Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty giai đoạn 2017 – 2019

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng đông á giai đoạn 2017 2019 (Trang 35)

1. Lý do chọn đề tài

2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty giai đoạn 2017 – 2019

CHỌN CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH

MÔ HÌNH PHÂN TÍCH

PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ

GIẢI PHÁP

Chỉ tiêu: Doanh thu, lợi

Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh

Đơn vị tính:VND

Chỉ tiêu

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2. Các khoản giảm trừ doanh thu

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

4. Giá vốn hàng bán

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

6. Doanh thu hoạt động tài chính

7. Chi phí tài chính

8. Chi phí quản lý doanh nghiệp

9. Lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh

10. Thu nhập khác

11. Chi phí khác

12. Lợi nhuận khác

13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

14. Chi phí thuế hiện hành 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Nguồn: Phòng kế toán

Qua bảng phân tích kết quả kinh doanh ta nhận thấy rằng tổng doanh thu của Công ty tăng từ 88.135.426.389 đồng năm 2017 lên 94.150.710.010 đồng năm 2018, tức tăng 6,83%, tương đương 6.015.283.621 đồng. Sang năm 2019, doanh thu sụt giảm mạnh đến 25,71% so với năm 2018, với mức giảm tương ứng là 24.210.346.509 đồng.

Năm 2017, tổng chi phí của Công ty là 84.541.320.273 đồng đến năm 2018 tổng chi phí là 84.043.640.806 đồng, giảm 497.679.467 đồng, tức giảm 0,59 % so với 2017. Năm 2019, tổng chi phí của Công ty là 53.078.515.101 đồng, tức giảm 30.965.125.705 đồng, tương đương giảm 36,84 % so với năm 2018. Chi phí biến động giảm trong giai đoạn nghiên cứu 2017 – 2019.

Trong 3 năm liên tiếp, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty tăng liên tục qua các năm mặc dù doanh thu có giảm. Năm 2018, lợi nhuận sau thuế tăng 181,21% so với năm 2017. Đến năm 2019, tuy doanh thu giảm mạnh so với 2018 nhưng lợi nhuận sau thuế của Công ty lại tăng 66,83%, tương đương tăng 6.754.779.196 đồng. Điều này là do Công ty có mức chi phí giảm mạnh, cắt giảm được một số loại chi phí không cần thiết trong quá trình hoạt động ( sử dụng đào tạo nội bộ thay vì thuê ngoài, cắt giảm nhân sự không thường xuyên), cho thấy Công ty có sự thay đổi phù hợp để đảm bảo hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.

2.2.1. Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hay thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định. Đồng thời giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đề ra các quyết định phù hợp.

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối phản ánh bức tranh về tất cả các nguồn ngân quỹ nội bộ ( được gọi là nợ và vốn chủ sở hữu) và việc sử dụng các nguồn ngân quỹ đó tại một thời điểm nhất định.

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì của doanh nghiệp.

2.2.2. Phân tích khái quát tình hình kinh doanh, tình hình tài chính

Tình hình kinh doanh công ty qua 3 năm phát triển mạnh. Lợi nhuận các năm đều tăng. Để thấy rõ về sự phát triển của công ty ta đi vào phân tích cụ thể tình hình tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.

2.2.2.1. Phân tích tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm

Từ Bảng 2.1 ta thấy dòng doanh thu biến động qua các năm:

Tổng doanh thu T đ n g 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Năm

Tổng doanh thu

Biểu đồ 2.1. Tổng doanh thu

- Tổng doanh thu của công ty tăng từ 88.135.426.389 đồng năm 2017 lên 94.150.710.010 đồng năm 2018, tức tăng 6,83%, tương đương 6.015.283.621 đồng. Cụ thể:

+ Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 3.706.615.991đồng, tương ứng với tỷ lệ 4,21%.

+ Doanh thu hoạt động tài chính giảm 1.186.512 đồng, tương ứng 13,02%.

+ Thu nhập khác ghi nhận được của năm 2018 là 2.309.854.142 đồng, riêng năm 2017 thì không có khoản thu nhập khác được hạch toán.

Vậy do doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng và khoản thu nhập khác kéo theo tổng doanh thu năm 2018 tăng mặc dù doanh thu từ hoạt động tài chính có ghi nhận giảm. Doanh thu năm 2018 tăng do Công ty thu được từ các dự án xây dựng đến giai đoạn nghiệm thu.

- Ta thấy tổng doanh thu giảm từ 94.150.710.010 đồng năm 2018 xuống

69.940.363.501 đồng năm 2019. Cụ thể:

 Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm mạnh với mức là 24.356.241.954 đồng, tương ứng giảm 26,52%.

 Doanh thu hoạt động tài chính giảm 5.566.204 đồng, tương ứng 70,23%  Thu nhập khác tăng ở mức 151.461.649 đồng so với năm 2018.

Vậy tổng doanh thu giảm 24.210.346.509 đồng do tác động giảm của 2 thành phần. Điều này là do doanh thu từ các hợp đồng xây dựng năm 2019 giảm mạnh so với năm 2018.

2.2.2.3. Phân tích tình hình chi phí của công ty qua 3 năm

Tổng chi phí T đ n g 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Năm

Tổng chi phí

Biểu đồ 2.2. Tổng chi phí

Tổng chi phí của công ty của công ty bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác và thuế. Trong đó, giá vốn hàng bán chiếm tỉ trọng cao nhất, kế đến là chi phí tài chính.

Nhìn chung, trong giai đoạn nghiên cứu, tổng chi phí của công ty có xu hướng giảm. Tổng chi phí công ty giảm từ 84.541.320. 273 đồng năm 2017 xuống 84.043. 640.860 đồng năm 2018, tức giảm 497.679.467 đồng, tương ứng giảm 0,59%. Năm 2019, tổng chi phí giảm mạnh từ 84.043.640.860 đồng xuống 53.078. 515.101 đồng, tương ứng mức giảm 30.965.125.705 đồng, tức giảm 36,84%.

Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán thay đổi theo năm, đồng thời các chi phí thành phần có biến động tăng giảm qua các năm. Để hiểu rõ hơn nguyên nhân làm giảm tổng chi phí ta tiến hành phân tích từng chi phí thành phần cụ thể như sau:

- Giá vốn hàng bán là yếu tố chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng chi phí và có

ảnh hưởng nhiều nhất đến sự biến động của tổng chi phí. Tỉ trọng giá vốn hàng bán biến động theo hai xu hướng trái ngược trong 3 năm nghiên cứu. Năm 2017 giá vốn hàng bán được hạch toán là 76.313.539.288 đồng đến năm 2018 là 78.295.750.168 đồng, tăng 1.982.210.880 đồng. Năm 2019, giá vốn hàng bán giảm 31.437.478.144 đồng, tương đương 40,15% so với năm 2018. Mặt khác các khoản giảm trừ doanh thu bằng 0 do việc Công ty thi công được chủ đầu tư đánh giá có chất lượng tốt nên không bị cắt giảm khối lượng cũng như giá trị thi công; tiến độ thi công đúng như thời hạn ký trong hợp đồng dẫn đến doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng chính là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, tức là doanh thu thuần năm 2018 tăng 2,6% so với năm 2017.

- Chi phí tài chính của công ty là lãi tiền vay cho hoạt động kinh doanh. Theo báo cáo kết quả kinh doanh, năm 2017 chi phí tài chính cụ thể là tiền lãi vay là 4.780.354.166 đồng, sang năm 2018 chi phí này giảm mạnh ở mức 97,93% xuống còn 99.014.379 đồng. Tuy nhiên, năm 2019 chi phí tài chính ghi nhận tăng lên 152.263.047 đồng, tương đương mức tăng 53.248.668 đồng tức là 53,78%.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí lương, chi phí đào tạo, chi phí khấu hao,...

Chi phí quản lý doanh nghiệp trong giai đoạn nghiên cứu có mức biến động nhỏ. Cụ thể, năm 2017 chi phí quản lý doanh nghiệp là 2.266.161.814 đồng, sang năm 2018 chi phí này tăng lên 17,76% tương đương mức tăng 402.428.702 đồng. Năm 2019, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm nhẹ từ 2.668.590.543 đồng xuống 2.647.448.680 đồng, tương ứng giảm 0,79%.

- Chi phí khác

Chi phí khác của doanh nghiệp bao gồm những chi phí không cố định, có thể phát sinh vào tùy kỳ kinh doanh, ví dụ: chi phí thanh lý, chi phí nộp phạt,...

Tuy nhiên, chi phí khác trong giai đoạn 2017 – 2019 có biến động mạnh. Cụ thể, năm 2017, chi phí khác được hạch toán là 942.496.423 đồng, sang năm 2018

chi phí này tăng lên 159,09% lên 2.441.889.922 đồng. Năm 2019, chi phí khác tăng nhẹ ở mức 87.899.392 đồng tương đương tăng 3,6%.

- Chi thuế thu nhập doanh nghiệp

Mức thuế suất áp dụng cho doanh nghiệp xây dựng ở mức 5% ( Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung bởi thông tư 26/2015/TT-BTC). Phụ thuộc vào lợi nhuận trước thuế thì chi phí thu nhập doanh nghiệp có cùng xu hướng biến đổi với lợi nhuận trước thuế.

2.2.2.4. Phân tích tình hình lợi nhuận công ty qua 3 năm

Phân tích chung tình hình lợi nhuận của công ty là đánh giá sự biến động giữa lợi nhuận các năm, nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận giữa các năm và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến kết quả trên.

Tổng lợi nhuận sau thuế = Tổng lợi nhuận trước thuế - Thuế

Tổng lợi nhuận sau thuế được cấu thành từ 3 thành phần: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác.

Qua Bảng 2.1, dùng phương pháp so sánh để phân tích, ta thấy lợi nhuận qua 3 năm nghiên cứu liên tục tăng. Năm 2018 so với năm 2017, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 6.812.590.327 đồng, tương đương 177,74%, điều này phần lớn đến từ lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Sang năm 2019 lợi nhuận trước thuế tiếp tục tăng so với 2018, từ 10.645.464.998 đồng lên 17.752.590.436 đồng, tức tăng 66,76%. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Công ty 3 năm đạt hiệu quả.

Tổng lợi nhuận trước thuế T đ n g 20 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Năm

Tổng lợi nhuận trước thuế

Biểu đồ 2.3. Tổng lợi nhuận trước thuế 2.3. Phân tích các yếu tố cấu thành tổng lợi nhuận trước thuế

2.3.1. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Qua bảng phân tích ta thấy, doanh thu thuần về hàng bán và cung cấp dịch vụ năm 2018 tăng 4,21% so với năm 2017 với mức tuyệt đối 3.706.615.991 đồng và năm 2019 doanh thu thuần giảm 24.356.241.954 đồng tương đương giảm 26,52% so với năm 2018. Điều này là do ảnh hưởng từ quy mô các dự án mà công ty đảm nhận.

Tốc độ tăng của doanh thu thuần cao hơn so với tốc độ tăng của giá vốn hàng bán ( năm 2018 so với năm 2017: 4,21% và 2,6%, năm 2019 so với năm 2018: - 26,52% và -40,15%). Đây là một trong số những nguyên nhân mà khi doanh thu có mức sụt giảm mạnh nhưng lợi nhuận thu được của công ty lại tăng lên.

Xét về chi phí ta thấy, năm 2018 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 402.428.702 đồng tương đương 17,76%, lợi nhuận gộp tăng 1.724.405.111 đồng tương đương 14.6%, chi phí tài chính giảm mạnh đến 93,97% so với 2017 làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 125,69% ở mức 6.002.129.684 đồng. Đến năm 2019, chi phí quản lý giảm nhẹ 0,79% tương đương 21.141.863 đồng, lợi nhuận gộp tăng mạnh ở mức 7.081.236.190 đồng tương đương 52,31%, chi phí tài chính tăng 53.248.668 đồng tức 53,78%, từ đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 7.043.563.181 đồng tương đương 65,35%.

Tóm lại, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là thành phần chủ yếu trong tổng lợi nhuận của công ty, qua 3 năm với mức tăng đáng kể. Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty liên tục tăng mặc dù doanh thu từ hoạt động tài chính có xu hướng giảm (năm 2018 giảm 13,02% so với năm 2017; năm 2018 giảm 70,23%).

2.3.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

Hoạt động tài chính của công ty từ lãi tiền gửi và tiền cho vay. Năm 2018, doanh thu từ hoạt động tài chính giảm từ 9.112.133 đồng năm 2017 xuống 7.925.621 đồng, tương đương giảm 13,02%. Đến năm 2019, doanh thu từ hoạt động tài chính giảm xuống ở mức tuyệt đối là 5.566.204 đồng, tương đương giảm 70,23%. Doanh thu ở mức thấp tuy nhiên chi phí tài chính rất cao, vì vậy lợi nhuận từ hoạt động tài chính luôn ở mức âm.

2.3.3. Lợi nhuận khác

Lợi nhuận khác là khoản chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác. Trong năm 2017, công ty không có khoản doanh thu khác. Sang đến năm 2018, con số ghi nhận được là 2.309.854.142 đồng. Năm 2019, doanh thu khác của công ty tăng ở mức 151.461.649 đồng lên 2.461.315.791 đồng. Lợi nhuận này đến từ chênh lệch trong mua bán ngoại tệ và thanh lý tài sản cố định (máy móc phục vụ thi công).

Để đánh giá kết quả kinh doanh của công ty cần xem xét trên nhiều chỉ tiêu do có ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Chính vì vậy, khi phân tích lợi nhuận cần sử dụng chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận để xác định được quy mô kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

2.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính liên quan đến tình hình lợi nhuận và hiệuquả sử dụng vốn quả sử dụng vốn

2.4.1. Phân tích bảng cân đối kế toán

Để thấy được một cách đầy đủ thực trạng tài chính của đơn vị, những người phân tích báo cáo tài chính cần phải đi sâu vào xem xét sự phân bổ về tỷ trọng của tài sản, nguồn vốn cũng như sự biến động của từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán để đánh giá sự phân bổ tài sản, nguồn vốn có hợp lí hay không và xu hướng biến động của nó như thế nào. Cụ thể phân tích này như sau:

Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán

TÀI SẢN

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN

I. Tiền và khoản tương đương tiền

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn

III. Các khoản phải thu ngắn hạn

IV. Hàng tồn kho

V. Tài sản ngắn hạn khác

B- TÀI SẢN DÀI HẠN

I. Các khoản phải thu dài hạn

II. Tài sản cố định

III. Bất động sản đầu tư

V. Đầu tư tài chính dài hạn

VI. Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN NGUỒN VỐN C - NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn D - VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn góp chủ sở hữu 2. Vốn khác của chủ sở hữu 3. Quỹ đầu tư phát triển

4. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

Nguồn: Phòng kế toán 38

- Tài sản:

Tổng tài sản cuối năm 2018 tăng lên 1.190.432.902.276 đồng so với năm 2017 tương ứng tỷ lệ tăng 40%. Điều này cho thấy quy mô hoạt động của công ty tăng, nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do tài sản dài hạn tăng 105.64% mặc dù tài sản ngắn hạn giảm mạnh ở mức là 52,79%.

Tổng tài sản cuối năm 2019 tăng với mức 223.128.510.251 đồng tức là tăng 18.74%. Điều này cho thấy quy mô hoạt động của công ty tăng, nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do tài sản ngắn hạn tăng 31,59% tương đương tăng 52.529.787.439 đồng so với năm 2018, đồng thời tài sản dài hạn tăng 16,66% tức tăng 170.598.722.812 đồng.

- Nguồn vốn:

Qua bảng phân tích kết cấu nguồn vốn ta thấy tổng nguồn vốn năm 2018 so với năm 2017 tăng 340.102.774.294 đồng với tỷ lệ 40%. Tổng nguồn vốn tăng chủ yếu do các khoản sau:

+ Nợ phải trả năm 2018 so với năm 2017 tăng 286.074.805.091 đồng tương đương

44,84%

+ Vốn chủ sở hữu năm 2019 so với 2017 tăng 54.027.969.203 đồng tương đương

25,45%.

Tổng nguồn vốn năm 2019 tăng so với năm 2018 là 223.128.510.252 đồng tương đương 18,74%, tổng nguồn vốn tăng chủ yếu do các khoản sau:

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng đông á giai đoạn 2017 2019 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w