” Tham khảo các công trình nghiên cứu
tiếng Hàn (Lee Ik Seup và Chae Wan [98], Lee Joo Haeng [102], Nam Gee Sim và
Ko Young Geun [104], Viện Quốc ngữ quốc gia [119]…), các công trình tiếng Việt
Trang 19(Cao Xuân Hạo [26], Hồ Lê [45], Hoàng Trọng Phiến [52], Nguyễn Kim Thản [60]
…), chúng tôi tổng hợp thành khái niệm câu hỏi như sau:
“Câu hỏi (câu nghi vấn) là loại câu có một hoặc cả ba dấu hiệu hình thức nghi vấn (ngữ điệu hỏi, từ hỏi, đuôi câu hỏi) Người nói sử dụng câu hỏi thực hiện hành động ngôn từ thể hiện mong muốn người nghe làm sáng tỏ hoặc xác nhận điều mình chưa biết, chưa rõ Câu hỏi cũng dùng để thực hiện hành động ngôn từ có giá trị ngôn trung khác ngoài y”êu cầu cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu nhận thức”.
Như vậy, căn cứ vào khái niệm trên, điều kiện tạo lập câu hỏi sẽ là: i) Người nói
có “điều chưa biết, chưa rõ”, ii) Người nói “muốn” người nghe làm sáng tỏ điềuchưa biết, xác nhận điều chưa chắc chắn, iii) Người nói sử dụng kết cấu hỏi Mụcđích của sử dụng phát ngôn hỏi trong giao tiếp là: i) Yêu cầu CCTT đáp ứng nhucầu nhận thức và ii) Thực hiện lực ngôn trung khác
Kết quả khảo sát cho thấy: Các tiểu loại câu hỏi trong tiếng Việt xuất hiện khá đadạng và tồn tại các quan niệm về câu hỏi chính danh/ phi chính danh, câu hỏi đíchthực/ không đích thực như sau: i) Câu hỏi chính danh là câu hỏi dùng để thực hiệnHĐH, yêu cầu CCTT về cái chưa biết, muốn biết (Lê Đông [19], Cao Xuân Hạo[26]…); ii) Câu hỏi chính danh là câu hỏi đích thực dùng để hỏi, câu hỏi phi chínhdanh là câu hỏi không đích thực không dùng để hỏi (Nguyễn Đăng Sửu [57]; iii)Câu hỏi chính danh (hay chân thực) là câu hỏi nhằm mục đích để hỏi, câu hỏi khôngchính danh là dạng câu có hình thức của câu hỏi nhưng không thực hiện HĐH (BùiMinh Toán [71] ) Tuy nhiên, với các thuật ngữ này, chúng tôi gặp khó khăn khiđịnh danh các PTNN thực hiện HĐH gián tiếp yêu cầu CCTT Thiết nghĩ, cần xácđịnh rõ mối quan hệ giữa hình thái kết cấu của PTNN và tên gọi với HĐNT đượcthực hiện Chúng tôi hiểu các thuật ngữ trên như sau:
Thứ nhất, câu hỏi chính danh có kết cấu hỏi, nếu có TNV cao, nó mang giá trịngôn trung là thực hiện HĐH; nếu mức độ TNV của kết cấu hỏi không cao, nó sẽhướng tới đích ngôn trung là thực hiện HĐNT gián tiếp khác;
Thứ hai, câu hỏi phi chính danh có hình thức là kết cấu trần thuật/ cầu khiến/ cảmthán nhưng lại thực hiện HĐH yêu cầu CCTT một cách gián tiếp;
Thứ ba, câu hỏi đích thực hướng tới đích ngôn trung là thực hiện HĐH dù manghình thái cấu trúc của kết cấu hỏi hay kết cấu khác;
Trang 20Thứ tư, câu hỏi không đích thực có kết cấu hỏi nhưng hướng tới các đích ngôntrung khác, thực hiện các HĐNT gián tiếp của câu hỏi
Tóm lại, về hình thức, câu hỏi chính danh và câu hỏi không đích thực mang kếtcấu hỏi, câu hỏi phi chính danh không mang hình thức câu hỏi, câu hỏi đích thực cóthể là câu hỏi hay các loại câu khác Về nội dung, câu hỏi phi chính danh và câu hỏiđích thực đều thực hiện HĐH, một bộ phận câu hỏi chính danh là câu hỏi khôngđích thực hướng tới thực hiện HĐNT gián tiếp Quan điểm này được chúng tôi quántriệt và vận dụng vào việc xác định hệ thống thuật ngữ để sử dụng trong luận án
b Khái niệm “tính nghi vấn”
Các tác giả Seo Soon Hee [115, tr.131], Lee Ik Seup và Chae Wan [98, tr.233] quanniệm: Nghi vấn (단단) là cái chưa biết, là sự thiếu hụt thông tin, là hiện tượng xuất hiện
ý muốn biết về một sự vật hiện tượng nào đó mà người nói không biết Tác giả SeoSoon Hee [115, tr.127] cho rằng: Yếu tố tạo thành các HĐNT hướng tới những mụcđích giao tiếp khác nhau chính là mức độ cao thấp của 단단단 단단-thuộc tính nghi vấncủa phát ngôn trong giao tiếp Ví dụ (vd):
- 이 이이이?-Cậu ăn cơm chưa?- yêu cầu lời đáp CCTT của người nghe (=HĐH);
- 이 이이 이이?-Cho mình cốc nước được không?- ướm hỏi ý của người nghe và yêu cầu người nghe thực hiện hành động (Lấy” hộ cốc nước=hành động cầu khiến);
- 이이 이이이 이이이? -Cái đó mà cậu cũng không biết sao?- thất vọng vì hạn chế trong nhận thức của người nghe (Ngố thế!=hành động biểu cảm)
1.2.2.2 Mức độ nghi vấn của hành động ngôn từ thực hiện bằng kết cấu hỏi
Các nhà Hàn ngữ vận dụng điều kiện thỏa mãn HĐH của Searle để xác lập cáctiêu chí kiểm định TNV của câu hỏi Dưới đây là mức độ nghi vấn của các HĐNT ởcác nhóm và tiểu loại câu hỏi thực hiện HĐH trong các nghiên cứu tiếng Hàn
a Mức độ nghi vấn của hành động ngôn từ ở các nhóm câu hỏi
Tác giả Seo Soon Hee [115, tr.164] dựa trên 12 tiêu chí, tác giả Park Young Soon[109, tr.89] dựa trên 7 tiêu chí để kiểm định TNV của các nhóm câu hỏi Mười haitiêu chí của Seo Soon Hee [115] có: Về hình thức: i) Mang cả 3 hoặc 1 trong 3 dấuhiệu hình thức câu hỏi: đuôi câu hỏi, từ hỏi, ngữ điệu hỏi, ii) Tùy theo mức độ tôn
Trang 21trọng, đuôi câu hỏi có hình thái khác nhau, iii) Hình thái đuôi kết thúc không thểthay thế bằng hình thái kết thúc câu của các loại câu khác, iv) Trong cùng một tìnhhuống, có thể sử dụng khẳng định hoặc phủ định; về nội dung: i) Người nói khôngbiết hoặc chưa rõ về một sự việc, sự tình nào đó, ii) Người nói tin là người nghe biếtcâu trả lời, iii) Người nói muốn tìm câu trả lời thông qua người nghe, iv) Người nóiyêu cầu sự hồi đáp bằng ngôn ngữ từ người nghe; về phạm trù: ý nghĩa của câu hỏiđược biểu đạt trong 1 câu [115, tr.40-41]
Bẩy tiêu chí kiểm định TNV-7 điều kiện tạo lập câu hỏi của tác giả Park YoungSoon [109, tr.89] có: i) Sự chưa biết/ chưa chắc chắn của người nói về một vấn đềnào đó, ii) Ý định giải quyết vấn đề thông qua người nghe, iii) Thực hiện bằng ngônngữ, iv) Hình thức của câu nghi vấn/ câu hỏi, v) Không có khả năng thay bằng loạicâu khác, vi) Cần hồi đáp bằng ngôn ngữ của người nghe, vii) Tuân thủ qui tắc lịchsự Mức độ TNV của các nhóm câu hỏi xác định như sau:
Bảng 1.1 Mức độ tính nghi vấn của các nhóm câu hỏi
Seo Soon Hee
[115]
<10,6/12> Câu hỏi ýnghĩa cơ bản-단단단 단단
<6,12/12> Câu hỏi ýnghĩa phái sinh-단단단
단단
<3,47/12> Câu hỏi ýnghĩa tình huống-단단단 단단
Park Young
Soon [109]
<7/7> Câu hỏi thuầntúy-단단 단단단/ câu nghivấn hỏi-단단 단단단
<5/7> Câu hỏi có giá
b Mức nghi vấn của câu nghi vấn hỏi
Trong nghiên cứu của mình, tác giả Seo Soon Hee [115, tr.170] đưa ra kết quảkiểm định TNV của nhóm câu hỏi thực hiện HĐH như sau:
Bảng 1.2 Câu hỏi có tính nghi vấn cao của Seo Soon Hee [115]
Trang 22thức dung trù loại độ
Câu hỏi ý hướng
hỏi lựa chọn5
Có thể nhận thấy: Cả hai tác giả đều chưa nhất quán (và chưa lí giải lí do khôngnhất quán) về tiêu chí định danh các tiểu loại câu hỏi bậc dưới Hiện tượng tương tự
cũng xuất hiện trong nghiên cứu của các nhà Việt ngữ Vd: Câu hỏi có-không dựa
vào cách thức với trả lời, câu hỏi xác nhận dựa vào lực ngôn trung, câu hỏi chứa từhỏi dựa vào đặc trưng hình thái
1.2.2.3 Tính nghi vấn và y”êu cầu nhận thức của hành động hỏi trực tiếp
HĐH và những HĐNT khác của câu hỏi có chung hình thức là kết cấu hỏi Ýnghĩa đích thực của nó chỉ được xác định lâm thời và phải dựa vào mức độ TNVtrong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể với các thông tin tình thái-ngữ dụng phong phú
a Nội hàm tính nghi vấn của hành động hỏi
Dựa vào các điều kiện cơ bản của HĐH của Searle, tiêu chí kiểm định TNV củacác nhà Hàn ngữ, chúng tôi xác định nội hàm TNV của HĐH gồm 4 yếu tố sau: (1) Tồn tại sự chưa biết, chưa rõ của người nói về vấn đề họ muốn biết rõ;
(2) Sp1 tin Sp2 có thông tin và muốn thỏa mãn nhu cầu nhận thức qua Sp2; (3) Yêu cầu CCTT thực hiện bằng PTNN hoặc phi ngôn ngữ;
4 Xem Phụ lục 1.1 Kết quả kiểm định tính nghi vấn của các tiểu loại câu hỏi của Seo Soon Hee [115]
5 Xem Phụ lục 1.2 Các tiểu loại câu hỏi của Park Young Soon [109]
Trang 23(4) Cần hồi đáp của Sp2 để đáp ứng nhu cầu nhận thức của Sp1
Bốn tiêu chí trên cũng là căn cứ để chúng tôi tiến hành kiểm định TNV, giúp nhậndiện và khu biệt HĐH với các HĐNT khác trong giao tiếp ngôn ngữ
b Căn cứ xác định các tiểu loại câu nghi vấn hỏi
Dựa trên thành tựu nghiên cứu có trước, căn cứ vào nội hàm TNV của HĐH,chúng tôi xác định nhóm câu hỏi thực hiện HĐH gồm 3 tiểu loại có mức TNV caonhất (7/7) trong Park Young Soon [109, tr.89], đó là: i) 가 단단단-단 câu hỏi có-không;
ii) 단단단 단단단-câu hỏi chứa từ nghi vấn; iii) 단단 단단단-câu hỏi lựa chọn Chúng tôi đưathêm câu hỏi xác nhận vào nhóm với hai căn cứ sau:
Thứ nhất, tồn tại cái chưa biết rõ (cần được xác nhận cho rõ), sự chưa chắc chắn(cần đảm bảo xác thực), thể hiện ở điều kiện tạo lập câu hỏi và tiêu chí kiểm địnhTNV của tác giả Park Young Soon [109], tiêu chí kiểm định TNV của tác giả SeoSoon Hee [115] hay định nghĩa câu hỏi chính danh của tác giả Lê Đông [19]…); Thứ hai, câu hỏi xác nhận được một số nhà nghiên cứu xếp vào nhóm có TNVcao, ví như: Tác giả Seo Soon Hee [115] xếp xác nhận vào nhóm có TNV cao; tácgiả Lee Jang Deuk [99] coi xác nhận là một tiểu loại của câu hỏi phán định; tác giảNguyễn Việt Tiến [69] xếp xác nhận vào nhóm câu hỏi thực; tác giả Cao Xuân Hạo
[26] xếp i) “câu hỏi siêu NN”: Có phải…không? (Có phải anh Nam đến đây” không? Đáp: Phải-không phải); ii) câu được ghép bởi “tiểu cú” …phải không?,…đúng không? sau mệnh đề được đưa ra hỏi, (Anh đỗ rồi phải không?/ đúng không?) vào nhóm câu hỏi chính danh) Như vậy, sự chưa chắc chắn về thông tin của người nói
khiến TNV ở mức cao và đòi hỏi có hồi đáp xác nhận thông tin
Ngoài ra, câu hỏi lặp với mức TNV trung bình, có khả năng thực hiện nhiềuHĐNT khác nhau Khi khảo sát tư liệu, chúng tôi tách được một nhóm thực hiệnyêu cầu xác nhận thông tin chưa rõ cần làm rõ Vì thế, chúng tôi coi lặp là một trongnhững phương thức xác nhận thông tin
Trong nghiên cứu của tác giả Seo Soon Hee [115], câu hỏi phỏng đoán (단단단단단)có mức độ nghi vấn cao Trong tình huống dưới đây, người nói phỏng đoán và cũng
Trang 24yêu cầu người nghe dự đoán về điều gì đó Vd: Sp1: 단단가 단단 단 단단단? Chắc Youngi
(sẽ) về nhà an toàn chứ? - Sp2: 단 단단단/ Chắc là an toàn thôi [115, tr.94-95] Yêu
cầu phỏng đoán của Sp1 không hướng tới mục đích nhằm thỏa mãn nhu cầu nhậnthức qua hồi đáp của Sp2 vì SP1 cũng biết rõ Sp2 không phải là người có thể CCTTchính xác về Youngi Vì thế, chúng tôi theo tác giả Park Young Soon [109] khôngđưa phỏng đoán và lặp vào nhóm câu nghi vấn hỏi
1.2.2.4 Xác định hệ thống thuật ngữ liên quan đến hành động hỏi
Dựa trên thành tựu của các nghiên cứu có trước và yêu cầu của thực tiễn nghiêncứu HĐH, chúng tôi xác định hệ thống thuật ngữ để tiện sử dụng trong luận án,gồm: i) HĐNT và HĐH; ii) nhóm câu nghi vấn hỏi; iii) các PTNN thực hiện HĐH
a Thuật ngữ về hành động ngôn từ và hành động hỏi
Ở trên đã đề cập tới các thuật ngữ “speech acts”: HĐNT-단단 단단, “direct speech act”: HĐNT trực tiếp-단단 단단, “indirect speech act”: HĐNT gián tiếp-단단 단단,
“question act”: HĐH –단단 단단 Ngoài ra, còn có các thuật ngữ sau:
1) “ Direct question act”: HĐH trực tiếp-단단 단단 단단: HĐH thực hiện bởi các biểu
thức có hình thức kết cấu hỏi (Tối qua, cậu đi đâu?),
2) “I ndirect question act”: HĐH gián tiếp-단단 단단 단단: HĐH thực hiện bởi các biểuthức không có hình thái kết cấu hỏi (Hãy” nói về lí do cậu lỡ hẹn ấy”)
Căn cứ vào quan hệ của HĐH với đặc điểm của PTNN (số tiêu điểm nghi vấn),chúng tôi tạm sử dụng các thuật ngữ dưới đây cho 3 tiểu loại HĐH tương ứng sau: 3) HĐH đơn-단단단단단단: HĐH thực hiện bởi biểu thức kết cấu hỏi có một tiêu điểm
hỏi (Cậu tên gì?, Trường học ở đâu? )
4) HĐH phức-단단단단단단 thực hiện bởi: i) biểu thức kết cấu hỏi chứa từ hai tiêu
điểm hỏi trở lên (Trưa nay”, cậu ăn gì, với ai?); ii) mô hình kết hợp BTH thực hiện HĐH trực tiếp và gián tiếp (Nói thật đi! Cậu đã kể gì với con bé?); iii) biểu thức kết cấu hỏi với HĐH chủ hướng hàm ẩn+HĐH phụ hướng tường minh (Bạn biết Lan ở đâu không?)
5) HĐNT kép-단단단단단단: HĐH+HĐNT khác thực hiện bởi một biểu thức kết cấu hỏi (Bác có thể cho cháu biết năm nay” bác bao nhiêu tuổi không? )
Trang 25b Thuật ngữ dùng cho nhóm và các tiểu loại câu nghi vấn hỏi
1) Thuật ngữ định danh nhóm câu nghi vấn hỏi
Trong tiếng Hàn, thuật ngữ 단단단단단-câu hỏi thuần túy” hay 단단 단단단-câu hỏi
thường không được xác lập dựa trên một tiêu chí định danh thống nhất trong mối
quan hệ với các thuật ngữ khác (như 단단단단단-câu hỏi giải thích, 단단단단단-câu hỏi cầu
khiến…) Trong tiếng Việt, tồn tại sự thiếu nhất quán trong sử dụng thuật ngữ “ câu hỏi chính danh” và “câu hỏi đích thực” Chúng tôi nhận thấy: Nội hàm ý nghĩa
“câu hỏi y”êu cầu đáp ứng nhu cầu nhận thức” phản ánh khá chân thực tính chất của
câu hỏi thực hiện HĐH Vì vậy, chúng tôi đề xuất sử dụng thuật ngữ “이이 이이이- câu hỏi nhận thức” bên cạnh thuật ngữ “ 이이이이이 -câu nghi vấn hỏi” trong tiếng Hàn và
tiếng Việt
2) Thuật ngữ định danh các tiểu loại câu nghi vấn hỏi
Các tiểu loại trong nhóm câu hỏi nhận thức được xác lập dựa trên cách thức yêucầu CCTT, tương ứng với cách thức hồi đáp CCTT, bao gồm:
a) Câu hỏi phán định-단단단단단: thực hiện HĐH yêu cầu phán định về thông tin cầnbiết (이이이 이가 이이 이이이이? Anh đến quán cà phê bao giờ chưa?).
b) Câu hỏi giải thích-단단단단단: thực hiện HĐH yêu cầu CCTT với tiêu điểm hỏi làtừ hỏi (이이이 이 이이이 이이이? Thời tiết mùa xuân Hàn Quốc thế nào?).
c) Câu hỏi lựa chọn-단단(단)단단단: thực hiện HĐH yêu cầu chọn đối tượng thích hợptrong nhiều đối tượng được đưa ra (vd:이이이이이 이이이이?이이이이이 이이이이? (Bạn thích phim Hàn Quốc? (Hay”) thích phim Mỹ?).
d) Câu hỏi xác nhận-단단단단단: thực hiện HĐH yêu cầu xác nhận thông tin ngườihỏi đưa ra (이이 이이 이이 이 이이? Chị đang ở một mình phải không?)6
c Thuật ngữ chỉ phương tiện ngôn ngữ thực hiện hành động hỏi
1) Về thuật ngữ “performative expression”
Tác giả Đỗ Hữu Châu [11, 2005] chuyển dịch thuật ngữ “ performative expression” sang tiếng Việt là “biểu thức ngữ vi” Tác giả Nguyễn Thiện Giáp [21, tr.89] sử dụng thuật ngữ “biểu thức ngôn hành” Trong công trình của mình, tác giả
Cao Xuân Hạo [26, tr.226] dẫn: Austin [1962] và Searle [1969] chủ trương căn cứ
6 Tham khảo Phụ lục 1.3: Thuật ngữ liên quan đến nhóm và tiểu loại câu hỏi
Trang 26hoàn toàn vào lực ngôn trung của câu được phát ngôn để xác định đó phải haykhông phải là một câu ngôn hành Theo ông, bất kì câu nào có giá trị ngôn trungđều là câu ngôn hành Trong luận án, do đặc điểm và yêu cầu của nghiên cứu
HĐNT theo hướng ngữ dụng học, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “biểu thức ngôn hành hỏi- 이이이이이이(이)” hay gọi tắt là “biểu thức hỏi-이이이이(이)” (BTH) để chỉ chung
cho các PTNN thực hiện HĐH (gồm biểu thức kết cấu hỏi và biểu thức có hình tháikết cấu khác)
a) Về thuật ngữ “direct performative expression”
Khi biểu thức ngôn hành trực tiếp (direct performative expression- 이이이이 이이(이))
thực hiện HĐNT một cách tường minh, ta có HĐNT trực tiếp BTH mang kết cấuhỏi là Biểu thức ngôn hành hỏi thực hiện HĐH trực tiếp Theo sự có hay không cósự hiện diện của động từ ngôn hành “hỏi”, BTH thực hiện HĐH trực tiếp phânthành BTH thực hiện HĐH trực tiếp nguyên cấp và BTH thực hiện HĐH trực tiếptường minh7 BTH thực hiện HĐH trực tiếp tường minh chứa động từ ngôn hành
“hỏi” có hiệu lực ở lời mạnh tạo áp lực lớn cho người tiếp nhận hơn một BTH thựchiện HĐH trực tiếp nguyên cấp8 BTH thực hiện HĐH trực tiếp yêu cầu CCTT đáp
ứng nhu cầu nhận thức được xác định gồm: BTH thực hiện HĐH yêu cầu giải thích단단(단)단단(단단)단단(단); BTH thực hiện HĐH yêu cầu phán định-단단(단) 단단 (단단) 단단(단),BTH thực hiện HĐH yêu cầu xác nhận-단단(단) 단단(단단) 단단(단); BTH thực hiện HĐHyêu cầu lựa chọn-단단/ (단) 단단 (단단)단단(단) (Gọi tắt là: BTH giải thích/ phán định/ lựachọn/ xác nhận)
b) Về thuật ngữ “indirect performative expression”
Như đã đề cập, biểu thức ngôn hành gián tiếp (indirect performative 이이이이 이이(이)) không có kết cấu đặc trưng của phát ngôn ngôn hành đó nhưng lại
expression-thực hiện HĐNT tương ứng một cách gián tiếp BTH expression-thực hiện HĐH gián tiếp
7 Tác giả Nguyễn Văn Hiệp [29] sử dụng thuật ngữ “phát ngôn ngôn hành tường minh” và “phát ngôn ngôn
hành nguy”ên cấp” Ông nhấn mạnh: “Thực tế, trong định nghĩa về phát ngôn ngôn hành tường minh, không
hề có những đặt định nào cho rằng các động từ ngôn hành là dấu hiệu tường minh duy nhất.” [tr.55]
8 Austin gọi các biểu thức có động từ ngôn hành là BTH tường minh (explicit) (“Tôi hỏi mai anh có đi
không?”), gọi các biểu thức có hiệu lực ở lời nhưng không có động từ ngôn hành là BTH nguyên cấp
(primary) hay BTH hàm ẩn (implicit) (“Mai anh có đi không?”) [dẫn theo Đỗ Hữu Châu [11, tr.454-455],
Trang 27không có kết cấu hỏi nhưng thực hiện HĐH yêu cầu CCTT Dựa vào kết quả khảosát, nhận diện, chúng tôi chia các BTH thực hiện HĐH gián tiếp thành hai tiểu
nhóm sau: i) BTH thực hiện HĐH gián tiếp lược thành phần nghi vấn (Tôi muốn gửi thư đi Hàn Quốc (…?); ii) BTH thực hiện HĐH gián tiếp có động từ (V)/ tổ hợp từ yêu cầu CCTT tường minh và hàm ẩn (Tôi muốn biết về khí hậu của Hàn Quốc”9
2) Mô hình kết hợp các biểu thức hỏi
Kết quả khảo sát tách ra các mô hình kết hợp BTH thực hiện HĐH trực tiếp vàgián tiếp Dựa vào kiểu kết hợp, chúng tôi phân làm hai nhóm sau:
a) Các BTH thực hiện HĐH trực tiếp và BTH thực hiện HĐH gián tiếp kết hợp
theo mối liên hệ bên ngoài của BTH (Hãy” nói thật đi! Tại sao hôm qua anh không đến?), chúng tôi tạm gọi là “mô hình kết hợp ngoại vi đa biểu thức”.
b) Một BTH có kết cấu hỏi thực hiện hơn một HĐNT (hai HĐH hay một HĐH và
một HĐNT gián tiếp) (Giáo sư có thể giải thích kĩ hơn về phép kính ngữ trong tiếng Hàn không ạ?), chúng tôi tạm gọi là “mô hình kết hợp nội tại đơn biểu thức” 3) Về các khái niệm/ thuật ngữ phương tiện ngôn ngữ của hành động hỏi
Trên cơ sở phân tích trên, chúng tôi xác lập 3 nhóm PTNN thực hiện HĐH sau10: a) Các BTH mang kết cấu hỏi thực hiện HĐH trực tiếp yêu cầu giải thích/ lựachọn/ xác nhận/ phán định về thông tin chưa biết cần biết;
b) Các BTH lược thành phần nghi vấn, BTH chứa V/ tổ hợp từ yêu cầu CCTT(tường minh hay hàm ẩn) thực hiện HĐH gián tiếp;
c) Các mô hình kết hợp ngoại vi đa biểu thức (giữa BTH kết cấu hỏi và BTHkhông có hình thái kết cấu hỏi) thực hiện HĐH phức, mô hình kết hợp nội tại đơnbiểu thức (một BTH có kết cấu hỏi) thực hiện HĐH kép hoặc HĐNT kép (HĐHtrực tiếp+HĐNT gián tiếp của phát ngôn hỏi)
Hệ thống thuật ngữ trên có thể tồn tại ít nhiều hạn chế nhưng đáp ứng được yêu
cầu của thực tiễn nghiên cứu “Hành động hỏi (trên tư liệu tiếng Hàn và tiếng Việt)”
9 Theo tác giả Lee Jang Deuk [99], HĐH gián tiếp thực hiện bởi các biểu thức chứa 단단단단-động từ ngôn hành (vd: 단단단단-trả lời, 단단단-nói ) Xét thấy sử dụng thuật ngữ động từ ngôn hành ở đây là chưa chính xác, chúng
tôi gọi các động từ trên là “động từ y”êu cầu cung cấp thông tin”.
10 Tham khảo Phụ lục 1.4: Bảng Các phương tiện ngôn ngữ thực hiện hành động hỏi
Trang 284) Về các từ/ ngữ/ biểu thức đi kèm biểu thức hỏi
a) Hô ngữ: Hô ngữ đứng trước BTH (hiếm khi đứng sau BTH) và có chức năngtạo sự chú ý Tước vị, tên, đại từ, từ hô gọi, những từ gây phản cảm…hoặc những
diễn đạt như “xin lỗi”… đều có thể làm hô ngữ.
b) Các biểu thức rào đón đi kèm: Các biểu thức đi kèm (hay biểu thức rào đón) cóthể đứng trước hoặc sau BTH và có khả năng thực hiện các chức năng sau:
(1) Cung cấp, bổ sung thông tin làm rõ thêm TGĐ hay giới hạn phạm vi yêu cầuCCTT (Vd:이이이 이이가 이이이이? 이이 이이 이이 이 이이이이 이이 이이이 이이 이이가 이이 이이이.-Anh thích chỗ nào? Giờ chỉ còn chỗ ở trên cùng và góc dưới cùng thôi ạ <H THVH2, tr 83> )
…
(2) Giảm nguy cơ đe dọa thể diện cho đối tượng được yêu cầu CCTT bằng cách:chào hỏi (단단단, 단단단단단단단 단단 단단가 ?-Daesu, lâu lắm mới gặp Cậu đi đâu thế? <TH2,VCHGDQT,tr.48>, chuẩn bị tâm lí (이이이 이 이이이 이이가 이이이? Sắc mặt cậu không tốt lắm Cậu ốm à?), tỏ ra áy náy hoặc tìm sự cảm thông, độ lượng của Sp2 vì sự nhạy cảm của thông tin định yêu cầu Sp2 cung cấp (Em hỏi điều này” có gì không phải chị bỏ quá cho em nhé Tại sao chị cứ nhất định đòi li hôn với anh ấy”?)…
(3) Tăng áp lực yêu cầu CCTT bằng các biểu thức đi kèm mang tính chất thúcgiục (이이 이이이! 이이 이이?- Nói mau đi! Rốt cuộc là gì hả? <MND, 44-30>, chất vấn(Sera: (vặn hỏi) 이이이 이이가 이이이 이이이이 이이이이! 이이 이 이이이이? -Cuối cùng thì anh ấy” cũng bảo là sẽ lấy” cô mà! Nhưng tại sao cô lại bỏ đi? <MND, 36-27>), phê phán (Thật quá đáng! Tại sao anh lại đánh nó chứ?)….
1.2.3 Nhận diện hành động hỏi
1.2.3.1 Các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời của hành động hỏi
Searle gọi các dấu hiệu chỉ dẫn đánh dấu các biểu thức ngôn hành là
“illocutionary” force indicating devices-IFIDs” Thuật ngữ này được các nhà Việt ngữ chuyển dịch là “các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời” hay “dấu hiệu ngữ vi”,
“dấu hiệu ngôn hành” Để nhận diện HĐH, cần xác định rõ đặc trưng hình thái-cấu
trúc và giá trị ngôn trung của BTH trong hành chức, xem xét HĐNT trong quan hệ
Trang 29với hồi đáp, các yếu tố ngữ dụng-tình thái Chúng tôi tổng hợp các dấu hiệu ngônhành của HĐH theo 2 nhóm PTNN thực hiện HĐH trực tiếp và HĐH gián tiếp
a Với các biểu thức hỏi thực hiện hành động hỏi trực tiếp
Tham khảo các nghiên cứu liên quan, chúng tôi tổng hợp thành 5 dấu hiệu ngônhành của BTH thực hiện HĐH trực tiếp như sau:
1) Kết cấu hỏi kết thúc bằng dấu hỏi (?)
2) Xuất hiện từ /cặp từ hỏi: Từ hỏi trong tiếng Hàn và chuyển dịch tương đương
sang tiếng Việt: 이이-cái gì , 이이 - nào , 이이- ai , 이이 -ở đâu , 이이- khi nào/ bao giờ , 이- nào , 이이 (이)- bao nhiêu , 이- mấy” , 이이이- thế nào/ như thế nào , 이이이- thế nào/ như thế nào, 이이- nào , 이- tại sao Tiếng Việt còn có các cặp từ hỏi: có không, đã chưa, có phải không?
…
3) Xuất hiện các tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi/ đuôi câu hỏi: Tiếng Hàn có
các đuôi câu hỏi: -(이]ㅂ/이이이? –이/이/이 이?/ -이이?/ -이? -이? ) Tiếng Việt có các tiểu từ
tình thái dứt câu dùng để hỏi: …à?,… hả?,…sao?,…nhỉ?,… nhé?
4) Có V ngôn hành “hỏi” trong BTH Về V ngôn hành, tác giả Cao Xuân Hạo
[26, tr.227-228] cho rằng: Một động từ được gọi là ngôn hành chỉ có tính chất ngônhành khi thỏa mãn các điều kiện sau: i) Chủ ngữ (có thể ẩn) của động từ ở ngôi thứnhất; ii) Động từ được dùng ở thì hiện tại của thức chỉ định trong mệnh đề chính củacâu; iii) Ý nghĩa ngôn hành chỉ thật minh bạch khi nào động từ hữu quan có một bổngữ chỉ đối tượng tiếp nhận cái hành động ngôn hành được biểu thị (thường là ngôithứ 2) BTH thực hiện HĐH trực tiếp tường minh có động từ “hỏi” với cấu trúc:(A+ B): Mệnh đề A có sự hiện diện của người nói (X)+“hỏi”+người nghe (Y) với ý
nghĩa tường minh: Tôi hỏi anh…Mệnh đề B là các biểu thức kết cấu hỏi thực hiện HĐH yêu cầu giải thích, phán định, lựa chọn, xác nhận thông tin (Vd: Mẹ hỏi con: Con đã làm hết bài tập cô giao chưa?11)
5) Có thể hiện ngữ điệu hỏi (lên hoặc xuống)
11 Tác giả Hoàng Văn Hành [25, tr.131], Tuy”ển tập Ngôn ngữ học, NXB Khoa học xã hội, 569 tr: Về nghĩa
của các từ biểu thị sự nói năng trong tiếng Việt (in trong Ngôn ngữ số 1, 1992) Ngoài động từ “hỏi”, trong
tiếng Việt còn xuất hiện các động từ biểu thị nói năng dùng để hỏi như: vặn, căn vặn, bẻ, chất vấn, lục vấn…
Trang 30Ngữ điệu là một trong 3 phương tiện thực hiện HĐH Tác giả Lee Jang Duk [99,tr.64] đưa ra ví dụ: 이이?-Ở đây”?-phát ngôn hỏi dùng ngữ điệu khi văn tự hóa có dấu
hỏi ở cuối câu Theo tác giả Diệp Quang Ban [3], khi không có các phương tiệnnghi vấn khác, ngữ điệu trong câu hỏi thường cao và sắc nhấn vào tiêu điểm hỏitrong câu, cuối câu không hạ thấp giọng một cách rõ rệt Câu hỏi mở đầu bằng kết
từ “còn” nâng cao giọng ở cuối câu. Chúng tôi cho rằng: Câu hỏi ngữ điệu là phát
ngôn khi văn tự hóa có kết cấu trần thuật, có hồi đáp CCTT (Vd: A Thưa bà, bà muốn mua hàng hay” may” áo B Tôi muốn…may” một bộ áo kiểu mới <SĐ, tr.42>).
b Với các biểu thức thực hiện hành động hỏi gián tiếp
Kế thừa thành tựu của các nghiên cứu liên quan, chúng tôi tổng hợp và tạm xácđịnh 4 dấu hiệu ngôn hành cho các BTH thực hiện HĐH gián tiếp như sau:
1) Không mang hình thức kết cấu hỏi.
2) Có hồi đáp CCTT-trả lời (dấu hiệu nhận diện cốt yếu)
3) Có khả năng hồi phục thành phần nghi vấn bị tỉnh lược (trong mối liên hệ chặt
chẽ với hồi đáp CCTT-với BTH lược thành phần nghi vấn)
4) Có các V (단단단단-trả lời, 단단단-không biết, 단단단단-tò mò…hay các tổ hợp từ: 단단단단-nói cho, 단단단단-cho biết yêu cầu CCTT thông tin
1.2.3.2 Nhận diện hành động hỏi trực tiếp
HĐH trực tiếp và HĐNT gián tiếp của câu hỏi có chung hình thức biểu đạt là kếtcấu hỏi Mức độ cao-thấp của TNV là căn cứ đáng tin cậy giúp nhận biết một phátngôn/ biểu thức thực hiện HĐNT yêu cầu CCTT hay hướng tới một đích ngôn trungkhác Khi kiểm định TNV của HĐNT, chúng tôi sử dụng 4 tiêu chí nhận diện (=4yếu tố nội hàm TNV) HĐH trong phạm vi nghiên cứu của luận án:
1) Sp1 có điều chưa biết muốn biết
2) Có đối tượng tiếp nhận HĐNT phù hợp (có thể CCTT, có tinh thần cộng tác) 3) Thực hiện yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhận thức bằng PTNN
4) Hồi đáp CCTT đáp ứng nhu cầu nhận thức
Nguyên tắc kiểm định được xác định như sau: Chỉ số TNV ở mức độ cao 4/4được xác định là HĐH, ở mức độ thấp 2/4 xác định là HĐNT gián tiếp; ranh giớikhông rõ ràng ở mức TNV là ¾ Theo chúng tôi, khi thiếu tiêu chí 1-người nói
Trang 31không có điều chưa biết muốn biết, HĐNT không thể là HĐH bởi không nảy sinhnghi vấn nên không có nhu cầu nhận thức Khi tiêu chí 4 không được thỏa mãn-tứckhông có CCTT thì nhiều khả năng, HĐNT vẫn đủ điều kiện là HĐH (vì lúc này
“vòng khâu nhận thức”12 có được khép kín hay không lại là một vấn đề khác)
a Dấu hiệu và qui trình nhận diện
Qui trình nhận diện HĐH trực tiếp qua biểu thức kết cấu hỏi có TNV cao nhưsau: i) nhận diện kết cấu hỏi; ii) xác định mức độ TNV của HĐNT; iii) phân loạiHĐNT theo mức độ TNV
b Kiểm định tính nghi vấn của hành động hỏi trực tiếp
Xét các đoạn thoại sau:
ĐT1: Luận chống tay, đứng dậy, giậm giậm hai bàn chân tê cứng trong đôi giày da cũ:
- Thế nào, kế hoạch Tết ra sao, chị Lý?
- Mai, ba mươi: chơi chợ hoa, đi làm đầu Tối, cúng tế gì thì cúng tế, rồi ăn cỗ tất niên”
<MLRTV, tr.49>13
Có thể thấy, HĐNT được thực hiện bởi BTH mang kết cấu hỏi trên đáp ứng 4 tiêuchí của HĐH một cách đầy đủ
ĐT2: Đã có lần tôi hỏi một đứa học trò thường thiếu tiền học:
-“Bá” 14 cháu lĩnh lương chưa?
Con bé tóc xõa hung hung và óng ánh như tơ này ngước mắt nhìn tôi Mắt nâu trongcủa nó mờ đi sau màng nước đầy và óng ánh, nó nghẹn ngào:
- Thưa cậu, “bá” cháu mất việc từ tháng trước rồi!
12 Theo cách dùng của tác giả Lê Đông [19, tr.15-16]
13 Các tác phẩm văn học được viết tắt theo phương thức: Tên tác phẩm + số trang có đoạn thoại được trích dẫn: Vd: Mùa lá rụng trong vườn, trang 49= <MLRTV, tr.49>
14 Bá: bố hay cha [sách đã dẫn]
Trang 32Kết quả kiểm định các BTH của hai đoạn thoại trên được tổng hợp như sau15:
Bảng 1.3 Kiểm định tính nghi vấn của biểu thức hỏi
thực hiện hành động hỏi trực tiếp
3 Thực hiện yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhận thức bằng
1.2.3.3 Nhận diện hành động hỏi gián tiếp
Việc nhận diện các HĐNT gián tiếp gặp nhiều khó khăn hơn các HĐNT trực tiếp.Điều này có nguyên do từ việc người nói sử dụng những PTNN chuyên để thực hiệnHĐNT trực tiếp này nhằm thực hiện một HĐNT khác một cách uyển chuyển hoặcmạnh mẽ hơn theo chiến lược và mục đích giao tiếp của mình
Tác giả Đỗ Hữu Châu [11, tr.494-495] nhấn mạnh: “ hầu như tất cả các hành vi ởlời- nếu bảng thống kê các hành vi ở lời đã hoàn tất-đều có thể được dùng để thựchiện gián tiếp các hành vi khác ” Vì vậy, HĐH có khả năng thực hiện gián tiếp bởicác BTH không có hình thái kết cấu hỏi nhưng có TNV cao Dấu hiệu nhận diệnHĐH với tư cách là HĐNT gián tiếp của các biểu thức này chính là yêu cầu CCTTchưa biết, cần biết nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức của Sp1 Các dấu hiệu và quitrình, phương pháp nhận diện HĐH gián tiếp có độ tin cậy sẽ giúp người sử dụngngôn ngữ thành công trong giao tiếp
a Dấu hiệu và qui trình nhận diện
Ta có thể nhận diện HĐH gián tiếp qua BTH không mang kết cấu hỏi nhưng cóTNV cao Qui trình nhận diện có thể xác lập như sau:
(1) Xác định biểu thức không mang kết cấu hỏi thực hiện HĐH gián tiếp,
(2) Kiểm định mức độ TNV của HĐNT
b Nhận diện hành động hỏi bởi biểu thức hỏi lược thành phần nghi vấn
15 Dấu O là thỏa mãn, dấu X là không thỏa mãn tiêu chí kiểm định
Trang 33Với HĐH gián tiếp thực hiện bởi BTH lược thành phần nghi vấn, cần xét HĐNTtrong mối quan hệ với hồi đáp CCTT, ảnh hưởng của các yếu tố ngữ dụng-tình thái;kết hợp với khả năng tái lập và bổ sung các IFIDs.
1) Kết cấu trần thuật và hồi đáp cung cấp thông tin:
Để làm rõ quan hệ giữa HĐNT và hồi đáp CCTT, ta hãy xét đoạn thoại sau:
ĐT3: Nghe tiếng động, Đông nhổm dậy, uể oải giụi mắt, hơi có vẻ bị bất ngờ:
- Nghe cô Phượng nói, cô đi một tuần mới về.
- Thích thì về, ai cấm được
<MLRTV, tr.269>
Câu nói của nhân vật Đông đã lược đi thành phần nghi vấn chúng tôi khôi phục lại
sau đây: Nghe cô Phượng nói, cô đi một tuần mới về (mà), sao (cô) đã về rồi?/ sao lại về hôm nay”?”. HĐH thực hiện gián tiếp với lời dẫn thông tin người chồngbiết qua em dâu Câu trả lời dấm dẳn, bất cần của người vợ cho thấy quan hệ vợchồng khá căng thẳng và xa cách
ĐT4: Smits: 이 이이이 이이이이이 이이이이 이이이이 -Tôi định gửi bức thư này bằng đường hàng không [Tôi phải làm thế nào?/ Tôi cần đến quầy” nào?].
Nhân viên A: 이이이 2 이 이이이 이이가 Mời anh qua quầy” số 2.
<TH1, VCHGDQT, tr.212>16
Smits lần đầu tiên đến bưu điện này nên không biết phải gửi thư đi nước ngoài ởđâu, nhân viên A hiểu ngay điều khách hàng muốn biết nên đã CCTT thích hợp vàhướng dẫn khách hàng một cách hiệu quả
Bảng 1.4 Kiểm định tính nghi vấn của biểu thức hỏi
thực hiện hành động hỏi gián tiếp 17
3 Thực hiện yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhận thức bằng PTNN O O
16 Các giáo trình thực hành tiếng được dịch sang tiếng Việt và viết tắt tên tiếng Việt kèm theo trang trích dẫn đoạn thoại Vd: 단단단 1, 단단단단단단단, 212 단단단= Tiếng Hàn 1, Viện chấn hứng giáo dục quốc tế, trang 212= <TH1, VCHGDQT, tr.212>
17 Chúng tôi sử dụng kí hiệu O với nghĩa đáp ứng được, X không đáp ứng được và * với nghĩa không rõ ràng, có thể đáp ứng nhưng cũng có thể không đáp ứng được hoàn toàn tiêu chí tương ứng của HĐH
Trang 342) Kết cấu cảm thán và lời hồi đáp cung cấp thông tin
Xét tình huống giao tiếp sau:
ĐT5: Hai người bước vào văn phòng (vốn bừa bộn) được sắp xếp đẹp mắt, sạch sẽ
Sp1- “Oa, đẹp quá!”
Sp2- “Sáng nay” chúng em dọn dẹp và trang trí đấy””.
Sp 2 đã ngầm hiểu phát ngôn trọn vẹn của Sp1 là: “Oa, đẹp quá! Ai làm thế?” và
CCTT mà Sp2 nghĩ là Sp1 muốn biết Tuy nhiên, để HĐNT này thỏa mãn các điềukiện của HĐH cần có một ngữ cảnh thích hợp (Vd: Văn phòng-nơi làm việc và sinhhoạt chung của một nhóm tổ chức nhỏ, thường ngày rất bừa bộn, các thành viêntrong tổ chức đó chưa tự giác trong việc giữ vệ sinh chung) Có thể thấy, mối quanhệ giữa hỏi-trả lời và các yếu tố ngữ dụng là vô cùng quan trọng trong nhận diệnHĐH thực hiện bởi PTNN không mang hình thái kết cấu hỏi Tiêu chí thứ 4 đượcđáp ứng, ta sẽ có “vòng khâu nhận thức” và ngược lại
c Nhận diện hành động hỏi thực hiện bởi biểu thức có động từ yêu cầu cung cấp thông tin
Tùy theo tính chất của V yêu cầu CCTT có mặt trong biểu thức không phải là kếtcấu hỏi, HĐH gián tiếp có thể được thực hiện một cách tường minh (Vd: Thầy giáo:
이이이 이이 이이이 이이이 이이이이이이이 이이가 이이 이이 이이 이이이이이 - Hôm nay” chúng ta sẽ cùng nói
về hi vọng trong tương lai Các em hãy” nói về việc mình muốn làm.
<TH2,VCHGDQT, tr.148>), hay hàm ẩn bằng việc thể hiện nguyện vọng, mong muốnnhận thức của người nói (Vd: Mia gọi đến Bộ phận giải đáp điện thoại-이이이이이이이이 이이이이이 이이 이이이이.- Tôi muốn biết số điện thoại của Viện chấn hưng giáo dục quốc tế
<TH2, VCHGDQT, tr.81>)
d Nhận diện hành động hỏi bởi mô hình kết hợp
Tư liệu xuất hiện các mô hình kết hợp các BTH khá đa dạng Mô hình kết hợpngoại vi đa biểu thức với sự hoán đổi vị trí khá linh hoạt giữa BTH thực hiện HĐHtrực tiếp và BTH thực hiện HĐH gián tiếp Mô hình kết hợp nội tại đơn biểu thứcxuất hiện với 4 dạng thức sau:
(1) Kết cấu hỏi chứa V ngôn hành trong BTH thực hiện HĐH yêu cầu phán định:
Tôi có thể hỏi năm nay” bác bao nhiêu tuổi được không?;
Trang 35(2) Kết cấu hỏi chứa V yêu cầu CCTT như: Anh có thể giải thích/ cho biết về X được không?;
(3) Kết cấu hỏi chứa V thể hiện nhận thức: Anh biết Lan đi đâu không?;
(4) Kết cấu hỏi chứa V thể hiện sự tồn tại/ hiện diện của sự vật, hiện tượng: Có chỗ nào bị thương không?
Với cách lập bảng xét 4 tiêu chí kiểm định TNV kết hợp với phân tích các yếu tốtình thái-ngữ dụng, ta có thể nhận diện HĐH không quá khó khăn Tuy nhiên, tronggiao tiếp ngôn ngữ, việc nhận biết người nói sử dụng PTNN nhằm thực hiện HĐNTnào một cách chính xác để có phản ứng thích hợp không phải là việc đơn giản (ngay
cả với người bản ngữ) Có trường hợp Sp1 dùng phát ngôn hỏi thực hiện hành độngnói nhưng không nhằm để hỏi mà hướng tới thực hiện một lực ngôn trung khác (vd:yêu cầu thực hiện hành động hay biểu thị thái độ, tình cảm) Tuy nhiên, Sp2 lại cốtình CCTT để thực hiện chiến lược giao tiếp nhằm đạt được mục đích giao tiếp hay
vô ý CCTT do không nhận diện chính xác HĐNT Xét tình huống giao tiếp sau:
ĐT6: (Hai chị em Sp1 và Sp2 đang học bài trong phòng)
Sp1: Em có thước kẻ không?
Sp2: Có ạ (vẫn tiếp tục làm bài)
Sp1: Cho chị mượn một chút.(chìa tay)
Sp2: Đây” ạ.(đưa bút)
HĐNT trong biểu thức ‘Em có thước kẻ không?’ có nhiều khả năng không được
coi là HĐH vì hai lí do: i) Thước kẻ là một trong những đồ dùng học tập không thểthiếu đối với học sinh các cấp học dưới Vì thế, có thể thấy, Sp1 không nhằm tớimục đích yêu cầu Sp2 CCTT mà muốn Sp2 cho mượn thước; ii) Việc CCTT xuấtphát từ ý đồ/ mục đích giao tiếp của Sp2 (muốn Sp1 nói rõ hơn ý muốn của mìnhhay đơn giản chỉ là trêu đùa), không nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức của Sp1 Nguyên nhân của sự phức tạp trên có thể xác định như sau: i) Thời gian tiếp nhận,
xử lí thông tin, ứng đáp khi giao tiếp đối diện quá ngắn; ii) Chỉ có thể nhận diệnHĐNT dựa trên vốn tri thức nền, khả năng quan sát và tri nhận các biến tố phức tạpcủa cuộc tương tác ngôn ngữ; iii) Hiệu quả của việc tiếp nhận hành động trao lời
Trang 36của Sp1 và phản ứng bằng hành động trao đáp tùy thuộc vào năng lực ngôn ngữ, kĩnăng giao tiếp, chiến lược và mục đích giao tiếp của Sp2.
1.2.3.4 Kết quả phân loại, thống kê
Từ 6.438 phiếu tư liệu tiếng Hàn và 752 phiếu tiếng Việt, chúng tôi nhận diện,thống kê được 4.312 đv BTH Trong đó, có 4.069 đv BTH thực hiện HĐH trực tiếp,
157 đv BTH thực hiện HĐH gián tiếp, 86 đv mô hình kết hợp Các tiểu loại BTHthực hiện HĐH phân bố như sau:
Bảng 1.5 Phân bố của các nhóm biểu thức thực hiện hành động hỏi
1.3 Lí thuyết hội thoại
Chúng tôi vận dụng thành tựu của lí thuyết hội thoại vào việc phân tích: i) cácđơn vị và qui tắc hội thoại; ii) ảnh hưởng của TGĐ tới VĐHT và cấu trúc đoạnthoại; iii) ảnh hưởng của các yếu tố kèm lời, phi lời trong thực hiện HĐH
1.3.1 Các đơn vị và qui tắc hội thoại
Trang 37Tác giả Nguyễn Thiện Giáp [20, tr.64] định nghĩa: “Hội thoại (conversation) làhành động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con người Đó là giao tiếp haichiều, có sự tương tác qua lại giữa người nói và người nghe với sự luân phiên lượtlời” Ở đây, luận án đề cập tới các đơn vị, qui tắc hội thoại:
1.3.1.1 Các đơn vị hội thoại
Trường phái phân tích hội thoại Mĩ chia đơn vị hội thoại thành: i) tổ chức cặp(sequential organisation) và ii) tổ chức được ưa thích (preference organisation) Hai
tổ chức này được xây dựng từ đơn vị cơ sở là lượt lời (turn at talk) Các lượt lờithường đi với nhau gần như tự động tạo thành cặp, hai tác giả Schegloff và Sacks
[1973] gọi đó là cặp kế cận-cốt lõi của lí thuyết phân tích hội thoại (dẫn theo Đỗ
Hữu Châu [11, tr.809] Cặp kế cận thường thấy là cặp hỏi- trả lời Khi bảo đảm sựliên kết với đề tài diễn ngôn và tương thích với bộ phận thứ nhất về HĐNT (vd: hỏi
↔trả lời), bộ phận thứ hai sẽ được coi là “cấu trúc ưa thích” Tác giả Nguyễn Đức Dân [14, tr.102-105] gọi đó là “lượt lời ưa dùng” Xét vd sau :
ĐT 7: Macaret: 이이이, 이이 이이 이 가 이이이? Bes, cậu định về đấy” à?
Bes: 이, 이이이 이 이이이 이이이이 이이 이이 이이 이이이이 이 이이이이이이.: Ừ, tới giờ chiếu phim
truy”ền hình rồi Dạo này” tớ đang theo dõi phim truy”ền hình cuối tuần mà.
Macaret: 이이이이? 이이 이이이이가 이이이이 이이이 이 이 이이이 이이이이 이이가 이이이이? Phim truy”ền
hình ấy” à? Vì nghe không hiểu mấy” nên tớ không hay” xem, cậu nghe tốt chứ?
Trang 38một số HĐNT phụ thuộc HĐNT chủ hướng quyết định hướng của tham thoại vàquyết định hành động hồi đáp thích hợp của người đối thoại Đối với nghiên cứuHĐH, đặc biệt là với mô hình kết hợp nội tại đơn biểu thức, việc nhận biết và phântích hành động chủ hướng tường minh và hàm ẩn cần được đặc biệt quan tâm
1.3.1.2 Các qui tắc hội thoại
Qui tắc hội thoại có 3 nhóm: i) Qui tắc điều hành sự luân phiên lượt lời; ii) Qui tắcđiều hành nội dung của hội thoại; iii) Qui tắc về lịch sự và thể diện
a Nhóm qui tắc điều hành sự luân phiên lượt lời
Các qui tắc điều hành sự luân phiên lượt lời gồm một hệ những ‘điều khoản’ màSacks và các đồng tác giả phát biểu như sau: i) Vai nói luân phiên trong một cuộchội thoại; ii) Mỗi lần chỉ có một người nói; iii) Lượt lời của mỗi người thường thayđổi về độ dài do đó cần có biện pháp để nhận biết khi nào một lượt lời chấm dứt; iv)
Vị trí ở đó, hiện tượng nhiều người cùng nói một lúc tuy thường gặp nhưng khôngbao giờ kéo dài; v) Thường giữa các lượt lời không bị ngắt quãng quá dài, cũngkhông bị dẫm đạp lên nhau (trừ chiến thuật im lặng); vi) Trật tự (nói trước, nói sau)của những người nói luôn thay đổi, việc chỉ định và phân phối lượt lời chỉ đặt ra ởnhững cuộc thoại đa thoại (dẫn theo Đỗ Hữu Châu [11, tr 557-559])
b Nhóm qui tắc điều hành nội dung của hội thoại
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu [11, tr.559], nội dung của một cuộc hội thoại đượcphân phối thành nội dung của các lượt lời Qui tắc điều hành nội dung của hội thoạicó 2 nguyên tắc: nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice và nguyên tắc quan yếucủa Wilson và Sperber Có thể tóm tắt nguyên tắc cộng tác hội thoại như sau: i) Vềlượng: nói đủ, ii) Về chất: nói đúng và xác thực, iii) Về quan hệ: nói phù hợp, ănnhập với chủ đề, iv) Về cách thức: nói rõ ràng và ngắn gọn, có trật tự Với nguyêntắc quan yếu, Wilson và Sperber cho rằng: Một phát ngôn chỉ quan yếu khi nó cóhiệu lực nào đó với ngữ cảnh, vì thế, khi nói ra một phát ngôn, người nói có tráchnhiệm đối với những nội dung trực chỉ, còn người nghe có trách nhiệm với giaiđoạn suy ý (dẫn theo Đỗ Hữu Châu [11, tr 571-581])
Như vậy, nghiên cứu HĐNT hỏi không thể tách khỏi ngữ cảnh của cuộc tương tác
Trang 39ngôn ngữ, càng không thể nghiên cứu HĐH riêng rẽ với hành động hồi đáp thể hiệnphản ứng của người nghe Trong thực tế, việc nhận diện chính xác HĐH trực tiếptrong phân biệt với các HĐNT khác được thực hiện bằng kết cấu hỏi cũng khó khănkhông kém việc nhận diện HĐH gián tiếp thực hiện bởi các BTH thực hiện HĐHgián tiếp không có hình thái kết cấu hỏi Vì vậy, vận dụng nguyên tắc cộng tác củaGrice và lí thuyết quan yếu vào quá trình nhận diện HĐNT và thực hiện HĐH sẽgóp phần quan trọng vào việc đạt được mục đích giao tiếp.
c Nhóm qui tắc về lịch sự và thể diện
Như đã đề cập ở trên, Searle xếp HĐNT “hỏi” vào nhóm HĐNT “điều directive”-có nội dung mệnh đề là yêu cầu hành động tương lai của người nghe Khithực hiện HĐH, mức độ đe dọa thể diện của đối tượng giao tiếp là rất lớn Vì vậy,để đạt được mục đích giao tiếp (có được thông tin chưa biết cần biết từ người nghe),người nói cần có chiến lược giao tiếp thích hợp Lịch sự là một trong những chiếnlược giao tiếp mang lại hiệu quả cao thông qua việc sử dụng ngôn ngữ với sắc thảibiểu cảm đa dạng một cách linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể
1) Một số quan điểm ngữ dụng về lịch sự và thể diện 18
Theo học giả Lakoff, lịch sự được chi tiết hóa với ba quy tắc: i) Không áp đặt
(Don”t impose), ii) Để ngỏ sự lựa chọn (Offer options), iii) Hãy thể hiện tình hữu hảo (Encourage feelings of camaraderie) Bà cho rằng: Lịch sự là một hệ thống các
mối quan hệ liên nhân tối thiểu hóa tiềm tàng sự xung đột và đối kháng thường tồntại trong tất cả các cuộc trao đổi của con người, nó mang tính chuẩn mực xã hội
Học giả Leech dựa trên khái niệm “thiệt” (cost) và lợi (benefit) (trong kinh tế học) giữa người nói và người nghe do ngôn từ gây nên để xác lập nguyên tắc: Giảm tới mức tối thiểu những cách nói không lịch sự và tăng tới mức tối đa những cách nói lịch sự Nguyên tắc này được cụ thể hóa như sau: i) Khéo (Tact), ii) Hào phóng (Generosity”), iii) Tán đồng (Approbation), iv) Khiêm tốn (Modesty”), v) Hòa đồng (Agreement), vi) Thiện cảm (Sy”mpathy”) (dẫn theo Vũ Thị Thanh Hương [36, tr.39]) Hai nhà nghiên cứu Brown & Levinson dựa vào khái niệm thể diện (face)-hình
18 Tham khảo các tác giả: Đỗ Hữu Châu [11], Vũ Thị Thanh Hương [36, 37], Nguyễn Văn Khang [41, 42], Trịnh Đức Thái [59], Kim Gil Young và cộng sự [94], Park Young Soon [110]…
Trang 40ảnh của bản thân trước người khác (public self-image)” đưa ra sự đối lập và thống nhất giữa thể diện dương tính (positive face-mong muốn được tôn trọng) và thể diện
âm tính (negative face-mong muốn không gặp trở ngại từ người khác)
Theo tác giả Goffman, thể diện là giá trị xã hội tích cực mà một người muốnngười khác nghĩ mình có được trong tình huống giao tiếp cụ thể Tương tác xã hộicần chú ý tới thể diện của người khác để tránh đem lại sự khó nghĩ, cảm giác sượngsùng hoặc sự xấu đi của mối quan hệ (dẫn theo Nguyễn Văn Khang [41, tr.243]).Chúng tôi nhất trí với quan điểm cho rằng: Lịch sự là chuẩn mực xã hội và cũng làchiến lược cá nhân trong giao tiếp xã hội
2) Lịch sự và thể diện trong văn hóa phương Đông
Các tác giả phương Tây cho rằng quyền lực là yếu tố quan trọng trong đe dọa thểdiện Xã hội phương Tây coi trọng và đề cao địa vị, quyền lực, học vấn, vì thế,quyền lực là yếu tố tạo ra khoảng cách19 Tuy nhiên, xã hội phương Đông nói chungvà Việt Nam, Hàn Quốc nói riêng lại coi trọng tôn ti, đặc biệt là tuổi tác Theo tácgiả Vũ Thị Thanh Hương [37, tr.11] thì ít nhất khái niệm lịch sự trong tiếng Việt có
liên quan đến 4 khái niệm cơ bản là: “lễ phép”, “đúng mực”, “tế nhị” và “khéo léo” Trong giao tiếp xã hội, hai dân tộc Việt-Hàn đều tôn trọng nguyên tắc “Xưng khiêm, hô tôn” Có thể nói, đây là nét tương đồng văn hóa đẹp của hai dân tộc Điều
này thể hiện rõ trong việc sử dụng các PTNN để biểu đạt sự lịch sự, cho thấy xuhướng muốn giữ thể diện cho đối tượng giao tiếp, tránh xung đột20 Về vấn đề này,tác giả Nguyễn Văn Hiệp [32, tr.127] có quan điểm như sau:
“Vai trò, vị thế xã hội của các bên giao tiếp cũng có thể được mã hóa trong ngữnghĩa của tiểu từ tình thái Kiểu thông tin này phản ánh những chuẩn mực xã hội,theo đó các bên giao tiếp đều phải tuân thủ và có quyền đòi hỏi đối tác của mình cónhững ứng xử thích hợp, thể hiện qua việc lựa chọn ngôn từ dùng trong giao tiếp.Đặc tính này là một đặc tính phổ quát, có thể được thấy trong mọi ngôn ngữ, nhưngbiểu hiện rõ nhất trong các xã hội phương Đông, chẳng hạn, thể hiện trong hệ thốngkính ngữ (honorific) của tiếng Hàn và tiếng Nhật.”
Khái niệm “face-thể diện” được diễn đạt bằng từ “thể diện” và từ “mặt” trong
tiếng Việt [37, tr.11] Từ tiếng Hàn-gốc Hán “단단[体面]-thể diện cũng có các kết hợp
19 Tham khảo các nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Khang [41, 42], Robert Lado [55]
20 Xem nghiên cứu của các tác giảTrần Ngọc Thêm [62], Nguyễn Đức Tồn [72], Kim Choong Soon [43], Lee
Gi Tae [44]…