1. Lý do chọn đề tài
3.1. Định hướng phát triển công ty
Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Đông Á đã thực hiện được nhiều dự án có quy mô lớn, đưa nhà máy thủy điện hòa lưới điện quốc gia, trở thành đơn vị có uy tín trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện, trạm biến áp. Trong kế hoạch kinh doanh 5 năm giai đoạn 2020 – 2024, công ty tiếp tục duy trì và giữ vững vị thế của doanh nghiệp trong ngành xây dựng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó, công ty tập trung đầu tư và phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo. Công ty chủ động tham gia nghiên cứu và đấu thầu các dự án năng lượng điện mặt trời, gió tại các tỉnh Đông Nam Bộ. Đây là lĩnh vực năng lượng sạch, bền vững và có tiềm năng rất lớn.
Theo nghiên cứu,Việt Nam là một trong các nước có tiềm năng lớn về phát triển năng lượng tái tạo như thủy điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt… Cụ thể, nước ta nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa, với bờ biển dài hơn 3000km.
Việt Nam cũng được xem là một quốc gia có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời, đặc biệt ở các vùng miền trung và miền nam của đất nước với tổng số giờ nắng trong năm dao động trong khoảng 1.400-3.000 giờ, cường độ bức xạ mặt trời trung bình khoảng 4-5 kWh/m2/ngày. Năng lượng mặt trời ở Việt Nam có sẵn quanh năm, khá ổn định và phân bố rộng rãi trên các vùng miền khác nhau của đất nước. Đặc biệt, số ngày nắng trung bình trên các tỉnh của miền Trung và miền Nam là khoảng 300 ngày/năm.
Quy hoạch điện VII điều chỉnh ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện; tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo (không kể nguồn thủy điện lớn và vừa, thủy điện tích năng) đạt khoảng 7% năm 2020 và trên 10% năm 2030. Vì vậy, công ty sẽ phân bổ nguồn lực sang lĩnh vực mới, hoàn thiện các dự án đang dang dở và bổ sung nguồn vốn, lao động cho các dự án năng lượng tái tạo.
Ngoài ra, để đảm bảo tính an toàn vốn và khả năng thanh toán, công ty đưa ra chính sách sử dụng nguồn vốn góp của các thành viên, giảm bớt áp lực từ các khoản vay nợ ngân hàng. Công ty có định hướng đề ra kế hoạch sử dụng nguồn vốn vay và trả nợ vay cụ thể, chi tiết theo từng kì kinh doanh.