1. Lý do chọn đề tài
2.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính liên quan đến tình hình lợi nhuận và hiệu
quả sử dụng vốn
2.4.1. Phân tích bảng cân đối kế toán
Để thấy được một cách đầy đủ thực trạng tài chính của đơn vị, những người phân tích báo cáo tài chính cần phải đi sâu vào xem xét sự phân bổ về tỷ trọng của tài sản, nguồn vốn cũng như sự biến động của từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán để đánh giá sự phân bổ tài sản, nguồn vốn có hợp lí hay không và xu hướng biến động của nó như thế nào. Cụ thể phân tích này như sau:
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán
TÀI SẢN
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và khoản tương đương tiền
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
IV. Hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác
B- TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Các khoản phải thu dài hạn
II. Tài sản cố định
III. Bất động sản đầu tư
V. Đầu tư tài chính dài hạn
VI. Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN NGUỒN VỐN C - NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn D - VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn góp chủ sở hữu 2. Vốn khác của chủ sở hữu 3. Quỹ đầu tư phát triển
4. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
Nguồn: Phòng kế toán 38
- Tài sản:
Tổng tài sản cuối năm 2018 tăng lên 1.190.432.902.276 đồng so với năm 2017 tương ứng tỷ lệ tăng 40%. Điều này cho thấy quy mô hoạt động của công ty tăng, nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do tài sản dài hạn tăng 105.64% mặc dù tài sản ngắn hạn giảm mạnh ở mức là 52,79%.
Tổng tài sản cuối năm 2019 tăng với mức 223.128.510.251 đồng tức là tăng 18.74%. Điều này cho thấy quy mô hoạt động của công ty tăng, nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do tài sản ngắn hạn tăng 31,59% tương đương tăng 52.529.787.439 đồng so với năm 2018, đồng thời tài sản dài hạn tăng 16,66% tức tăng 170.598.722.812 đồng.
- Nguồn vốn:
Qua bảng phân tích kết cấu nguồn vốn ta thấy tổng nguồn vốn năm 2018 so với năm 2017 tăng 340.102.774.294 đồng với tỷ lệ 40%. Tổng nguồn vốn tăng chủ yếu do các khoản sau:
+ Nợ phải trả năm 2018 so với năm 2017 tăng 286.074.805.091 đồng tương đương
44,84%
+ Vốn chủ sở hữu năm 2019 so với 2017 tăng 54.027.969.203 đồng tương đương
25,45%.
Tổng nguồn vốn năm 2019 tăng so với năm 2018 là 223.128.510.252 đồng tương đương 18,74%, tổng nguồn vốn tăng chủ yếu do các khoản sau:
Nợ phải trả năm 2019 tăng so với năm 2018 là 122.061.661.851 đồng với tỷ lệ tăng 13,21%.
Vốn chủ sở hữu năm 2019 tăng so với năm 2018 là 101.066.848.401 đồng với tỷ lệ tăng 37,94%. Vốn chủ sở hữu của công ty tăng do cổ đông góp vốn. Điều này cho thấy công ty đang sử dụng vốn góp đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty cho thấy công ty đang hoạt động có hiệu quả.
Để đánh giá đầy đủ tình hình tài chính của công ty cũng như tình hình sử dụng tài sản của công ty cần phải đi sâu xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn nhằm rút ra kết luận ban đầu về tình hình tài chính doanh nghiệp. Trước hết cần xem xét kết cấu và biến động tài sản, nguồn vốn.
Tài sản ngắn hạn:
Năm 2018 tài sản ngắn hạn giảm 52,79% tương đương giảm 185.996.493.152 đồng, tuy nhiên sang năm 2019 tài sản ngắn hạn tăng lên ở mức 52.529.787.439 đồng tức tăng 31,59%. Cụ thể:
Tiền và khoản tương đương tiền:
Ta thấy vốn bằng tiền tăng liên tục qua các năm. Năm 2017 con số ghi nhận được là 655.010.314 đồng, chiếm 0,08% tổng tài sản.
Năm 2018, tiền và khoản tương đương tiền tăng lên 1.200.588.474 đồng với tỷ lệ tăng 83,29% so với năm 2017. Bên cạnh đó tỷ trọng của vốn bằng tiền trên tổng tài sản tăng lên 0,1%. Năm 2019, tiền và khoản tương đương tiền là 4.327.261.792 đồng với tốc độ tăng là 260,43%.
Đầu tư tài chính ngắn hạn
Trong giai đoạn 2017 – 2019 công ty không có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Các khoản phải thu ngắn hạn
Các khoản phải thu biến động theo các năm, đồng thời tỷ trọng của các khoản phải thu so với tổng tài sản cũng biến động qua các năm, cụ thể:
Năm 2018 các khoản phải thu giảm 126.544.915.018 đồng (tốc độ giảm 44,18%), chiếm tỷ trọng 13,43% trên tổng tài sản. Năm 2019 các khoản phải thu tăng mạnh lên 214.044.970.632 đồng tương đương 33,9%. Các khoản phải thu tăng mạnh là do công ty có những biện pháp tích cực để thu hồi những khoản vốn bị chiếm dụng.
Hàng tồn kho
Hàng tồn kho liên tục giảm qua 3 năm liên tục, với tỷ lệ giảm của năm 2018 so với năm 2017 là 96,01%, năm 2019 so với 2018 là 73,9%. Việc hàng tồn kho giảm sẽ kéo theo sự cắt giảm bớt được các chi phí đi kèm như chi phí tồn kho, chi phí lãi vay, chi phí kho bãi,...
Tài sản ngắn hạn khác
+ Các khoản phải thu dài hạn
Giai đoạn 2017 – 2019 công ty không có bất cứ khoản phải thu dài hạn. + Tài sản cố định
Tài sản cố định của công ty giảm liên tục từ 19.706.267.889 đồng năm 2017 xuống 18.246.206.369 đồng và 14.603.847.353 đồng năm 2018, 2019 theo thứ tự.
+ Bất động sản đầu tư
Giai đoạn 2017 – 2019 công ty không ghi nhận bất cứ số liệu về bất động sản đầu tư.
+ Tài sản dở dang dài hạn
Là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng tài sản của doanh nghiệp, có mức tăng mạnh trong 3 năm liên tục. Năm 2018 tài sản dở dang tăng 111,92% so với năm 2018, sang năm 2019 tăng 17,52% so với 2018.
+ Đầu tư tài chính dài hạn
Trong 2 năm 2017 và 2018, công ty giữ nguyên khoản đầu tư tài chính dài hạn ở mức 50.000.000 đồng, sang năm 2019 khoản này tăng thêm 290.000.000 đồng.
+ Tài sản dài hạn khác
Tài sản dài hạn khác khác của công ty liên tục giảm trong 3 năm. So với năm 2017, khoản này giảm 1.475.773.488 đồng, năm 2019 tiếp tục giảm 1.539.086.949 đồng so với năm 2018.
- Kết cấu nguồn vốn
Xét một cách tổng quát, ta thấy cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều tăng. + Nợ phải trả
Năm 2017 nợ phải trả là 637.998.269.290 đồng chiếm tỷ trọng 75,03% trên tổng nguồn vốn.
Năm 2018, công ty mở rộng quy mô kinh doanh mà vốn chủ sở hữu tăng lên không kịp với tốc độ tăng quy mô, vì vậy công ty chiếm dụng vốn của đơn vị khác làm tăng nợ phải trả lên 924.073.074.381 đồng, mức tăng là 286.074.805.091 đồng, tỷ trọng tăng lên 77,63%. Năm 2019, nợ phải trả tăng lên 13,21% so với năm 2018.
+ Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu biến động qua các năm, cụ thể:
Năm 2018, vốn chủ sở hữu tăng lên 266.359.827.894 đồng, tuy nhiên tỷ trọng giảm còn 22,38%.
Năm 2019, vốn chủ sở hữu tăng lên 367,426.676.295 đồng, chiếm tỷ trọng 25,99% trên tổng nguồn vốn.
2.4.2. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
2.4.2.1. Phân tích số vòng quay vốn chung
Trong quản lí, sản xuất kinh doanh, việc sử dụng vốn có hiệu quả là một vấn đề then chốt, gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các đơn vị kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực của doanh nghiệp để nhằm đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Tất cả những cải tiến, đổi mới về nội dung, phương pháp và biện pháp áp dụng trong quản lý chỉ thực sự mang lại ý nghĩa khi làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng là một vấn đề phức tạp có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình kinh doanh, cho nên công ty chỉ đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động… có hiệu quả. Để có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, cần tiến hành phân tích các chỉ tiêu thông qua bảng phân tích số vòng quay vốn chung.
Số liệu từ Bảng 2.3 cho thấy số vòng quay vốn chung của Công ty qua 3 năm 2017 – 2019 đều sụt giảm. Năm 2018 hiệu quả sử dụng tài sản giảm hơn so với năm 2017 từ 0,13 vòng xuống 0,09 vòng tương đương giảm 31.59%. Đến năm 2019, hiệu quả sử dụng vốn giảm còn 0,05 vòng tương đương giảm 0,04 vòng.
Số vòng quay vốn chung sụt giảm cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động kém, thu hồn vốn từ các dự án đến thời gian nghiệm thu kém, điều này dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn xoay vòng để đáp ứng cho các hoạt động của công ty cũng như các dự án sắp tới.
Bảng 2.3. Bảng phân tích số vòng quay vốn chung
Chỉ tiêu
1. Doanh thu thuần
2.Tổng TSBQ
Số vòng quay tài sản (1/2)
Nguồn: Tổng hợp từ BCKQKD và Bảng cân đối kế toán Bảng 2.4. Bảng phân tích số vòng luân chuyển hàng hóa
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu
1.GVHB 2.HTK BQ
(1/2)
Số ngày 1 vòng (360/3)
Nguồn: Tổng hợp từ BCKQKD và Bảng cân đối kế toán
2.4.2.2. Phân tích số vòng luân chuyển hàng hóa
Qua Bảng 2.4 ta thấy số vòng luân chuyển hàng hóa năm 2018 tăng so với năm 2017. Điều này cho thấy lượng hàng tồn kho của công ty không ứng đọng nhiều. Tuy giá vốn hàng bán năm 2018 tăng so với năm 2017 nhưng hàng tồn kho bình quân lại ghi nhận mức giảm mạnh.
Số vòng luân chuyển hàng hóa năm 2018 so với 2017 tăng từ 2 vòng lên 4,6 vòng tương đương tăng 135.74%. Nguyên nhân tăng là do lượng hàng tồn kho bình quân giảm từ 38.955.392.094 đồng xuống 16.953.671.438 đồng.
Số ngày năm 2018 giảm so với năm 2017 do số vòng luân chuyền hàng hóa tăng, tương đương giảm 57,58%.
Số vòng luân chuyển hàng hóa năm 2019 tăng so với năm 2017, tăng từ 4,6 vòng lên 70,2 vòng. Nguyên nhân tăng là do lượng hàng tồn kho bình quân giảm từ 16.953.671.438 đồng xuống 667.843.852,5 đồng.
Số ngày năm 2019 giảm do số vòng luân chuyển hàng hóa tăng, tương đương giảm 93,42%.
2.4.2.3. Thời hạn thanh toán
Các giao dịch tài chính trong kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp thường xuyên phát sinh các khoản phải thu, phải trả. Tuy nhiên, để thực hiện điều này cần phải có thời gian nhất định nào đó. Vì vậy, trong kinh doanh việc thanh toán các khoản phải trả doanh nghiệp sẽ dùng tài sản lưu động, đi vay … để có thể đảm bảo chi trả các khoản nợ. Qua bảng 2.5 ta thấy được tình hình thanh toán của Công ty. Qua bảng phân tích số liệu cho thấy thời hạn thu tiền của năm 2018 có phần tốt hơn năm 2017, từ 1180 ngày xuống 874 ngày tương đương giảm 25,89%. Còn thời hạn trả tiền của năm 2018 so với năm 2017 lại tăng lên từ 2158 ngày lên 3591 ngày. Đến năm 2019, thời hạn thu tiền tăng lên 997 ngày tương đương tăng 14,03%. Còn thời hạn trả tiền tăng mạnh tương đương mức tăng là 1432 ngày.
Bảng 2.5. Bảng phân tích tình hình thanh toán Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu 1. Các khoản phải thu bình quân 2. Doanh thu bình quân một ngày 3. Các khoản phải trả bình quân 4. GVHB bình quân một ngày 5. Thời hạn thu tiền(1/2) 6. Thời hạn trả tiền(3/4) Nguồn: Phòng kế toán Thời gian thu tiền giảm chứng tỏ tốc độ thu tiền của Công ty nhanh, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên nếu thời gian quá ngắn sẽ ảnh hưởng đến khách hàng, không khuyến khích người mua sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm và khả năng cạnh
2.4.2.4. Các chỉ số về khả năng thanh toán
- Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn:
Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn 400 350 300 250 200 150 100 50 0 2017 2018 2019 1.6 1.4 1.2 1 Tài sản ngắn hạn 0.8 Nợ ngắn hạn 0.6 0.4 0.2 0
Biểu đồ 2.4. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng tài sản ngắn hạn hiện có.
Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn càng tốt.
Ta thấy, hệ số này ở công ty giảm mạnh qua các năm, chứng tỏ khả năng hoàn trả nợ thấp, có khả năng trả nợ không đúng hạn.
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh
350 300 250 200 150 100 50 0 2017 1.6 1.4 1.2 1 0.8 0.6 0.4 0.2 0 2018 2019
Biểu đồ 2.5. Khả năng thanh toán nhanh
Căn cứ vào số liệu trên ta thấy trong năm 2017 công ty có 1,4 đồng tài sản ngắn hạn ( không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ) để sẵn sàng đáp ứng cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, năm 2018 hệ số thanh toán nhanh của công ty giảm còn 0,6; tức là công ty chỉ có 0,6 đồng tài sản ngắn hạn để sẵn sàng đáp ứng cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Sang năm 2019, công ty có 0,7 đồng đáp ứng cho 1 đồng nợ ngắn hạn.
Như vậy, ta thấy 3 năm nghiên cứu thì hệ số thanh toán nhanh của công ty giảm. Điều này cho thấy khả năng thanh toán công nợ của công ty thấp, gặp khó
- Các hệ số phản ánh cơ cấu tài sản
Tổng nợ Vốn CSH Tỷ số đảm bảo nợ Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán Tỷ số đảm bảo nợ năm 2017 cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì công ty đảm bảo 3 đồng nợ, tương tự vào năm 2018, 2019 thì hệ số này lần lượt là 3,5 và 2,8.
- Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, mục tiêu cuối cùng của đơn vị là tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị. Lợi nhuận được xác định bằng chênh lệch giữa phần giá trị đơn vị thực hiện được trong kì và toàn bộ chi phí tương ứng để tạo nên giá trị đó. Chỉ số này được thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh của đơn vị trong một kỳ kế toán. Khi đơn vị hoạt động càng có hiệu quả thì lợi nhuận thu được càng nhiều. Nhưng có thể sai lầm nếu cứ căn cứ vào sự tăng lên hay giảm xuống của lợi nhuận mà đánh giá hoạt động của đơn vị tốt hay xấu, mà cần đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị đã thực hiện được với tổng tài sản, với vốn chủ sở hữu bỏ ra thì mới có thể đánh giá được chính xác hơn hiệu quả của toàn bộ hoạt động cũng như từng mặt hoạt động.
ROA: tỷ suất lợi nhuận/tài sản
Lợi nhuận sau thuế Tài sản bình quân ROA
Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo kết quả kinh doanh 49
Năm 2017 cứ 100 đồng tài sản công ty tạo ra 0,42 đồng lợi nhuận, đến năm 2018 thì tăng lên 0,85 đồng tài sản tương đương tăng 0,43 đồng. Năm 2019 tỷ số này tăng lên 1,2 so với năm 2018. Điều này là do tốc độ tăng của tài sản cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. ROA tăng chứng tỏ Công ty đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn. Công ty đã có chính sách phù hợp trong việc giảm mạnh các tài sản như giảm các khoản phải thu năm 2018, giảm hàng tồn kho 3 năm liên tiếp.
ROE: tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
ROE
Chỉ số ROE >0 nhưng nằm ở mức thấp.
Năm 2017, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được 1,8 đồng lợi nhuận; đến năm 2018 thì 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 4,2 đồng lợi nhuận; tăng 2,4